Một số vấn đề lí luận về hội nhập kinh tế quốc tế 1.1 Khái niệm Hội nhập quốc tế là giai đoạn, quá trình liên kết, gắn kết chặt chẽ giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua vi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Đề tài
Một số lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế, các giải pháp nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Họ và tên: Bùi Thị Phương Lâm
Mã số sinh viên:
Nhóm: 7020302_13
Giảng viên hướng dẫn:
Trang 2MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
1 Một số vấn đề lí luận về hội nhập kinh tế quốc tế……….4
1.1 Khái niệm……… 4 1.2 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế……….4 1.3 Nhận định về cơ hội và thách thức của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế
……… 5
2 Một số thành tựu, hạn chế và các giải pháp nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế ở Việt Nam hiện nay
……….7
2.1 Những thành tựu của Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế
qua……….8 2.2 Những hạn chế của Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế
qua……… 10 2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc
nay……… 11
Phần kết luận
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Cách đây 10 – 15 năm một hoạt động nào đó mang tính quốc tế hay khu vực diễn ra tại nước ta đã trở thành sự kiện bất ngờ, lạ lẫm đối với người dân Việt Nam Nhưng ngày nay, qua báo chí, truyền hình hằng ngày chúng ta
có thể thấy các tổ chức Quốc tế, khu vực, các hoạt động văn hóa thể thao chính trị, đặc biệt là kinh tế diễn ra tại Việt Nam
Đồng thời nhìn ra thế giới chúng ta có thể thấy các quốc gia ngày càng gần nhau hơn: khối ASEAN có 10 thành viên đầy đủ, các quốc gia Châu Âu hình thành đồng tiền chung ERO, Trung Quốc gia nhập WTO …Toàn cầu hóa hay hội nhập kinh tế Quốc tế không còn xa lạ với chúng ta nữa Và hơn bao giờ hết, bài toán hội nhập kinh tế quốc tế đã làm đau đầu không chỉ Chính phủ mà đối với một doanh nghiệp, đối với mỗi chủ thể tham gia vào hội nhập kinh tế nước ta Và chúng ta không thể không hội nhập kinh tế quốc tế nhưng chúng ta hội nhập như thế nào, chúng ta đang có những thuận lợi và phải khắc phục khó khăn nào để hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế
Đảng và Nhà nước ta đã và đang từng bước đề ra những giải pháp phù hợp đúng đắn cho vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế
Như vậy ta có thể thấy nghiên cứu vấn đề hội nhập kinh tế Quốc tế của Việt Nam hiện nay đã trở thành mối quan tâm chung của tất cả mọi
Trang 4người, những người mà trực tiếp tham gia trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào nền kinh tế quốc dân
Là một sinh viên khoa công nghệ thông tin của trường Đại học Mỏ Địa Chất em không thể dám đưa ra một cách nhìn tổng quát đầy đủ sâu sắc về vấn đề hội nhập kinh tế Quốc tế của Việt Nam Đây mới chỉ là cách nhìn còn mang nhiều ý kiến chủ quan, một kiến thức còn mang nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo
Trang 5NỘI DUNG
1 Một số vấn đề lí luận về hội nhập kinh tế quốc tế
1.1 Khái niệm
Hội nhập quốc tế là giai đoạn, quá trình liên kết, gắn kết chặt chẽ giữa các
quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế, áp dụng và tham gia xây dựng các quy tắc luật lệ chung của cộng đồng quốc tế với lợi ích, mục tiêu phát triển quốc gia dân tộc và nhằm tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm Hội nhập quốc tế theo đúng nghĩa đầy đủ là hội nhập trên tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của
hợp tác quốc tế nhằm đạt được mục tiêu hoặc lợi ích chung nào đó
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của các quốc gia
vào các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu Trong đó, trong đó các nước thành viên chịu sự ràng buộc theo những quy định chung của cả khối
1.2 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành nhu cầu tất yếu khách quan và tác
động mạnh vào quá trình hình thành các chính sách phát triển kinh tế của mỗi
Trang 6quốc gia không phân biệt chế độ chính trị và trình độ phát triển Mà ở đây tính tất yếu bắt nguồn từ sự thúc đẩy của khoa học, kĩ thuật, và công nghệ hiện đại, nó là kết quả tất yếu của sự phát triển sâu rộng nền kinh tế thị trường trên phạm vi toàn thế giới, sự gia tăng phân công lao động quốc tế, sự mở rộng hơn nữa trong không gian và thời gian các mỗi quan hệ giao lưu phổ biến của loài người và sự hiện diện nóng bỏng của của những vấn đề toàn cầu cấp bách Nó là một trong những xu thế lịch sử tất yếu so với quy luật phát triển của lực lượng sản xuất chi phối
Một là, một nền chủ nghĩa toàn cầu đang xuất hiện.
Thế giới đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp Những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật và công nghệ của ba cuộc cách mạng công nghiệp đã làm giảm chi phí vận tải quốc tế xuống cả chục lần và giảm chi phí liên lạc viễn thông xuống vài trăm lần Ở đây đã có sự tác động đến toàn bộ quan hệ kinh
tế quốc tế, đã biến công nghiệp quốc gia thành công nghiệp toàn cầu
Như vậy, nhờ có công nghệ toàn cầu phát triển, sự hợp tác giữa các tập đoàn kinh doanh, các quốc gia có thể mở rộng từ sản xuất đến phân phối trên phạm vi toàn cầu, những quan hệ tùy thuộc lẫn nhau có cùng lợi ích phát triển Đây là cơ sở đầu tiên cho nền kinh tế toàn cầu thống nhất
Hai là, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
Chính nền công nghệ toàn cầu phát triển mạnh mẽ đã trở thành cơ sở cho các mối quan hệ kinh tế toàn cầu Trước hết là quan hệ thương mại, sản xuất chuyên môn hóa toàn cầu đã kéo theo đồng vốn, tiền tệ, dịch vụ,… vận động trên phạm vi toàn cầu Ngày nay, lượng buôn bán tiền tệ toàn cầu đã vượt xa con số 1500 tỷ USD Trong đó, ta thấy thương mại điện tử xuất hiện và phát triển với tốc độ chóng mặt
Trang 7Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, sự phát triển vượt bậc của các lực lượng sản xuất cùng với sự ra đời của nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy mạnh
mẽ quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia Các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh cần mở rộng thị trường giao thương hàng hóa, đầu tư và chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, đồng thời tận dụng và khai thác các nguồn lực bên ngoài (tài nguyên, lao động và thị trường), từ đó ảnh hưởng nền kinh tế và chính trị của mình lên trương quốc tế Song song đó, các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn cũng thúc đẩy quá trình quan hệ hợp tác với nèn kinh tế lớn, nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và cơ hội xuất khẩu hàng hóa, từng bước đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước
Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các
nước
Không khó khăn gì để có thể nhận ra những vấn đề nổi cộm hiện nay của nền kinh tế toàn cầu Môi trường ngày càng bị phá hủy, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, dân số thế giới tăng nhanh nảy sinh nguy cơ bùng nổ dân
số, đồng vốn toàn cầu vận động tự do không có sự điều tiết là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng liên tiếp ở Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á trong thời gian qua Chiến tranh lạnh chấm dứt, đồng nghĩa với nó là sự kết thúc sự đối đầu giữa các siêu cường, mở ra thời kì hợp tác, hòa bình, phát triển mới,…
Từ những lợi ích mang tính hai chiều này, quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế đã diễn ra ở nhiều cấp độ và ngày càng sâu sắc, toàn diện hơn với sự tham gia hầu hết các quốc gia trên thế giới Rõ ràng, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế lớn, là điều tất yếu khách quan của thế giới hiện nay, đặc biệt là ở Việt Nam
Trang 81.3 Nhận định về những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế
a Cơ hội
Đầu tiên phải nói tới cơ hội do tính chất của thời đại, do bối cảnh tình hình quốc tế ngày nay tạo ra Thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm
vi toàn thế giới đã tạo ra cơ hội để một Đất nước chưa qua giai đoạn phát triển
tư bản chủ nghĩa có thể phát triển theo con đường định hướng xã hội chủ nghĩa
Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước
- Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường, thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế của nước ta trong phân công lao động quốc tế, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu và hiệu quả cao
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng tích cực, hiện đại và hiệu quả hơn Qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, các sản phẩm và doanh nghiệp trong nước, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài và ngoài nền kinh tế
- Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế
Trang 9- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được hưởng thụ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cả cạnh tranh được tiếp cận và giao lưu ở nhiều nơi hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội timg kiếm việc làm ở trong lẫn ngoài nước
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách
nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng
và điều chỉnh chiến lược phát triển hợp lí, đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước
Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục – đào tạo nghiên cứu khoa học với các nước mà nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng kinh tế
Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng
- Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện để tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc
và thúc đẩy tiến bộ xã hội
- Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh đến hội nhập chính trị tạo điều kiện cho cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền chủ nghĩa, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh
Trang 10- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định khu vực và quốc tế để tập trung phát triển kinh tế xã hội, đồng thời ở khu vực và quốc tế để tập trung cho phát triển kinh tế xã hội, đồng thời
mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước đẻ giải quyết những vấn đề quan tâm chung như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm buôn lậu quốc tế
b Thách thức
Trong những năm tới, sự phát triển kinh tế của Việt Nam không chỉ có cơ hội, mà còn có không ít thách thức, thậm chí cả những nguy cơ Điều đáng chú ý là nhiều thách thức trong đó lại xuất phát từ những mặt khác của chính những yếu tố tạo ra cơ hội cho phát triển kinh tế đất nước.
- Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như nước ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi,
do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tà nguyên, nhiều sức lao động, những giá trị gia tăng thấp Có vị trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu Do vậy dễ trở thành bãi thải công nghiệp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trưởng ở mức độ cao
- Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ đặt doanh nghiệp Việt Nam, các sản phẩm hàng hóa Việt Nam trước thách thức phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp, các sản phẩm hàng hóa của nước ngoài không chỉ ở thị trường nước ngoài mà ngay cả thị trường trong nước của Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam phổ biến là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình độ công nghệ thấp, năng lực tài chính còn hạn chế
Trang 11- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh
tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường về chính trị, kinh tế, thị trường
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến sự phân phối không công bằng
và rủi ro cho các nước và các các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền Quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc
duy trì an ninh và ổn định trật tự xã hội
- Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn trước sự xâm lăng của văn hóa nước ngoài
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm tăng nguy cơ khủng bố, buôn lậu, tội phạm xuyên Quốc gia, dịch bệnh và nhập cư bất hợp pháp
2.Một số thành tựu, hạn chế và giải pháp nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay
2.1 Những thành tựu của Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc
tế trong những năm qua.
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ đối ngoại Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa
Trang 12bình, độc lập và phát triển” Việt Nam là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế khu vực
- Về quan hệ hợp tác song phương: Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại
giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, kí kết 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo
hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp địnhhợp tác về văn hóa song phương với các nước và tổ chức quốc tế
- Nếu như trước đây Việt Nam chủ yếu xây dựng mối quan hệ với Liên
Xô và các nước Đông Âu Đến nay, Việt Nam đang là thành viên tích cực của
nhiều tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng như: Tổ chức Liên Hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) Quá trình hội nhập của Việt Nam có cả ở các cấp độ, phạm vi từ khu vực (ASEAN) đến liên khu vực (APEC, ASEM) và tới toàn cầu (UN, WTO) Với cương vị là thành viên hoặc gánh vác những trọng trách lớn hơn:
Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ
2008-2009, Chủ tịch ASEAN-2010, Tổng Thư ký ASEAN (2013-2017), Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc (2014-2016) Chính vì thế mà hệ thống chính trị trong nước ngày càng được ổn định, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế
- Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra một không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, tranh thủ được môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung phát triển kinh tế - xã hội Với việc Việt Nam trở thành thành viên của nhiều
tổ chức khu vực và thế giới, tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA), mở rộng quan hệ kinh tế song phương với hàng loạt quốc gia đã