Đau dâythầnkinhliênsườn
Đau thầnkinhliênsườn là hội chứng bệnh lý hay gặp. Đauthầnkinhliên
sườn do nhiều nguyên nhân gây nên, cũng có khi không tìm thấy nguyên nhân gọi
là đauthầnkinhliênsườn tiên phát.
Thuật ngữ thầnkinhliênsườn là chỉ các dâythầnkinh xuất phát từ đoạn tủy ngực
D1 - D12. Rễ thầnkinh tủy ngực sau khi qua lỗ ghép chia thành hai nhánh: nhánh
sau (còn gọi là nhánh lưng) chi phối cho da và cơ lưng; nhánh trước (còn gọi là
nhánh bụng) chi phối cho da, cơ phía trước bụng và ngực, đây chính là dâythần
kinh liên sườn.
Sau khi tách khỏi rễ chung, dâythầnkinhliênsườn cùng với mạch máu tạo thành
bó mạch, thầnkinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Vì liên quan
của nó như vậy nên các bệnh lý của tủy sống, cột sống, xương sườn và thành ngực
đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dâythầnkinhliên sườn. Hơn nữa các dâythần
kinh liênsườn cũng là các dâythầnkinh nằm ở nông nên dễ bị tác động của các
yếu tố ngoại cảnh.
Đau dâythầnkinhliênsườn do nhiều nguyên nhân gây nên. Sau đây là một số
nguyên nhân hay gặp :
+Do thoái hóa cột sống: thường gặp ở người cao tuổi, tính chất khu trú thường
không rõ ràng. Tính chất đau là ê ẩm, không cấp tính, kèm theo đau âm ỉ cột sống
ngực cả khi nghỉ và khi vận động, ấn vào điểm cạnh sống hai bên (cách chính giữa
cột sống 2-3cm) bệnh nhân thấy tức nhẹ và dễ chịu.
+Do lao cột sống hoặc ung thư cột sống: thường gặp ở những người tuổi trung
niên trở lên, bệnh diễn biến nặng, khu trú tại vùng cột sống bị tổn thương. Tính
chất đau là đau chói cả hai bên sườn, có khi đau như đánh đai, như bó chặt lấy
ngực hoặc bụng bệnh nhân, dễ chẩn đoán nhầm với cơn đau thắt ngực hoặc dạ
dày. Ấn cột sống sẽ có điểm đau chói, bệnh nhân đauliên tục suốt ngày đêm, tăng
khi thay đổi tư thế hoặc vận động. Bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân nặng
như hội chứng nhiễm độc lao (sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân ). Có thể thấy biến
dạng cột sống nếu ở giai đoạn nặng
+Do bệnh lý tủy sống: đaudâythầnkinhliênsườn thường là triệu chứng sớm của
u rễ thần kinh, u ngoại tủy. Tính chất của nó thường đau một bên, khu trú rõ, đau
kiểu đánh đai ở một bên sườn. Khám cột sống không thấy đau rõ ràng.
+ Do chấn thương cột sống: phải có yếu tố chấn thương.
Đau dâythầnkinhliênsườn ở các bệnh lý cột sống, tủy sống thường là các triệu
chứng sớm nên nếu được phát hiện sẽ có giá trị chẩn đoán sớm các bệnh lý trên.
Nếu ở giai đoạn muộn thì đau dâythầnkinhliênsườn chỉ là triệu chứng phụ. Bằng
các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, người ta có thể phát hiện được sớm
các bệnh lý cột sống, tủy sống.
+Đau dâythầnkinhliênsườn do nhiễm khuẩn: hay gặp nhất là đau dâythầnkinh
liên sườn do zona với biểu hiện qua 2 giai đoạn: giai đoạn cấp thường khởi phát
bằng đau rát một mảng sườn, sau một, hai ngày thấy đỏ da, xuất hiện các mụn
nước và xu hướng lan rộng theo phạm vi phân bố của dâythầnkinhliên sườn.
Bệnh nhân thấy ngứa và đau rát như bỏng, rất khó chịu, bệnh nhân không dám để
cho vùng tổn thương tiếp xúc với quần áo, sờ mó có thể có sốt, mệt mỏi. Sau
khoảng một tuần tổn thương khô, bong vảy, để lại sẹo và chuyển sang giai đoạn di
chứng. Bệnh nhân thấy đau rát ở vùng tổn thương một thời gian, có khi kéo dài
hàng tháng, nhất là ở người cao tuổi.
+Đau dâythầnkinhliênsườn tiên phát: một số tác giả cho là do lạnh hoặc do vận
động sai tư thế hoặc quá tầm. Bệnh nhân xuất hiện đau ở vùng cạnh sống hoặc
vùng liên sống - bả vai, có thể đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên
sườn ra phía trước, đau âm ỉ cả ngày và đêm, đau khi hít thở sâu, thay đổi tư thế,
ho, hắt hơi. Bệnh nhân đau tăng thường nhầm với bệnh lý của phổi. Ấn vùng cạnh
sống tương ứng với khe gian đốt bệnh nhân thấy đau tức, đôi khi lan theo đường đi
của dâythầnkinhliên sườn. Da vùng đau không có biểu hiện tổn thương. Các xét
nghiệm cho kết quả bình thường.
- Các nguyên nhân khác như đái tháo đường, nhiễm độc, viêm đa dâythầnkinh ít
gặp tổn thương dâythầnkinhliên sườn.
Điều trị đauthầnkinhliênsườn
Trước hết cần điều trị nguyên nhân gây đau.
Nếu là đaudâythầnkinhliênsườn tiên phát có thể tham khảo phác đồ sau:
+
Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, diclofenac Các thuốc này có
ưu điểm là rẻ tiền, dễ mua nhưng hiệu quả kém, có hại cho gan và có thể gây viêm
loét đường tiêu hóa. Cần thận trọng dùng paracetamol cho người có tiền sử bệnh
lý gan, nghiện rượu Diclofenac không dùng cho người có tiền sử viêm loét dạ
dày - tá tràng. Thuốc uống sau bữa ăn, chia làm 2- 3 lần trong ngày.
+
Thuốc điều trị đauthần kinh: nhóm gabapentin. Bản chất là các thuốc chống co
giật, nhưng được phát hiện có tác dụng giảm đau trong các trường hợp có tổn
thương dây, rễ thần kinh. Vì có tác dụng lên thầnkinh trung ương nên trong một
số trường hợp bệnh nhân thấy chóng mặt, choáng váng sau uống thuốc. Thường
dùng liều nhỏ, tăng dần tới khi có tác dụng, nên uống thuốc trước khi đi ngủ hoặc
nghỉ trưa, có thể dùng kéo dài vài tháng.
+
Thuốc giãn cơ vân: myonal, mydocalm chỉ dùng cho các trường hợp đau
nhiều, cảm giác co rút vùng sườn tổn thương. Nên dùng liều thấp, sau bữa ăn, thận
trọng cho người có bệnh lý dạ dày - tá tràng, trẻ em và người già (do hệ thống cơ
vân yếu). Không dùng cho bệnh nhân có bệnh nhược cơ.
-
Vitamin nhóm B: B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển
hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thầnkinh và bao myelin. Tuy nhiên cũng
nên dùng theo chỉ định của thầy thuốc, không nên coi nó là thuốc bổ mà lạm dụng.
-
Phong bế cạnh sống (do bác sĩ chuyên khoa thực hiện)
Điều trị đauthầnkinhliênsườn do zona.
+ Giai đoạn cấp:
- Bôi tại chỗ hồ nước, xanh methylen. Không được sử dụng các thuốc mỡ bôi lên
vùng tổn thương.
- Thuốc kháng virut: acyclovir viên 0,2g dùng 5 - 7 ngày. Thuốc không dùng cho
phụ nữ có thai và cho con bú.
- Thuốc điều trị đauthần kinh: nhóm gabapentin.
- Thuốc kháng histamin: có tác dụng giảm phù nề tại vùng tổn thương. Tuy nhiên
cũng có tác dụng an thần nhẹ, nên chỉ dùng vào buổi trưa và tối. Thận trọng dùng
đối với người điều khiển phương tiện giao thông.
- Vitamin nhóm B: B1, B6, B12.
- An thần: dùng khi đau nhiều gây mất ngủ, thường dùng các thuốc an thần nhẹ
như rotunda, rotundin
+ Giai đoạn di chứng:
- Thuốc điều trị đauthần kinh: nhóm gabapentin.
- Vitamin nhóm B: B1, B6, B12.
- An thần.
Tóm lại, việc chẩn đoán và điều trị đaudâythầnkinhliênsườn tiên phát không
quá khó nhưng để tìm ra nguyên nhân gây đau thứ phát phải cần được khám bệnh
tại các cơ sở chuyên khoa để loại trừ các nguyên nhân thực thể về cột sống, tủy
sống và các bệnh lý khác.
. Đau dây thần kinh liên sườn
Đau thần kinh liên sườn là hội chứng bệnh lý hay gặp. Đau thần kinh liên
sườn do nhiều nguyên nhân. đa dây thần kinh ít
gặp tổn thương dây thần kinh liên sườn.
Điều trị đau thần kinh liên sườn
Trước hết cần điều trị nguyên nhân gây đau.
Nếu là đau dây