Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
213,15 KB
Nội dung
THEODÕIMẠCH
I.ĐẠI CƯƠNG
1.Cấu trúc của thành động mạch - mạch đập
Thành động mạch gồm 3 lớp:
- Lớp trong là lớp nội mạc.
- Lớp ngoài là lớp mô liên kết.
- Lớp giữa gồm những thớ đàn hồi và những thớ cơ trơn (lớp này quan
trọng nhất).
Nhờ có cấu trúc đó nên các mạch máu có tính đàn hồi và co giãn.
Tính đàn hồi nghĩa là khi giãn rộng ra rồi lại có thể thu về hình dạng
kích thước cũ. Động mạch lớn đàn hồi nhiều hơn động mạch nhỏ.
Nhờ tính đàn hồi của động mạch, tim tống máu ra từng đợt theo mỗi lần
co bóp, dần dần chuyển thành một dòng máu chảy liên tục và đều đặn.
Vị trí nào có động mạch nằm trên xương và dưới một lớp da, khi ta để
ngón tay lên chỗ đó ấn nhẹ vào động mạch sẽ thấy mạch đập. Mạch đập không
phải là do máu chảy tới nơi bắt mạch mà chính là do làn sóng rung động phát sinh
ở động mạch chủ, dưới ảnh hưởng của tâm thất thu lan truyền tới.
Làn sóng rung động này càng lan xa thì càng yếu dần và đến đầu hệ mao
mạch thì không còn nữa. Do đó hiện tượng mạch đập không thấy ở trên tĩnh mạch.
2.Tần số
Tần số mạch tương đương với tần số co bóp của tim.
Tần số mạch có thể khác nhau giữa người này với người khác và bị ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố.
2.1.Tần số mạch bình thường ở các lứa tuổi
Lứa tuổi Tần số mạch trong 1 phút
- Trẻ sơ sinh. 130 - 140 (120 - 140)
- Trẻ 1 tuổi. 100 - 130 (120)
- Trẻ 5 - 6 tuổi. 90 - 100
- Trẻ 10 - 15 tuổi.
80 - 90
- Người lớn. 70 - 80
- Người già. 60 - 70
2.2.Những yếu tố ảnh hưởng đến tần số mạchMạch buổi chiều nhanh hơn mạch buổi sáng.
Trạng thái tâm lý tình cảm và sự hoạt động của cơ thể làm ảnh hưởng
lớn đến tần số mạch.
Khi xúc động mạch tăng lên.
- Tuổi: Tần số mạch giảm dần từ khi sinh đến lúc tuổi già.
- Giới tính: Nữ mạch nhanh hơn nam ( 7 - 8 nhịp/1 phút).
- Vận động, luyện tập: Khi vận động, luyện tập tần số mạch tăng lên
(vì nhịp tim phải co bóp nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu năng lượng tiêu hao).
- Ăn uống: Làm tăng tần số mạch (do ảnh hưởng của quá trình chuyển
hóa).
- Thuốc: Thuốc kích thích làm tăng tần số mạch.
Thuốc an thần làm giảm tần số mạch.
2.3.Những vị trí thường dùng để bắt mạchMạch có thể sờ thấy ở bất kỳ vị trí nào mà động mạch ngoại biên (nằm
ngay sát dưới da) đi trên một tổ chức chắc, như là xương. Mạch được sờ thấy rõ ở
các vị trí sau:
- Động mạch thái dương: Vị trí này thường được áp dụng để lấy mạch
ở trẻ em.
- Động mạch cổ:
Chú ý: Khi lấy mạch ở vị trí này dễ gây xung động xoang cảnh, dẫn đến
làm chậm tần số mạch, nhất là ở những người già có bệnh lý hệ tim mạch. Vì vậy
để tránh tình trạng trên, nên bắt mạch ở một bên cổ, cần ấn nhẹ, chỉ tắt khi thật cần
thiết.
- Mỏm tim: Mạch mỏm tim được lấy ở đúng vị trí mỏm tim (đây
chính là tần số co bóp thực tế của tim).
- Động mạch cánh tay: Thường dùng vào kỹ thuật đo huyết áp động
mạch.
- Động mạch quay:Thường được sử dụng nhiều nhất.
- Động mạch đùi: Vị trí bắt mạch ở trên đường giữa của đường nối gai
chậu trước trên và xương mu trong vùng bẹn.
- Động mạch khoeo: Khi bắt mạch ở vị trí này bảo bệnh nhân duỗi
chân thì mới dễ tìm mạch.
- Động mạch chày sau: Thường bắt ở ngay sau mắt cá trong.
- Động mạch mu chân: Vị trí bắt ở giữa đường nối mắt cá trong và
mắt cá ngoài với đường giữa ngón chân cái và ngón chân thứ 2.
Mỗi vị trí bắt mạch có thể được sử dụng với các lý do khác nhau.
Trên thực tế mạch quay được sử dụng nhiều nhất vì dễ xác định, tiện lợi
ở hầu hết mọi người.
Vị trí mạch Lý do sử dụng
Mạch quay Thuận tiện, dễ thấy,được sử dụng thường
xuyên.
Mạch thái dương Sử dụng khi không bắt được mạch quay.
Thường sử dụng bắt mạch ở trẻ em.
Sử dụng khi ngừng tim.
Mạch cảnh Xác định tuần hoàn tới não.
Sử dụng cho trẻ em.
Mỏm tim Sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ < 1 tuổi.
Để xác định sự khác nhau giữa mạch mỏm
tim và mạch quay (loạn nhịp tim).
Cánh tay Để đo huyết áp
Đùi Sử dụng trong trường hợp ngừng tim.
Xác định tình trạng tuần hoàn chi dưới.
Sử dụng cho trẻ em.
Khoeo Sử dụng để đo huyết áp
Chày sau Xác định tuần hoàn ở vùng bàn chân và
mắt cá
Mu chân Xác định tình trạng tuần hoàn tới bàn
chân và các ngón chân.
+
Quy tắc chung khi lấy mạch
a) Trước khi lấy mạch, bệnh nhân phải nằm nghỉ yên tĩnh 15 phút.
Trong khi lấy mạch, không được tiến hành thủ thuật gì trên cơ thể bệnh nhân, có
thể làm ảnh hưởng gây sai lệch kết quả lấy mạch.
b) Mỗi ngày phải lấy mạch hai lần.
ã Sáng và chiều cách nhau 8 giờ (nên lấy cùng một lúc với đo nhiệt độ).
Sáng vào lúc 6 giờ, chiều vào lúc 14 giờ.
ã Trường hợp đặc biệt thì lấy mạchtheo chỉ định của bác sĩ.
c) Đường biểu diễn mạch
ã Dùng màu đỏ và phải kẻ bằng thước ngay thẳng, chính xác vào bảng
mạch - nhiệt độ, ở giao điểm của mỗi lần kẻ phải ghi đậm cho dễ nhìn, dễ đọc.
ã Trường hợp đặc biệt phải ghi rõ giờ cụ thể.
d) Không để bệnh nhân tự lấy mạch và báo kết quả.
e) Nếu thấy mạch bất thường: Mạch nhanh nhỏ yếu, chậm, cách quãng
phải báo cáo ngay cho bác sĩ.
II.QUY TRÌNH KỸ THUẬT
Kỹ thuật đếm mạch quay
1.Dụng cụ
- Đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ có kim giây hoặc đồng hồ cát.
- Bút chì xanh đỏ (bút đỏ).
- Thước kẻ.
- Bảng theodõi dấu hiệu sống hoặc sổ: Ghi rõ họ tên bệnh nhân, số
giường, số buồng, chẩn đoán bệnh.
2.Chuẩn bị bệnh nhân
- Giải thích cho người bệnh về việc sắp làm.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế nghỉ ngơi thoải mái bệnh nhân có thể ngồi
hoặc nằm.
ã Bệnh nhân nằm tay duỗi dọc theo thân lòng bàn tay úp xuống. Hoặc đặt
cẳng tay lên ngực, lòng bàn tay úp xuống.
ã Bệnh nhân có thể ngồi cẳng tay đặt lên đùi, lòng bàn tay úp xuống hoặc
quay vào trong.
3.Tiến hành
Đặt 3 đầu ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn) lên trên động
mạch quay (ở gần nếp gấp cổ tay).
Không dùng ngón cái (vì ngón cái cũng có mạch đập lên dễ lẫn mạch
của người đếm với mạch của bệnh nhân).
Không được ấn mạnh quá vì sẽ làm mất mạch.
Đếm mạch: Khi thấy mạch đập, nhìn kim giây và đếm nhịp đập trong 30
giây rồi nhân với 2 để có tần số mạch trong 1 phút nếu tần số mạch đều.
Nếu thấy mạch không đều, phải đếm trọn cả phút. Khi đếm mạch phải
nhận định được tần số, nhịp điệu, cường độ, sức căng của mạch.
4.Ghi chép và báo cáo kết quả
Ghi kết quả vào bảng theo dõi.
Khi thấy tần số mạch bất thường hoặc đã trở lại bình thường phải báo
cáo ngay cho điều dưỡng trưởng và bác sĩ điều trị biết.
Phải báo cáo đầy đủ cả về tần số, nhịp điệu
III.TÍNH CHẤT CỦA MẠCH
Khi bắt mạch cần phải nhận định được tính chất của mạch đó là: Nhịp
điệu, cường độ, tần số, sức căng của mạch và thấy được sự liên quan giữa mạch,
nhiệt độ.
1.Tần số
Bình thường: Tần số mạch ở người lớn là 70 - 80 nhịp/phút.
Bất thường:
- Mạch nhanh: Tần số mạch 100 nhịp/phút. Gặp trong các bệnh nhiễm
khuẩn, bệnh tim, bệnh Basedow, dùng Atropin sulfat
- Mạch chậm: 60 nhịp/phút. Gặp trong bệnh tim, ngộ độc Digitalin,
vàng da ứ mật
2.Nhịp điệu
Nhịp điệu của mạch là khoảng cách giữa các lần đập
- Nhịp điệu bình thường là khoảng cách giữa các lần đập bằng nhau,
sức đập đều đặn (nhịp đều).
- Nhịp điệu không đều là mất sự đều đặn về sức đập và khoảng cách
giữa các lần đập.
- Nhịp điệu không đều có thể là tình trạng nhất thời như trong các
trường hợp xúc cảm, sợ hãi những cũng có thể xảy ra trong các trường hợp có tổn
thương bênh lý ở tim.
+
Một vài kiểu loạn nhịp
- Loạn nhịp ngoại tâm thu: Mạch đang đập đều, bỗng như có một lần
mất mạch rồi lại đập tiếp như thường.
- Loạn nhịp hoàn toàn: Mạch đập không theo một quy nào, lúc nhanh,
lúc chậm, lúc mạnh, lúc yếu.
Khi bắt mạch thấy có biểu hiện loạn nhịp cần phải kịp thời báo cáo cho
bác sĩ điều trị biết.
3.Cường độ
Cường độ cũng có ý nghĩa quan trọng. Cường độ được biểu hiện dưới
các hình thức:
- Mạch đều: Các lần đập có sức mạnh và đều như nhau, gặp trong các
bệnh Basedow, thiếu máu
- Yếu đều: Các lần đập có sức đập yếu nhưng đều nhau, gặp trong
bệnh xuất huyết, mất nước
- Mạch như sợi chỉ: Vừa yếu, vừa không đều gặp trong hấp hối.
- Mạch nảy: Mạch nảy mạnh và xẹp nhanh, gặp trong hở van động
mạch chủ (mạch corrigan).
- Cường độ lúc mạnh, lúc yếu: Thường gặp khi có loạn nhịp hoàn
toàn.
4.Sức căng của mạch
Sức căng của mạch là tính co giãn của động mạch. Bình thường thành
động mạch mềm, nhẵn và có sức co giãn tốt.
[...]... phải luôn theodõi đồng hồ để đảm bảo thời gian chính xác và phải theodõi nhịp điệu, cường độ của tim - Cho bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái - Thu dọn dụng cụ - Ghi chép và báo cáo kết quả Ghi kết quả vào bảng theodõi phải dùng ký hiệu thống nhất để mọi người biết đó là kết quả đếm mạch ở vị trí mỏm tim - Báo cáo ngay cho thầy thuốc nếu thấy kết quả mạch bất thường như đã nêu ở phần đếm mạch quay... tay duỗi dọc theo thân lòng bàn tay úp xuống Hoặc đặt cẳng tay lên ngực, lòng bàn tay úp xuống ã Bệnh nhân có thể ngồi cẳng tay đặt lên đùi, lòng bàn tay úp xuống hoặc quay vào trong 3.Tiến hành Thủ thuật này cần hai điều dưỡng: Một điều dưỡng đếm mạch mỏm tim còn người thứ hai đếm mạch quay.Cả hai người tiến hành đếm cùng một thời gian VI GHI CHÉP KẾT QUẢ THEODÕIMẠCH - Kết quả theodõimạch được ghi... Nhiệt độ tăng thì mạch cũng tăng lên theo Khi nhiệt độ 390C mạch tương ứng là 100 - 110 lần/phút - Khi không có sự tăng song song giữa mạch và nhiệt độ thì gọi là mạch phân ly (sự phân ly giữa mạch và nhiệt độ) Đó là một dấu hiệu lâm sàng có giá trị Gặp trong các trường hợp: - Trong bệnh thương hàn: Mạch nhanh ít nhưng không tương ứng với nhiệt độ tăng cao - Trong xuất huyết nội tạng: Mạch nhanh nhưng... vào bảng theodõi dưới hình thức biểu đồ Để dễ phân biệt và nhận biết được kết quả người ta thường dùng màu đỏ hoặc ký hiệu (o) khi ghi kết quả của mạch vào bảng theodõi - Phải đảm bảo sự trung thực, chính xác khi ghi chép kết quả - Trường hợp đếm mạch ở vị trí mỏm tim thì phải dùng ký hiệu thống nhất (MT) để ghi lên phía trên của kết quả - Dùng thước kẻ nối các kết quả với nhau để tiện theodõi diến... hợp bệnh lý mạch trở lên cứng, mất tính co giãn, nên khi ấn vào động mạch có cảm giác như ấn vào một ống cao su cứng hoặc một sợi dây căng dưới da, phải dùng sức ấn mạnh mới làm mạch xẹp xuống được Thường gặp ở người bị tăng huyết áp hoặc xơ cứng động mạch 5.Liên quan giữa mạch, nhiệt độ Bình thường có sự song song giữa mạch và nhiệt độ - Bình thường ở người lớn nhiệt độ 370C tương ứng với mạch 70 lần/phút... nhiệt độ không cao (mạch 100 lần/phút, nhiệt độ 360C IV.KỸ THUẬT ĐẾM MẠCH QUA ĐẾM NHỊP TIM TẠI MỎM TIM Đếm nhịp tim tại vị trí đỉnh tim mỏm Vị trí này thường sử dụng khi đếm mạch cho trẻ em dưới 3 tuổi hoặc những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim 1.Chuẩn bị dụng cụ - Đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ có kim giây - Ống nghe - Gạc tẩm cồn để lau đầu tai nghe và loa ống nghe - Bảng theodõi dấu hiệu sống -... bất thường như đã nêu ở phần đếm mạch quay V.KỸ THUẬT ĐẾM MẠCH QUAY VÀ ĐẾM NHỊP TIM TẠI MỎM TIM Thủ thuật đếm mạch quay và đếm nhịp tim tại mỏm tim được tiến hành đồng thời cùng một lúc do bác sĩ chỉ định Thủ thuật này được sử dụng cho những bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch hoặc bệnh nhân đang điều trị các thuốc về tim mạch, để so sánh tần số mạch giữa hai vị trí 1.Dụng cụ - Ống nghe - Đồng hồ bấm giây... tim thì phải dùng ký hiệu thống nhất (MT) để ghi lên phía trên của kết quả - Dùng thước kẻ nối các kết quả với nhau để tiện theodõi diến biến của tần số mạch Chú ý: Khi đếm mạch cần đánh giá được tình trạng bệnh nhân và nhận định được tính chất của mạch Nếu có bất thường phải báo cáo ngay cho bác sĩ ... lạnh) - Mắc tai nghe vào tai - Đặt ống nghe lên vị trí mỏm tim vừa được xác định và nghe theo tiếng tim - Khi nghe được âm thanh “bùm - tặc” đó là một nhịp đập ( âm thứ nhất “bùm” trầm, dài, xảy ra do van nhĩ thất đóng lại âm thứ hai “tặc” đanh xảy ra khi van bán nguyệt đóng lại sau khi các tâm thất đẩy máu vào động mạch) - Đếm trong 30 giây rồi nhân với 2 nếu nhịp tim đều - Nếu nhịp tim không đều hoặc... khóc ã Nếu bệnh nhân nằm: Vén áo bệnh nhân nên phía đầu, kéo chăn đắp phía dưới nồng ngực ã Nếu bệnh nhân ngồi: Vén áo lên vai, hoặc cởi cúc áo - Xác định vị trí mỏm tim: Vị trí mỏm tim khác nhau tùy theo lứa tuổi ã Người lớn: Điểm này cách bờ trái xương ức không quá 8 cm giữa sườn 5 hoặc 6 ã Trẻ dưới 4 tuổi: Điểm này ở bên trái của đường giữa xương đòn trái trên gian sườn 4 ã Trẻ em 4 - 6 tuổi: Điểm . đếm mạch mỏm tim
còn người thứ hai đếm mạch quay.Cả hai người tiến hành đếm cùng một thời gian.
VI. GHI CHÉP KẾT QUẢ THEO DÕI MẠCH
- Kết quả theo dõi. THEO DÕI MẠCH
I.ĐẠI CƯƠNG
1.Cấu trúc của thành động mạch - mạch đập
Thành động mạch gồm 3 lớp:
- Lớp trong là lớp