Tài liệu Trắc nghiệm Este docx

9 720 0
Tài liệu Trắc nghiệm Este docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Luyện thi đại học Phạm Hu ế CHƯƠNG I : ESTE - LITPT A- Kiến thức trọng tâm cần nhớ I/ESTE 1. Cấu tạo phân tử Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. 2. Cách gọi tên. Tên gốc hiđrocacbon R’ + tên anion gốc axit ( đuôi “at”) 3. Tính chất vật lí Nhiệt độ sôi tăng dần: este < ancol < axit ( có cùng số nguyên tử C) 4. Tính chất hóa học Phản ứng thủy phân a) Trong môi trường axit: tạo ancol và axit ban đầu. R-COO-R’ + H-OH R-COOH + R’-OH b) Trong môi trường kiềm: (phản ứng xà phòng hóa) tạo muối của axit và rượu. R-COO-R’ + NaOH  R-COONa + R’-OH Lưu ý: • R’OH : là ancol khi nhóm OH gắn vào cacbon mang liên kết đơn. VD: RCOOCH 2 -CH 3 + NaOH  RCOONa + CH 3 CH 2 OH • R’OH là anđehit hoặc xeton khi nhóm OH gắn vào cacbon mang liên kết đôi. VD: RCOOCH=CH 2 + NaOH  RCOONa + CH 3 CHO RCOOR’=CH 2 + NaOH  RCOONa + R’COCH 3 • Nếu sản phẩm thu được 2 muối và nước thì R’ là gốc hidrocacbon có vòng thơm. VD: RCOOC 6 H 5 + 2NaOH  RCOONa + C 6 H 5 ONa + H 2 O • Nếu sản phẩm thu được 3 muối và một ancol thì đó là este của 3 axit hữu cơ vs glixerol. R 1 COO-CH 2 R 1 COONa HO-CH 2 | | R 2 COO-CH + 3NaOH  R 2 COONa + HO-CH | | R 3 COO-CH 2 R 3 COONa HO-CH 2 • Phản ứng tráng bạc Các este được cấu tạo từ axit fomic đều có khả năng tráng bạc vì trong cấu tạo phân tử có chưa nhóm –CHO. VD: HCOOR’ + 2[Ag(NH 3 ) 2 ]OH  NH 4 OCOOR’ + 3NH 3 + 2Ag + H 2 O • Phản ứng đốt cháy. C n H 2n O 2 + (3n – 2)/2 O 2  nCO 2 + nH 2 O Khi đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở thì khí CO 2 và hơi nước được tạo ra có thể tích (hay số mol) bằng nhau. 5. Công thức tổng quát của etse mạch hở. * Este đơn chức: RCOOR’ hoặc C x H y O 2 ( x ≥ 2, y ≤ 2x, y là số chẵn) * Este no, đơn chức: C n H 2n O 2 với n ≥ 2. * Este không no, đơn chức, chứa một nối đôi(C=C) : C n H 2n – 2 O 2 * Este đa chức tạo bởi axit một lần và ancol n lần: (RCOO) n R’ * Este đa chức tạo bởi axit n lần và ancol một lần: R(COOR’) n * Este đa chức tạo bởi axít n lần và ancol m lần: R m (COO) n.m R’ n 6. Điều chế: a ) Este của ancol Phương pháp thường dùng để điều chế este của ancol là đun hồi lưu ancol với axit hữu cơ, có H 2 SO 4 đặc xúc tác, phản ứng này được gọi là phản ứng este hóa. CH 3 COOH + (CH 3 ) 2 CHCH 2 CH 2 OH CH 3 COOCH 2 CH 2 CH(CH 3 ) 2 + H 2 O * Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch. Để nâng cao hiệu suất của phản ứng (tức chuyển dịch cân bằng về phía tạo thành este) có thể lấy dư một trong hai chất đầu hoặc làm giảm nồng độ của sản phẩm. Axit sunfuric vừa làm xúc tác vừa có tác dụng hút nước, do đó góp phần làm tăng hiệu suất tạo este. b) Este của phenol Để điều chế este của phenol không dùng axit cacboxylic mà phải dùng anhiđric axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol. C 6 H 5 – OH + (CH 3 CO) 2 O CH 3 COOC 6 H 5 + CH 3 COOH anhiđric axetic phenyl axetat II/ LIPIT Chất béo là trieste của glixerin và các axit monocacboxylic mạch cacbon dài và không phân nhánh(axit béo) gọi chung là triglixerit. ĐT: 01635884124 Y!M: giasu_hoahoc H 2 SO 4 , t 0 H 2 SO 4 , t 0 Luyện thi đại học Phạm Hu ế Công thức cấu tạo của chất béo: CH 2 – OOC – R 1 | CH – OOC – R 2 | CH 2 – OOC – R 3 Công thức trung bình: (MCOO) 3 C 3 H 5 Các axit béo thường gặp: + C 16 H 32 O 2 : axit panmitic + C 18 H 36 O 2 : axit stearic + C 18 H 34 O 2 : axit oleic + C 18 H 32 O 2 : axit linoleic - Tính chất hóa học + thủy phân: (RCOO) 3 C 3 H 5 + 3H 2 O  3RCOOH + C 3 H 5 (OH) 3 + Xà phòng hóa: (RCOO) 3 C 3 H 5 + 3NaOH  3RCOONa + C 3 H 5 (OH) 3 + Hiđrô hóa: (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 + 3H 2  (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 B-Bài tập 1. Este A được tạo thành từ axit cacboxylic n lần và ancol hai lần có công thức tổng quát là: A. R 2 COOR’ n B. R(COO) 2n R’ C. (RCOO) 2 R’ n D. R 2 (COO) 2n R’ n 2. Chọn cách sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi của các chất sau: (1) C 4 H 9 OH ; (2) C 3 H 7 OH; (3) CH 3 COOC 2 H 5 ; (4) CH 3 COOCH 3 ĐT: 01635884124 Y!M: giasu_hoahoc A. (3) > (4) > (2) > (1) B. (4) > (3) > (2) > (1) C. (1) > (2) > (3) > (4) D. (3) > (4) > (1) > (2) 3. Một este Một este được tạo thành từ axit cacboxylic hai lần và ancol đơn chức có công thức tổng quát là: A. RCOOR’ 2 B. (RCOO) 2 R’ C. R(COO) 2 R’ D. R(COOR’) 2 4. Hai chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C 3 H 6 O 2. Cà X và Y đề không tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y là: A. HCOOC 2 H 5 và C 2 H 5 COOH B. CH 3 COOCH 3 và C 2 H 5 COOH C. CH 3 COOCH 3 và HOCH 2 CH 2 CHO D. CH 3 COOCH 3 và HCOOC 2 H 5 5. Có bao nhiêu este mạch hở có công thức phân tử là C 5 H 8 O 2 khi bị xà phòng hóa tạo ra một anđêhit?(Không tính đồng phân lập thể) A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 6. Có bao nhiêu este mạch hở có CTPT là C 5 H 8 O 2 khi bị xà phòng hóa tạo ra một xeton?( Không tính đồng phân lập thể) A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 7. Xà phòng được tạo ra bằng cách đun nóng chất béo với: A. NaOH B. H + , H 2 O C. H 2 ( Ni, t o ) D. H 2 SO 4 đậm đặc 8. Chọn este khi bị thủy phân cho hai chất hữu cơ đều mang nhóm –CHO. A. C 3 H 6 O 2 B. C 4 H 6 O 2 C. C 3 H 6 O 2 và C 4 H 6 O 2 D. C 4 H 8 O 2 và C 4 H 6 O 2 9. Có bao nhiêu đồng phân este có CTPT là C 8 H 8 O 2 khi bị xà phòng hóa cho ra hai muối? A. 3 B. 4 C. 5 D.6 10. Chất nào sau đây có tên gọi là vinyl axetat? A. CH 2 =CH-COOCH 3 B. CH 3 COO-CH=CH 2 C. CH 3 COOC 2 H 5 D. CH 2 =C(CH 3 )-COOCH 3 11. Số đồng phân cấu tạo đơn chức ứng với công thức C 3 H 6 O 2 là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 12. Có bao nhiêu chất có công thức phân tử C 2 H 4 O 2 có thể cho phản ứng tráng gương? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 13. Sản phẩm của phản ứng thủy phân nào sau đây không cho phản ứng tráng bạc? A. CH 2 =CH-COOCH 3 B. CH 3 COO-CH=CH 2 C. HCOOC 2 H 5 D. HCOO-CH=CH 2 14. Cho 8,6 gam este X bay hơi thu được 4,48 lít hơi X ở 273 o C vad 1atm. Mặt khác cho 8,6 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì thu được 8,2 gam muối. Công thức cấu tạo đúng của X là: A. H-COOCH 2 -CH=CH 2 B. CH 3 -COOCH 2 -CH 3 C. H-COOCH 2 -CH 2 -CH 3 D. CH 3 -COOCH=CH 2 15. Đun nóng 18g axit axetic với 9,2 g ancol etylic có mặt H 2 SO 4 đặc làm xúc tác. Sau phản ứng thu được 12,3 gam este. Hiệu suất của phản ứng là: A. 35,42% B. 46,67% C. 70,00% D. 92,35% 16. Đốt cháy hoàn toàn 0,11 g este thì thu được 0,22 g CO 2 và 0,09 gam H 2 O. Số đồng phân este của chất này là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 17. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp hơi hai este no, mạch hở, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp thu được 19,76 lít khí CO 2 (đktc). Xà phòng hóa hoàn toàn cùng lượng este trên bằng dung dịch NaOH tạo ra 17 gam một muối duy nhất. Công thức của hai este là: A. HCOOC 2 H 5 và HCOOC 3 H 7 B. CH 3 COOCH 3 và CH 3 COOC 2 H 5 C. HCOOC 3 H 7 và HCOOC 4 H 9 D. CH3COOC 2 H 5 và CH 3 COOC 2 H 5 18. Chất X chứa C, H, O có khối lượng phân tử bằng 74. X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch AgNO 3 / NH 3 . Khi đốt cháy 7,4g X thấy thể tích CO 2 thu được vượt quá 4,7lít (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định công thức cấu tạo của X: A. CH 3 COOCH 3 B. HCOOCH 3 C. HCOOC 2 H 5 D. HCOOH 19. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este đơn chức no, mạch hở cần 3,976 lít oxi (đo ở diều kiện tiêu chuẩn) thu được 6,38 g CO 2 . Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu được hỗn hợp hai rượu kế tiếp và 3,92 g muối của một axit hữu cơ. Công thức cấu tạo của hai chất hữu cơ trong hỗn hợp đầu là: A. HCOOCH 3 và C 2 H 5 COOCH 3 B. CH 3 COOC 2 H 5 và C 3 H 7 OH C. CH 3 COOCH 3 Và CH 3 COOC 2 H 5 D. CH 3 COOCH 3 Và CH 3 COOC 2 H 5 20. Đốt cháy 1,7 gam este X cần 2,52 lít oxi (đktc), chỉ sinh ra CO 2 và H 2 O với tỉ lệ số mol n CO2 : n H2O = 2. Đun nóng 0,01 mol X với dung dịch NaOH thấy 0,02 mol NaOH tham gia phản ứng. X không có chức ete, không phản ứng với Na trong điều kiện bình thường và không khử được AgNO 3 , trong amoniac ngay cả khi đun nóng. Biết M x < 140 đvC. Hãy xác định công thức cấu tạo của X? A. HCOOC 6 H 5 B. CH 3 COOC 6 H 5 C. C 2 H 5 COOC 6 H 5 D. C 2 H 3 COOC 6 H 5 21: Đốt cháy a gam một este sau phản ứng thu được 9,408 lít CO 2 và 7,56g H 2 O, thể tích oxi cần dùng là 11,76 lít (thể tích các khí đo ở đktc). Biết este này do một axit đơn chức và rượu đơn chức tạo nên. Cho biết công thức phân tử của este: A.C 4 H 8 O 2 B. C 3 H 6 O 2 C. C 2 H 4 O 2 D. C 5 H 10 O 2 22 .Một este đơn chức X (chứa C, H, O và không có nhóm chức khác). Tỉ khối hơi của X đối với oxi bằng 3,125. Cho biết công thức cấu tạo của X trong trường hợp sau đây: Cho 20 gam X tác dụng với 300ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,2 gam bã rắn. A. CH 3 COOCH 3 B. CH 3 COOCH=CH 2 C. C 2 H 5 COOCH=CH 2 D. HCOOCH=CH 2 23. X là hỗn hợp hai este đồng phân được tạo thành từ một rượu đơn chức, mạch cacbon không phân nhánh với axit đơn chức. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 44. Công thức phân tử của X là: A. C 3 H 6 O 2 B. C 4 H 8 O 2 C. C 5 H 10 O 2 D. C 6 H 12 O 2 24. Một este đơn chức, mạch hở có khối lượng là 12,9 gam tác dụng đủ với 150ml dung dịch KOH 1 M. Sau phản ứng thu một muối và anđehit. CTCT của este là: A. HCOOCH=CH-CH 3 B. CH 3 COOHCH=CH 2 C. C 2 H 5 COOCH=CH 2 D. HCOOH=CH-CH 3 và CH 3 COOHCOOH=CH 2 25. X là este của một axit hữu cơ đơn chức và rượu đơn chức. Để thủy phân hoàn toàn 6,6 gam chất X người ta dùng 34,10 ml dung dịch - NaOH 10% có d = 1,1 gam/ml (lượng NaOH này dư 2% so với lượng NaOH cần dùng cho phản ứng). Cho biết công thức cấu tạo của chất X? A. CH 3 COOCH 3 B. HCOOC 3 H 7 C. CH 3 COO C 2 H 5 D. Cả hai câu B và C đều đúng 26. Hai chất hữu cơ X và Y đều đơn chức là đồng phận của nhau. Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam hỗn hợp X và Y cần 8,96 lít oxi (đktc) thu được khí CO 2 và hơi nước theo tỉ lệ V CO2 : V hơi H2O = 1 : 1 (đo ở cùng điều kiện). Công thức đơn giản của X và Y là: A. C 2 H 4 O B. C 3 H 6 O C. C 4 H 8 O D. C 5 H 10 O 27. Hỗn hợp Y gồm hai este đơn chức mạch hở là đồng phân của nhau. Cho m gam hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được một muối của một axit cacboxylic và hỗn hợp hai rượu. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Y cần dùng 5,6 lít O 2 và thu được 4,48 lít CO 2 (các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Công thức cấu tạo của 2 este trong hỗn hợp Y là: A.CH 3 COOCH 3 và HCOOC 2 H 5 B.C 2 H 5 COOCH 3 và HCOOC 3 H C.CH 3 COOCH 3 và CH 3 COOC 2 H 5 D.HCOO-CH(CH 3 )CH 3 28. Đề thi đại học khối A -2007:Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23) A.3,28 gam. B. 8,56 gam. C. 8,2 gam. D. 10,4 gam 29. Đề thi đại học khối 2007: Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là (cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16) A. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2. C. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3. D. HCOOC2H5 và CH3COOCH3 30. Đề thi cao đẳng 2007: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là (Cho H = 1; C = 12; O = 16) A. 75%. B. 55%. C. 62,5%. D. 50% 31. Đề thi cao đẳng 2007: Khi đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm4,48 lít CO2 (ở đktc) và 3,6 gam nước. Nếu cho 4,4 gam hợp chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là (Cho H = 1; C = 12; O =16; Na = 23) A. metyl propionat. B. isopropyl axetat. C. etyl propionat. D. etyl axetat. 32. Đề thi đại học khối B 2008: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là A. n-propyl axetat. B. metyl axetat. C. etyl axetat. D. metyl fomiat 33. Đề thi cao đẳng 2008:Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là A. CH3-CH2-COO-CH=CH2. B. CH2=CH-CH2-COO-CH3. C. CH3 -COO-CH=CH-CH3. D. CH2=CH-COO-CH2-CH3. 34. Đề thi cao đẳng 2008: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là A. 300 ml. B. 200 ml. C. 400 ml. D. 150 ml 35. Đề thi cao đẳng 2008: Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH (có H2SO4 làm xúc tác, hiệu suất phản ứng este hoá bằng 50%). Khối lượng este tạo thành là A. 4,4 gam. B. 6,0 gam. C. 5,2 gam. D. 8,8 gam. 36. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009 .Mệnh đề không đúng là: A. CH 3 CH 2 COOCH=CH 2 cùng dãy đồng đẳng với CH 2 =CHCOOCH 3 . B. CH 3 CH 2 COOCH=CH 2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối. C. CH 3 CH 2 COOCH=CH 2 tác dụng được với dung dịch Br 2 . D. CH 3 CH 2 COOCH=CH 2 có thể trùng hợp tạo polime. 37. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2007. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C 4 H 8 O 2 là A. 6. B. 5. C. 2. D. 4. 38.Đề thi TSĐHCĐ khối A 2008. Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C 4 H 8 O 2 , tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. 39. Đề thi TSCĐ 2009. Phát biểu đúng là: A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. B. Phản ứng giữa axit và rượu khi có H 2 SO 4 đặc là phản ứng một chiều. C. Tất cả các este p/ư với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và (ancol). D. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C 2 H 4 (OH) 2 . 40. Để điều chế phenyl axetat người ta cho phenol tácd ụng với chất nào sau đây: A. CH 3 COOH B. CH 3 CHO C. CH 3 COONa D. (CH 3 CO) 2 O 41. Sản phẩm của phản ứng thủy phân metyl axetat có 3,2 g ancol metylic. Biết rằng hiệu suất của phản ứng này là 80%. Khối lượng của metyl axetat đem thủy phân là bao nhiêu? A. 11g B. 9,25g C. 7,4g D. 5,92g 42. Đun nóng 10,56g một este có CTPT là C 4 H 8 O 2 trong 150 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 9,36g chất rắn khan. Công thức cấu tạo của este là: A. C 2 H 5 COOCH 3 B. CH 3 COOC 2 H 5 C. CH 2 =CH-COOCH 3 D. HCOOC 3 H 7 43. Khi cho bay hơi 10,56 gam chất hữu cơ A thì thể tích của A bằng với thể tích của 3,84 gam oxi trong cùng điều kiện. Khi đun nóng A với dung dịch NaOH thì thu được một ancol và một muối. Biết A không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. công thức cấu tạo của A là: A. C 3 H 7 COOH B. HCOOC 3 H 7 C. C 6 H 5 COOC 2 H 5 D. CH 3 COOC 2 H 5 44. Thủy phân một este đơn chức bằng NaOH. Sau phản ứng, thu được một muối và một ancol. Tỉ lệ phần trăm khối lượng của Na trong muối là 24,46%. Este đem thủy phân là: A. C 2 H 5 COOC 2 H 5 B.C 2 H 5 COOCH=CH 2 C. CH 2 =CHCOOC 2 H 5 D. CH 2 =CH-CH 2 COOCH 3 45. Thủy phân một este X thu được muối Y và ancol Z. Biết tỉ khối hơi của Z so với He là 15. Chất Y không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Sản phẩm của phản ứng oxi hóa Z bằng CuO ( đun nóng) cho phản ứng tráng bạc. Chất nào sau đây thỏa điều kiện của X? A. HCOOC 2 H 5 B. CH 3 COOCH 2 CH 2 CH 3 C. CH 3 COOCH(CH 3 ) 2 D. HCOOCH 2 CH 2 CH 3 46. Hai este X và Y là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO 2 và H 2 O có thể tích bằng nhau. Để xà phòng hóa 33,3g hỗn hợp A chưa X và Y cần dùng 450 ml NaOH 1M. Sau phản ứng thu được m gam muối và hỗn hợp B gồm hai ancol. Biết M = 36,67. Giá trị của m là: A. 28,6g B. 14,3g C. 34,8g D. 57,2g 47. cho 26,4 gam hỗm hợp X gồm C 3 H 7 COOH và este có CTPT là C 4 H 8 O 2 tác dụng hoàn toàn với NaOH thì thu được 20,6 g muối. Công thức cấu tạo của este là: A. HCOOC 2 H 5 B. C 2 H 5 COOCH 3 C. CH 3 COOC 2 H 5 D. HCOOC 3 H 7 48. Đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam este A đơn chức, mạch hở, thu được 9,9 gam CO 2 và 3,24g H 2 O. thủy phân hoàn toàn 4,5 gam A bằng NaOH thì thu được 4,86g muối. Axit tạo nên A là: A. C 2 H 5 COOH B. C 3 H 5 COOH C. C 2 H 3 COOH D. C 3 H 7 COOH 49. Đun 9,9g phenyl benzoat với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 7,2g B. 13g C. 15g D. 21,6g 50. Đốt cháy hoàn toàn 5,55g hỗn hợp hai este no, đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau. Đẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua một lượng dư dung dịch Ca(OH) 2 thì tạo ra 22,5g kết tủa. Tên gọi của hai este là: A. etyl axetat và metyl propionat B. etyl fomyat và metyl axetat C. propyl fomiat và metyl axetat D. etyl axetat và propyl fomiat 51. Cho 45g axit axetic tác dụng với 60g ancol etylic có mặt xúc tác H 2 SO 4 đặc. Hiệu suất của phản ứng là 80%. Khối lượng etyi axetat tạo thành là: A. 52,8g B. 66g C. 70,4g D. 88g 52. Thủy phân hoàn toàn 2,2g một este A no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH thì thu được 2,4g muối. Tên gọi của A là: A. metyl propionat B. etyl axetat C. propyl fomiat D. isopropyl fomiat 53. Đốt cháy hoàn toàn 18,5 gam một este B thì thu được 33g CO 2 và 13,5g H 2 O. Tên gọi của B là: A. vinyl axetat B. etyl axetat C. etyl propionat D. etyl fomiat 54. Để thủy phân hoàn toàn 1,32g este A đơn chức, cần dùng 54,54ml dung dịch NaOH (d= 1,1 g/ml). Số đồng phân đơn chức có cùng công thức phân tử với A: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 55. Để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai este no, đơn chức, mạch hở, cần dùng 30,24 lít O 2 (đktc), sau phản ứng thu được 48,4g khí CO 2 . Giá trị của m là: A. 68,2g B. 25g C. 19,8g D. 43g 56. Nếu đun nóng glixerol với hỗn hợp hai axit RCOOH và R’COOH thì thu được tối đa bao nhiêu glixerit? A. 2 B. 3 C. 6 D. 9 57. Thủy phân hoàn toàn 9,46 gam một este đơn chức A bằng NaOH thì thu được 10,34g muối. Mặc khác 9,46g A có thể làm mất màu tối đa 99g dung dịch Br 2 20% . Biết rằng A có một liên kết đôi C=C trong phân tử. Muối tạo thành sau phản ứng là: A.C 2 H 3 COONa B.C 4 H 9 COONa C.CH 3 COONa D.C 3 H 5 COONa 58. Cho 21,8 gam chất hữu cơ A chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 24,6 g muối và 0,1 mol ancol B. cần 500ml dung dịch HCl 0,4M để trung hòa lượng NaOH dư sau phản ứng. Công thức cấu tạo thu gọn của A là: A. (CH 3 COO) 3 C 3 H 5 B. C 2 H 4 (COOCH 3 ) 2 C. (CH 3 COO) 2 C 2 H 4 D. CH 2 (COOCH 3 ) 2 59. Xà phòng hóa este A đơn chức no chỉ thu được một chất hữu cơ B duy nhất chứa natri. Cô cạn, sau đó thêm vôi tôi xút rồi nung ở nhiệt độ cao được một ancol C và một muối vô cơ. Đốt cháy hoàn toàn ancol này thu được CO 2 và hơi nước theo tỉ lệ 3:2. công thức phân tử của este là: A. C 3 H 4 O 2 B. C 2 H 4 O 2 C. C 4 H 6 O 2 D. C 3 H 6 O 2 60. Cho este X có công thức cấu tạothu gọn CH 3 COOCH=CH 2 . Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. X là este chưa no đơn chức. B. X được điều chế từ phản ứng giữa ancol và axit tương ứng. C. X có thể làm mất màu nước brom D. Xà phòng hóa cho sản phẩm là muối và andehit. 61. Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2g hỗn hợp hai este là HCOOC 2 H 5 và CH 3 COOCH 3 bằng dung dịch NaOH vừa đủ, các muối sinh ra sau khi xà phòng hóa được sấy đến khan và cân được 21,8g. Tỉ lệ giữa n HCOONa : n CH3COONa là: A. 3:4 B. 1: 1 C. 1:2 D. 2:1 62. Thủy phân 0,1 mol X bằng NaOH vừa đủ sau đó lấy sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 /NH 3 thu được 0,4 mol Ag. Công thức cấu tạo có thể là: A. HCOOC 2 H 5 B. HCOOCH 2 -CH=CH 2 C. HCOOC 2 H 3 D. HCOOC(CH 3 )=CH 2 63. Đun nóng 0,1 mol chất hữu cơ X với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 13,4g muối của một axit hữu cơ Y và 9,2g một ancol đơn chức. Cho ancol đó bay hơi ở 127 o C và 600mmHg thu được thể tích là 8,32 lít. Công thức cấu tạo của X là: A. C 2 H 5 OOC-COOC 2 H 5 B. C 2 H 5 OOC-CH 2 -COOC 2 H 5 C. C 5 H 7 COOC 2 H 5 D. (HCOO) 3 C 3 H 5 64. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 este, cho sản phẩm phản ứng cháy qua bình đựng P 2 O 5 dư, khối lượng bình tăng thêm 6,21 gam, sau đó cho qua tiếp dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 34,5 g kết tủa. các este trên thuộc loại gì? (đơn chức hay đa chức, no hay không no). A. Este thuộc loại no B. Este thuộc loại không no C. Este thuộc loại no, đơn chức. D. Este thuộc loại không no đa chức 65. X là este đơn chức, tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch KOH 2,4M thu được 54g ancol. Cho toan bộ ancol trên qua CuO dư, đun nóng, láy sản phẩm tác dung hết với dung dịch AgNO 3 /NH 3 thu được 1,8 mol Ag. Vậy X là: A. CH 2 =CH-COO-CH 3 B. CH 3 COOCH 2 -CH 2 -CH 3 C. CH 2 =CH-COO-CH 2 -CH 2 -CH 3 D. CH 3 COOCH(CH 3 ) 2 66. Công thức tổng quát của este không no có một nối đôi C=C, hai chức, mạch hở có dạng A. C n H 2n O 4 (n > 3) B. C n H 2n – 2 O 4 (n > 4) C. C n H 2n – 2 O 2 (n >3) D. C n H 2n – 4 O 4 (n ≥ 4) 67. X là hỗn hợp 2 este mạch hở của cùng một ancol no, đơn chức và hai axit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 6,16 lít O 2 (đktc). Đun nóng 0,1 mol X với 50g dung dịch NaOH 20% đến khi phản ứng hoàn toàn, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam chất rắn. Chía trị m là? A. 7,5 B. 37,5 C. 13,5 D. 15,0 68. Cho 32,7g chất huuwx cơ X chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng với 1,5 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 36,9g muối và 0,15 mol ancol. Lượng NaOH dư có thể trung hòa hết 0,5 lít dung dịch HCl 0,6M. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. CH 3 COOC 2 H 5 B. (CH 3 COO) 2 C 2 H 4 C. (CH 3 COO) 3 C 3 H 5 D. C 3 H 5 (COOCH 3 ) 3 69. Trộn 13,6g phenyl axetat với 250ml dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 8,2 B. 10,2 C. 19,8 D. 21,8 70. Khi thực hiện phản ứng este hóa 1 mol CH 3 COOH và 1 mol C 2 H 5 OH, lượng este lớn nhất thu được 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90%(tính theo axit) khi tiến hành este hóa 1mol CH 3 COOH cần số mol C 2 H 5 OH là: (biết các phản ứng este hóa thực hiện ở cùng nhiệt độ) A. 2,925 B. 0,456 C. 2,412 D. 0,342 71. Xà phòng hóa hoàn toàn 89g chất béo X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2g glixerol. Số gam xà phòng thu được là: A. 91,8g B. 83,8g C. 79,8g D. 98,2g 72. Cho 10,4g hỗn hợp X gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 150g dung dịch natri hiđroxit 4%. Phần trăm khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp bằng: A. 33,3% B. 42,3% C. 57,6% D. 39,4% 73. Cần bao nhiêu tấn chát béo chứa 85% tristearin để sản xuất được 1,5 tấn xà phòng chứa 85% natri stearat(về khối lượng). Biết hiệu suất thủy phân là 85%. A. 1,500 tấn B. 1,454 tấn C. 1,710 tấn D. 2,012 tấn 74. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Mỡ động vật chứa chủ yếu các triglixerit của các gốc axit béo no, tồn tại ở trạng thái rắn. B. Dầu thực vật chứa chủ yếu các triglixerit của các gốc axit béo không no, tồn tại ở trnagj thái lỏng. C. Lipit là este của glixerol với các axít béo. D. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước. 75. Số miligam KOH dùng để xà phòng hóa hết lượng triglixerit có trong 1 gam chất béo được gọi là chỉ số este của loại chất béo đó. Tính chỉ số este của một loại chất béo chứa 89% tristearin. A. 166 B. 167 C. 168 D. 169 76. Số gam iot có thể cộng vào liên kết bội trong mạch cacbon của 100g chất béo được gọi là chỉ số iot của chất béo. Chỉ số iôt của triolein là: A. 85,106 B. 86,106 C. 87,106 D. 88,106 77. Số miligam KOH cần để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo được gọi chỉ số axit của chất béo. Để xà phòng hóa 100kg triolein có chỉ số axit bằng 7 cần 14,1kg. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng xà phòng thu được. A. 103448,64g B. 10426,36g C. 103448,66g D. 10426,38g 78. Số miligam KOH dùng để xà phòng hóa hết lượng triglixerit và trung hòa hết lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo được gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Một loại chất béo được gọi là 2,84% axit stearic còn lại là tristearin. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo trên. A. 186,72 B. 187,72 C. 188,72 D. 189,72 79. Đun 170g một loại lipit trung tính với 500ml dung dịch NaOH 2M. Để trung hòa lượng NaOH dư sau phản ứng, cần 79ml dung dịch H 2 SO 4 2M. Đề xà phòng hóa hoàn toàn một tấn chất béo trên thì khối lượng NaOH nguyên chất cần dùng là: A. 144 kg B. 72 kg C. 160,94 kg D. 80,47kg 80. Để trung hòa 5,6g một chất béo không tinh khiết có lẫn axit tự do càn dùng 6ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của chất béo này là: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 81. Để trung hòa 5g chất béo có chỉ số axit là 7 thì khối lượng KOH cần dùng là: A. 7g B. 7mg C. 35g D. 35mg 82. Đề xà phòng hóa 100g lipit có chỉ số axit là 7 người ta phải dùng 0,32 mol KOH. Khối lượng glixerol thu được sau phản ứng là: A. 28,29g B. 9,43g C. 29,44g D. 5,89g 83. Tìm câu đúng khi nhận xét về sự khác nhau giữa lipit và este của rượu và axit đơn chức: A. Gốc axit trong phân tử. B. Gốc rượu trong lipit cố định là glixerin C. Gốc axit trong lipit phải là gốc axit béo D. Bản chất liên kết trong phân tử. 84. Mỡ động vật là: A. Este của axit oleic và glixêrin B. Este của axit panmitic và đồng đẳng của glixerin C. Hỗn hợp nhiều triglixerin khác nhau D. Muối natri của axit béo. 85. Xà phòng là: A. Muối canxi của axit béo B. Muối natri, kali của axit béo C. Muối của axit hữu cơ D. Muối natri hoặc kali của axit axetic 86. Trong cơ thể lipit bị oxi hóa thành: A. NH 3 và H 2 O B. NH 3 và CO 2 C. NH 3 , CO 2 , H 2 O D. H 2 O và CO 2 87. Trong các công thức sau đây, công thức nào của lipit? A. C 3 H 5 (COOCH 3 ). B. C 3 H 5 (OOC-CH 3 ) C. C 3 H 5 (OOC-C 17 H 35 ) 3 D. C 3 H 5 (COOC 17 H 35 ) 3 95. Y là este đơn chức no. Để thủy phân 7,4g Y cần dùng 50ml dung dịch NaOH 2,5M, biết rằng lượng NaOH dùng dư 25% theo lí thuyết. Y có công thức cấu tạo là: A. C 3 H 6 O 2 B. C 2 H 4 O 2 C. C 4 H 8 O 2 D. C 5 H 10 O 2 . g kết tủa. các este trên thuộc loại gì? (đơn chức hay đa chức, no hay không no). A. Este thuộc loại no B. Este thuộc loại không no C. Este thuộc loại. 2x, y là số chẵn) * Este no, đơn chức: C n H 2n O 2 với n ≥ 2. * Este không no, đơn chức, chứa một nối đôi(C=C) : C n H 2n – 2 O 2 * Este đa chức tạo bởi

Ngày đăng: 22/01/2014, 00:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan