ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI MINH PHƯƠNG
VAI TRÒ CỦA CÁC TỎ CHỨC XÃ HỘI ĐÓI VỚI XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYÈN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYEN NGANH: TRIET HOC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI MINH PHƯƠNG
VAI TRO CUA CAC TO CHUC XA HOI DOI VOI
XAY DUNG NHA NUOC PHAP QUYEN XA HOI CHU NGHIA VIET NAM HIEN NAY
Luan van Thac si chuyén nganh: Triét hoc
Mã số: 60 22 03 01
Chủ tịch Hội đồng Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn PGS.TS Trần Ngọc Liêu
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân
tôi Nội dung và các trích dẫn nêu trong luận văn là trung thực
Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2018
Tac gia Luan van
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Chương trình cao học chuyên ngành
Triết học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã hoàn thành luận văn cao học với đề tài: “Vai trò của các tô chức xã
hội đối với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Đề có được kết quả này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Ngọc
Liêu - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này với sự chỉbảo nhiệt tình, sâu sát
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo thuộc
Khoa Triết học - trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc
gia Hà Nội và các thầy, cô giáo trong trường cũng như Ban Giám hiệu nhà trường
đã tạo môi trường học tập, nghiên cứu bồ ích, thiết thực cho các học viên, nhiệt tình
giúp đỡ các học viên trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Bên cạnh đó, xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, động viên của gia đình, đồng
nghiệp và bạn bè trong suốt quá trình tôi thực hiện luậnvăn này
Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2018 Học viên
Trang 5"0987710257 1+1 1
Chuong 1:MOT SO VAN DE LY LUAN VE CAC TO CHUC XA HOI VA VAI TRO CUA NO DOI VOI XAY DUNG NHA NUOC PHAP QUYEN 11
1.1 Khai luan vé t6 chite x8 Ob ccccccccccccccccecseessessesssssessessessssessessessesssssessessess 11
1.1.1 Khái niệm về tổ chit XG NGi cesceccecsessessessessesssessessessesssessessessessisssessecsesssesseeses 11
1.12 Phân loại tính chất, chức HH Là LH HT TH TH KH ngư 14
1.2 Khái luận về vai trò của các tổ chức xã hội đối với xây dựng nhà nước
pháp quyễhn - 2 2+SsEES2E211211271711211211211111211211111121111 111111111 cre 18 1.2.1 Khái niệm nhà nước pháp quyên và nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền
18
122 Tổ chức xã hội với việc thể chế hoá quyên lực của nhân dân thành
PNG LUGE eeaaM ẦẢ 25
1.2.3 Tổ chức xã hội với việc thực thi quyền lực của nhân dân - 27
Tiểu kết chương . -2 2 2+S<+SE‡EE2EE2EEEEEEEE21127127171121121111 11.1111 11Txcre 30
Chương 2:CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI THỰC HIỆN VAI TRÒ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYÈN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .-. - 31 2.1 Khái quát chung về các tổ chức xã hội ở Việt Nam hiện nay 31 2.1.1 Lịch sử phát triển của tổ chức xã hội ở Việt Naim 5-©5c5scsccs+ce2 31
2.1.2 Phéin logi các tổ ChiC XG NGI cseecsesssessesssesssesssesssessssssesssessssssesssesssessesssesssessseess 34
QB DGC AiGM cececcescesessessesssessesssssessessussusssessessussusssecsessussusssessessusasessecsecsteasesseeseess 41
2.2 Thực thi vai trò của các tổ chức xã hội trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay .- 2 2 55 2zczxcrxerez 46
2.2.1 Vai trò phản biện của tổ chức xã hội trong việc thể chế hóa quyên lực của
/7/120/82121/87/121/1/821,127581712.8800nnn0Ẻ0n8Ề58 Ầ 46
Trang 62.3 Những vấn đề đặt ra và một số đề xuất, kiến nghị trong việc phát huy vai
trò của các tô chức xã hội đôi với việc xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay - G2 22.11 3S 39 1x1 xếp 56
2.3.1 Những vấn đề đặt ra của các tổ chức xã hội đối với xây dựng nhà nước pháp quyên xd h6i chit nghia Viet NAM oecceccecsessesssessessesssessessessesssessessessesssessessessesssssseeseess 56
2.3.2 Một số đề xuất, kiến nghị về vai trò của các tổ chức xã hội đối với xây dựng
nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay 5-©5- 5555552 61
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, hiện nay các tổ chức xã hội đang ngày càng có nhiều đóng góp
quan trọng vào nỗ lực phát triển bền vững của nhiều quốc gia, đồng thời giải quyết
các vấn đề xã hội mà nhà nước “không với tới” hoặc hoạt động kém hiệu quả trong
đời sống cộng đồng dân cư Ở Việt Nam, trong 30 năm trở lại đây, xây dựng nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân chủ hóa xã hội đã tạo đà
cho sự ra đời và phat triển mạnh mẽ của các tổ chức xã hội Các TCXH bao gồm
những loại hình và tên gọi khác nhau như: Hội, hiệp hội,liên hiệp hội, tổng hội, câu lạc bộ, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, trung tâm, viện, tô chức hỗ trợ, tổ chức bảo trợ xã hội, các tổ chức cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ Đây là những tổ chức tự
nguyện, tự quản, dân chủ, công khai của người dân, không vì mục tiêu lợi nhuận,
độc lập tương đối với nhà nước và thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu và lợi ích nhất
định của cá nhân hoặc cộng đồng Về quy mô, phạm vi hoạt động cũng rất phong
phú, có tô chức phạm vi hoạt động trong cả nước, có tô chức hoạt động trong tỉnh,
huyện hoặc xã hoặc thậm chí ởnước ngoải
Hoạt động của các tổ chức xã hội này được đánh giá là có nhiều đóng góp tích cực trong việc phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp
luật và thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia cung ứng dịch vụ công, góp
phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghẻo, phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước
Tuy nhiên, theo đánh giá chung, các tô chức xã hội ở Việt Nam có cấu trúc rộng
nhưng không sâu, tính tự nguyện còn thấp Môi trường đề các tổ chức xã hội hoạt
động đã được thúc đây nhưng còn chưa thực sự khích lệ, chưa phát huy được sự
tham gia của cộng đồng Ngoài ra, năng lực và tính khách quan trong phản biện xã hội đối với chủ trương, chính sách và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước
và đội ngũ công chức hành chính chưa cao Bên cạnh đó, một SỐ CƠ quan nhà nước,
Trang 9tổ chức xã hội đối với phát triển xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam; có biểu hiện xem nhẹ vai trò, tác dụng của các tô chức này, chậm ban hành,
sửa đôi các văn bản quy phạm pháp luật khi các tổ chức xã hội kiến nghị, yêu cầu
Định hướng đây mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi việc xây
dựng và phát triển các tổ chức xã hội Việt Nam cần phải vượt qua những rào cản về nhận thức, có sự phân biệt rạch ròi giữa các tô chức xã hội với các tơ chức đồn thể cách mạng truyền thống, loại bỏ tư duy coi cac tổ chức xã hội dân sự là “cánh tay
noi dai” của chính quyên, tiếp tục khắc phục tàn dư của tâm lý bao cấp, hành chính hoá còn khá nặng nề đối với các tô chức xã hội hiện nay Xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN đòi hỏi phải thể chế hoá quyền lực của nhân dân thành pháp luật và
đảm bảo thực thi pháp luật ấy Pháp luật phải là trọng tài giữa nhà nước và các tổ chức xã hội, pháp luật phải tạo dựng khuôn khổ pháp lý ổn định cho các hoạt động
tự quản của các tổ chức xã hội, đồng thời pháp luật cũng phải là công cụ quan trọng
để biểu đạt thái độ, định hướng của nhà nước đối với nhu cầu của xã hội đối với các
tổ chức xã hội
Nghiên cứu về các tổ chức xã hội là một trong những đề tài có tính cấp bách
đặc biệt là trong bối cảnh phát triển của Việt Nam hiện nay Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn van dé: “Vai tro ctia các tổ chức xã hội đối với xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay”, làm luận văn thạc sĩ của
mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu, hội thảo quốc gia,
bài viết đăng trên các sách, báo, tạp chí về các tô chức xã hội, nhà nước pháp
quyền và vai trò của nó đối với nhà nước pháp quyên, trong đó có NNPQ XHCN nói riêng theo nhiều hướng, phương pháp tiếp cận khác nhau, quan điểm khác nhau
Qua sự tìm tòi, nghiên cứu và tiếp cận với những tư liệu liên quan đến đề tài, tác giả
Trang 102.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về tổ chức xã hội
Kết quả nghiên cứu của các Chương trình khoa học cấp Nhà nước KX.04 (2001- 2005) do G§.VS Nguyễn Duy Quy chủ nhiệm và KX.10.06 (2004 — 2006)
do PGS.TS Trần Đình Hoan chủ nhiệm đã bước đầu xác định khái niệm xã hội dân
sự và cho rằng xã hội dân sự không phải là một thực thé do y dinh chu quan sang tao ra, ma la san pham của quá trình lịch sử - tự nhiên, chịu su chi phối, tác động
của những nhân tố khách quan và chủ quan nhất định và nhằm mục đích đáp ứng
những nhu cầu của sự phát triển xã hội Theo đó, xã hội dân sự ở nước ta là kết quả
tất yêu của quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, là điều kiện đảm bảo cần thiết để
củng cơ và hồn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam [48]
Cuốn sách Xã hội dân sự - Một số vấn đề chọn lọc [37]do tác giả Vũ Duy Phú (2008) chủ biên đã nêu lên những vấn đề khá rõ ràng về XHDS khi đi từ lịch sử vấn
đề và khái niệm, đến vai trò và những dấu hiệu, biểu hiện của XHDS trong bối cảnh
mới Các tác giả đã nhắn mạnh sự tác động của toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức, tự
do dân chủ trong phát triển XHDS, những cơ hội và thách thức đối với XHDS, từ
đó cho rằng, phát triển XHDS thông thái tương xứng với nhà nước pháp quyền hiện
đại là nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trong thế kỷ XXI Cuốn sách này đã cung cấp những thông tin khá cụ thê về XHDS Việt Nam như cấu trúc, môi trường, giá trị
tác động, những hạn chế và điểm mạnh của xã hội này
Công trình V2i trò của các Hội trong đổi mới và phát triển đất nước do TS Thang Văn Phúc [38] chủ biên đã trình bày những nhận thức chung về hội và đặc
điểm của hội ở Việt Nam; luận chứng vai trò của hội thông qua việc phân tích hoạt động và những thành tựu chủ yêu của một số hội và hiệp hội ở nướcta hiện nay
Tác giả Đỗ Trung Hiếu với bài Một số vấn đề về xã hội công dân (2002) [16] đã
điểm qua lịch sử ra đời và phát triển của thuật ngữ XHCD, quan niệm của Mác về
XHCD, những dấu hiệu của XHCD và đi đến kết luận: bản chất của XHCD là một
cộng đồng dân chủ được hình thành trên cơ sở các quan hệ thị trường và hình thành
trong khuôn khổ quốc gia dân tộc Tác giả cũng đề xuất một số phương hướng
Trang 11Tác giả Bùi Quang Dũng với bài viết Xã hội dân sự: Khái niệm và các vấn đê
(2006) [11] đã điểm lại các quan điểm về XHDS và nhắn mạnh các định nghĩa phố
biến về XHDS hiện nay đều nhắn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong
việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình Theo đó, XHDS được tạo
lập bởi các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và những tổ
chức truyền thông, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức Từ đó, tác giả cho
rằng, ở Việt Nam, ngoài các tô chức xã hội truyền thống, nhiều tổ chức xã hội mới
đã và đang ra đời, đang tích cực tham gia và đóng góp vào nhiều hoạt động xã hội, góp phần thúc đây sự phát triển của xã hội Việt Nam trong điều kiện mới
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng xã hội
dân sự (2008) do Phạm Văn Đức [9] làm chủ nhiệm đã nghiên cứu lịch sử tư tưởng
XHDS trong lịch sử với những cách tiếp cận phong phú và toàn diện, trong đó có
quan niệm của chủ nghĩa tự do và tự do mới Từ đó, các tác giả khang dinh tinh tat
yêu của việc xây dựng XHDS ở Việt Nam và vai trò, tác động của nó đến những
thiết chế của xã hội và thị trường trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
Công trình Xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam: Một số vấn đê lÿ luận và thực
tiễn (2009) do tác giả Dương Xuân Ngọc [33] chủ biên đã khái lược lịch sử tư
tưởng XHDS trong lịch sử đồng thời chỉ ra ở Việt Nam từ sau khi đất nước thống
nhất việc nhìn nhận đánh giá về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng cởi mở và đi vào thực chất hơn Tác giả cho răng, ở nước ta chỉ có thể xây dựng
được NNPQ khi có đời sống XHDS thực sự Khi đánh gia về quan niệm các tô chức
XHDS trong lich sử, các tác giả cho rằng cần kết hợp với kinh nghiệm các nước đi
trước, sẽ định hình hệ thống những giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện TCXH
Việt Nam
GS Tương Lai với bài viết Xã hội dân sự và may vấn đề của các tổ chức xã hội
đân sự đăng trên Tạp chí Khoa học Pháp luật, số 4/2007 [20], sau khi điểm những lại những khái niệm về XHDS tác giả đã nêu lên vai trò của XHDS được thể hiện
Trang 12quy trình lập pháp của Quốc hội chính là các tổ chức thực hiện liên kết ngang, tạo
nên câu trúc của XHDS mà chúng ta đang cố gắng hình thành gắn liền với xây dựng
nhà nước pháp quyền Song, dù lập luận như vậy nhưng tác giả vẫn băn khoăn rằng,
khái niệm TCXH sẽ tham gia vào quy trình lập pháp của Quốc hội có gồm cả các tổ
chức xã hội đã tham gia vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức xã hội năm
ngồi Mặt trận khơng?
Luận án XHDS với t cách là không gian xã hội cho sự phát triển của con người của tác giả Trần Tuấn Phong [36] cho rằng XHDS được quan niệm như là
một không gian xã hội cho sự phát triển con người Sự hình thành và phát triển của
XHDS gắn liền với sự phát triển tính chủ thể và năng lực sáng tạo của con người
trong những điều kiện lịch sử và văn hoá cụ thê Vì vậy, theo tác giả, XHDS, với
vai trò là một không gian xã hội, một bộ phận hữu cơ cấu thành của một toàn thể
hữu cơ sống động và phát triển, là một khái niệm mở, luôn biến động trong mối
tương quan với sự phát triển của bản chất con người
2.2.Nhóm công trình nghiên cứu về nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa
Việt Nam
Tác giả Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tắt Viễn với cụm công trình Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam — Một số vấn đê lý luận và thực tiễn và Nhà nước
pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân: Lỷ luận và thực
tiền khăng định về phương diện lý luận, NNPQ không phải là một kiểu nhà nước, mà là giá trị phổ biến, biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ Bên cạnh đó,
các tác giả cũng chỉ ra những điều kiện và yếu tố chi phối quá trình xây dựng
NNPQ XHCN Việt Nam trong đó có hệ thong các TCXH được tổ chức một cách
nền nếp và hoạt động có hiệu quả theo pháp luật và những giá trị, chuẩn mực của
dân chủ là một nhân tố không thê thiếu [48]
Cuốn sách Xây dựng nhà nước pháp quyên XHCN Việt Nam (2005) của GS.TS Đào Trí Úc chủ biên [63] đã nghiên cứu quan niệm về nhà nước pháp quyên trong
Trang 13của khái niệm nhà nước pháp quyền trong lịch sử đề từ đó xác lập nên nội dung chủ
yêu của khái niệm nhà nước pháp quyền
Công trình Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay của tác giả Lê Minh Thông (2011) đã triển khai tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền; nêu lên được quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc tô chức bộ máy nhà nước trước đổi mới
và sau đổi mới; công trình còn làm rõ được quá trình đổi mới mô hình bộ máy nhà
nước thông qua các bộ luật của các thời kỳ lịch sử; thực trạng bộ máy nhà nước
XHCN từ năm 1992 đến nay; từ đó nêu ra được phương hướng đổi mới mô hình tổ
chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay [57]
Bài viết Khái niệm nhà nước pháp quyền từ góc nhìn triết học của tác giả Trần
Ngọc Liêu, Tạp chí Triết học, số 11, năm 2009 đã chỉ ra “Nhà nước pháp quyền tư
bản chủ nghĩa” là hình thức chưa thê hiện hết nội dung của nhà nước pháp quyền,
còn “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là nhà nước đã thê hiện hết nội dung
của nhà nước pháp quyên, là nhà nước pháp quyền theo ý nghĩa đầy đủ nhất Trên
cơ sở đó, tác giả xác định một số nội dung chủ yếu cần được thực hiện nhằm xây
dựng thành công nhà nước pháp quyên xã hội chủnghĩa Việt Nam [23]
Luận án Tiến sĩ Triết học Quan điểm của Chủ nghĩa Mác — Lênin về nhà nước
với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Liêu (2010) đã hệ thống hóa các quan niệm của Mác, Ăngghen, Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước Trên cơ sở đó nhận thức bản chất nhà nước pháp quyên,
đồng thời nêu lên các phương hướng tiếp tục xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam
theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin [26]
Cuốn sách Quan điển của Chủ nghĩa Mác- Lênin về nhà nước với xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) của tác giả Trần Ngọc Liêu
đã trình bày khái quát và làm rõ giá trị lý luận của những quan điểm cơ bản của chủ
Trang 14đề đang đặt ra và hướng giải quyết nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay [22]
Công trình Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của TS Trần Hậu Thành (2005) cũng phân tích quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng nhà nước pháp quyền trong tiến trình lịch sử nhân loại, một số quan điểm và thực tiễn tổ chức nhà nước pháp quyền
hiện nay trên thế giới, cũng như việc xây dựng nhà nước XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân [55]
2.3 Nhóm công trình nghiên cứu về vai trò của các TCXH đốivới xây dựng
NNPQ
Công trình Quan hệ giữa Nhà nước và xã hội dân sự Việt Nam — lịch sử và hiện
tại của GS.TS Lê Văn Quang, TS Văn Đức Thanh (2003) đã đề cập đến mối quan
hệ biện chứng giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với xã hội dân sự ở Việt
Nam và sự cần thiết phải phát triển xã hội dân sự ở nước ta như là một trong những cơ sở quan trọng của Nhà nước pháp quyền [42]
Đề tài khoa học cấp nhà nước 2i trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển
và quản lý xã hội ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa — cơ sở lý luận và thực tiễn do TS
Thang Văn Phúc và PGS.TS Nguyễn Minh Phương (2010) đồng chủ biên trả lời cho
câu hỏi cần những chính sách, cơ chế, pháp luật nào đề đảm bảo cho các tổ chức xã
hội này hoạt động đúng với tính chất là các tổ chức nhân dân, góp phần xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam [40]
Tác giả Lê Văn Quang trong bài Quan hệ giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa và
đời sống xã hội dân sự (2004) nhân mạnh tới vai trò “điều tiết” hay “giữ vững kỷ
cương pháp luật” của nhà nước đối với xã hội Tác giả khăng định quan hệ giữa nhà nước với các TCXH dân sự là quan hệ giữa hệ thống thiết chế điều tiết với khách thể của sự điều tiết ấy; đồng thời, đó còn là quan hệ giữa bản thân thiết chế với cơ sở xã hội của thiết chế ấy Quan hệ giữa NNPQ XHCN với đời sống XHDS, một
Trang 15nước với các công dân; mặt khác, là quan hệ giữa nhà nước với các định chế xã hội
và xét đến cùng, quan hệ giữa NNPQ XHCN và đời sống XHDS thực chất là quan hệ giữ vững kỷ cương pháp luật với phát huy cao nhất quyền dân chủ của quần
chúng nhân dân [43]
Luận án Mới quan hệ giữa TCXH và NNPQ ở Việt Nam hiện nay (2016) cua tác
giả Nguyễn Văn Quyết đã nhận diện những nội dung trong mốiquan hệ của TCXH
và NNPQ ở Việt Nam hiện nay và khẳng định TCXH có vai trò to lớn đối với
NNPQ XHCN Mối quan hệ giữa TCXH và NNPQ XHCN được nghiên cứu dưới
các góc độ: Sự phát triển các TCXH là một trong những cơ sở hình thành nên
NNPQ XHCN; các TCXH độc lập tương đối với Nhà nước, cùng Nhà nước phối
hợp giải quyết các vấn đề xã hội và thực hiện việc giám sát, phản biện xã hội đối
với Nhà nước [49]
Những công trình trên đây đã nghiên cứu về tổ chức xã hội, nhà nước pháp quyền và mối quan hệ của chúng trên những lĩnh vực cụ thể và đem lại nhiều thành
tựu quan trọng Tuy nhiên, về vai trò của các tổ chức xã hội đối với xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay vẫn chưa có công trìnhnào đi sâu
nghiên cứu Những công trình, bài viết trên là nguồn tư liệu quý giá làm cơ sở cho
tác giả nghiên cứu đề tài này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Từ việc làm rõ một số vấn đề lý luận về tổ chức xã hội, vai trò của các TCXH đối với xây dựng NNPQ nói chung, đánh giá tình hình hoạt động và vai trò của các
TCXH đối với xây dựng NNPQ ở Việt Nam đề đề xuất các giải pháp và kiến nghị
nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các TCXH trong xây dựng NNPQ Việt Nam
hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
e©_ Làm rõ các khái niệm tổ chức xã hội, nhà nước pháp quyền
Trang 16e_ Đánh giá việc thực hiện vai trò của các tô chức xã hội đối với xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
e_ Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của các tô
chức xã hội đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác — Lên,
tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về TCXH, NNPQ
và vai trò của các TCXH đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu còn sử
dụng các phương pháp khác như: Phân tích - tổng hợp, logic — lịch sử, hệ thống —
cấu trúc — chức năng, phân tích tài liệu, thống kê
5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vỉ nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các khái niệm tô chức xã hội, nhà nước
pháp quyền, nội dung xây dựng nhà nước pháp quyên và vai trò của các tô chức xã
hội đối với xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 5.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Khái niệm tổ chức xã hội được hiểu theo 2 nghĩa, rộng và hẹp Chúng tôi tiếp
cận các tô chức xã hội từ góc độ nghĩa hẹp, được hiểu như các tô chức xã hội dân sự
thuần tuý Vai trò của các tô chức xã hội ở Việt Nam hiện nay cũng rất rộng, được thê hiện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, ngoại giao nhưng trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về vai trò của các tô chức xã hội đối với
Trang 17tập trung vào khảo sát và nghiên cứu vai trò của các tổ chức xã hội đối với xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN trong giai đoạn từ Đổi mới (1986) đến nay
6 Đóng góp của luận văn
6.1 Đóng góp về mặt lý luận
Đề tài góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận căn bản về tổ chức xã hội, nhà nước pháp quyền, vai trò của các tổ chức xã hội đối với xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó cung cấp những luận chứng,
luận cứ quan trong tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về vandé nay
6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
Từ việc phân tích vai trò của các tổ chức xã hội đối với xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần
nhận thức sâu sắc vai trò của các tô chức xã hội trong việc thể chế hóa quyền lực
của nhân dân thành pháp luật cũng như thực thi quyền lực của nhân dân trong việc
xây dưng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Những đề xuất, kiến nghị của
luận văn có thể cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng, đổi mới và hoàn thiện
những thê chế, cơ chế pháp lý để nâng cao hơn nữa vai trò của các tổ chức xã hội trong quá trình đổi mới, hội nhập, phát huy quyền làm chủ của nhân dân Đồng thời,
luận văn cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn cho các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý gắn với các tổ chức xã hội ở Việt Nam Ngoài ra, luận văn có thê làm tài
liệu tham khảo, phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu về triết học, chính trị
học, xã hội học về tổ chức xã hội, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay vai trò của tổ chức xã hội đối với xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hiệnnay
7 Kết cầu của luận văn
Luận văn được kết cấu 2 chương và 7 tiết
Trang 18Chương 1:
MOT SO VAN DE LY LUAN VE CAC TO CHUC XA HOI VA VAI TRO
CUA NO DOI VOI XAY DUNG NHA NUOC PHAP QUYEN
1.1 Khái luận về tổ chức xã hội
1.1.1 Khái niệm về tổ chức xã hội
Trong lịch sử, các hình thức liên kết giữa con người với con người đã xuất hiện
từ xa xưa, trước khi xuất hiện nhà nước Để chống chọi với thiên tai, thú dữ, bởi sự
đe dọa lẫn nhau của các thế lực và bởi yêu cầu của xã hội hóa sản xuất, con người tự tìm đến nhau, liên kết với nhau Một người hành động riêng lẻ thì họ tự quyết
định lấy hành động của mình theo suy nghĩ của cá nhân, nhưng khi nhiều người tập hợp vào một tô chức thì cần phải thương lượng và thỏa thuận thống nhất với nhau
để hình thành những khế ước xã hội, từ đó hình thành nên những tô chức xã hội sơ
khai
Việc liên kết lại với nhau là một đặc tính xã hội xuất phát từ nhu cầu tồn tại của
con người Vì vậy, cơ sở để hình thành các TCXH chính là xuất phát từ nhu cầu tự
nhiên của mỗi cá nhân con người Mỗi cá nhân đều có nhu cầu xung quanh từng vấn
đề xã hội, tôn giáo, chính trị, văn hóa từ đó các loại hình tô chức xã hội khác nhau
ra đời Bởi lẽ, con người có quyên thể hiện những điều mà mình nghĩ, có quyền liên
kết tự do với nhau trước hết là đề thể hiện và thực hiện lợi ích của mình, tự mình hỗ
trợ, giải quyết những công việc mà không cần thông qua nhà nước Đồng thời thông qua đó, bằng các TCXH được thành lập và là tiếng nói của những người dân được
tập hợp lại với nhau để tạo thành một sức mạnh, cùng nhà nước thực hiện những mục tiêu của hệ thong chính trị, để kiểm soát sự lạm quyền, để bảo vệ mình, để
chống lại những tiêu cực trong xã hội như tham nhũng, nhũng nhiễu, quan liêu, hách dịch, cửa quyền từ phía bộ máy công quyền.Như vậy, TCXH ra đời do yêu cầu khách quan của sự tôn tại và phát triển của con người và xã hội
Do bối cảnh lịch sử và các mối quan hệ nhà nước — xã hội khác nhau, có những
cách tiếp cận và quan điểm lý luận khác nhau về các tổ chức xã hội Theo TS
Irenne Norluand, có ba cách tiêp cận đôi với các tô chức xã hội là: Thuyết tân tự do
Trang 19cho rằng các tổ chức xã hội tồn tại một cách độc lập, thuộc “khu vực thứ ba”, “khu
vực tự nguyện”, ở đó các công dân tự tổ chức thành nhóm và giải quyết các vấn đề
phát sinh thông qua đối thoại “đân sự” và biện pháp phi bạo lực Vai trò của các tô
chức này là kiểm soát và làm cân bằng mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường
Theo mô hình Xã hội rốt lành (Good Society), các tổ chức XHDS là một bộ phận
cấu thành xã hội, khơng hồn tồn tách biệt với nhà nước, thị trường và gia đình mà năm ở khu vực giao nhau của ba bộ phận này; ranh giới của nó cũng không rạch ròi,
luôn có sự tương tác giữa nhà nước, thị trường và các tô chức XHDS nham đem lại sự đồng thuận tốt lành cho mọi người Mô hình Hậu hiện đại (Postmodern) xem các
tổ chức xã hội thuộc khu vực thứ ba và đề cao vai trò chia sẻ, thông cảm và liên kết,
hợp tác giữa các bêntham gia đối thoại, thảo luận
Từ góc độ phạm vi, theo Linz và Stepan, các tổ chức XHDS thuộc lĩnh vực trung gian năm giữa khu vực tư nhân và nhà nước, hay còn gọi là khu vực thứba
Từ góc độ chức năng, Anirudh Krishna xác định các tổ chức XHDS thực hiện
các chức năng ở ba cấp độ khác nhau là: 1) thể hiện những lợi ích và nhu cầu của
công dân; 2) bảo vệ quyền của công dân; 3) cung cấp hàng hóa và dịch vụ trực tiếp
không dựa vào các cơ quan nhà nước
Từ góc độ mạng lưới, Andrew WellsDang đưa ra khái nệm mạng lưới XHDS
để nhấn mạnh răng, nó là sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức XHDS - các nhóm
phi chính thức và các cá nhân hoạt động xã hội với nhau, mà không chỉ là sự cấu
thành của các tô chức phi chính phủ đơn lẻ [67]
Theo Liên minh Thế giới vì sự tham gia của Công dân (CIVICUS), XHDS là
diễn đàn nằm ngoài gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi người bắt tay nhau để thúc đầy quyền lợi chung Theo đó, muốn cải thiện tính hiệu quả của Nhà nước cần phải dựa vào sức mạnh tương đối của thị trường và các tổ chức XHDS,
các tổ chức XHDS có thê vừa là cộng sự vừa là đối thủ cạnh tranh trong việc cung
ứng các dịch vụ công cộng; các tô chức này có thê gây áp lực có ích đối với chính
quyên đề cải thiện việc cung câp và chât lượng các dịch vụcông cộng
Trang 20Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, khái niệm “Tổ chức xã hội” được hiểu là là
“hình thức tập hợp rộng rãi nhân dân theo nghề nghiệp, lứa tuổi, sở thích, giới tính nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân như học tập, rèn luyện,
nâng cao trình độ các mặt, giúp đỡ, động viên nhau trong cuộc sống, tham gia sinh
hoạt văn hóa, thể thao, du lịch, xã hội, từ thiện, v.v.” Nhànước có trách nhiệm quản
lý, giúp đỡ tạo điều kiện cho các TCXH ra đời và hoạt động đúng pháp luật, đáp
ứng yêu cầu và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân
Theo quan niệm của xã hội học thì TCXH có thể được hiểu là một thành tố của
cơ cấu xã hội, hoặc là một dạng hoạt động, hay là mức độ trật tự nội tại, sự hài hòa
giữa các thành phần của một chỉnh thể Với ý nghĩa là một thành tố của cơ cấu xã
hội, TCXH là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết cá nhân nào đó để đạt được mục đích nhất định
Như vậy, “tổ chức xã hội” là khái niệm được dùng với nhiều nghĩa khác nhau
trong các ngành khoa học khác nhau và trong cuộc sống hàng ngày Mặc dù có
những khác biệt nhất định, nhưng có thê thấy tổ chức xã hội là khái niệm được dùng
để chỉ một tập hợp các cá nhân, nhóm người trong xã hội với những mối quan hệ
được xác lập dựa trên sự thông nhất về cách thức hành động nhằm đạt được một
mục tiêu chung Từ những phân tích trên, chúng tôi đưa ra khái niệm: “Tổ chức xã hội là tổ chức tự nguyện của người dân cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới
tính có chung mục đích đoàn kết hội viên, hoạt động phi chính trị, phi lợi nhuận
nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của hội viên, cộng đồng, hỗ trợ nhau hoạt
động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Mục
đích hoạt động của các tổ chức xã hội không trái lợi ích của dân tộc, Tổ quốc, VỚI pháp luật và đạo đức xã hội”
Như vậy, “tổ chức xã hội được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc đặc điểm
như sau:
»® Tự nguyện
se Không vì mục đích lợi nhuận (phân chia lợi nhuận)
« - Tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật
Trang 21«_ Khơng năm trong hệ thống tô chức bộ máy nhà nước
Chúng tôi lấy đây là khái niệm công cụ để tiếp tục nghiên cứu các chương tiếp
theo của luận văn
1.1.2 Phân loại, tính chất, chức năng
1.1.2.1 Phân loại
Các tô chức xã hội đã hình thành từ lâu và phát triển rất phong phú đa dạng, với
nhiều loại hình và tên gọi rất khác nhau như: Liên hiệp, hiệp hội, hội, liên đoàn, câu
lạc bộ, quỹ, viện, trung tâm, hội đồng, uỷ ban, nhóm tình nguyện, v.v , thực hiện
các chức năng, vai trò xã hội, hoặc mục đích nghề nghiệp, bảovệ môi trường, từ
thiện, nhân đạo
Có rất nhiều cách phân loại các loại hình của tổ chức xã hội, tuy nhiên, tác giả
chọn cách phân loại theo tài liệu của Ngân hàng phát triển Châu Á ADB năm 2011
Theo đó, các tổ chức xã hội được chia thành 9 loại như sau:
Tổ chức phi chính phú (ÑGO) là các tổ chức chuyên môn, trung gian và phi lợi
nhuận cung cấp hoặc hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến phát triển kinh
tế xã hội, nhân quyền, phúc lợi công cộng hoặc cứu trợ khẩn cấp
Hiệp hội nghề nghiệp là những tổ chức đại diện cho quyền lợi của các thành viên là những người hoạt động trong một lĩnh vực nghề nghiệp nhất định hoặc làm
những nghề đặc biệt nào đó Các hiệp hội nghề nghiệp có thể tạo ra những chuẩn
mực liên quan đến ngành nghề của các thành viên
Viện nghiên cứu là những tổ chức chủ yếu thực hiện các hoạt động nghiên cứu
và phân tích liên quan đến các vấn đề chính sách công và truyền bá những kết quả
nghiên cứu và khuyến nghị của mình với hy vọng có thể gây ảnh hưởng lên các nhà hoạch định quyết sách và những người xác lập chủ trương
Các quỹ là các tô chức từ thiện thành lập bởi các cá nhân hay đơn vị nào đó với tư cách một thực thể pháp lý (một tập đoàn hoặc một quỹ uỷ thác) ủng hộ những sự
nghiệp phù hợp với mục tiêu của quỹ Quỹ có thê được tổ chức như những thực thể
hoạt động từ thiện nhận tài trợ để hỗ trợ các hoạt động cụ thể, thường là các hoạt động mang lại lợi ích văn hoá hoặc xã hội
Trang 22Cơng đồn là các hiệp hội được tổ chức một cách chính thức của người lao
động, những người đoàn kết lại để thúc đầy thực hiện các quan điểm của mình về
tiền lương, giờ làm và điều kiện làm việc Cơng đồn thường được tô chức trên cơ
sở một ngành nghề hoặc trong một ngành công nghiệp
Tổ chức cộng đồng (CBO) thường được tô chức để giải quyết ngay những mối
quan tâm của các thành viện Đặc tính cơ bản của các CBO là chúng có thể huy
động các cộng đồng thông qua việc thể hiện các nhu cầu, tổ chức và thực hiện
những quá trình có sự tham gia, tiếp cận của các dịch vụ phát triển từ bên ngoài, và
chia sẻ lợi ích giữa các thành viên Các tổ chức này có chức năng đa dạng bao gồm những hoạt động liên qua đến các vấn đề kinh tế, xã hội, tôn giáo và thậm chí là giải
trí Các ví dụ về CBO gồm các hiệp hội cư dân trong một địa bàn, hiệp hội người
thuê nhà, các tô chức phát triển cộng đồng, các nhóm người sử dụng nước và hiệp
hội tín dụng
Tổ chức nhân dân (PO) là các tổ chức gồm những tình nguyện bình dân nhằm thúc đây sự phôn thịnh về kinh tế và xã hội của các thành viên Trong khi tại một số
nước, thuật ngữ thường được dùng hoán đổi với CBO, PO thường là những tổ chức
giải quyết các mối quan tâm liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, như là hội ngư phủ, hơn là một khu vực địa lý cụ thể Những ví dụ khác về PO bao gồm các hội được
thành lập bởi nông dân, lao động địa phương hoặc các nhómngười ban dia
Phong trào xã hội là những nhóm phi chính thức quy mô lớn gồm nhiều cá
nhân hoặc tổ chức nhằm thay đổi xã hội thông qua những hành động tập thể có tổ
chức và lâu dài Phong trào xã hội không phải là những thể chế thường trực, mà là
những nhóm người được tập hợp, theo đuổi mục tiêu của mình và tựglải thé
Các tổ chức có cơ sở tín ngưỡng là những nhóm có cơ sở tôn giáo, được thành
lập quanh một khu vực thờ cúng hoặc giáo đoàn, một cơ sở tôn giáo, hoặc một cơ sở
được hoặc không được đăng ký có đặc trưng hoặc tôn chỉ tôn giáo
Bên cạnh những loại CSO mô tả trên đây, cũng có những liên minh hoặc mạng
lưới các CSO tập hợp lại trên cơ sở địa lý, thành viên, nhóm mục tiêu, hoặc lĩnh vực hoạt động
Trang 23Chúng tôi lấy cách phân loại này làm cơ sở nghiên cứu cho những chương tiếp
theo của luận văn
1.1.2.2 Tính chất
Khi bàn về tính chất của các TCXH, các nhà nghiên cứu còn nhiều ý kiến khác
nhau, tuy nhiên tựu trung lại có thé chi ra một số tính chất của các TCXH nhưsau:
Thứ nhất, TCXH có tính cộng đồng tự nguyện Việc người dân tham gia vào
một TCXH hoàn toàn xuất phát từ ý chí, nguyện vọng, nhu cầu của cá nhân Vì vậy,
TCXH mang tính tự nguyện, tức là người dân có quyền tự do cá nhân trong việc quyết định tham gia hay không tham gia vào một TCXH nào đó, mà không chịu bất
kỳ một sự ép buộc nảo
Thứ hai, các TCXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận (phân chia lợi nhuận) Các thành viên, hội viên tham gia TCXH không phải nhằm mục tiêu tìm
kiếm lợi nhuận, mà chủ yếu hướng đến việc tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau đáp ứng
những nhu cầu xã hội của cá nhân hoặc phục vụ cộng đồng, do đó tính chất của
TCXH là không vì mục tiêu lợi nhuận Tuy nhiên các TCXH vẫn có thể tiến hành
những hoạt động mang lại lợi nhuận, nhưng khoản lợi nhuận thu được chỉ để phục vụ các hoạt động của tô chức, chứ không chia cho cá nhân nào trong tốchức
Thứ ba, là tính tự chủ của TCXH Các thành viên, hội viên không chỉ tự nguyện
tham gia TCXH mà họ còn tự quyết định phương thức tổ chức và hoạt động của tổ chức mà mình tham gia Do đó có thể nói tự chủlà mô thức quản lý cơ bản của
TCXH, theo đó, các thành viên, hội viên tự quyết định tôn chỉ, mục đích của tổ
chức, phương thức hoạt động, cũng như việc kết nạp hội viên, bầu ban lãnh đạo
Tất nhiên, vai trò của nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực công của một quốc
gia có chức năng duy trì trật tự công cộng là bảo đảm cho tôn chỉ, mục đích hoạt
động của tổ chức phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, không xâm
phạm đến quyền và tự do của các cá nhân, tô chức khác trong xã hội.Mọi hoạt động của TCXH như nhân sự, chương trình hành động, tải chính đều được công khai và
minh bạch Mọi quyết định đưa ra bàn bạc công khai, dân chủ và di đến thong nhat
trên cơ sở đông thuận của các thành viên
Trang 24Thứ tr, các TCXH không năm trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, mang tính độc lập so với nhà nước Đây là tính chất rất quan trọng, bởido tự trang trải về
tài chính nên TCXH có được vị thế độc lập đối với các cơ quan nhà nước và thị
trường, tuy nhiên đặt ra thách thức cho TCXH là phải năng động, sáng tạo trong
việc tạo nguồn kinh phí cũng như công khai, minh bạch trong việc sử dụng kinh phí hoạt động đó như thế nào để có hiệu quả nhất theo tôn chỉ mục đích của mình
1.1.2.3Chức năng
Trên thực tế, các TCXH ngày càng có vai trò to lớn trong quá trình phát triển
của mỗi quốc gia và tạo cơ hội cho quá trình toàn cầu hóa diễn ra cả theo chiều rộng
và chiều sâu Có thể nêu lên một số chức năng và thông qua việc thực hiện tốt các
chức năng này mà vai trò của các TCXH ngày càng được đề cao
Thứ nhất, các TCXH góp phần xã hội hóa con người và toàn cầu hóa các dân
tộc Các TCXH là cầu nối mỗi cá nhân với xã hội trên cơ sở tập hợp và phát huy vai trò của các cá nhân trong những hoạt động chung vì lợi ích cá nhân và cộng đồng Hơn thế nữa, các TCXH đây mạnh hoạt động ngoại giao nhân dân, thực hiện sự gắn kết các TCXH trên toàn thế giới vì mục tiêu nhân loại sẽ góp phần đẩy nhanh quá
trình toàn cầu hóa
Thứ hai, các TCXH phối hợp với nhà nước trong việc hoạch định và thực hiện
các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Trong xã hội đương đại, một khi quá trình
dân chủ ngày càng được mở rộng, thì cơ hội cho mọi người dân tham gia vào các hoạt động của nhà nước và xã hội ngày càng tăng Hơn nữa, thông qua các tổ chức
được hình thành trên cơ sở tự nguyện, các thành viên trong mỗi tổ chức xã hội đã ý thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình, do đó họ chủ động, tích cực hơn
hoạt động phối hợp với nhà nước trong hoạch định và thực hiện các chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội vì cộng đồng và dân tộc
Thứ ba, các TCXH thực hiện sự phản biện xã hội đối với các chủ trương chính
sách và giám sát hoạt động của đội ngũ công chức nhà nước Các TCXH được coi là
đối tác bình đắng của nhà nước chứ không phải là “cái đuôi” của nhà nước, về thực
chất là tạo điều kiện để người dân thực sự tham gia vào việc hoạch định, thực hiện
Trang 25chính sách, thực hiện phản biện xã hội đối với nhà nước và giám sát đội ngũ công chức của nhà nước kế cả về phẩm chất và hành vi của viên chức nhà nước Sự phản
biện đối với các chủ trương chính sách và giám sát hoạt động của đội ngũ công
chức nhà nước đòi hỏi nhà nước phải tăng cường trách nhiệm giải trình, nâng cao
tính công khai, minh bạch phản hồi của cơ quan nhà nước đối với xã hội; đòi hỏi
nhà nước phải cung cấp đầy đủ thơng tin tồn điện cho người dân
Thứ tư, các TCXH góp phần phát huy các nguồn lực của xã hội nhằm thúc đây
phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người Trong
xã hội hiện đại, có nhiều vấn đề mà nhà nước và kê cả các tổ chức kinh tế không thể và hay giải quyết không hiệu quả, chăng hạn vấn đề xóa đói, giảm nghèo, tham
những, vấn đề bảo vệ môi trường Trong những trường hợp đó, các tổ chức xã hội
sẽ là cứu cánh cho nhà nước và các tổ chức kinh tế để giải quyết Những hoạt động
của các tô chức xã hội tham gia ngày càng tích cực hơn vào quá trình cung cấp dịch
vụ, giảm nhẹ gánh nặng cho nhà nước trong việc phân phối dịch vụ; đưa ra những khuyến nghị tác động đến quá trình thực hiện các quyết sách để bảo vệ quyền lợi
cho những nhóm lợi ích bị thiệt thòi, thúc day tỉnh thần trách nhiệm của nhà nước
với các công dân của mình; khuyến khích năng lực tự tổ chức của các công dân
trong việc thực hiện lợi ích bên ngoài thị trường mà không chịu sự ép buộc nào từ phía nhà nước 1.2 Khái luận về vai trò của các tổ chức xã hội đối với xây dựng nhà nước pháp quyên 12.1 Khái niệm nhà nước pháp quyển và nội dung xây dựngnhà nước pháp quyền
1.2.2.1 Khái niệm nhà nước pháp quyên
Nhà nước pháp quyền (NNPQ) được coi là mô hình tổ chức nhà nước lý tưởng
nhất của mọi thời đại, một giá trị xã hội được tích lũy và phat triển trong lịch sử
nhân loại Tư tưởng xây dựng NNPQ đã xuất hiện từ thời cổ đại mà đại diện tiêu
biểu là các nhà tư tưởng Hy Lạp cô đại như Salon, Platon, Aristot, Xixeron Học
thuyết NNPQ được các nhà tư tưởng chính trị - pháp lý sau này tiếp tục phát triển,
Trang 26hoàn thiện Cho đến ngày nay, đang tồn tại quan điểm xâydựng NNPQ tư sản và quan điểm xây dựng NNPQ XHCN Dù quan điểm nàothì mục đích hướng tới chủ
yếu của NNPQ chính là quyền con người
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều quan điểm đưa ra khái niệm NNPQ
Theo “Từ điển xã hội học” do Nguyễn Khắc Viện chủ biên: “NNPQ xây dựng
trên cơ sở dân chủ, đối lập với nhà nước độc tài chuyên chế toàn tri NNPQ không
đồng nghĩa với nhà nước cai trị bằng pháp luật NNPQ xây dựng trên cơ sở “xã hội
công dân” pháp luật là thước đo của tự do.” Đây là cách hiểu bao quát về khái
niệm NNPQ Tuy nhiên, cách hiểu này còn nặng về phương diện xã hội học mà
chưa phản ánh được tính tối thượng của pháp luật và vai trò quản lý xã hội bằng
pháp luật
Theo Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Khoa Luật trực
thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) thì NNPQ là một “hình thức tô chức
nhà nước với sự phân công lao động khoa học, hợp lý giữa các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp, có cơ chế kiểm soát quyền lực, nhà nước được tổ chức và
hoạt động trên cơ sở pháp luật, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật có
tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của con người”
Tuy khái niệm này đã đề cập đến phương thức tô chức quyền lực nhà nước và nhấn mạnh yếu tố pháp luật nhưng yếu tố “quyền” chưa thể hiện một cách rõ nét Phong phú nhất phải nhắc đến các định nghĩa về NNPQ được trình bày trong các đề tài nghiên cứu, các công trình khoa học, các sáchchuyên khảo
Một trong những nhà nghiên cứu ở Việt Nam nêu lên quan niệm về NNPQ sớm nhất là GS.VS Nguyễn Duy Quý Trong bài viết có tên “Vấn đề xây dựng NNPQ ở
nước ta”, đăng trên tạp chí Cộng sản, số 4 — 1992, ông đã nêu lên 4 đặc trưng cơ
bản của NNPQ là: 1 Thừa nhận và tôn trọng tính tối cao của luật, trước hết là của
Hiến pháp, đạo luật cơ bản có giá trị pháp lý cao nhất; 2 Quyền lực nhà nước được phân định theo ba chức năng cơ bản là lập pháp, hành pháp và tư pháp; 3 Con
người phải là mục tiêu và giá trị cao nhất Do đó, nhà nước bảo đảm cho công dân sự an toàn pháp lý được hưởng các quyền và tự do cơ bản; 4 Trong quan hệ quốc
Trang 27tế, một NNPQ phải bảo đảm thực hiện một cách tận tâm các cam kết và nghĩa vụ
quản lý xuất phát từ các điều ước quốc tế mà nhà nước đó ký kết hoặc công nhận; thừa nhận giá trị ưu tiên của các cam kết và nghĩa vụ đó đối với pháp luật trong
nước Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KX.05.07: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp với nhiệm vụ xây dựng
NNPQ, tap thé tac giả đã nêu quan niệm: “NNPQ là một nhà nước quản lý xã hội
băng pháp luật và quản lý bản thân mình cũng bằng pháp luật, bộ máy nhà nước
phải tự đặt mình dưới pháp luật”
Theo chúng tôi, dưới góc độ tiếp cận liên ngành, có thể quan niệm về NNPQ là,
“khái niệm dùng đề chỉ xã hội được tô chức theo cách quyền lực của nhân dân được thê chế hóa thành phát luật và được đảm bảo thực thi băng bộ máy nhà nước và các thiết chế chính trị - xã hội khác nhằm mang lại quyền lợi cho nhân dân” [26]
Chúng tôi lấy đây làm khái niệm công cụ để nghiên cứu cho các chương tiếp theo
của luận văn
“Nhà nước pháp quyền” là một khái niệm phản ánh một trình độ phát triển cao
của nhà nước trong lịch xử xã hội loài người, là khái nệm dùng để chỉ xã hội được
tổ chức theo cách quyền lực của nhân dân được thể chế hoá thành pháp luật và được
đảm bảo thực thi bằng bộ máy nhà nước và các thiết chế chính trị - xã hội và các tô chức xã hội khác nhằm mang lại quyền lợi cho nhân dân Ở trình độ phát triển hoàn bị của nó, thực chất “nhà nước pháp quyền” chính là “nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa”, bởi chỉ có trong chế độ XHCN, toàn bộ cách thức tô chức đời sống xã
hội, trong đó nhà nước là lĩnh vực phản ánh tập trung cách thức tổ chức xã hội ấy,
mới thực sự xoay quanh chủ thê duy nhất là nhân dân lao động Bản chất của NNPQ
hay NNPQ XHCN là tất cả mọi quyền hành, lực lượng và lợi ích đều ở nơi nhân
dân
1.2.2.2 Nội dung xây dựng nhà nước pháp quyển
Hiện nay, xây dựng NNPQ là vấn đề mới mẻ và có chứa đựng những nội dung
rộng lớn, phong phú và phức tạp Kế thừa những hạt nhân hợp lý, xuất phát từ khái
niệm NNPQ được nêu ở trên, chúng tôi cho răng quá trình tiếp tục xây dựng và
Trang 28hoàn thiện NNPQ hiện nay, thực chat là xây dựng và hoàn thiện hình thức tổ chức
và phương thức thực thi quyền lực của nhân dân Vì vậy, nội dung và phương thức
xây dựng NNPQ hiện nay được cụ thê hoá thành 2 vấn đề cơ bản: Thứ nhất, thê chế
hoá quyền lực của nhân dân thành pháp luật Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện bộ
máy nhà nước và các thiết chế chính trị - xã hội khác nhằm đảm bảo thực thi quyền lực của nhân dân
Như vậy, xây dựng NNPQ đòi hỏi phải thể chế hoá và đảm bảo thực thiquyền
lực của nhân dân Với nội dung thứ nhất, trước hết, cần phải hiểu rõ nội hàm và ngoại diện khái niệm “nhân dân” và xác định được hệ thống quyền lực của nhân
dân Theo quan điểm của Hồ Chí Minh qua từng thời kỳ khác nhau, nội hàm của
khái niệm “nhân dân” từ chỗ được dùng dé chi luc lượng có sức mạnh to lớn nhất,
đã đi đến chỗ được dùng để chỉ lực lượng có quyền lực to lớn nhất, và cuối cùng để
chỉ lực lượng đóng vai trò chủ thể của pháp quyền khi mà nhân dân lập nên nhà nước của mình, thông qua nhà nước mà thể chế hóa quyền lực của mình thành pháp
luật, và sử dụng cả một hệ thống các thiết chế để đảm bảo việc thực thi pháp luật ay
Về mặt ngoại diên, khái niệm “nhân dân” của Hồ Chí Minh luôn được dùng dé
chỉ “toàn dân”, “toàn thể nhân dân Việt Nam”, không có bất cứ sự phân biệt, phân chia, phân tách đề loại bỏ bất kỳ một bộ phận người Việt Nam nào ra khỏi ngoại
diên của khái niệm này, trừ trường hợp một bộ phận người nào đó tự tách ra khỏi
nhân dân, khỏi dân tộc Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhândân, tức là của các giai cấp
công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc Bốn giai cấp ấy là do giai cấp nông dân
lãnh đạo, lấy công nông liên minh làm nền tảng, đoàn kết các giai cấp dân chủ và
các dân tộc trong nước, đề thực hành dân chủchuyên chính”
Tiếp theo, phải hiểu được quyền lực của nhân dân là gì “Quyền lực” là một
quan hệ xã hội mà trong đó sức mạnh và ý chí của một bên được bên kia thừa nhận
Như vậy, quyền lực của nhân dân là sức mạnh và ý chí của nhân dân được thừa
nhận Vấn đề đặt ra là nói đến quyền lực của nhân dân tức là xét quan hệ của nhân dân với lực lượng nào, và lực lượng đó thừa nhận quyền lực gì của nhân dân?
Trang 29Khi nói nhân dân là toàn dân, nhân dân là chủ thể tối cao, duy nhất của mọi
quyền lực thì quan hệ quyền lực của nhân dân là quan hệ với chính mình, vì nhân
dân vừa là chủ thể vừa là đối tượng của quyền lực và sự thừa nhận ở đây là sự tự
thừa nhận Nói cách khác, sức mạnh và ý chí của nhân dân sẽ trở thành quyền lực
của nhân dân khi nhân dân tự giác về sức mạnh và ý chí của mình Như vậy, phải
xây dựng nhân dân có năng lực làm chủ, có sức mạnh và ý chí được phát huy cao
độ, ý thức tự giác về sức mạnh và năng lực của chinhminh
Xác định quyền lực của nhân dân ở 2 phương diện: Một là, phạm vi quyền lực
của nhân dân; hai là, mức độ quyền lực của nhân dân Về phạm vi quyền lực, sức
mạnh của quyền lực nhân dân được thể hiện trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Về mức độ quyền lực của nhân dân, nó liên quan đến năng lực nhận thức của nhân dân và năng lực hoạt động thực tiễn Vì vậy, ở mỗi cá nhân, mỗi giai cấp lại có năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn khác nhau, ở những trình độ phát triển khác nhau, lợi ích kinh tế khác
nhau dẫn đến mức độ quyền lực khác nhau
Do vậy, nhân dân phải nương tựa, dựa vào nhà nước để tạo ra những mẫu số
chung, những giá trị chung, ý chí chung Tuy nhiên, thực tế nhiều mô hình nhà nước
là của một người, của số Ít người như nhà nước độc tải, nhà nước dân chủ cộng
hòa chỉ có NNPQ XHCN mới là nhà nước của toàn dân, mới tạo nên sự thống nhất
quyền lực nhà nước, quyền lực xã hội và quyền lực công Tuy nhiên, bản chất mỗi
cá nhân trong nhà nước là khác biệt nên vẫn cần có những thiết chế xã hội để đảm
bảo sự công bằng về quyên lực
Như vậy, một trong những nội dung cơ bản của việc xây dựng NNPQ chính là phải xây dựng nhân dân thành chủ thể có đủ năng lực làm chủ, có sức mạnh và ý chí
được phát huy cao độ, ý thức tự giác về sức mạnh và năng lực của chính mình Về phía các cơ quan quyền lực, phải nhận thức đúng và đây đủ về quyền lực của nhân
dân, từ đó thê chế hoá quyền lực ấy thành pháp luật
Nội dung thứ hai của xây dựng NNPQ là đảm bảo thực thi quyền lực của nhân
dân bằng bộ máy nhà nước và các thiết chế chính trị - xã hội Nhân dân là chủ thể
Trang 30của mọi quyền lực Khi sông đơn lẻ, mỗi người tự do sử dụng toàn bộ quyền lực của
mình Trong xã hội có nhà nước, nhân dân uỷ thác một phần quyền đề tạo thành nhà nước (quyền lực công, ý chí chung, tự do công cộng ), phan còn lại tự do sử dụng
Nguyên tắc này thường được ghi trong các bản hiến pháp dân chủ (khế ước xã hội) Như vậy, trong NNPQ XHCN, công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cắm Những điều mà pháp luật cắm là những điều được xã hội thoả thuận và
ghi thành Khế ước (Hiến pháp) và được cụ thể hơn nữa thông qua các đạo luật
Bên cạnh đó, mỗi công dân có quyền tham gia quyền lực nhà nước, có quyền tham gia cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và có quyền kiểm soát quyền lực
nhà nước, có quyền tham gia ấn định những giới hạn của quyền lực nhà nước Để
đảm bảo thực thi quyền lực của mình, cần phát huy dân chủ của nhân dân, để nhân
dân có điều kiện thực hành dân chủ, hiện thực hóa quyền và lợi ích của mình Việc
nhân dân trực tiếp tham gia quá trình xây dựng pháp luật chính là hình thức dân chủ
trực tiếp, là hình thức để nhân dân thẻ hiện và thực thi quyền lực của mình một cách
thiết thực nhất Mặt khác, việc nhân dân trực tiếp tham gia quá trình xây dựng pháp
luật còn là kênh phản ánh kịp thời sự biến đổi các quan hệ lợi ích trong xã hội, ý chí
và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao tính sát thực của
pháp luật; là một cơ sở quan trọng góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa
pháp luật trong nhân dân Tất cả những điều đó là hết sức cần thiết đối với việc xây
dựng và hoàn thiện NNPQ.Trong cơ chế kiểm soát quyền lực cần hoàn thiện các quyền của nhân dân, của từng công dân tham gia sự kiểm soát đó Đó là quyền của
nhân dân thông qua các cơ quan thông tin đại chúng, bày tỏ sự đồng tình hay phản
đối, sự tín nhiệm hay bắt tín nhiệm, cũng như yêu cầu và kiến nghị đối với Nhà
nước và cán bộ nhà nước Đó còn là quyền của các đoàn thể nhân dân trong việc yêu cầu và đề nghị kiểm soát các cơ quan chính quyền Quyền khiếu nại của công
dân cần được hoàn thiện bằng một chế độ pháp luật bảo đảm cho mỗi công dân có
thê đưa một cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật, làm thiệt hại quyền lợi của mình
ra trước một cơ quan tài phán theo các trình tự tố tụng chặt chẽ
Trang 31Phải thấy rằng, công dân cũng có thể lạm quyền khi sử dụng các quyền của
mình Đó là khi vì tự do cá nhân của mình mà xâm hại đến tự do của xã hội vả tự do
của cá nhân khác, là khi công dân xâm hại đến ý chí chung, thậm chí phạm tội Ví dụ, sử dụng quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình, quyền dân chủ để chống lại
cộng đồng và xã hội; lạm dụng quyền tự do tin, hay không tin tôn giáo tín ngưỡng,
dé cô suy, truyén bá mê tín dị doan hoac tu tuéng hanthu, chia rẽ dân tộc
Đảng phải tuyên truyền vận động nhân dân biết sử dụng quyền lực của mình
một cách hiệu quả, từ việc lựa chọn người đại diện cho mình đến giám sát, phản
biện xã hội; từ việc khiếu nại, tố cáo đến biểu thị ý kiến đúng pháp luật Nhà nước
kiểm soát các biểu hiện dân chủ quá trớn, tự do vô lỗi băng cách ban hành chính
sách, pháp luật nhằm hạn chế tính tự phát, tâm lý đám đông tiêu cự trong các xung
đột xã hội
Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” phản ánh những
mối quan hệ cơ bản của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam Trong cơ chếđó, mỗi chủ
thể có vai trò, vị trí khác nhau, phối hợp với nhau, kiểm soát lẫn nhau, tạo ra động
lực của cơ chế, phát huy tính hiệu quả của nền dân chủ XHCN và đã được định chế trong Hiến pháp Tuy nhiên, nhận thức về vận hành cơ chế này, từ phối hợp thông
nhất hành động, cho đến kiểm soát quyền lực trong từng chủ thể, và trong toàn bộ
mối quan hệ của cơ chế vẫn chưa được nhận thức đầy đủ, chưa được cụ thê hoá, vì
thế cần được tiếp tục nghiên cứu cụ thể hoá dé góp phần hoàn thiện hệ thống chính
tr nước ta
Hệ thong chính trị được định nghĩa là: “Hệ thống chính trị của một quốc gia là một cấu trúc của xã hội bao gồm các tổ chức chính trị đặc trưng của xã hội (nhà nước, các đảng phái chính trị, các tô chức chính trị - xã hội, các đoàn thể - phong
trào chính trị ) tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật chính thức hiện
hành, cùng với tổng thê các mối quan hệ chính trị ràng buộc, găn kết các tổ chức đó thành một chỉnh thể, thông qua đó, giai cấp cầm quyền thực hiện quyền lực chính trị
cua minh trong xã hội”
Trang 32Theo quan niệm về NNPQ chúng tôi đã nêu ở trên, bộ máy nhà nước và các
thiết chế chính trị - xã hội khác trong hệ thống chính trị có chức năng thể chế hoá
quyền lực của nhân dân thành luật pháp và đảm bảo cho luật pháp ấy được thực thi
Chính vì thế, tiếp tục đây mạnh xây dựng NNPQ XHCN, một phần quan trọng,
chính là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và cácthiết chế chính trị -
xã hội
Bên cạnh Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội
cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể chế hóa và đảm bảo quyền lực của nhân dân Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ quyền của
nhân dân trong việc tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật Thông qua các tổ chức xã hội của mình, tham gia đóng góp ý kiến, phản biện các chính sách pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước là sự thê hiện bản chất dân chủ, pháp quyền của chế độ ta
1.2.2 Tổ chức xã hội với việc thể chế hoá quyển lực của nhândân thành pháp
luật
Ở đây, vai trò của các tô chức xã hội trong việc thê chế hoá quyền lực của nhân
dân thành pháp luật thể hiện trọng tâm trong việc các tổ chức xã hội tham gia vào
quá trình phản biện các chính sách, pháp luật
Phản biện là hoạt động đưa ra nhận xét, đánh giá, phê bình và các khuyến nghị
về sự phù hợp của nội dung để án với mục tiêu và các điều kiện đã quy định hoặc
thực trạng đặt ra Về bản chất là hoạt động cung cấp thông tin, tư liệu, đưa ra các ý
kiến phân tích, đánh giá của chuyên gia và kiến nghị chỉnh sửa trong đề xuất, xây
dựng, thâm định, phê duyệt dé án, văn bản chính sách
Trong NNPQ, cần phải đảm bảo tính minh bạch, sự tham gia của công chúng
vào các hoạt động của các cơ quan công quyên Một trong những nguyên tắc trong
quá trình xây dựng và ban hành chính sách là các cơ quan nhà nước phải tạo điều
kiện cho nhân dân tham gia vào quá trình soạn thảo, hoạch định chính sách “Nhân
dân” ở đây được hiểu bao gồm và không giới hạn ở các đối tượng: cá nhân công
dân, các tô chức chính trị - xã hội, các tô chức xã hội dân sự, các nhóm lợi ích
Trang 33(doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp ), các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà
hoạt động thực tiễn và các cơ quan nhà nước Việc bảo đảm sự tham gia của “nhân
dân” trong quy trình soạn thảo, ban hành chính sách không chỉ làm cho các chính
sách, các biện pháp đưa ra hợp lý, nâng cao chất lượng của dự thảo, mà còn tăng tính khả thi của văn bản ban hành
Theo Khoản 7 Điều 22 Nghị định số 88/2003/NĐ-CP đã xác định các tô chức
xã hội có quyền "tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
đến nội dung hoạt động của hội theo quy định của pháp luật" Các tô chức xã hội có
quyền được góp ý, tư vẫn, tham mưu, phản biện các chính sách để một chính sách
khi được ban hành luôn đảm bảo lợi ích của đa số nhân dân Thông qua các ý kiến
của các tô chức xã hội, tính chủ quan, độc đoán trong quá trình hoạch định chính
sách sẽ được cải thiện đáng kể Các cá nhân đã có cơ hội tham gia với tư cách đại
diện cho một nhóm, một tập thể xã hội đối với các vấn đề chính sách; thiên hướng vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của số đông trởnên mạnh mẽ hơn
Bằng những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn của mình, các tổ chức xã hội
có thê tham gia góp ý, biện luận, khăng định và phê phán một vấn đề, quá trình kinh
tế xã hội nào đó nhằm hoàn thiện, đạt hiệu quả cao hơn cho sự việc và quá trình đó
Gần đây, xã hội đã và đang chú ý đến vai trò tư vấn, phản biện của các tô chức xã hội và hoạt động này đã có những đóng góp thiết thực vào chiến lược, kế hoạch, chương trình và dự án quốc gia hoặc địa phương Nhờ tính chuyên môn tương đối mạnh và độc lập, tự chủ trước pháp luật, các tổ chức xã hội có thể đóng vai trò điều
hòa mỗi quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong quá trình hoạch định và thực
hiện các chính sách kinh tế - xã hội Các tô chức xã hội giúp thiết lập và điều hòa
các mối quan hệ xã hội, điều tiết mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội, giữa các nhóm lợi ích, làm giảm mâu thuẫn xã hội Qua đó, các tô chức xã hội có thể giúp cải thiện chất lượng quản lý của nhà nước, thúc đây nhà nước đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của người dân, làm tăng quyên lực của người dân, tạo điều kiện cho phát triển
và dân chủ hóa
Trang 34Việc ban hành chính sách cũng có nhiều thay đổi, ngày càng có nhiều văn bản luật được công khai lấy ý kiến của người dân, chính sách được đưa ra ngày càng gần gũi thiết thực sát với tình hình thực tiễn và bảo đảm được tối đa quyền lợi của nhân dân Đây chính là tác động hai chiều, tạo ra cơ sở pháp lý mạnh mẽ hoàn thiện
các chính sách, hệ thống luật pháp đảm bảo thể chế hoá quyền lực của nhân dân
thành pháp luật Điều này đã cho thấy việc thể chế hoá quyền lực của nhân dân
thành pháp luật là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu ở Việt Nam hiện
nay Bản thân kết quả của quá trình này sẽ tạo ra một môi trường pháp lý đầy đủ,
hoàn thiện hơn cho hoạt động của các tổ chức xã hội ở Việt Nam nói riêng và cho
việc thê chế hoá quyền lực của nhân dân thành pháp luật nói chung
1.2.3Tồ chức xã hội với việc thực thi quyền lực của nhân dân
Trọng tâm của nội dung này là các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình giám
sát việc đảm bảo thực thi quyền lực của nhân dân.Giám sát là hoạt động của chủ thể
biểu hiện qua theo đõi, quan sát, xem xét, nhận định về việc làm của đối tượng chịu sự giám sát Mục đích của giám sát là xem xét việc làm của đối tượng bị giám sát có
đúng những điều quy định, những quy chế, chuẩn mực đã đặt ra; phát hiện những
khiếm khuyết trong tô chức và hoạt động của đối tượng bị giám sát để có những kiến nghị và biện pháp can thiệp, khắc phục kịp thời nhằm hướng hoạt động của đối tượng đi đúng hướng
Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay có hai loại giám sát là giám sát mang
tính quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) và giám sát xã hội mang
tính quyền lực nhân dân (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tô chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tô chức kinh tế, phương tiện thông tin đại chúng và
các cá nhân, cộng đồng )
Với bản chất NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, cách thức
tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước XHCN Việt Nam phải thể hiện được
quyền làm chủ của nhân dân đối với quyền lực nhà nước, thông qua nhiều hình thức
khác nhau Trong đó, giám sát xã hội thuộc về các tô chức xã hội mang tính quyền
lực nhân dân với tư cách là chủ thê của quyên lực nhà nước đôi với tô chức và thực
Trang 35hiện quyền lực nhà nước là một trong những điều kiện quan trọng, nhăm bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Khi thực hiện chức năng giám sát, các tổ chức xã hội không có mục đích đấu
tranh giành quyền lực nhà nước, nó chỉ cảnh báo, nhắc nhở nhà nước phải hoạt
động theo hướng dân chủ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, điều đó
được thê hiện qua các nội dung sau đây:
Thứ nhất, vai trò giám sắt của các tô chức xã hội đối với việc thực thi quyền lực
của Nhà nước góp phần bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan thực thi quyền lực
Nhà nước hiệu lực, hiệu quả Để đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân
dân không chỉ đòi hỏi sự kiểm tra, giám sát từ phía các cơ quan nhà nước mà quan
trọng hơn, đòi hỏi phải thiết lập được cơ chế giám sát hữu hiệu từ phía nhân dân -
chủ thê quyền lực nhà nước đối với các cơ quan và cán bộ thực thi quyền lực nhà
nước, kế cả đối với cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân trực tiếp bau
ra Các tổ chức xã hội đại diện cho nhân dân, thực hiện quyền và lợi ích của nhân
dân trong việc giám sát việc thực thi quyền lực của Nhà nước Các tổ chức xã hội
phát triển lành mạnh chắc chắn sẽ làm cho nhà nước dân chủ hơn, các hiện tượng
chuyên quyền độc đoán, quan liêu, tham nhũng sẽ giảm Thông qua các ý kiến của
các tổ chức xã hội, tính chủ quan, độc đoán trong quá trình hoạch định chính sách sẽ
được cải thiện đángkê
Thứ hai, vai tro giam sắt của các tô chức xã hội đối với việc thực thi quyền lực
của Nhà nước góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
nhân dân Đề đảm bảo tính minh bạch và sự tham gia của công chúng vào các hoạt
động của các cơ quan công quyền, đòi hỏi cần đặt ra nhiệm vụ giám sát lẫn nhau
giữa các lĩnh vực, giữa khu vực dân sự với Nhà nước Các cá nhân có cơ hội tham gia với tư cách đại diện cho một nhóm, một tập thê xã hội đối với các vấn đề chính
sách; thiên hướng vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của số đông trở nên mạnh mẽ hơn
Trong bối cảnh hiện nay, chức năng giám sát của các tô chức xã hội đối với việc
thực thi quyền lực của Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong việc đâu tranh chông các biêu hiện tiêu cực trong bộ máy nhà nước Thông qua giám sắt
Trang 36của các tổ chức XHDS, kỷ cương trong các cơ quan quyền lực Nhà nước được điều chỉnh thường xuyên, góp phần tạo nên bộ máy quyền lực trong sạch, vững mạnh Đồng thời, tăng cường giám sát từ phía nhân dân và dựa vào nhân dân sẽ góp phần
thực hiện được mục đích mà nhà nước đặt ra; đó là xây dựng nhà nước "của nhân
dân, do nhân dân và vì nhândân"
Thứ ba, vai trò giám sát của các tô chức xã hội đối với việc thực thi quyền lực
của Nhà nước thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước và nhân dân Thực
chất, quyền lực của Nhà nước xét đến cùng cũng là quyền lực của nhân dân được tô chức dưới hình thức những thiết chế quyền lực công, Nhà nước ra đời đề giải quyết tốt hơn những vấn đề vượt quá khả năng của các tô chức xã hội Ngược lại, có những vấn đề xã hội mà Nhà nước "không với tới"; hoặc những vấn đề mang tính chất cá nhân, nhóm nhỏ mà nhà nước không nên đứng ra giải quyết Khi đó, các tô chức xã hội sẽ đứng ra để giải quyết những vấn đêtrên.Trên thực tế, những vấn đề mà các tô chức xã hội phối hợp với Nhà nước cùng giải quyết rất đa dạng: vấn đề cán bộ, củng cố khối đoàn kết cộng đồng, xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, bảo
vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống bệnh tật, hỗ trợ
phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo Với hệ thống thiết chế tự quản và hệ thống quy phạm xã hội cho phép giải quyết các vấn đề xã hội bằng dư luận, tập quán,
mang tính tự nguyện, các tô chức xã hội đã trở thành trợ thủ đắc lực của Nhà nước
trong quá trình cùng thực hiện quyền và lợi ích của nhân dân Theo đó, Nhà nước và các tổ chức xã hội luôn song hành, bổ sung, thúc đây nhau cùng phát triển Tuy
nhiên, trên thực tế bên cạnh vai trò tích cực của đa số các tổ chức xã hội, vẫn còn một số tổ chức chưa thực sự đại diện cho giới, ngành nghề, nhóm, cộng đồng dân
cư mà mình đại diện; không tuân thủ nguyên tắc và mục đích đã được xác định khi thành lập Đặc biệt, một số tô chức xã hội có xu hướng vượt quá quyền hạn của mình, can thiệp quá sâu vào các công việc cua nhà nước, thậm chí gây lũng loạn các
hoạt động chính trị cả trong và ngoài nước Chính vì thế, cần phải có giải pháp phù
hop để quản lý, kiểm soát và định hướng hoạt động của các tổ chức xã hội; nhăm
mục tiêu thực hiện dân chủ rộng rãi trên phạm vi toan xã hội
Trang 37Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích một cách có hệ
thống các nội dung sau đây:
Một là, luận văn đã hệ thong hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức xã hội
và NNPQ xã hội Việt Nam với những quan niệm về nguồn gốc, bản chất, chức năng
của các tổ chức xã hội và NNPQ Việt Nam hiện nay Đây là những
tiền đề lý luận rất quan trọng cho việc xác định những nội dung trong về vai trò
của các tô chức xã hội đối với xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay
Hai là, luận văn đã nhận diện những nội dung về vai trò của các tổ chức xã hội
đối với xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay Vai trò này được phân tích dưới các góc độ: 1) Vai trò của các tô chức xã hội đối với thê chế hóa quyền lực của
nhân dân thành pháp luật; 2) Vai trò của các tô chức xã hội đối với thực thi quyền
lực của nhân dân
Ở góc độ thứ nhất, thông qua các tổ chức xã hội, quyền công dân và quyền con người phải được thể chế hoá thành pháp luật Quyền của nhà nước được bảo đảm
bằng nghĩa vụ công dân, quyền của công dân được bảo đảm bằng nghĩa vụ của nhà
nước Ở góc độ thứ hai, các tô chức xã hội được coi như thiết chế dân chủ dé giám sát việc thực thi quyền lực của nhân dân Đề đạt được như vậy thì nhà nước phải tạo
ra pháp luật ghi nhận, đảm bảo cho sự hoạt động và phat triển của các TCXH Pháp luật đó phải được giám sát từ khâu soạn thảo, ban hành đến thực thi Nhà nước được lập ra đề đại diện cho người dân, thể hiện ý chí nhân dân nhưng như phân tích ở trên sự lạm quyền luôn được đặt ra và không thể tránh khỏi Vì vậy các tô chức xã hội
chính là nhân tố bình đẳng cùng nhà nước phát hiện, ngăn ngừa những rủi ro đó
cũng như tham gia vào quá trình xây dựng phát triển xã hội
Trang 38Chương 2:
CAC TO CHỨC XÃ HỘI THỰC HIỆN VAI TRÒ XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYEN O VIET NAM HIỆN NAY
Khao sát thực thi vai trò của các tô chức xã hội và nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam hiện nay chúng tôi thấy rằng tùy thuộc chức năng, nhiệm vụ, điều kiện hoạt động của các tô chức xã hội mà có những tác động khác nhau tới nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Theo như phân tích trong chương 1,
luận văn làm rõ vai trò của các tổ chức xã hội đối ở Việt Nam với xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau
2.1 Khái quát chung về các tổ chức xã hội ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Lịch sử phát triển của tổ chức xã hội ở Việt Nam
Cùng với sự đô hộ của Pháp, tại Việt Nam vào cuối thế kỷ 19, nhiều loại hình tổ chức xã hội hiện đại bắt đầu xuất hiện như hội, đoàn thể, phong trào hướng đạo
sinh, hội truyền bá quốc ngữ Khái niệm hội đã được phổ biến và có mặt trong kỳ
thi tốt nghiệp trường hậu bổ năm 1918, khi các vị quan lại tương lai của triều đình
phải trả lời một số câu hỏi về hoạt động và cách tổ chức hội Nhiều hoạt động hội đã
mang lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển lòng yêu nước và dân trí như Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân Trong qúa trình vận động cách mạng trước năm 1945,
quyền lập hội và hội họp luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam đề cao như là một
mục tiêu quan trọng cần phải giành được từ chính quyền thực dân Sau khi giành
được độc lập năm 1945, ở miền Bắc Việt Nam đã có một số tổ chức đoàn thể quần
chúng được thành lập và trong một thời gian dài giữ vai trò quan trọng trong việc
củng cố khối đại đoàn kết dân tộc Theo mô hình XHCN, những tô chức xã hội lớn
truyền thống tồn tại từ trước cho đến lúc này là Mặt trận Tổ quốc, Tổng liên đoàn
lao động, Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ là những đoàn thể chính trị xã hội được
Đảng cộng sản Việt Nam lập ra nhằm tiếp cận và vận động quần chúng tham gia,
ủng hộ các chính sách của Đảng Các tổ chức này, vốn được thành lập từ khi Đảng
Cộng sản Việt Nam còn chưa nắm được chính quyền và có thể mang các tên gọi
khác nhau, nay chính thức hiện diện trong hệ thống chính trị Đề có thể huy động
Trang 39những người làm nghề tự do ủng hộ đường lối của Đảng và liên quan nhiều đến việc tạo ra một sự tương thích với thế giới, có một số hội nghề nghiệp cũng được
lập ra trong thời gian này như Hội luật gia, Tổng hội y học, một vài hội hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, khoa học Nhờ đó, nhà nước có thể quản lý
được chặt chẽ những người tham gia hội với sự bao cấp đầy đủ và toàn diện cho các
hội, tương xứng với trình độ phát triển lúc đó Kê từ khi đất nước thống nhất năm
1975, Việt Nam đã trải qua ba gia đoạn phát triển với những định hướng khá là
khác nhau và cùng với đó là những sự hiện diện khác nhau của các tô chức xã hội
dân sự trong đời sống xã hội
Giai đoạn 1975-1985
Thời kỳ này được đặc trưng bởi sự phục hồi đất nước theo mô hình kế hoạch
hoá tập trung: nền kinh tế được kế hoạch hoá chặt chẽ và kinh tế tư nhân không
được khuyến khích Rất nhanh chóng, mô hình này đã tỏ ra không phù hợp, kinh tế
suy thoái tram trọng, khủng hoảng xã hội xuất hiện và lan rộng Tuy nhiên, hoà bình
lập lại cũng đem lại một sự hồi phục các hoạt động xã hội trong nhân dân, bên ngoài
những hoạt động của nhà nước, mà các tô chức xã hội vốn đã có (cánh tay nối dài
của Đảng) không đáp ứng được đầy đủ Trước nhu cầu đó, Đảng cộng sản Việt Nam
đã thành lập thêm hai tổ chức chính trị xã hội mới là Hội Nông dân và Hội Cựu
chiến binh nhằm bao quát thêm hai nhóm đối tượng quần chúng rất quạn trọng ở
nước ta Đồng thời, cũng theo cách tiếp cận đó, dần dần xuất hiện các tổ chức xã hội
triển khai các chính sách của Đảng trong các nhóm nghề nghiệp hay loại hình hoạt
động lớn như nhóm khoa học và kỹ thuật, nhóm doanh nghiệp, nhóm các quan hệ quốc tế, nhóm hợp tác xã, nhóm hỗ trợ từ thiện được gọi chung là các tổ chức
chính trị - xã hội — nghề nghiệp với đặc trưng là chịu sự quản lý trực tiếp của các
ban chuyên trách của Đảng cộng sản Việt Nam thông qua các đảng đoàn Cuối
cùng, nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt nghề nghiệp, các hội nghề nghiệp, một số
đã có từ trước cũng được Chính phủ cho phép thành lập với các hoạt động có tính
thuần tuý chuyên môn, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật
Trang 40Giai đoạn 1986 đến nay
Chính sách Đôi mới được triển khai từ năm 1986 cho phép phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế được phục hồi từ sự tàn phá của
chiến tranh và bắt đầu phát triển, nhất là cơng nghiệp khai khống và những ngành sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nhưng có nhiều hậu quả xã hội không mong muốn, đặc biệt là y tế, giáo dục và tại vùng sâu vùng xa cũng như trong những nhóm xã
hội đặc thù như dân tộc thiêu số, phụ nữ, trẻ em Từ đó, xuất hiện nhu cầu của xã
hội tới việc quan tâm và bảo vệ lợi ích cho các cộng đồng và các nhóm đặc thù đó
trong quá trình hình thành nên kinh tế thị trường, cũng như hỗ trợ những nhóm bị
tác động trong những tình huống khẩn cấp nhằm đảm bảo ổn định xã hội Trong khi
đó, sự hội nhập trở lại với đời sống quốc tế cho phép có sự xuất hiện của các tổ
chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam với những hoạt động đa dạng, những
phương thức hoạt động và mô hình tổ chức mới mẻ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân đối với những vấn đề mà đời sống xã hội đặt ra Các tổ chức quốc tế này cần sự cộng tác của các tô chức người Việt Cùng với các hội và hiệp hội ngành
nghề, các tổ chức khoa học ngoài công lập được phép thành lập để đón nhận và đáp
ứng những đòi hỏi mới mẻ này: họ có cùng mục tiêu hoạt động rõ ràng và tư cách
pháp nhân đầy đủ Điểm lưu ý ở đây là mặc dù mang danh nghĩa là các tô chức
khoa học, những hoạt động của họ không chỉ tập trung trong lĩnh vực khoa học mà
còn bao gồm cả những hoạt động can thiệp và hỗ trợ cộng đồng Giai đoạn này
được đặc trưng bằng việc làm quen của xã hội Việt Nam với sự ton tai những hoạt
động ngoài nhà nước và các mô hình tổ chức nhằm có thể đáp ứng được một cách
hiệu quả các nhiệm vụ đó, cũng như bước đầu tập triển khai các hoạt động mới mẻ
này Đồng thời, cũng quan sát thấy sự phục hồi của các tô chức xã hội kiểu truyền thống như các hội đồng hương, đồng tuế cũng như bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi,
đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam, các tô chức cộng đồng, các tổ chức phi lợi nhuận,
từ thành lập dé hỗ trợ cho các nhóm yéuthế trong xã hội
Kể từ năm 1995 trở đi Việt Nam nỗ lực xây dựng các định chế quản lý kinh tế
và xã hội theo định hướng thị trường, hội nhập các định chế quản lý với thế giới