HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

6 75 0
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chủ nghĩa Mác – Lênin là một thể thống nhất giữa lý luận khoa học, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân với những nguyên tắc lãnh đạo chính trị và thực tiễn đấu tranh cách mạng. Sự thống nhất một cách hữu cơ của chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện ở các bộ phận hợp thành của nó là triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học. Quan điểm về giá trị thặng dư là một trong những cống hiến vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin. Học thuyết giá trị thặng dư của chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Học thuyết đã vạch trần bản chất bóc lột của chế độ tư bản. Hiện nay, từ quan điểm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết giá trị thặng dư ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2

HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY MỞ ĐẦU Chủ nghĩa Mác – Lênin là một thể thống nhất giữa lý luận khoa học, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân với những nguyên tắc lãnh đạo chính trị và thực tiễn đấu tranh cách mạng Sự thống nhất một cách hữu cơ của chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện ở các bộ phận hợp thành của nó là triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học Quan điểm về giá trị thặng dư là một những cống hiến vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin Học thuyết giá trị thặng dư của chủ nghĩa Mác – Lênin đời trên cơ sở nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Học thuyết đã vạch trần bản chất bóc lột của chế độ tư bản Hiện nay, từ quan điểm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết giá trị thặng dư ngày càng có ý nghĩa quan trọng sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội NỘI DUNG Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác Học thuyết giá trị thặng dư được hình thành trên cơ sở học thuyết giá trị - lao động mà trực tiếp là việc phát hiện tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Việc phát hiện tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận, đem đến cho lý thuyết giá trị - lao động một cơ sở khoa học thực sự Khi nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư, C.Mác chỉ rõ giá trị thặng dư là lao động không công của công nhân cho nhà tư bản chỉ được tạo quá trình sản xuất nhờ tính chất đặc biệt của loại hàng hoá sức lao động Đồng thời C.Mác khẳng định rằng: Sản xuất giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản Quy luật giá trị thặng dư đòi hỏi sản xuất giá trị thặng dư ngày càng nhiều cho các nhà tư bản bằng cách tăng cường bóc lột lao động làm thuê trên cơ sở mở rộng sản xuất và phát triển kỹ thuật C Mác chỉ có hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối, đồng thời chỉ sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của sản xuất giá trị thặng dư tương đối Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì: Quy luật này không những vạch rõ mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị và giá trị thặng dư mà còn vạch rõ phương thức mà các nhà tư bản sử dụng để kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động và tăng năng suất lao động để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê Quy luật giá trị thặng dư đời cùng với sự đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, tồn tại và phát huy tác dụng cùng với sự tồn tại và vận động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Quy luật giá trị thặng dư chi phối các quy luật kinh tế khác, như: Quy luật lợi nhuận, quy luật lợi nhuận bình quân, quy luật lợi nhuận siêu ngạch, Quy luật này quyết định toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời đây cũng là nguyên nhân làm cho mâu thuẫn cơ bản và nói chung toàn bộ mâu thuẫn của xã hội tư bản ngày càng sâu sắc, tất yếu dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản Như vậy, thoạt nhìn, việc mua bán sức lao động cũng giống như mua bán các hàng hóa thông thường khác, nhưng ẩn sau quan hệ “thuận mua vừa bán” đó là sự bóc lột tinh vi của nhà tư bản đối với người công nhân Do đó, “sản xuất giá trị thặng dư” chỉ là sự bóc lột lao động không công của công nhân một cách tinh vi của nhà tư bản Ý nghĩa của học thuyết giá trị thặng dư đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện 2.1 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nền kinh tế hàng hóa Trong nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản, dưới sự tác động của các quy luật kinh tế, đó có quy luật giá trị thặng dư, nhà tư bản thực hiện phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là thực hiện kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động nhưng phương pháp này vấp phải những phản kháng của người lao động nên các nhà tư bản thực hiện phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối bằng cách ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất lao động xã hội, bên cạnh đó các nhà tư bản còn tích cực cải tiến tổ chức sản sức, tiết kiệm chi phí sản xuất, tìm hiểu nhu cầu của thị trường Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế cần phải vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư mà các nhà tư bản đã vận dụng để phát triển sản xuất đặc biệt là chú trọng vận dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối để năng cao năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế kết hợp với phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực mạnh mẽ việc cải thiện năng suất lao động (NSLĐ), nhờ đó đã có những cải thiện đáng kể, cả về giá trị và tốc độ Theo Báo cáo của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) năm 2020 đã cho thấy: năng suất lao động của Việt Nam được cải thiện rõ nét, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (4,3%) và vượt mục tiêu đề (5%) Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) bình quân năm đạt khoảng 45,2% (mục tiêu đề là 30-35%) Cũng theo Báo cáo 2020 của Tổ chức Năng suất châu Á (APO), năng suất lao động Việt Nam tụt hậu so với Nhật Bản 60 năm, so với Malaysia 40 năm và Thái Lan 10 năm Điều này cho thấy Việt Nam cần phải có nhiều nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa việc cải thiện năng suất quốc gia 2.2 Quản lý thành phần kinh tế tư nhân Khai thác những luận điểm của Mác về những biện pháp, thủ đoạn nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư của các nhà tư bản để góp phần vào việc quản lý thành phần kinh tế tư nhân (đặc biệt là kinh tế tư bản tư nhân) nền kinh tế ở nước ta cho vừa khuyến khích phát triển, vừa hướng thành phần kinh tế này vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội Trong thực tế, sau hơn 30 năm kể từ Luật đầu tư được ban hành năm 1987, đây là văn bản pháp quan trọng nhất chính thức hóa việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện mời gọi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Hơn 30 năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế, đóng góp không nhỏ sự phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam Nhưng để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước cần phải quản lý doanh nghiệp này để nhằm hạn chế việc bóc lột người lao động quá mức như kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian quy định của luật lao động mà không có sự thống nhất của người lao động, việc cắt xén tiền công, cắt xén các chế độ của người lao động như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động Việc nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư sẽ cho chúng ta thấy rằng chúng ta thừa nhận bóc lột này không thể như chế độ tư bản chủ nghĩa được mà người lao động cần phải được bảo vệ thông qua hệ thống pháp luật của Việt Nam 2.2 Đảm bảo công bằng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư chủ nghĩa tư bản để có cơ chế, chính sách phân phối giá trị thặng dư đảm bảo công bằng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam C.Mác đã khẳng định giá trị thặng dư không phải tư bản (tiền) được đầu tư vào sản xuất sinh ra, hoặc máy móc tạo Giá trị thặng dư là lao động thặng dư của người lao động tạo Hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, người lao động không chỉ bao gồm người công nhân trực tiếp đứng máy, mà còn có những người lao động khác như lao động của những người chủ doanh nghiệp, lao động của bộ phận quản lý sản xuất kinh doanh Nếu người chủ doanh nghiệp cũng là người trực tiếp quản lý thì lao động của họ cũng tạo giá trị thặng dư Lao động quản lý gọi là lao động phức tạp Như vậy, chủ doanh nghiệp được hưởng một phần giá trị thặng dư từ hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp là hoàn toàn chính đáng Vấn đề đặt làm lượng hóa chính xác số lượng lao động thặng dư của từng bộ phận, từng người lao động để thực hiện phân phối giá trị thặng dư một cách công bằng các doanh nghiệp hiện Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đều có hai hình thức phân phối: Theo tiền lương, tiền công và phân phối theo phúc lợi Vấn đề là lượng hóa một cách chính xác số lượng, chất lượng lao động Số lượng thì đơn giản, nhưng về chất lượng thì khó hơn Mặc dù, lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn, nhưng bội số là bao nhiêu thì rất khó Vậy cần phải dựa vào hai yếu tố: Một là dựa trên sự thỏa thuận hợp đồng của người thuê lao động và người lao động, mối quan hệ này được điều chỉnh theo quy luật của thị trường, quy định mặt bằng chung về giá cả sức lao động, về cạnh tranh của doanh nghiệp để thu hút lao động bằng tiền lương, tiền thưởng Hai là, sự điều chỉnh của Nhà nước bằng chính sách tiền lương và luật lao động Nhà nước quy định lương tối thiểu và điều kiện làm việc, về bảo hiểm của người lao động tại các doanh nghiệp KẾT LUẬN Học thuyết giá trị thặng dư là một những phát minh vĩ đại của C.Mác Ở đó, Mác đã phân tích, mổ xẻ bản chất kinh tế của chế độ tư bản chủ nghĩa Nghiên cứu từ bản chất kinh tế và kể cả sự cống hiến của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là bản chất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, rồi quy luật vận động lòng xã hội tư bản Trong xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác vẫn giữ nguyên giá trị, chúng ta cần khai thác học thuyết giá trị thặng dư với tư cách là một hệ thống lý luận phong phú và sâu sắc về kinh tế thị trường nhằm vận dụng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác luôn là cơ sở lý luận cho sự vận dụng vào quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 4 Nguyễn Thị Thọ, Vương Minh Hoài, Phan Thanh Hoài, (2021), Ý nghĩa học thuyết giá trị thặng dư đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số ... đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện 2.1 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nền kinh tế hàng hóa Trong nền kinh tế của... quản lý thành phần kinh tế tư nhân (đặc biệt là kinh tế tư bản tư nhân) nền kinh tế ở nước ta cho vừa khuyến khích phát triển, vừa hướng thành phần kinh tế này vào... triển kinh tế kết hợp với phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động Những năm gần đây, Việt Nam đã

Ngày đăng: 18/12/2021, 16:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan