Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
113,5 KB
Nội dung
GVHD : Nguyễn Hoa Tâm
CHƯƠNG I :
KHÁI QUÁTCHUNG
VỀ CỔ PHẦNHÓAVÀCÔNGTYCỔ PHẦN
1.1. Khái niệm
1.1.1 Cổ phần: Là khái niệm chỉ các chứng nhận hợp lệ về quyền sở hữu một
phần đơn vị nhỏ nhất của doanh nghiệp nào đó.Quyền sở hữu này dù chỉ là một phần
cũng cho phép người sở hữu cổphần những đặc quyền nhất định như:
- Hưởng một phần tương ứng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thông qua
phần chia lãi sau thuế gọi là cổ tức.
- Quyền được tham gia quyết định kinh doanh quan trọng trong các phiên họp
thường niên hay bất thường và sức mạnh quyền này tỉ lệ với số cổphần nắm giữ.
- Quyền được tham gia đóng góp vốn khi doanh nghiệp phát hành bổ xung các
cổ phần mới,hoặc phát triển các dự án mới cần huy động vốn và một số quyền khác
theo quy định của pháp luật.
Cổ phầnhóa doanh nghiệp là sự thay đổi cơ cấu tổ chức hoạt động trong bộ
máy lãnh đạo của các doanh nghiệp từ các mô hình doanh nghiệp khác tiến hành
1.1.2 Côngtycổ phần: Là một dạng tương tự giống côngty hợp doanh nhưng
vốn được hình thành do các cá nhân đóng được gọi là các cổ đông. Chứng nhận về
quyền sở hữu vàphần vốn góp được cấp bởi công ty,và các cổ đông có quyền tự do
chuyển nhượng lợi ích sở hữu của họ cho người khác bằng cách bán các cổphần cho
người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản Điều 84 của Luật
Doanh nghiệp.
1.2. Đặc điểm của côngtycổ phần
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân;số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không
hạn chế số lượng tối đa.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Côngtycổphầncó tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh;
- Côngtycổphầncó quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổphần của mình cho người khác,trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp.
1.3. Đối tượng cổphần hóa
- Côngty nhà nước độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương.
- Côngty mẹ của Tập đoàn kinh tế (sau đây gọi tắt là tập đoàn), Tổng công ty
nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước).
SVTH : Nguyễn Thị Dinh Trang 1
GVHD : Nguyễn Hoa Tâm
- Côngty mẹ trong tổ hợp côngty mẹ - côngty con.
- Côngty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng côngty do Nhà nước quyết
định đầu tư và thành lập.
- Đơn vị hạch toán phụ thuộc của côngty nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công
ty nhà nước, côngty mẹ, côngty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty.
1.4. Mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành
công tycổphần (sau đây gọi tắt là cổphần hóa)
- Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang
loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong
nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới
phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người
lao động trong doanh nghiệp.
- Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình
trạng cổphầnhóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường
vốn, thị trường chứng khoán.
SVTH : Nguyễn Thị Dinh Trang 2
GVHD : Nguyễn Hoa Tâm
CHƯƠNG II :
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNGTYCỔ PHẦN
Cơ cấu tổ chức quản lý của côngtycổ phần: Bao gồm Đại hội đồng cổ đông,
Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với côngtycổphầncó trên
mười một cổ đông là cá nhân hoặc cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ
phần của côngty phải có Ban kiểm soát.
2.1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết , là cơ quan
quyết định cao nhất của côngty .
2.2. Quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty,quyết định loại cổphầnvà số
lượng từng loại cổphần được quyền chào bán,mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ
phần, trừ trường hợp côngtycó quy định khác.
- Bầu,bãi nhiệm ,miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban
kiểm soát.
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản bằng hoặc hơn 50% tổng giá trị được
ghi trong tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của côngty nếu Điều lệ
công ty không quy định tỉ lệ khác.
- Quyết định sửa đổi,bổ sung Điều lệ côngty trừ trường hợp điều chỉnh vốn
điều lệ do bán thêm cổphần mới trong phạm vi số lượng cổphần được quyền chào
bán quy định tại Điều lệ công ty.
- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.
- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổphần đã bán của mỗi loại.
- Xét xử các vi phạm của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát gây thiệt hại
cho côngty hoặc các cổ đông công ty.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của luật Doanh nghiệp và Điều lệ
công ty.
- Tổ chức họp thường niên hay bất thường ít nhất mỗi năm một lần.Địa điểm
họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
Thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề:
+ Báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo của Hội đồng quản trị đánh giá thực
trạng công tác quản lý kinh doanh của công ty.
+ Báo cáo của ban kiểm soát về quản lý côngty của Hội dồng quản trị, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc;
+ Mức cổ tức đối với mỗi cổphần của từng loại.
- Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
SVTH : Nguyễn Thị Dinh Trang 3
GVHD : Nguyễn Hoa Tâm
2.3. Người đại diện về pháp luật cho côngty được quy định tại Điều lệ công
ty.Người đại diện theo pháp luật của côngty phải thường trú tại Việt Nam;trường
hợp vắng mặt tại Việt Nam trên 30 ngày phải ủy quyền bằng văn bản cho người
khác theo Điều lệ côngty để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện
theo pháp luật của công ty.
2.4. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty,có toàn quyền nhân danh công ty
để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của côngty mà không thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Quyết định chiến lược kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh
hàng năm của công ty.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Hội đồng quản trị phải triệu tập cuộc họp bất thường trong các trường hợp sau:
- Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty
- Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79
Luật Doanh nghiệp.
- Theo yêu cầu của ban kiểm soát.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
2.5. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị:
- Đủ năng lực hành vi dân sự,không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh
nghiệp quy định của Luật Doanh nghiệp
- Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổphần phổ thông,hoặc người
có khả năng kinh nghiệm quản lý kinh doanh theo ngành nghề hoặc theo tiêu chuẩn
khác trong Điều lệ công ty.
- Đối với côngty con mà nhà nước sở hữu số cổphần trên 50% vốn điều lệ thì
thành viên Hội đồng quản trị không được là người liên quan của người quản lý,người
có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý côngty mẹ.
2.6. Miễn nhiệm,bãi nhiệm và bổ xung thành viên Hội đồng quản trị
Trong các trường hợp sau:
- Không đủ tiêu chuẩn và điều kiện như ở trên.
- Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong sáu tháng trừ
trường hợp bất khả kháng.
- Có đơn xin từ chức.
- Các trường hợp khác do Điều lệ côngty quy định. Ngoài ra,thành viên Hội đồng
quản trị có thể bị bãi nhiệm bất cứ lúc nào theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
- Trường hợp số thành viên Hội đồng quản trị giảm quá một phần ba so với số
quy định tại Điều lệ côngty thì Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ
đông trong thời hạn sáu mươi ngày,kể từ ngày số thành viên bị giảm quá một phần
ba để bầu bổ xung thành viên Hội đồng quản trị. Tronh các trường hợp khác,tại cuộc
họp gần nhất Đại hội đồng cổ đông bầu thành viên mới thay thế thành viên Hội đồng
SVTH : Nguyễn Thị Dinh Trang 4
GVHD : Nguyễn Hoa Tâm
quản trị đã bị miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Tiêu chuẩn để trở thành Giám đốc hoặc Tổng giám đốc:
Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh
nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của côngty hoặc người không phải
là thành viên,có trình độ chuyên môn,kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh
hoặc trong các ngành,nghề kinh doanh chủ yếu của công ty, hoặc đủ tiêu chuẩn theo
Điều lệ côngty quy định.
Đối với côngty con của côngtycóphần vốn góp,cổ phần của nhà nước chiếm
trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn trên ,Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
không được là vợ hoặc chồng,cha, cha nuôi,mẹ, mẹ nuôi,con, con nuôi,anh chị em ruột
của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của côngty mẹ.
2.7. Huy động vốn: côngtycổphầncó quyền huy động vốn điều lệ bằng cách phát
hành các loại chứng khoán như phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu.
- Cổ phiếu là chứng chỉ do côngtycổphần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác
nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổphần của công t đó.
- Nội dung chủ yếu của cổ phiếu bao gồm tên,địa chỉ trụ sở chính của công ty;
số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; số lượng và loại cổ phần;mệnh
giá mỗi cổphầnvà tổng mệnh giá số cổphần ghi trên cổ phiếu;họ,tên,quốc tịch, địa
chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp
pháp khác của cổ đông là cá nhân.Đối với cổ đông là tổ chức phải có tên, địa chỉ
thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh; tóm tắt về
thủ tục chuyển nhượng cổ phần;chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu
của công ty;số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của côngtyvà ngày phát hành cổ
phiếu; các nội dung khác theo quy định tại Điều 81, 82 và 83 của Luật Doanh nghiệp
đối với cổ phiếu của cổphần ưu đãi.
Phát hành trái phiếu: Côngtycổphầncó quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu
chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ
công ty.
Các trường hợp không được phát hành trái phiếu:
Không thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành, không thanh
toán hoặc thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn trong ba năm liên tiếp trước đó.
Tỉ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của ba năm liên tiếp trước đó không cao
hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu định phát hành.
SVTH : Nguyễn Thị Dinh Trang 5
GVHD : Nguyễn Hoa Tâm
CHƯƠNG III :
QUÁ TRÌNH CỔPHẦN HÓA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA
VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU 15 NĂM THỰC HIỆN
3.1. Tiến trình cổphầnhóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam:
3.1.1. Ra quyết định thực hiện cổphầnhóavà thành lập Ban Đổi mới quản lý
tại doanh nghiệp.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cơ quan quyết định cổ phần
hóa) căn cứ Đề án sắp xếp tổng thể doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, ra quyết định cổphầnhóa các doanh nghiệp thuộc phạm vi
quản lý, kể cả doanh nghiệp thuộc Tổng côngty 91 do Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập.
- Các doanh nghiệp nhà nước khi có quyết định cổphần hóa, đề xuất danh sách
các thành viên Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp báo cáo cơ quan quyết định cổ
phần hóa xem xét quyết định. Thành phần Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp gồm:
+ Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) làm Trưởng ban;
+ Kế toán trưởng hoặc trưởng phòng kế toán làm Uỷ viên thường trực;
+ Các trưởng phòng, ban kế hoạch, sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ, kỹ
thuật làm Uỷ viên;
+ Mời Bí thư Đảng ủy (hoặc Chi bộ), Chủ tịch công đoàn làm Uỷ viên.
- Các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị
các Tổng côngty 90, 91 (nếu được ủy quyền) ra quyết định thành lập Ban Đổi mới
quản lý tại doanh nghiệp.
3.1.2 Tuyên truyền chủ trương chính sách cổphần hóa:
- Cơ quan quyết định cổphầnhóacó trách nhiệm tổ chức phổ biến các văn bản
về cổphầnhóavà chính sách đối với người lao động cho Ban Đổi mới quản lý tại
doanh nghiệp và các cán bộ chủ chốt tại doanh nghiệp cổphần hóa.
- Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tuyên truyền, giải thích cho người lao
động trong doanh nghiệp những chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ về cổ
phần hóa doanh nghiệp (đặc biệt là quyền lợi, trách nhiệm của doanh nghiệp và
người lao động); các công việc mà doanh nghiệp phải làm và sự tham gia của cán bộ
công nhân viên trong quá trình cổphần hóa
3.2.1 Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu:
Căn cứ vào ngày có quyết định cổphầnhóavà điều kiện cụ thể của doanh
nghiệp, Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tiến hành:
- Lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp và thời điểm xác định
SVTH : Nguyễn Thị Dinh Trang 6
GVHD : Nguyễn Hoa Tâm
giá trị doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư số: 79/2002/TT-BTC ngày
12/9/2002 của Bộ Tài chính báo cáo cơ quan quyết định cổphầnhóa doanh nghiệp
xem xét quyết định.
- Chuẩn bị các tàiliệu sau:
+ Các Hồ sơ pháp lý khi thành lập doanh nghiệp nhà nước;
+ Các Hồ sơ pháp lý về quyền quản lý và sử dụng tài sản tại doanh nghiệp (bao
gồm cả các diện tích đất được giao hoặc thuê);
+ Hồ sơ vềcông nợ (đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng);
+ Hồ sơ về vật tư hàng hóa ứ đọng, kém, mất phẩm chất;
+ Hồ sơ các công trình đầu tư xây dựng (kể cả các công trình đã có quyết định
đình hoãn);
+ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đến thời điểm định giá;
+ Lập danh sách lao động thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm có
quyết định cổphần hóa; tiến hành phân loại lao động theo các đối tượng: Hợp đồng
không xác định thời hạn, có thời hạn từ 1 - 3 năm, hợp đồng ngắn hạn
+ Dự kiến danh sách lao động được mua cổphần ưu đãi vàcổphần trả chậm;
+ Lập dự toán chi phí cổphầnhoá theo chế độ quy định.
3.1.3 Kiểm kê, xử lý những vấn đề vềtài chính:
Căn cứ vào các tàiliệu đã chuẩn bị, Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tổ
chức kiểm kê, phân loại tài sản và quyết toán tài chính, quyết toán thuế để xử lý
những vấn đề vềtài chính tại thời điểm định giá theo chế độ nhà nước quy định tại
Thông tư số: 76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 và Thông tư số: 85/2002/TT-BTC
ngày 26/9/2002 của Bộ Tài chính.
3.1.4 Xác định giá trị doanh nghiệp:
- Căn cứ vào số liệu trên sổ sách kế toán và kết quả kiểm kê tài sản, Ban Đổi
mới quản lý tại doanh nghiệp tổ chức xác định giá trị tài sản mà doanh nghiệp có nhu
cầu sử dụng sau khi chuyển sang côngtycổ phần.
Hoàn thiện hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số
79/2002/TT-BTC ngày 12/9/2002 của Bộ Tài chính và gửi cơ quan quyết định cổ
phần hoá để thẩm tra, ra quyết định tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.
- Cơ quan quyết định cổphần hoá: Ra quyết định thành lập Hội đồng xác định
giá trị doanh nghiệp hoặc lựa chọn Côngty kiểm toán, tổ chức kinh tế có chức năng
định giá để xác định giá trị doanh nghiệp.
- Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp phối hợp với Hội đồng xác định giá trị
doanh nghiệp hoặc tổ chức được thuê xác định giá trị doanh nghiệp: thực hiện xác
định giá trị doanh nghiệp, lập Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp (theo hướng
dẫn tại Thông tư 79/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính). Gửi kết quả xác định giá trị
doanh nghiệp đến cơ quan quyết định, cổphầnhoá để xem xét, ra quyết định công bố
giá trị doanh nghiệp.
SVTH : Nguyễn Thị Dinh Trang 7
GVHD : Nguyễn Hoa Tâm
- Căn cứ vào quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện
điều chỉnh sổ sách kế toán và bảng cân đối theo chế độ kế toán Nhà nước quy định,
đồng thời tiếp tục theo dõi và xử lý các khoản nợ, tài sản loại trừ khi xác định giá trị
doanh nghiệp cổphần hoá, hạch toán các khoản chi phí liên quan đến việc thực hiện
cổ phần hoá.
3.1.5 Xây dựng phương án bán cổphần ưu đãi và phương án sắp xếp lại lao động:
Căn cứ vào danh sách lao động thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm
cổ phần hoá, Ban Đổi mới quản lý lại doanh nghiệp phối hợp với công đoàn:
- Xác định danh sách lao động nghèo theo hướng dẫn của Bộ Lao động -
Thương binh và xã hội tại Thông tư số: 15/2002/TT-BLĐTBXH; Xây dựng phương
án bán cổphần ưu đãi cho các đối tượng được hưởng theo quy định tại Nghị định số;
64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại
Thông tư số: 76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002.
- Xây dựng phương án sắp xếp lại lao động: dự kiến số lao động tiếp tục làm
việc tạicôngtycổphần (trong đó số lao động cần đào tạo lại để bố trí việc làm mới
trong côngtycổ phần), số lao động dôi dư.
Phân loại và lập phương án xử lý lao động dôi dư và phương án hỗ trợ kinh phí
đào tạo lại theo quy định tại Nghị định số: 64/2002/NĐ-CP, Nghị định số
41/2002/NĐ-CP và Quyết định số; 174/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để
trình cơ quan quyết định cổphầnhoá xét duyệt;
- Niêm yết côngkhaivà thông báo Phương án bán cổphần ưu đãi và phương án
sắp xếp lại lao động tại doanh nghiệp.
3.1.6. Lập phương án cổphầnhoá doanh nghiệp và dự thảo Điều lệ tổ chức,
hoạt động của côngtycổ phần:
Căn cứ vào kết quả xác định giá trị doanh nghiệp và phương án sắp xếp lao động
đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; căn cứ vào tiêu chí phân loại doanh nghiệp
nhà nước quy định tại Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg, Chỉ thị số 01/2003/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách, chế độ có liên quan đến cổphần hoá
doanh nghiệp nhà nước, Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tiến hành:
- Lập phương án cổphầnhoá doanh nghiệp với những nội dung cơ bản sau:
+ Giới thiệu về doanh nghiệp, trong đó mô tả kháiquátvề quá trình thành lập
doanh nghiệp và mô hình tổ chức của doanh nghiệp; Tình hình và kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 - 5 năm liền kề trước khi cổphần hoá.
- Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp ở thời điểm xác định giá trị doanh
nghiệp, bao gồm:
- Thực trạng về vốn vàtài sản (bao gồm cả diện tích đất được giao và cho
thuê);
- Thực trạng về lao động;
- Những vấn đề cần tiếp tục xem xét và xử lý.
- Phương án sắp xếp lại lao động, trong đó nêu rõ:
SVTH : Nguyễn Thị Dinh Trang 8
GVHD : Nguyễn Hoa Tâm
- Số lượng lao động có tên trong danh sách thường xuyên ở thời điểm có quyết
định cổphần hoá;
- Số lượng lao động được tiếp tục tuyển dụng;
- Số lượng lao động dôi dư và phương án giải quyết theo từng đối tượng (bao
gồm cả phương án đào tạo lại lao động dôi dư để bố trí việc làm mới trong công ty
cổ phần).
- Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 - 5 năm tiếp theo, trong đó
nêu rõ:
- Phương án đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh
(nếu có);
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh của các năm kế tiếp (kế hoạch sản phẩm, sản
lượng, thị trường ) và các giải pháp về vốn, về nguyên liệu, về thị trường, về tổ
chức sản xuất lao động tiền lương
- Phương án cổphầnhoá doanh nghiệp Nhà nước:
- Dự kiến hình thức cổphầnhoávà vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất
kinh doanh của côngtycổ phần;
- Xác định cơ cấu vốn điều lệ bao gồm: số cổphần của nhà nước dự kiến nắm
giữ; số cổphần dự kiến bán cho người lao động trong doanh nghiệp (trong đó: chi
tiết về số lượng, giá trị của cổphần bán theo giá ưu đãi và chậm trả); số cổphần dự
kiến bán cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
- Các loại cổ phiếu phát hành và phương thức phát hành cổ phiếu (do doanh
nghiệp thực hiện hay qua tổ chức trung gian)
- Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của côngtycổphần theo các quy định
của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành.
- Tổ chức Hội nghị công nhân viên chức (bất thường) để lấy ý kiến hoàn thiện
phương án cổphần hoá. Để Đại hội đạt kết quả tốt, trước khi tổ chức Đại hội, Ban
Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp cần gửi dự thảo cho các bộ phận trong doanh
nghiệp thảo luận và tổng hợp các vấn đề cần xin ý kiến.
- Căn cứ vào ý kiến tham gia tại Hội nghị Đại hội công nhân viên chức, Ban
Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp hoàn thiện phương án cổphầnhoá để trình lên cơ
quan quyết định cổphầnhoá xét duyệt.
3.1.7 Thẩm định và phê duyệt phương án cổphần hoá:
- Đối với các doanh nghiệp thành viên của các Tổng côngty nhà nước:
Hội đồng quản trị của các Tổng côngty nhà nước thẩm định và chỉ đạo các
doanh nghiệp thành viên hoàn thiện phương án cổphầnhoá trước khi trình Bộ,
UBND tỉnh, thành phố phê duyệt.
- Khi nhận được phương án cổphầnhoá của các doanh nghiệp gửi lên, Ban Đổi
mới và phát triển doanh nghiệp các Bộ, UBND tỉnh, thành phố tổ chức họp thẩm
định và trình Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố ra quyết định phê duyệt
theo đúng quy định của chế độ nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp cổphần hoá
SVTH : Nguyễn Thị Dinh Trang 9
GVHD : Nguyễn Hoa Tâm
thuộc đối tượng Nhà nước giữ cổphần đặc biệt thì phải báo cáo Thủ tướng Chính
phủ xem xét, quyết định.
3.1.8 Thực hiện phương án cổphần hoá:
Căn cứ vào phương án cổphầnhoá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban
Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp thực hiện:
- Mở sổ đăng ký mua cổphần của các cổ đông.
- Thông báo côngkhai tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm cổ
phần hoávà các thông tin về việc bán cổphần của doanh nghiệp theo đúng chế độ
Nhà nước đã quy định.
- Tổ chức bán cổphần cho các đối tượng đã đăng ký mua (riêng đối với số cổ
phần bán ra ngoài doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số
80/2002/TT-BTC ngày 12/9/2002 của Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn bổ sung
của Bộ Tài chính).
- Báo cáo kết quả bán cổphầnvà danh sách cử người dự kiến trực tiếp quản lý
phần vốn nhà nước tạicôngtycổphần (đối với trường hợp Nhà nước tham gia góp
vốn) vềcơ quan quyết định cổphầnhoá để có ý kiến chính thức.
- Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của cơ quan quyết định cổphầnhoávà danh sách
các nhà đầu tư góp vốn mua cổ phần, Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tiến
hành Đại hội cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động của
công tycổ phần, phương án sản xuất kinh doanh của côngtycổphần trong những
năm kế tiếp, bầu Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và bộ máy điều hành của công ty
cổ phần.
3.1.9 Ra mắt côngtycổphầnvà đăng ký kinh doanh:
Hội đồng quản trị côngtycổphần chỉ đạo thực hiện đăng ký kinh doanh tại
Sở Kế hoạch và Đầu tư, nộp con dấu của doanh nghiệp nhà nước và xin khắc dấu của
công tycổ phần.
- Lập báo cáo tài chính tại thời điểm côngtycổphần được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh và thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế gửi cơ quan quyết
định cổphầnhoá để xác định lại giá trị thực tế phần vốn nhà nước và thực hiện bàn
giao giữa doanh nghiệp nhà nước với côngtycổphần theo quy định tại Thông tư số
76/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Làm thủ tục mua hoặc in cổ phiếu trắng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về
mẫu tờ cổ phiếu để phát cho các cổ đông (Thông tư số 86/2003/TT-BTC ngày
11/9/2003).
- Tổ chức ra mắt côngtycổphầnvà thực hiện bố cáo trên phương tiện thông tin
đại chúng theo quy định.
Việc phân bước quá trình cổphầnhoá một doanh nghiệp như trên là tương đối,
cơ quan quyết định cổphầnhoávà Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp có thể tiến
hành đồng thời nhiều bước một lúc để hoàn thành tiến độ cổphần hoá.
Các doanh nghiệp khác muốn cổphầnhóa thì phải tuyên bố giải thể doanh
nghiệp sau đó bắt đầu thành lập côngtycổphần theo các bước như trên.
SVTH : Nguyễn Thị Dinh Trang 10
[...]... cổphầnhóa chỉ mới chiếm 12%, và ngay trong số vốn này, Nhà nước vẫn nắm khoảng 40%, vì thế số vốn mà Nhà nước cổphầnhóa được bán ra ngoài mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 3,6%) - Cơ cấu cổ đông Cổ đông trong các doanh nghiệp đã cổphầnhóa là cán bộ, công nhân viên nắm 29,6% cổ phần; cổ đông là người ngoài doanh nghiệp nắm 24,1% cổ phần; cổ đông là Nhà nước nắm 46,3% cổphần Nét đáng chú ý về. .. trương cổphần hóa; các doanh nghiệp nhà nước chưa thể hiện được rõ những ưu thế của doanh nghiệp đã cổphầnhóa với những doanh nghiệp chưa cổphần hóa, chưa thực hiện được các mục tiêu cổphầnhóa đề ra - Cơ cấu vốn điều lệ Tỷ lệ cổphần do Nhà nước giữ ở các doanh nghiệp đã cổphầnhóa như sau: nắm giữ cổphần chi phối trên 50% ở 33% số doanh nghiệp; dưới 50% số vốn ở 37% số doanh nghiệp và không... chính thức của WTO để sau khi cổphầnhóa thì các doanh nghiệp có thể tồn tạivà phát triển Tác động của việc gia nhập WTO tốt hay xấu đối với doanh nghiệp đã cổphầnhóa hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm và định hướng quy trình cổphần hóa. Vì thế: - Cần xác định rõ: ai là chủ sở hữu thực tế của công tycổphần và chủ sở hữu phải gắn liền với trách nhiệm đối với côngty như thế nào? ai đại diện chủ... nghiệp mới thực hiện cổphầnhóa từ năm 2001 đến nay Từ số liệu trong Báo cáo này, bước đầu có thể phân tích thực trạng cổphầnhóa doanh nghiệp ở một số khía cạnh sau: - Đối tượng cổphầnhóa Là nói đến việc lựa chọn doanh nghiệp nhà nước nào để thực hiện cổphầnhóa So với quy định ban đầu, chúng ta đã bổ sung đối tượng cổphầnhóa là các doanh nghiệp có quy mô lớn, các tổng côngty nhà nước Tuy vậy... và dệt may Hà Nội sau khi cổphầnhóa hết các côngty con sẽ cổphầnhóacôngty mẹ trong năm 2007 Theo dự kiến, quá trình cổphầnhóa các ngân hàng thương mại quốc doanh của sẽ được hoàn thành trước năm 2010, trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Lộ trình cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam do Ngân hàng nhà nước soạn thảo mới đây đã được Bộ Chính trị phê duyệt Theo đó phần. .. số cổphần của mình, hoặc làm trung gian thu gom cổphần cho tư nhân ngoài doanh nghiệp nắm giữ, có trường hợp đã nắm hơn 50% tổng giá trị cổphần danh nghĩa để trở thành chủ nhân đích thực của doanh nghiệp Theo ông Thanh, đây là điều trái với chủ trương cổphầnhóa của Đảng và Nhà nước 3.3 Những vấn đề đặt ra của quá trình cổphầnhóa doanh nghiệp nhà nước - Các doanh nghiệp mà Việt Nam thực hiện cổ. .. kế hoạch của Nhà nước và mới làm quen với cơ chế thị trường, khác với các doanh nghiệp thực hiện cổphầnhóa ở các nước là đã tồn tạivà phát triển trong cơ chế thị trường, cạnh tranh - Các doanh nghiệp mà nước ta tiến hành cổphầnhóa chủ yếu được tổ chức và hoạt động theo yêu cầu và kế hoạch của Nhà nước, khác với các doanh nghiệp thực hiện cổphầnhóa ở các nước là tổ chức và hoạt động vì lợi nhuận... tổ chức quản lý sau khi doanh nghiệp đã cổphầnhóa đều tồn tại nhiều vấn đề Việc giải quyết vấn đề tài chính trước, trong và sau khi cổphầnhóa còn nhiều bất cập như: Xác định giá trị doanh nghiệp để cổphầnhóa chưa đúng, gây nên thất thoát và lãng phí tài sản nhà nước trong và sau quá trình cổphầnhóa Việc xác định giá trị doanh nghiệp trải qua hai giai đoạn khác nhau Trong giai đoạn chưa có Nghị... nào sau khi cổphầnhóa biến thành tư nhân hóa Tuy nhiên, trong đánh giá của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Đặng Văn Thanh - người tham gia đoàn giám sát của Quốc hội - bên cạnh việc công nhận một số kết quả do cổphầnhóa mang lại, cũng đã chỉ rõ: có tình trạng, một số doanh nghiệp nhà nước sau khi cổphầnhóa đang dần chuyển hóa thành doanh nghiệp tư nhân do một số cổ đông đã... nước nắm giữ cổphần chi phối; 700 doanh nghiệp nhà nước đã CPH nhưng Nhà nước không giữ cổphần chi phối vàcó khoảng 500 doanh nghiệp cổphần mới thành lập có đầu tư vốn của Nhà nước, 8 tập đoàn và 93 tổng côngty nhà nước Với quá trình CPH được đẩy mạnh (kế hoạch hoàn tất vào 2009), những năm tới sẽ tạo ra nhiều cơ hội đầu tư với hàng loạt doanh nghiệp nhà nước phát hành cổ phiếu ra côngchúng Cụ . Tâm
CHƯƠNG I :
KHÁI QUÁT CHUNG
VỀ CỔ PHẦN HÓA VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Khái niệm
1.1.1 Cổ phần: Là khái niệm chỉ các chứng nhận hợp lệ về quyền sở hữu một
phần đơn. soát và bộ máy điều hành của công ty
cổ phần.
3.1.9 Ra mắt công ty cổ phần và đăng ký kinh doanh:
Hội đồng quản trị công ty cổ phần chỉ đạo thực hiện đăng