1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Đức nhường nhịn doc

4 151 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 63,5 KB

Nội dung

Nhường nhịn Khác với nhẫn nhục là giữ lòng bình thản khi gặp những điều trái ý, nghịch lòng, nhường nhịn có nghĩa là để dành quyền lợi tốt đẹp cho người khác. Nhường nhịn có nghĩa tương tự như bố thí, đều nhường cái mình có cho người khác. Nhưng nếu xét một cách kỹ càng, giữa hai khái niệm này vẫn có điểm khác nhau. Bố thí, theo ý nghĩa tổng quát, thường là chia sẻ cái mình đang có cho người khác và vẫn còn lại phần nào đó cho mình. Nếu trong tay có một triệu đồng, chúng ta có thể bố thí một phần ba hoặc một nửa số tiền đó và mình vẫn còn lại phần nào. Trong khi đó, nhường nhịn lại hàm nghĩa khác. Nếu nhường cho người khác rồi, chúng ta sẽ không còn nữa. Ví dụ, để quý Thầy tiện việc theo dõi giờ giấc học hành, một Phật tử phát tâm cúng cho chùa mười cái đồng hồ. Trong khi đó, chùa có đến năm chục người. Vì vậy, trừ những người đã có đồng hồ, số còn lại, quý Thầy chia đều từ trên xuống dưới. Chúng ta nằm trong số những người được chia đồng hồ nhưng lại sẵn sàng nhường cho người khác. Tuy hành động nhường lại ấy không rõ ràng như bố thí ( vì đồng hồ không phải của mình ) nhưng rất đáng quý. Vì nhường cho người khác nghĩa là chúng ta chấp nhận không còn trong tay vật ấy nữa. Do đó, so với bố thí, nhường nhịn cao hơn và khó thực hiện hơn. Chúng ta biết rằng, trong thẳm sâu tâm hồn của mỗi người ai cũng bị tâm vị kỷ chi phối. Chính tâm vị kỷ đã đưa đến những tham lam, sân hận, tranh giành lẫn nhau giữa con người với con người vì điều chúng ta muốn, người khác cũng muốn. Đây là khuynh hướng chung, cả thế gian này không ai có thể thoát ra được. Chính vì muốn giành giật những điều tốt về mình nên chúng ta đụng chạm đến những ham muốn của người khác. Đôi khi chỉ là một lời khen, một danh hiệu trong lớp học nhưng vì nhiều người cùng muốn nên có sự tranh giành với nhau và sinh ra thù oán, chia rẽ. Con người là như vậy. Và cả thế giới này, cả nhân loại này cũng vậy. Không biết bao nhiêu triệu năm, bao nhiêu thế hệ đã đi qua, con người ta cứ đi tìm sự chia rẽ trong oán thù vị kỷ như vậy. Chính vì thế, sẵn sàng nhường nhịn, dành quyền lợi tốt đẹp cho người khác là một điều hoàn toàn không đơn giản đối với con người. Trong rất nhiều điều có thể nhường nhịn, có bốn điều được gọi là ưu thế để lập hạnh nhường nhịn. Đó là : Địa vị, tiền bạc, danh dự và tình cảm. Trong cuộc đời một con người, khát khao địa vị được coi là nỗi khát khao lớn nhất, mãnh liệt nhất. Để có được địa vị trong xã hội, con người có thể làm nhiều điều tội lỗi: giành giậït, mưu hại lẫn nhau, tiêu diệt lẫn nhau. Tất cả đều xuất phát từ cái chấp ngã quá lớn. Cái chấp ngã có quyền lực làm cho người ta muốn được tôn vinh, muốn có quyền sai khiến được nhiều người khác, nghĩa là muốn có địa vị. Vì là nỗi khát khao lớn của con người nên địa vị trở thành một trong những ưu thế để lập được hạnh nhường nhịn. Có người chiếm ưu thế ở vào địa vị đó nhưng sẵn sàng nhường cho người khác vì cảm thấy không cần thiết. Trong phạm vi hẹp là một lớp học, sự nhường nhịn địa vị cũng có thể thực hiện được. Chẳng hạn, trong số những người được đưa ra để chọn làm lớp trưởng, chúng ta là người có ưu thế, có điều kiện nhưng lại từ chối vì muốn nhường cho người khác. Đó là sự nhường nhịn về địa vị. Sau này lớn lên, đôi khi có duyên, được giao chức gì đó trong giáo hội nhưng chúng ta không nhận mà nhường cho người khác. Đó cũng là nhường nhịn địa vị. Thực ra, nhường nhịn địa vị là việc rất khó. Điều này tùy thuộc vào mức độ Đạo đức của mỗi người. Phải có tâm vị tha đến mức nào đó, chúng ta mới có thể nhường cho người khác những điều được coi là khó buông xả trong cuộc đời. Khi còn ở trong chúng, những cạnh tranh về quyền lợi chưa nhiều ( chỉ đơn giản là vài lời khen, một ít vật dụng, một số tứ sự cúng dường…), chúng ta có thể nhường nhịn nhau được. Nhưng một ngày nào đó, khi đã lớn, quyền lợi nhiều gấp bội lần thì vấn đề nhường nhịn sẽ trở thành một thử thách lớn đối với tâm hồn, đạo đức của chúng ta. Lúc ấy, chỉ có tâm hồn lớn mới có thể vượt khỏi sự ràng buộc về vật chất của thế gian để nhường nhịn cho người khác. Suy cho cùng, đạo đức con người không phải là vô hạn mà cũng có “cái giá” của nó, có “trị số” của nó. Chỉ khi đối mặt với thử thách, chúng ta mới biết đạo đức của mình có trị giá như thế nào. Có thể hiểu điều này một cách nôm na qua một vài ví dụ đơn giản trong cuộc sống : Một hôm, khi đang đi trên đường, chúng ta tình cờ nhặt được một trăm ngàn đồng do ai đó đánh rơi. Nếu nhặt được số tiền đó, chúng ta đem trả lại cho người bị mất thì có thể khẳng định đạo đức của mình lớn hơn một trăm ngàn. Vì đạo đức có hơn số tiền đó, chúng ta mới không cần đến nó. Hoặc khi đang cùng huynh đệ làm vườn, chúng ta phát hiện được một gói vàng, trong đó có ba lượng. Ngay lúc ấy, chúng ta không nói cho ai biết mà lập tức đau bụng đòi về nhà. Theo bài học Tâm lý Đạo đức thì nhặt được của rơi phải trả cho người đánh mất. Nhưng trên thực tế, số vàng bắt được không phải nhỏ. Ba cây vàng ấy, nếu giữ lại có thể mua được một chiếc xe gắn máy để đi lại làm Phật sự. Đó không phải vì mục đích cá nhân. Hơn nữa, nếu trả lại cũng không biết trả cho ai trong khi chiếc xe cũng là vật rất cần thiết. Chúng ta tìm m ọ i cách t ự lý lu ậ n đ ể gi ữ l ạ i s ố vàng và cứ băn khoăn mãi. Như vậy, giá trị đạo đức của chúng ta chỉ được tính bằng ba cây vàng thôi vì chúng ta còn giằng co, lưỡng lự trước khi quyết định. Nếu giá trị đạo đức của mình lớn hơn ba cây vàng đó, chúng ta sẽ nghĩ cách trả lại mà không hề băn khoăn. Ngược lại, nếu giá trị đạo đức của mình nhỏ hơn, chúng ta sẽ lặng lẽ cất số vàng đó và viện cớ này nọ xin Thầy về quê để thực hiện ý định của mình, không cần phải thao thức nghĩ suy. Chính vì vậy, chúng ta nói đạo đức con người không phải vô hạn. Có người chỉ vì vài trăm ngàn có thể đánh mất tư cách, đạo đức của mình. Có người vì hai, ba cây vàng hoặc có khi đến mười cây vàng mới làm cho đạo đức gãy đổ. Nhưng cũng có những người bị thử thách nhiều hơn vẫn giữ dược giá trị đạo đức của mình. Tất cả đều tùy thuộc vào tâm hồn, trí tuệ của họ. Ngoài địa vị, tiền bạc cũng là yếu tố quan trọng để lập hạnh nhường nhịn. Chúng ta phải thừa nhận một điều, tiền bạc có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Không ai có thể sống mà không nhờ vào vật chất, tiền bạc. Thậm chí, có người còn nói “đồng tiền liền khúc ruột”, ai dứt đồng tiền của mình ra cũng như dứt đi khúc ruột của mình, đau đớn không chịu nổi. Vì vậy, với những gia sản phải đổ mồ hôi nước mắt, phải gửi cả tâm huyết cuộc đời mình vào đó mới tạo dựng được, người ta không dễ gì nhường lại cho người khác. Chính vì tiền bạc có ý nghĩa đối với con người như vậy nên nó đã trở thành yếu tố quan trọng thứ hai để chúng ta tu tập hạnh nhường nhịn. Điều quan trọng thứ ba là danh dự. Chúng ta biết rằng, danh dự không phải là cái gì thuộc về vật chất có thể nuôi sống được con người như đồng tiền bát gạo, nhưng lại làm cho chúng ta thích thú, sung sướng. Nó có thể đem lại cho con người cảm giác hạnh phúc. Sống giữa mọi người, chúng ta ai cũng mong mình luôn được người khác nể phục, khen ngợi, không ai muốn mình bị chê bai, khinh bỉ. Đó cũng là tâm lý bình thường. Nếu ai đã từng trải qua những giây phút được khen thưởng bởi thành tích học tập của mình khi còn thơ ấu sẽ khó quên được cảm giác sung sướng, phấn chấn, tự hào ấy. Khi đã trở thành người lớn, mỗi khi tìm ra được một giải pháp thông minh để giải quyết những tình huống khó khăn và được mọi người cảm phục, chúng ta cũng cảm thấy sung sướng vô cùng. Vì vậy, không ít người muốn đạt được cảm giác đó đã nghĩ rằng cần phải thủ đắc, phải chiếm đoạt danh dự về cho mình. Cách đây khá lâu, trong giới văn nghệ sĩ đã xuất hiện một tin đồn có liên quan đến vấn đề danh dự của con người. Câu chuyện thực hư thế nào, cho đến nay vẫn chưa ai dám công bố. Đó là sự kiện một nhà văn cho ra đời một tác phẩm khá hay và được nhiều người biết đến. Dần dần, tác giả ấy được cất nhắc và giữ những chức vụ quan trọng trong Hội nhà văn. Nhưng mấy chục năm sau, kể từ khi tác phẩm nổi tiếng đó ra mắt bạn đọc, tác giả không viết được cuốn sách nào nữa. Điều này đã làm cho nhiều người hoài nghi và đi tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề. Cuối cùng, người ta đồn ầm lên rằng, cuốn sách kia không phải do chính tay nhà văn này viết mà là tác phẩm của người bạn anh ta. Trong chiến tranh, nhà văn này có một người bạn chiến đấu rất thân thiết. Chính người ấy đã viết tác phẩm này nhưng chưa kịp công bố thì qua đời. Người bạn còn sống đã nhận đó là tác phẩm của mình và đưa đến Nhà xuất bản xin giấy phép. Không ngờ, cuốn sách được đánh giá cao và được phổ biến rộng rãi. Thế là, “tác giả”…giả trở nên nổi tiếng. Nếu đó là câu chuyện có thật, chúng ta thử nghĩ xem vì sao trước khi chết, tác giả kia đã giao lại tất cả những vật dụng trong đó có tác phẩm văn học cho bạn mình ? Chắc hẳn, khi còn sống hai nguời là bạn thân, từng đối xử tốt với nhau. Người được gọi là tác giả, trước kia có thể đã nhường nhịn cho bạn mình những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống : khi nhường nhau chén cơm, bát cháo, khi nhường viên thuốc lúc ốm đau…Nhưng trước sự vinh quang, trước danh dự khi được làm tác giả của một tác phẩm nổi tiếng, ông ta không thể chịu nổi nên đã giành về cho mình. Với ông, danh dự ấy quá lớn, ông không đành lòng để cho bạn mình được hưởng một cách uổng phí trong khi người bạn đã chết. Như vậy, danh dự tuy không là gì nhưng con người rất khó bỏ qua để nhường lại cho người khác. Trong cuộc sống, trước một danh dự sắp thuộc về mình, nếu người nào sẵn sàng chấp nhận thiệt thòi để người khác được sống trong cảm giác sung sướng, hạnh phúc vì sự nổi tiếng, vì danh dự, người đó xứng đáng được coi là người có hạnh nhường nhịn cao cả. Yếu tố thứ tư được gọi là ưu thế để lập hạnh nhường nhịn là tình cảm. Trong cuộc sống con người, tình cảm được coi là lĩnh vực rắc rối, phức tạp nhất. Những vấn đề có liên quan đến tình cảm đều rất khó giải quyết một cách rốt ráo vì đây là điều tế nhị. Thực tế cho thấy, con người luôn có sự tranh giành tình cảm với nhau. Tất cả đều xuất phát từ lòng ích kỷ. Khi thương ai, người ta thường muốn người đó chỉ thuộc về mình. Không ai muốn người mình thương yêu đi chia sẻ tình cảm cho người khác. Ngay trong một gia đình, khi cha mẹ thương người này nhiều hơn, người kia cũng thấy lòng buồn tủi và đâm ra hờn dỗi. Khi lớn lên, quan hệ với bạn bè, lòng đã biết “nhớ người dưng”, nếu thấy người mình thương trò chuyện với người khác, không ai có thể chịu đựng nổi và lòng bắt đầu ghen tuông vô cớ. Người đời là vâïy, ai cũng có sự ích kỷ trong tình cảm, lúc nào cũng muốn giành tình cảm về mình chứ không muốn nhường cho người khác. Bởi vậy, thật hiếm khi chúng ta bắt gặp ngoài đời một tình yêu cao thượng, yêu một người mà chấp nhận để người ấy đi thương người khác rồi nhìn thấy họ hạnh phúc mà vui. Ngược lại, chúng ta chứng kiến bao nhiêu bi kịch xảy ra ngoài đời xuất phát từ tình yêu. Không ít người vì ghen tuông, vì giành giật người thương đã nói chuyện với tình địch của mình bằng dao hoặc bằng acid. Nhường nhịn thường có hai trường hợp. Có khi là nhường điều mình đang có sẵn cho người khác. Cũng có khi đó là điều đang đến, mình có ưu thế để thủ đắc nhưng sẵn sàng nhường lại cho người. Trường hợp thứ nhất, nhường cái gì mình đang có sẵn, cũng có ý nghĩa như bố thí, cúng dường. Chúng ta đang sở hữu một vật và khi nhường cho người khác thì vật ấy không còn nữa. Ví dụ, chúng ta có một cuốn sách phục vụ cho việc học. Cuốn sách quan trọng nhưng rất hiếm, cả lớp chỉ có được vài cuốn. Cảm thấy nếu giữ riêng chỗ mình, hằng ngày huynh đệ đến mượn để tham khảo rất bất tiện nên chúng ta liền nhường lại cho một huynh đệ nào đó vì chỗ người này có kệ sách đàng hoàng, các huynh đệ khác đến tham khảo tiện hơn. Như vậy, vì lợi ích của mọi người, mình sẵn sàng nhường cái mình đang có. Trường hợp thứ hai khó hơn một chút, nhường cái đang đến với mình cho người khác. Ví dụ, vào một buổi chiều đẹp trời nào đó, một Phật tử đến chùa phát tâm cúng dường một cái đồng hồ. Người ấy cũng chưa biết rõ sẽ cúng cho ai nhưng vì gặp chúng ta đầu tiên nên họ có ý định cúng luôn. Như vậy, chúng ta là người có ưu thế để nhận món quà ấy. Nhưng nghĩ mình không có gì đặc biệt để xứng đáng nhận chiếc đồng hồ trong khi cũng không cần lắm ( vì trong phòng đã có đồng hồ lớn ) nên chúng ta từ chối, đề nghị Phật tử cúng dường cho người khác cần hơn. Đó là nhường cái đang đến cho người khác ( trong khi mình không có ). . nhận mà nhường cho người khác. Đó cũng là nhường nhịn địa vị. Thực ra, nhường nhịn địa vị là việc rất khó. Điều này tùy thuộc vào mức độ Đạo đức của mỗi. sàng nhường nhịn, dành quyền lợi tốt đẹp cho người khác là một điều hoàn toàn không đơn giản đối với con người. Trong rất nhiều điều có thể nhường nhịn,

Ngày đăng: 23/01/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w