Kỹ thuật trạm mặt đất

100 3.5K 13
Kỹ thuật trạm mặt đất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật trạm mặt đất

Chương 2 :Kỹ thuật trạm mặt đất CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG VỆ TINH VSAT1.1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG. VSAT (Verry Small Aperture Terminal) :trạm mặt đất khẩu độ nhỏ là một phương tiện truyền thông hiệu quả về mặt kinh tế với các đặc tính đặc trưng, VSAT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong viễn thông phục vụ cho các ứng dụng nhất định nào đó.Trong chương này giải thích các khái niệm cơ bản về trạm mặt đất VSAT, sơ lược hoạt động và cấu trúc như thế nào cũng như các ứng dụng cụ thể. Ngoài ra còn trình bày tính năng trong ứng dụng và cả các giao diện mặt đất.1.2. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG VSAT.1.2.1.Giới thiệu chung.VSAT (Verry Small Aperture Terminal) trạm mặt đất khẩu độ nhỏ hay đầu cuối khẩu độ nhỏ, được sử dụng phổ biến trong dịch vụ vệ tinh cố định (FSS) . đây là kiểu phân phối dữ liệu trực tiếp tới người sử dụng. Tại Mỹ từ năm 1981 các hệ thống cỡ nhỏ được dùng cho các ứng dụng chuyên dùng và là các trạm mặt đất một chiều (One Way). Các trạm mặt đất được trang bị các anten với đường kính 0.6 m và có khả năng thu dữ liệu với tốc độ bít thấp (0,3 ÷ 9,6 Kbit/s) và được phát đi thông qua trạm mặt đất trung tâm (Hub). Do việc thu được thực hiện trên anten có đường kính nhỏ như vậy vệ tinh cần phải có một hệ số phát xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) rất cao. Vì vậy việc ứng dụng kỹ thuật truy cập và điều chế trải phổ để tránh can nhiễu đến từ các hệ thống thông tin khác sử dụng cùng băng tần. Từ năm 1984, các hệ thống hai chiều (Two Way) vẫn dựa trên các nguyên lý trên cũng được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên sau đó cũng xuất hiện thế hệ mới băng tần là 14/12Ghz, với khả năng đảm bảo thông lượng dữ liệu rất cao (64 kbit/s) mặc dù đường kính anten có lớn hơn (trên 1.2 m) và sử dụng kỹ thuật điều chế khác (kết hợp TDM/TDMA).1.2.2 Đặc tính của hệ thống VSAT. Các trạm mặt đất VSAT thường sử dụng trong các mạng khép kín ở các ứng dụng có tính chuyên dụng, kể cả quảng bá thông tin lẫn trao đổi thông tin.Sinh viên:Trương Văn Lợi-ĐTVT.K50.QN Chương 2 :Kỹ thuật trạm mặt đất  Các trạm mặt đất VSAT (từ xa) thường thiết lập trực tiếp ở khuôn viên hoặc những nơi không được giám sát thường xuyên. Các trạm mặt đất VSAT thường là thành phần của một mạng hình sao bao gồm một trạm trung tâm (Hub) tương đối lớn và nhiều trạm VSAT từ xa. Tuy nhiên một vài mạng lại hoạt động theo cấu hình điểm nối điểm hoặc theo cấu hình mạng lưới không cần Hub.1.2.3. Cấu hình trạm VSAT. 1.2.3.1.Giới thiệu: -Nhờ sự phát triển của thành tựu khoa học công nghệ, đã chế tạo ra được các bộ khuếch đại có công suất lớn, các bộ khuếch đại có tạp âm nhỏ, cùng với sự ra đời của các trạm vệ tinh có công suất khuếch đại cao. Nên đã đưa tới sự phát triển của các trạm vệ tinh có khẩu độ an ten nhỏ VSAT . Hệ thống VSAT cho phép các trạm mặt đất có kích thước rất nhỏ, giá thành thấp, đường kính anten có thể nhỏ từ 0,9m đến 1,8m và công suất phát của trạm cở vài oát.Một mạng VSAT bao gồm một vệ tinh hay một phần vệ tinh, một trạm chính có anten khoảng 4,5m ÷10m và gồm một số lượng lớn từ vài chục đến vài trăm ngàn trạm đầu cuối VSAT với các anten nhỏ.Hình:1-1:Các thành phần chính của trạm VSATQuỹ đạo của vệ tinh VSAT là quỹ đạo địa tĩnh và phải có vùng phủ sóng rộng. Cấu hình trạm VSAT được chia làm ba thành phần bao gồm: Anten, khối ngoài trời Sinh viên:Trương Văn Lợi-ĐTVT.K50.QN Chương 2 :Kỹ thuật trạm mặt đất (ODU-Outdoor unit) và khối trong nhà (IDU-Indoor unit). Bộ HPA có thể được gắn thêm để khuếch đại công suất phát lên 20W. Thường chỉ được sử dụng ở trạm HUBHính :1-2:Sơ đồ cấu hình trạm VSAT1.2.3.2.Cấu hình modem TRES: (Trunking Earth Station-Trạm trung kế mặt đất) Hính:1-3:Sơ đồ Cấu hình modem TRESa.An ten - Loại anten: Thường là anten Offset nhằm hạn chế búp sóng phụ, đồng thời tăng hiệu suất anten. Để giảm tổn hao trong các mạch ghép nối nên bộ chiếu xạ thường Sinh viên:Trương Văn Lợi-ĐTVT.K50.QN Chương 2 :Kỹ thuật trạm mặt đất được thích hợp với khối ODU và được đặt tại tiêu điểm của mặy phản xạ Parabol. Mặt phản xạ thường được làm bằng nhôm và được gắn với thiết bị giá đỡ đơn giải nhằm có thể lắp ráp một cách linh hoạt. Do phạm vị chuyển động của anten vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh luôn nằm trong búp sóng chính cuả anten tram mặt đất VSAT, nên anten tram mặt đất không cần có hệ thống bám -Đường kính:Tuỳ thuộc vào hệ số phẩm chất yêu cầu, công suất bức xạ tương đương đẳng hướng của trạm VSAT khi xét đến yêu cầu của dịch vụ cũng như khả năng của vệ tinh và vùng địa lý của trạm. Với băng Ku: đường kính anten là 1.2m÷1,8m song với vùng có nhiều mưa như Việt Nam thì đường kính anten là 1,8m÷2,4m. Với băng C : để hạn chế gây nhiễu sang các hệ thống vệ tinh lân cận nên đường kính anten thường yêu cầu lớn hơn băng Ku. Tuy nhiên bằng cách sử dụng kỹ thuật trải phổ anten trạm VSAT băng C có đường kính anten chỉ cần 0,6m÷1,2m.b.Khối ngoài trời : Bao gồm bộ biến đổi tạp âm thấp LNB (khuếch đại tạp âm thấp LNA và biến đối xuống), bộ biến đổi lên và bộ khuếch đại công suất cao HPA.Hình :1-4:sơ đồ khối ngoài trời của trạm VSATc. Cáp IFL ( Inter Facility Link): là cáp đồng trục có trở kháng 50Ω, có chiều dài < 300m. Có nhiệm vụ truyền tải tín hiệu IF (thường 1GHz÷2GHz) từ khối ODU tới khối IDU, truyền điện áp DC, tín hiệu chuẩn 10MHz, Sinh viên:Trương Văn Lợi-ĐTVT.K50.QN Chương 2 :Kỹ thuật trạm mặt đất đ.Khối trong nhà: Thường bao gồm modem IF (điều chế / giải điều chế ) và bộ xử lý băng gốc được kết nối với thiết bị đầu cuối DTE qua giao diện chuẩn. Đối với VSAT cho dịch vụ thoại cần có thiết bị ADC để chuyển đổi tín hiệu thoại tương tự sang tín hiệu số Hình:1-5:Sơ đồ khối trong nhà của trạm VSATe.Tuyến phát: TRES nhận dữ liệu từ DTE qua giao tiếp vào ra để truyền tới bộ điều chế. Bộ điều chế sẽ mã hoá sau đó sử dụng điều chế dịch pha thành sóng mang trung tần (185MHz) đưa ra ngõ phát.→Sóng mang trung tần được ghép tại thiết bị phân phối nguồn (PDS-M) để đưa tới thiết bị ngoài trời bằng cáp IFL.→Tại ODU, sóng mang được tách kênh sau đó dịch tần lên băng C và được khuếch đại trước khi tới OMT của antenf.Tuyến thu: Sóng mang thu về từ vệ tinh được LNB khuếch đại và dịch tần xuống băng L trước khi đưa vào ODU.→→Tại ODU, sóng mang thu được ghép trước khi đưa xuống thiết bị phân phối nguồn (PDS-M) bằng cáp IFL→Tại thiết bị phân phối nguồn (PDS-M),sóng mang thu được tách kênh rồi đưa xuống modem TRES→→Bộ giải điều chế sẽ giải điều chế, dịch tần sóng mang xuống băng L, giải mã thành chuỗi dữ liệu truyền qua cổng I/O tới DTE. Modem TRES có chức năng:Mã hoá sửa sai, điều chế và giải điều chế Thiết bị phân phối nguồn PDS-M có chức năng: Cung cấp nguồn DC cho ODU, tách ghép tần số phát và tần số thu và cung cấp tín hiệu ổn đinh 10MHz làm Sinh viên:Trương Văn Lợi-ĐTVT.K50.QN Chương 2 :Kỹ thuật trạm mặt đất chuẩn cho ODU.g.Giám sát và điều khiển M&C:(Monitoring and control)- Việc giám sát và điều khiển được thực hiện bằng phần mềm TRES M&C (MonitorAnd Control) của Hughes.- Chương trình M&C được cài đặt trên nền Window 95/98.- Kết nối máy tính với Modem TRES qua cổng COM1 (mặc định)- Tốc độ Boud là 24Kb/s.1.2.3.3.Cấu hình các trạm VSAT.Các trạm VSAT được kết nối với nhau bằng các tuyến Uplink và Downlink. Tuỳ thuộc vào loại hình dịch vụ được cung cấp, tổ chức mạng các trạm VSAT có thể theo các cấu hình sau:Cấu hình hình sao: (Điểm nối đa điểm): Là kiểu tổ chức được dùng phổ biến nhất hiện nay. Trong đó các trạm VSAT muốn liên lạc với nhau đều phải thông qua trạm HUB để quản lý và điều hành hoạt động của mạng. Trạm này được nối với máy tính chủ và được kết nối với mạng thông tin công cộng. Tất cả các đầu cuối ở xa đều được chuyển tiếp qua bộ xử lý trung tâm của trạm. Đường thông tin phải đi qua vệ tinh hai lần nên trễ đường truyền lớn khoảng 513ms, điều này đã làm giảm chất lượng liên lạc thoại đối với các dịch vụ hội nghị. Với cấu hình này trễ đường truyền lớn.Hình:1-6 :Cấu hình hình sao Với trạm mặt đất HUB : Có quy mô lớn hơn trạm VSAT lẻ (Remote), đườngkính an ten băng C là từ 7m÷18m, đường kính an ten băng Ku là từ (3,5m÷11m) mức khuêch đại công suất của HPA khoảng 400W.Sinh viên:Trương Văn Lợi-ĐTVT.K50.QN Chương 2 :Kỹ thuật trạm mặt đất Cấu hình hình lưới (Điểm nối điểm): Các trạm VSAT có thể liên lạc trực tiếp với nhau mà không cần phải thông qua trạm HUB để điều khiển. là kiểu cấu hình mà các trạm VSAT đều có vai trò như nhau. Yêu cầu các trạm VSAT phải có anten kích thước lớn hơn các trạm VSAT tổ chức theo cấu hình hình sao, nhằm đạt được EIRP lớn đáp ứng yêu cầu của đường lên và phải tăng công suất vệ tinh nên cấu hình này ít được sử dụng. Trễ đường truyền nhỏ khoảng 240 ms.Hình :1-7:Cấu hình hình lưới-Cấu hình lai ghép: Để bảo đảm yêu cầu dịch vụ và độ tin cậy người ta dùng cấuhình lai ghép giữa cấu hình hình sao và cấu hình hình lưới.1.3.ĐẶT ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG VSAT.Các hệ thống VSAT thường được sử dụng dưới hình thức tư nhân, một nhóm người sử dụng khép kín, hay các mạng thông tin số trong đó các trạm VSAT từ xa được thiêt lập trực tiếp tại khuôn viên của người sử dụng từ xa.Xét mạng VSAT có những ưu điểm so với các mạng thông tin mặt đất khác: Khả năng cung cấp dịch vụ lớn do tầm phủ sóng lớn. Việc triển khai mạng trở nên linh hoạt nhờ việc dễ dàng thay đổi cấu hình và cho phép thiết lập các VSAT mới ở bất kỳ nơi nào nằm trong vùng phủ sóng. Khả năng quảng bá thông tin, đặc biệt là đối với việc phân phối dữ liệu. Khả năng truyền dẫn với tốc độ bit cao, thường là 64, 128 Kbit/s hay hơn. Chi phí thông tin không phụ thuộc vào khoảng cách. Không có nút mạng trung gian giữa người sử dụng đầu cuối và hệ thốngSinh viên:Trương Văn Lợi-ĐTVT.K50.QN Chương 2 :Kỹ thuật trạm mặt đất thông tin trung tâm (Hub). Điều này làm cho hệ thống VSAT có đặc tính hoạt động rất cao như độ tin cậy, độ sẵn dùng và chất lượng truyền dẫn cao (lỗi Bit-Ber thấp). Nhưng mạng VSAT cũng còn nhược điểm trễ truyền dẫn trên đường truyền vệ tinh. Do đó cần phải chú ý đến các giao thức ứng dụng và thông tin phải có khả năng thích ứng với việc xử lý thời gian trễ này (đặc biệt là mạng GSM).1.4. ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG VSAT1.4.1.Các ứng dụng trong thông tin một chiều.1.4.1.1. Phân phối dữ liệu và phân phối tín hiệu Video.Ứng dụng phân phối dữ liệu (truyền thông dữ liệu) là ứng dụng phổ biến nhất của thông tin một chiều, tức là phân phối thông tin dưới dạng tín hiệu số từ Hub tới tất cả các thuê bao hoặc một số các giới hạn trong thuê bao (như: tin tức, thông cáo báo chí, thông tin thời tiết, truyền hình giải trí .).Việc phân phối tín hiệu Video tới các trạm VSAT có thể thực hiện dưới hai hình thức chính: Dùng VSAT thu các tín hiệu Video (hoặc truyền hình) ở tốc độ bít thấp (1.5 hay 2.4Mbit/s), tức là hoạt động theo chế độ bình thường. Thu các tín hiệu số hay tín hiệu TV/FM truyền thống (analog), dưới dạng chức năng phụ trợ của VSAT. Chức năng thường được thực hiện thông qua một cổng ra phụ ở khối chuyển đổi nhiễu thấp (LNC).1.4.1.2 .Thu nhập dữ liệu.Các VSAT một chiều có thể sử dụng ở hướng ngược lại từ trạm VSAT đến các Hub cho mục đích thu nhập dữ liệu. Nghĩa là truyền dữ liệu tự động thông qua VSAT từ các bộ cảm biến từ xa. Các ứng dụng phổ biến là giám sát khí tượng hay môi trường, giám sát mạng truyền tải điện tự động…4.2 Các ứng dụng trong thông tin hai chiều.1.4.2.1 Truyền dữ liệu.Sinh viên:Trương Văn Lợi-ĐTVT.K50.QN Chương 2 :Kỹ thuật trạm mặt đất Thông tin vệ tinh VSAT hai chiều bổ sung thêm cho các dịch vụ thông tin một chiều ở trên, các dịch vụ thông tin VSAT hai chiều mang lại một phạm vi ứng dụng gần như không giới hạn.Đối với truyền dữ liệu, các mạng VSAT thương mại ngày càng sử dụng phổ biến cho rất nhiều hình thức truyền dữ liệu khác nhau, đặc biệt là với truyền dữ liệu hai chiều. Điều này làm cho tính linh động của mạng tăng lên rất nhiều và đặc biệt là đối với kiểu truyền dữ liệu và file theo phương pháp tương hổ hoặc theo kiểu luân phiên hỏi đáp. Trong thực tế các mạng VSAT hoạt động tương tự như “Mạng dữ liệu chuyển mạch gói (PSDN)”. Các ứng dụng điển hình của mạng như: chuyển đổi truyền trọn gói các file dữ liệu quản lý trong kinh doanh từ các chi nhánh về trung tâm xử lý dữ liệu, thu thập dữ liệu và đặc biệt cung cấp dịch vụ điều khiển và giám sát dữ liệu theo yêu cầu (SCADA), các dịch vụ thư điện tử, xử lý từ xa các VSAT có thể truy cập vào một máy tính chủ thông qua Hub.1.4.2.2 Video hội nghịĐối với truyền Video hội nghị, theo sự phát triển kỹ thuật nén hình ảnh số, các bộ mã hoá và giải mã (coder) video tốc độ bít thấp đã tạo điều khiển cho việc thực thi hình thức video hội nghị phục vụ cho các hoạt động kinh doanh với mục đích tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại.1.5.CÁC ĐẶC TÍNH TIÊU BIỂU CỦA VSAT.1.5.1. Kích thước mạng, số lượng VSAT trong một mạng.Mạng được định nghĩa ở đây như một công cụ phục vụ cho một nhóm người sử dụng khép kín. Nó có thể là một mạng hoàn toàn độc lập hoặc là một mạng con được triển khai trên cơ sở một Hub chia sẽ. Nhưng xét về mặt thiết bị thì kích thước của mạng vẫn tuỳ thuộc vào dung lượng luồng dữ liệu, tức là dựa trên: Số người cần phục vụ, nói chung một người sử dụng cũng chính là một VSAT (từ xa). Tuy nhiên một VSAT cũng có thể phục vụ cho một số người sử dụng bằng cách kết nối nó với một mạng dữ liệu nội hạt (LANs) hoặc kể cả với một mạng mặt đất.Sinh viên:Trương Văn Lợi-ĐTVT.K50.QN Chương 2 :Kỹ thuật trạm mặt đất  Đặc tính luồng dữ liệu, khả năng biến đổi và các yêu cầu về dung lượng. Ở đây các đặc điểm quan trọng nhất có liên quan đến các kiểu luồng dữ liệu và khả năng tương thích của nó, đó là:⇒ Các luồng dữ liệu tốc độ bit thấp liên kết qua lại.⇒ Tốc độ truyền bản tin mong muốn (nghĩa là khoảng thời gian trung bình giữa hai bản tin, đặc biệt là trong các thời điểm thông lượng là cực đại) và chiều dài bản tin cần truyền đi từ các VSAT từ xa.⇒ Nội dung của các bản tin phúc đáp từ Hub.⇒ Độ trể đáp ứng chấp nhận được.⇒ Chuyển đổi và chuyển tải dữ liệu khối.⇒ Có thể có các yêu cầu truyền dẫn với mật độ luồng thông tin cao ở tuyến ra và kể cả tuyến vào (ở thời gian cao điểm và không cao điểm).⇒ Có thể có các yêu cầu về luồng thông tin thoại.1.5.2.Các yêu cầu đối với phần không gian.Các yếu tố chính quyết định các yêu cầu về phân vùng không gian (và vì vậy quyết định chi phí phân vùng không gian, là một phần quan trọng của chi phí toàn bộ hệ thống). Các đặc tính của bộ phát đáp vệ tinh (EIRP, dải biến đổi mật độ công suất thu, độ rộng băng tần). Thông số G/T của các trạm mặt đất thu, và đặc biệt là các trạm mặt đất từ xa. Số lượng và dữ liệu của các sóng mang TDM tuyến ra. Do kích thước nhỏ của anten VSAT nên đây chính là yếu tố quyết định chủ yếu cho toàn bộ thông số EIRP cần thiết của bộ phát đáp (bộ phát đáp thường hoạt động ở chế độ công suất giới hạn). Số lượng và tốc độ dữ liệu của các sóng mang TDM tuyến vào. Đây là yếu tố quyết định cho độ rộng băng tần của bộ phát đáp. Tất nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số yếu tố khác nữa như chất lượng truyền dẫn (lỗi BER), độ sẵn dùng và môi trường can nhiễu.Sinh viên:Trương Văn Lợi-ĐTVT.K50.QN [...]... Còn đối với trạm mặt đất thì cần có những chỉ tiêu kỹ thuật nào? Chương này với mô tả những xem xét chính yêu cầu trong thiết kế trạm mặt đất VSAT (trạm từ xa và cả Hub) và mô tả đặc tính của vài hệ thống của một trạm Hub của các khối thiết bị chính của nó, sự tối ưu hóa cũng như những ràng buột kỹ thuật và giá 2.2.VSAT - KỸ THUẬT TRẠM MẶT ĐẤT 2.2.1 Cấu trúc chung Theo chức năng trạm mặt đất VSAT được... suất trạm thay đổi thiết lập tuyến phát mặt đất cao Sinh viên:Trương Văn Lợi-ĐTVT.K50.QN  Chương 2 :Kỹ thuật trạm mặt đất CDMA - Chịu được nhiễu và méo - Chịu được sự thay đổi các thông số khác nhau của đường truyền dẫn - Bảo mật tiếng nói cao - Hiệu quả sử dụng băng tần kém - Độ rộng băng tần truyền dẫn yêu cầu lớn - Phù hợp với các hệ thống có trạm thu dung lượng nhỏ 2.6.KỸ THUẬT TRẠM MẶT ĐẤT HUB... cần phải có công suất càng lớn càng tốt, do vậy ở trạm mặt đất sử dụng bộ khuếch đại Sinh viên:Trương Văn Lợi-ĐTVT.K50.QN  Chương 2 :Kỹ thuật trạm mặt đất công suất cao HPA Chức năng cơ bản của một bộ khuếch đại công suất cao HPA trong một trạm mặt đất là khuếch đại các sóng mang cao tần RF ở mức thấp được cung cấp bởi các thiết bị truyền thông mặt đất phát thành mức công suất đủ cao để đưa ra anten...  Chương 2 :Kỹ thuật trạm mặt đất CHƯƠNG II: KỸ THUẬT TRẠM MẶT ĐẤT 2.1.GIỚI THIỆU CHƯƠNG Một vệ tinh thông tin yêu cầu để cung cấp dịch vụ bên trong một vùng địa lý trong thời gian sống của nó Việc thiết kế được điều khiển bởi khả năng thông tin của vệ tinh VSAT, môi trường vật lý mà nó hoạt động và yêu cầu công nghệ Thiết kế một vệ tinh VSAT bắt đầu với sự tổng hợp tất cả các yêu cầu kỹ thuật của tàu... vai trò rất quan trọng trong trạm mặt đất để vừa khuếch đại tín hiệu lên vừa không làm giảm chất lượng tín hiệu Các yêu cầu kỹ thuật đối với bộ khuếch đại tạp âm thấp: Bộ LNA có ảnh hưởng quan trọng đến hệ số phẩm chất G/T của trạm mặt đất vì bộ LNA đóng vai trò quyết định tạo nên nhiệt độ tạp âm hệ thống, bởi lẽ nó là tầng khuếch đại đầu tiên trong tuyến thu Một trạm mặt đất thông tin vệ tinh tiêu chuẩn... có mặt phản xạ hình elip có khả năng cải thiện đặc tính búp sóng phụ, phù hợp với việc tránh nhiễu cho các vệ tinh kế cận 2.2.3 Các loại anten trạm VSAT Có nhiều loại anten khác nhau có thể sử dụng ở trạm mặt đất và HUB Tuỳ theo tiêu chuẩn từng loại trạm mà đường kính của anten thu – phát trạm mặt đất thông thường có đường kính từ (0.6 ÷ 30 ) m 2.2.3.1 Anten Parabol Nguyên lý cấu tạo: gồm một mặt. .. khiển và xử lý thu/phát  Thiết bị giao tiếp đường truyền mặt đất  Các Bus hiệu dụng và Bus luồng thông tin • Trung tâm điều khiển mạng NNC và các bàn điều khiển Sinh viên:Trương Văn Lợi-ĐTVT.K50.QN  Chương 2 :Kỹ thuật trạm mặt đất Dữ liệu cần truyền đến các trạm VSAT ở xa sẽ được truyền từ máy tính chủ đến Hub thông qua các đường truyền mặt đất, sau đó đi vào Hub qua LIE và được đưa đến TX PCE, sau... đối với trạm thu Đồng thời phương pháp này tốn kém kênh truyền Sinh viên:Trương Văn Lợi-ĐTVT.K50.QN  Chương 2 :Kỹ thuật trạm mặt đất Mô hình vẽ như sau:  Vệ tinh thông tin Phát f5 thu f2 Phát : f1 ,f2 ,f3 Thu : f4 ,f5 ,f6 f1 A -> B f2 f3 A-> C A->D Phát f6 thu f3 Phát f4 thu f1 f4 f5 B ->A C -> A f6 D -> A 2.5.3 Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) Là một hệ thống các trạm thu mặt đất dùng... là khung TDMA Khung thời gian này sẽ chia ra làm nhiều khoảng tương ứng với mỗi trạm mặt đất Mỗi trạm sẽ phát sóng theo theo khe thời gian của khung quy định.Đồng thời giữa các khe thời gian cần một khoảng thời gian trống để tín hiệu các trạm không chồng nhau về thời gian tại trạm phát đáp Tương tự tại các trạm thu mặt đất, để lấy được tin tức cần được xác định đúng khe thời gian để lấy sóng mang của... lên vệ tinh Trong các hệ thống vô tuyến trên mặt đất, khoảng cách giữa các trạm chuyển tiếp chỉ vài chục km nên công suất ra máy phát khoảng 10 W So với hệ thống thông tin vệ tinh do khoảng cách chuyển tiếp dài khoảng 36000 km nên một trạm mặt đất lớn phát với công suất khoảng vài trăm W đến vài chục KW 2.3.3.Bộ đổi tần (FC: Frequency Converter) -Các trạm mặt đất vệ tinh thông tin thực hiện nhiệm vụ thu . lớn.Sinh viên:Trương Văn Lợi-ĐTVT.K50.QN Chương 2 :Kỹ thuật trạm mặt đất CHƯƠNG II: KỸ THUẬT TRẠM MẶT ĐẤT2.1.GIỚI THIỆU CHƯƠNG.Một vệ tinh thông tin yêu. hóa cũng như những ràng buột kỹ thuật và giá.2.2.VSAT - KỸ THUẬT TRẠM MẶT ĐẤT.2.2.1. Cấu trúc chung. Theo chức năng trạm mặt đất VSAT được chia làm ba phần:

Ngày đăng: 20/11/2012, 11:31

Hình ảnh liên quan

 Các trạm mặt đất VSAT thường là thành phần của một mạng hình sao bao - Kỹ thuật trạm mặt đất

c.

trạm mặt đất VSAT thường là thành phần của một mạng hình sao bao Xem tại trang 2 của tài liệu.
1.2.3.2.Cấu hình modem TRES: (Trunking Earth Station-Trạm trung kế mặt đất)  - Kỹ thuật trạm mặt đất

1.2.3.2..

Cấu hình modem TRES: (Trunking Earth Station-Trạm trung kế mặt đất) Xem tại trang 3 của tài liệu.
Hính :1-2:Sơ đồ cấu hình trạm VSAT - Kỹ thuật trạm mặt đất

nh.

1-2:Sơ đồ cấu hình trạm VSAT Xem tại trang 3 của tài liệu.
Hình:1- 4:sơ đồ khối ngoài trời của trạm VSAT - Kỹ thuật trạm mặt đất

nh.

1- 4:sơ đồ khối ngoài trời của trạm VSAT Xem tại trang 4 của tài liệu.
Hình:1-5:Sơ đồ khối trong nhà của trạm VSAT - Kỹ thuật trạm mặt đất

nh.

1-5:Sơ đồ khối trong nhà của trạm VSAT Xem tại trang 5 của tài liệu.
1.2.3.3.Cấu hình các trạm VSAT. - Kỹ thuật trạm mặt đất

1.2.3.3..

Cấu hình các trạm VSAT Xem tại trang 6 của tài liệu.
Cấu hình hình lưới (Điểm nối điểm): Các trạm VSAT có thể liên lạc trực tiếp với nhau mà không cần phải thông qua trạm HUB để điều khiển - Kỹ thuật trạm mặt đất

u.

hình hình lưới (Điểm nối điểm): Các trạm VSAT có thể liên lạc trực tiếp với nhau mà không cần phải thông qua trạm HUB để điều khiển Xem tại trang 7 của tài liệu.
Các chức năng quản trị mạng được sử dụng để cấu hình và vận hành mạng, ví dụ để cảnh báo cho người quản trị mạng một số trường hợp cần phải loại trừ trong  một số giao diện với người sử dụng, chẳng hạn như hủy bỏ một đường tryền không  mong muốn hoặc phát - Kỹ thuật trạm mặt đất

c.

chức năng quản trị mạng được sử dụng để cấu hình và vận hành mạng, ví dụ để cảnh báo cho người quản trị mạng một số trường hợp cần phải loại trừ trong một số giao diện với người sử dụng, chẳng hạn như hủy bỏ một đường tryền không mong muốn hoặc phát Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình:1-9: Cấu hình hổ trợ giao thức SDLC. - Kỹ thuật trạm mặt đất

nh.

1-9: Cấu hình hổ trợ giao thức SDLC Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình :2-1. Anten phản xạ parabol - Kỹ thuật trạm mặt đất

nh.

2-1. Anten phản xạ parabol Xem tại trang 21 của tài liệu.
Hình:2- 2. Anten 2 gương Cassegrain - Kỹ thuật trạm mặt đất

nh.

2- 2. Anten 2 gương Cassegrain Xem tại trang 22 của tài liệu.
Mô hình vẽ như sau: - Kỹ thuật trạm mặt đất

h.

ình vẽ như sau: Xem tại trang 30 của tài liệu.
khe thời gian trong khung mà không ảnh hưởng gì tới các thiết bị phần cứng.Hình ảnh khung TDMA như sau: - Kỹ thuật trạm mặt đất

khe.

thời gian trong khung mà không ảnh hưởng gì tới các thiết bị phần cứng.Hình ảnh khung TDMA như sau: Xem tại trang 31 của tài liệu.
-Khi cần gửi đi dữ liệu dạng nhị phân (hình a), để thực hiện điều chế PSK cho tín hiệu này trước hết người ta mã hóa các bit 0’, 1’ thành mã tốc độ cao hơn, sau  đó đưa vào điều chế PSK như hình vẽ, như thế sẽ trải phổ của tín hiệu ra cả băng tần. - Kỹ thuật trạm mặt đất

hi.

cần gửi đi dữ liệu dạng nhị phân (hình a), để thực hiện điều chế PSK cho tín hiệu này trước hết người ta mã hóa các bit 0’, 1’ thành mã tốc độ cao hơn, sau đó đưa vào điều chế PSK như hình vẽ, như thế sẽ trải phổ của tín hiệu ra cả băng tần Xem tại trang 31 của tài liệu.
-Cấu hình trạm mặt đất đơn giản. - Kỹ thuật trạm mặt đất

u.

hình trạm mặt đất đơn giản Xem tại trang 32 của tài liệu.
Các mạng VSAT thường được thiết kế theo một mạng cấu trúc hình sao mà trong đó một trạm mặt đất trung tâm và được gọi là Hub, và được nối kết đến một  lượng lớn các trạm VSAT đặt phân tán rải rác ở xa về phương diện địa lý - Kỹ thuật trạm mặt đất

c.

mạng VSAT thường được thiết kế theo một mạng cấu trúc hình sao mà trong đó một trạm mặt đất trung tâm và được gọi là Hub, và được nối kết đến một lượng lớn các trạm VSAT đặt phân tán rải rác ở xa về phương diện địa lý Xem tại trang 33 của tài liệu.
Hình :2-4. Sơ đồ khối đơn giản hóa của một Hub. - Kỹ thuật trạm mặt đất

nh.

2-4. Sơ đồ khối đơn giản hóa của một Hub Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình:2-5. Sơ đồ cấu tạo bộ phát đáp - Kỹ thuật trạm mặt đất

nh.

2-5. Sơ đồ cấu tạo bộ phát đáp Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình: 2-6. Sơ đồ bộ thu băng rộng - Kỹ thuật trạm mặt đất

nh.

2-6. Sơ đồ bộ thu băng rộng Xem tại trang 42 của tài liệu.
Hình: 2-8. Sơ đồ bộ ghép kênh đầu ra OMUX - Kỹ thuật trạm mặt đất

nh.

2-8. Sơ đồ bộ ghép kênh đầu ra OMUX Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình:2-9. Cấu hình trạm mặt đất TT&amp;C - Kỹ thuật trạm mặt đất

nh.

2-9. Cấu hình trạm mặt đất TT&amp;C Xem tại trang 48 của tài liệu.
Hình.3-1. VSAT IPSTAR với công nghệ phủ sóng nhiều búp hẹp (spot beams) - Kỹ thuật trạm mặt đất

nh.3.

1. VSAT IPSTAR với công nghệ phủ sóng nhiều búp hẹp (spot beams) Xem tại trang 56 của tài liệu.
như Internet băng rộng, truyền hình vệ tinh kỹ thuật số, truy nhập số liệu.... Thời gian gần đây, công ty Viễn Thông Quốc tế-VTI (thuộc Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông  VN) hợp tác với đối tác nước ngoài như Shin Satellite Public Company Limited  (Thái Lan) - Kỹ thuật trạm mặt đất

nh.

ư Internet băng rộng, truyền hình vệ tinh kỹ thuật số, truy nhập số liệu.... Thời gian gần đây, công ty Viễn Thông Quốc tế-VTI (thuộc Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông VN) hợp tác với đối tác nước ngoài như Shin Satellite Public Company Limited (Thái Lan) Xem tại trang 58 của tài liệu.
Điển hình cho ứng dụng dạng này là các DV như: Internet băng rộng tốc độ cao, mạng thuê riêng ảo VPN-IP, thuê kênh riêng IP qua vệ tinh VSAT-IP. - Kỹ thuật trạm mặt đất

i.

ển hình cho ứng dụng dạng này là các DV như: Internet băng rộng tốc độ cao, mạng thuê riêng ảo VPN-IP, thuê kênh riêng IP qua vệ tinh VSAT-IP Xem tại trang 59 của tài liệu.
Hình:3-4. Mô hình trạm UT của dịch vụ VSAT IPSTAR. - Kỹ thuật trạm mặt đất

nh.

3-4. Mô hình trạm UT của dịch vụ VSAT IPSTAR Xem tại trang 61 của tài liệu.
Hình: 3-5. Đa truy nhập phân chia theo thời gian: TDMA. - Kỹ thuật trạm mặt đất

nh.

3-5. Đa truy nhập phân chia theo thời gian: TDMA Xem tại trang 63 của tài liệu.
Hình: 3-6: Khung TDMA - Kỹ thuật trạm mặt đất

nh.

3-6: Khung TDMA Xem tại trang 64 của tài liệu.
Hình :3-7: Hình thức kết nối GW đến mạng hữu tuyến và kết nối GW đến UT. 3.5.KẾT LUẬN CHƯƠNG. - Kỹ thuật trạm mặt đất

nh.

3-7: Hình thức kết nối GW đến mạng hữu tuyến và kết nối GW đến UT. 3.5.KẾT LUẬN CHƯƠNG Xem tại trang 69 của tài liệu.
Hình 3-1 Sơ đồ tính toán đường truyền cho kênh thông tin - Kỹ thuật trạm mặt đất

Hình 3.

1 Sơ đồ tính toán đường truyền cho kênh thông tin Xem tại trang 90 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan