1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Chuyện “nghề” của giới ngoại giao: “Ăn, nói, gói, mở...” docx

5 384 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 163,27 KB

Nội dung

Chuyện “nghề” của giới ngoại giao: “Ăn, nói, gói, mở ” Đây là câu răn dạy của người xưa chủ yếu để giáo dục lớp trẻ khi bắt đầu bước vào đời: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tuy nhiên, càng suy ngẫm lại càng thấy rằng ở tuổi nào cũng phải học những điều đó. Đối với giới ngoại giao- những người được coi là “phương diện quốc gia”, không được phép có những thất thố trong giao tiếp- thì việc học những chuyện này phải coi là sự quan tâm hàng đầu, là việc rèn luyện để trở thành một phản xạ không thể thiếu. Xin kể lại đôi điều để bạn đọc Chuyên đề ANTG tham khảo, góp phần rôm rả trong bữa cơm tất niên hoặc bữa liên hoan đầu Xuân “ĂN THÌ VIÊC GÌ MÀ HỌC?” Nhân một buổi ngồi bàn chuyện phiếm, một ông bạn tôi bảo: “Dân ngoại giao các ông cứ khéo vẽ chuyện! Ăn thì mắc mớ gì mà phải học?”. Tôi cũng chẳng trả lời trực tiếp mà chỉ kể lại với ông một chuyện vui vui. Số là những năm 60 của thế kỷ trước, khi còn là sinh viên Trường Đại học Ngoại giao khoá 3 (nay là Học viện Ngoại giao và đang đào tạo khoá 37 hay 38 gì đó) chúng tôi được nghe một bài giảng của cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (khi đó ông còn là Thứ trưởng). Đó là một nhà ngoại giao tài ba lỗi lạc của đất nước (năm vừa qua, Hà Nội đã khánh thành một đường phố mang tên ông). Ông kể lại chuyến công tác dài hạn đầu tiên của ông, khi được Nhà nước cử làm Tổng Lãnh sự đầu tiên của Việt Nam tại Cộng Hoà Ấn Độ vào những năm 50. Nên biết thêm rằng mức độ quan hệ của Vệt Nam với Ấn Độ khi đó chưa phải ở cấp đại sứ như sau này, và trên đất Ấn còn có cả Tổng Lãnh sự của Việt Nam Cộng hoà. Một lần đại sứ Pháp mời ông dự cơm thân mật. Theo lời ông kể, ông thoáng mộtchút bối rối khi người phục vụ bưng ra món bíp tết mà ông không biết sử dụng con dao nào và chiếc đĩa nào bày trước mặt, vì có tới 3, 4 loại khác nhau. Rất nhanh trí, ông cầm cốc rượu vang và như mải nói chuyện với người ngồi bên. Khi được chủ nhà nhắc mời, ông cảm ơn và nói “tôi không ăn món này’’. Ông giảng giải cho đám sinh viên chúng tôi: Không phải ông không thích, mà thực tình là vờ nói chuyện để liếc mắt xem thiên hạ ăn món này như thế nào! Sinh viên chúng tôi cứ nghĩ là ông kể chuyện này để giáo dục chúng tôi về ’’học ăn, học nói’’, mặc dù khi đó, chúng tôi cũng chưa biết món bít tết là ra làm sao. Vậy đó, ngay cả chuyện ăn cũng phải học và đó không phải là chuyện của riêng ai. Hiện nay, vẫn còn có người chưa biết ăn! Xin dẫn chứng cụ thể để ’’nói có sách, mách có chứng”: Dịp cuối năm, nhiều toà soạn báo thường mời các cộng tác viên và các bạn đọc thân thiết đến dự tổng kết và sau đó có một bữa cơm thân mật. Hình thức phổ biến nhất, được ưa chuộng nhất và thuận tiện nhất là ăn tiệc đứng (buffet). Một bữa tiệc đứng ở sứ quán, tác giả (đứng giữa), bên cạnh là nhà báo nữ M.Leila, người vừa được tặng Huân chương Hữu nghị của Việt Nam Bởi lẽ hình thức này rất linh hoạt cho người dự, co thể chỉ cần cầm một cốc rượu và tự do đi trong phòng để gặp gỡ và chuyện trò với người quen, không gò bó như tiệc ngồi (dinner). Đây cũng là hình thức chiêu đãi mà giới ngoại giao rất thích vì rộng bề hoạt động, giao tiếp. Thế nhưng trong số hàng trăm khách ăn, có những vị (có thể là không quen) cứ bám trụ ở cạnh bàn, dùng nĩa của mình chọc hết món này đến món khác một cách vô tư! Lại cũng có vị lấy những đĩa đầy tú hụ ra một chỗ đứng ăn hết chừng một phần ba hay một phần tư gì đó rồi bỏ lại, xong lại ra tiếp tục lấy đĩa khác. Tôi được biết là ở Singapore hiện nay, khi ăn ở khách sạn, nếu bỏ thừa nhiều trên đĩa, sẽ bị phạt tiền lãng phí của cải vật chất của xã hội”! “CHUYÊN “GÓI’’ VÀ “MỞ” Tôi công tác và sinh sống gần 8 năm ở những quốc gia Hồi giáo Trung Đông (Ai Cập, Syria). Ai cũng biết là người theo đạo Hồi không uống rượu, nhưng thực ra quy định của đạo là ’’không uống ở chỗ đông người thôi, còn ở nhà riêng thì hoàn toàn khác. Hằng năm, trong lễ đón năm mới của nước sở tại, sứ quán phải có khoảng hơn 100 chai whisky, đóng gói cẩn thận, với khoảng hơn 100 tút thuốc lá (loại 555, Dunhill ) cũng gói kín để gửi biếu bạn bè địa phương, người thì 2 chai rượu 2 cây thuốc người thì 1 chai và 1 cây. Gói bằng giấy hoa, có dán tên và địa chỉ từng người, sau đó phải đưa đến tận nhà. Vậy là đến dịp đó, tất cả “nhân lực” trong sứ quán phải ngồi gói cho thật chu đáo, bỏ vào những cái túi giấy. Có chuyện vui vui là đã có những người bạn gần đến ngày Tết nhưng chưa nhận được, họ gọi điện thoại để nhắc! Còn ’’học mở” thì vất vả hơn một chút. Ai cũng biết thủ đô Cairo của Ai Cập với hơn 150 cơ quan đại diện ngoại giao các nước là một cái ’’chợ tình báo” của đủ mọi loại, mọi cấp tình báo của các quốc gia lớn trên thế giới và trong khu vực. Đặt bom cũng đã có, nghe trộm điện thoại là “chuyện thường ngày ở huyện", nên việc cảnh giác đề phòng phải lên hàng đầu. Bộ Công an từ nhà cử cán bộ nghiệp vụ sang để cùng sứ quán “mở” khoá những máy nghe trộm, xây dựng “phòng thảo luận” rất công phu và tốn kém để khi có chuyện gì thuộc loại tối mật thì chui vào đó mà bàn. Có một dạo, tại khu vực Trung Đông này xuất hiện hình thức “bom thư” (letter- bomb): nhữg lá thư gửi tới, người nhận thường giơ lên ngang mặt để soi và xé phong bì. Khi rút tờ giấy trong bì ra thì bom nổ, sát thương tập trung ở vùng mặt. Thế là các hãng phương Tây đua nhau quảng cáo loại “máy xé bì thư”: “đưa từng lá thư vào máy, nó tự cắt mép phong bì, tự rút giấy trong ruột ra. Nếu là bom thư, có một lá chắn thép bọc quanh máy che chắn cho người nhận. Đại loại về nguyên tắc là như vậy, nhưng chỉ rộ lên một vài vụ rồi thôi. Chúng tôi cũng chưa kịp mua vì thú thực là quá đắt tiền - mất tới mấy ngàn USD - nên chỉ đối phó một cách thủ công, nhưng cũng khá kết quả. Đấy, dân ngoại giao cũng phải nhập tâm chuyện “học ăn, học nói, học gói học mở” vất vả không kém ai! Lai rai đôi đều để góp chuyện với bạn đọc ANTG bên bữa cơm tất niên, kẻo có người trách yêu rằng ’’chỉ lắm mồm, suốt năm cắm cờ trên xe đi ăn tiệc mà còn cứ kêu là khổ! . Chuyện “ngh ” của giới ngoại giao: “Ăn, nói, gói, mở ” Đây là câu răn dạy của người xưa chủ yếu để giáo dục lớp. đời: “Học ăn, học nói, học gói, học mở . Tuy nhiên, càng suy ngẫm lại càng thấy rằng ở tuổi nào cũng phải học những điều đó. Đối với giới ngoại giao- những

Ngày đăng: 22/01/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w