1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng lãnh đạo quân tình nguyện việt nam tại lào từ năm 1960 đến năm 1973

232 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • LỜI CAM ĐOAN

  • Đại học Tổng hợp Hà Nội (1993), Quan hệ Việt - Lào, Lào - Việt [188]. Công trình là tập hợp các bài nghiên cứu của nhiều nhà chính trị, quân sự, nhà khoa học bàn về mối quan hệ đặc biệt và liên minh chiến đấu toàn diện Việt Nam - Lào với ba chủ đề chính: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam”; “Lịch sử quan hệ Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào” và “Một số nét về đất nước, lịch sử, văn hóa và kinh tế Lào”. Trong đó, bài viết: “Một số suy nghĩ về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào” của tác giả Đặng Thí đã đề cập đến một số đặc điểm, nguyên tắc trong mối quan hệ đoàn kết Việt Nam - Lào như: coi trọng và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và liên minh trong kháng chiến chống kẻ thù chung; coi trọng sự nhất trí về quan điểm và đường lối chính trị; tôn trọng độc lập tự chủ của mỗi dân tộc, phải nắm vững cái chung và phát huy cái riêng có của mỗi nước; coi trọng nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi; phải có phương thức hợp tác, cơ chế và chính sách phù hợp. Đây là nguồn tư liệu quan trọng, giúp nghiên cứu sinh hiểu sâu sắc hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào; về liên minh chiến đấu giữa hai dân tộc; về quân tình nguyện Việt Nam tại Lào thời kỳ chống Mỹ, cứu nước.

  • Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Thắng lợi và bài học [2]. Công trình nghiên cứu đã đánh giá những ưu điểm, hạn chế quá trình lãnh đạo kháng chiến của Đảng; đúc kết 8 bài học kinh nghiệm trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đồng thời, công trình chỉ ra một trong những bài học kinh nghiệm giúp cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi đó là: Đoàn kết, liên minh chặt chẽ giữa ba nước Đông Dương. Về nguyên tắc để có thể đoàn kết, liên minh chiến đấu với Lào, Campuchia đó là: Tôn trọng độc lập chủ quyền, nguyện vọng chính đáng của mỗi dân tộc; giữ vững tinh thần độc lập tự chủ. Vấn đề đoàn kết liên minh chiến đấu được thực hiện trên những chiến lược chủ yếu: Giúp nhau xây dựng lực lượng cách mạng; phối hợp chiến đấu, cùng nhau mở các chiến dịch; trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Đồng thời, công trình khẳng định vấn đề xuyên suốt có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp đoàn kết liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào là: Giúp bạn là mình tự giúp mình; nêu cao chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản; đấu tranh phòng chống mọi tư tưởng nước lớn, tư tưởng dân tộc hẹp hòi; thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và các lợi ích chính đáng của nhau.

  • Viện Lịch sử quân sự - Tỉnh ủy Quảng Trị (2021), Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào 1971 - Giá trị lịch sử và hiện thực [35]. Cuốn sách gồm tập hợp các bài tham luận của các nhà nghiên cứu, các vị lão thành cách mạng, các đồng chí là lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam và Lào. Trong cuốn sách, các bài tham luận đã khẳng định yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của chiến dịch là do có đường lối, chủ trương lãnh đạo đúng đắn, khôn khéo, mưu trí, sáng tạo kết hợp với nghệ thuật chỉ đạo tác chiến tinh nhuệ, dứt khoát về mặt chiến lược và chiến thuật của hai Trung ương Đảng, hai Quân ủy Trung ương và hai Bộ Chỉ huy mặt trận; chiến dịch cũng đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc và nổi bật về sự hợp tác của liên minh chiến đấu của nhân dân, các lực lượng vũ trang, của quân tình nguyện Việt Nam tại Lào trong tác chiến. Từ đó, khẳng định bài học lịch sử quan trọng là không ngừng vun đắp phát huy mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào về liên minh chiến đấu giữa quân đội nhân dân hai nước.

  • Hai là, các công trình đã đi sâu làm rõ tình hình quốc tế, tình hình khu vực và tình hình ba nước Đông Dương; nêu rõ những âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ đối với cách mạng Lào và Việt Nam. Đó là một trong những nhân tố tác động đối với quá trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào thời kỳ chống Mỹ, cứu nước.

    • CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI

    • QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM TẠI LÀO (1960 - 1968)

    • 2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam tại Lào

      • 2.1.1. Khái lược liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào trước năm 1960

  • Một là, “Giúp bạn là mình tự giúp mình”.

  • Đây là phương châm chỉ đạo cơ bản, xuyên suốt quyết định thành công của sự nghiệp đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào nói chung, của hoạt động quân tình nguyện Việt Nam tại Lào nói riêng. Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam được hình thành trên cơ sở hai dân tộc cùng tự giác, đoàn kết đấu tranh giành độc lập, tự do và xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Qua những chặng đường đấu tranh gian khổ của hai dân tộc thực hiện mục tiêu trên, mối quan hệ đó ngày càng thể hiện rõ tính chất mẫu mực, thủy chung, trong sáng và hiếm có trong quan hệ dân tộc, quốc tế. Chính vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay Xỏn Phômvihản nhất trí về mối quan hệ giữa hai nước là “quan hệ đặc biệt”. Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được thể hiện sâu sắc, súc tích trong Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các đơn vị bộ đội Việt Nam có nhiệm vụ tác chiến ở Thượng Lào, ngày 3/4/1953: “Lần này là lần đầu tiên, các chú nhận một nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang như nhiệm vụ này, tức là giúp nhân dân nước bạn. Mà giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình” [129, tr.105].

  • Hai là, giúp bạn để bạn tự lực, đảm nhiệm được sự nghiệp cách mạng của mình.

  • Lào là nước có diện tích rộng, dân số không đông, trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội còn thấp. Đặc biệt, trình độ cán bộ Quân đội Pathết Lào (từ năm 1967 là quân giải phóng nhân dân Lào) còn nhiều hạn chế, cơ bản chưa được đào tạo, chưa được huấn luyện nhiều về chính trị và quân sự. Do đó, một trong những nhiệm vụ đối với quân tình nguyện Việt Nam khi sang hoạt động tại Lào bên cạnh phối hợp với quân và dân Lào đẩy mạnh tác chiến chống chiến tranh xâm lược, còn thực hiện một nhiệm vụ quan trọng là giúp cán bộ quân đội Lào vươn lên tự đảm đương được công việc. Cách thức giúp bắt đầu từ làm mọi việc để bạn học hỏi, rồi cùng bạn làm và cuối cùng là giữ vai trò tư vấn để bạn tự đảm đương công việc của mình.

  • Với ý nghĩa đó, khi thành lập quân tình nguyện Việt Nam và cử sang hoạt động tại Lào, Đảng Lao động Việt Nam đã nêu rõ phương châm hành động “giúp bạn để bạn tự lực, đảm nhiệm được sự nghiệp cách mạng của mình” [8, tr.8]. Đây là phương châm được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng thành công trong quá trình giúp đỡ cách mạng Lào từ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong báo cáo của Bộ Chính trị: Về tình hình mới và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Lào (tháng 7/1959), Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xác định: “Tích cực ủng hộ cách mạng Lào phải được coi là một nhiệm vụ quốc tế hết sức quan trọng của Đảng và nhân dân ta… Chúng ta cần phải thống nhất tư tưởng trong Đảng và trong cán bộ về tình hình và nhiệm vụ của cách mạng Lào, về nhiệm vụ quốc tế của Đảng đối với cách mạng Lào” [88, tr.12]. Xuất phát từ nguyên tắc “sự nghiệp cách mạng Lào do nhân dân các bộ tộc Lào tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào” [102, tr.487], Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chủ trương: Kiên quyết đẩy mạnh sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam Việt Nam và tích cực chi viện cho cách mạng Lào giành thắng lợi. Coi việc giúp cách mạng Lào là nhiệm vụ quốc tế quan trọng trên nguyên tắc giúp bạn để bạn tự lực là chính, giúp tận lực cũng để bạn đảm nhiệm được sự nghiệp cách mạng của mình.

  • Một là, xây dựng các đoàn quân tình nguyện

  • Đầu năm 1961, đại diện lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Lào tiến hành hội đàm. Trong cuộc hội đàm, hai Đảng thống nhất mở rộng quan hệ quốc tế, giúp đỡ nhau vì lợi ích chung của phong trào cách mạng thế giới và lợi ích của hai Đảng, hai quốc gia. Trong tình hình mới, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam xác định nhiệm vụ quốc tế đối với cách mạng Lào trong 5 năm (1961 - 1965) với những công tác cụ thể: Giúp đỡ các lực lượng vũ trang cách mạng Lào về chuyên gia quân sự, đào tạo cán bộ; củng cố xây dựng vùng giải phóng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng của bạn. Khi bạn có yêu cầu, tổ chức bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp chiến đấu với bộ đội bạn [32, tr.176].

  • Ngày 03/7/1965, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết về giúp đỡ cách mạng Lào và đẩy mạnh hoạt động trong thời gian sắp tới. Nghị quyết nhấn mạnh: Cần phải tổ chức một số đơn vị bộ đội tình nguyện sang giúp đỡ bạn trong một thời gian tương đối dài nhằm đi xuống các địa phương, giúp bạn củng cố phát triển cơ sở chính trị, du kích, phát triển đấu tranh du kích, đấu tranh chính trị, vận động, hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, số lượng có thể từ 8.000 đến 1 vạn người.

  • Cùng với chủ trương điều chỉnh tổ chức biên chế, tập trung củng cố lực lượng, bố trí thế trận các đoàn quân tình nguyện hoạt động giúp cách mạng Lào, Nghị quyết Tăng cường giúp đỡ cách mạng Lào về quân sự, ngày 30/12/1967 đã nhấn mạnh: “Phải ra sức nâng cao chất lượng của quân tình nguyện về cả ba mặt công tác chính trị, quân sự, hậu cần, về cả mặt tư tưởng, tổ chức, kỹ thuật, chiến thuật... nhưng phải lấy chính trị, tư tưởng là gốc” [147, tr.14]. Quân tình nguyện phải nỗ lực phấn đấu làm tốt cả ba nhiệm vụ, chủ yếu là nhiệm vụ chiến đấu, đồng thời coi trọng nhiệm vụ giúp bạn làm công tác quần chúng. Phải chú trọng tổng kết kinh nghiệm để nghiên cứu xác định phương thức hoạt động, cách đánh, tổ chức, biên chế, trang bị cho phù hợp với đặc điểm chiến trường nhằm nâng cao hiệu suất chiến đấu hơn nữa.

  • Về nhiệm vụ phối hợp chiến đấu và chiến đấu giúp cách mạng Lào của quân tình nguyện Việt Nam: “Phải giúp bạn nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, tích cực và liên tục tiến công địch về quân sự, chính trị, binh vận tạo thời cơ, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi lớn nhất” [147, tr.8]. Cùng với đó: “giúp bạn nắm vững nhiệm vụ cơ bản nhất là giữ vững, xây dựng, củng cố và mở rộng vùng giải phóng, đồng thời tích cực đẩy mạnh hoạt động ở vùng địch kiểm soát” [147, tr.8]. Quân tình nguyện Việt Nam cần phối hợp chiến đấu với lực lượng vũ trang cách mạng của bạn cả chiến trường Nam Lào và chiến trường Bắc Lào, cả vùng giải phóng và vùng địch tạm kiểm soát, làm cho hai chiến trường cũng như hai vùng hiệp đồng chặt chẽ với nhau, hỗ trợ đắc lực cho nhau.

  • Trong năm 1963, tình hình Lào diễn biến rất khẩn trương, vì vậy, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam lập dự án chấn chỉnh, kiện toàn tổ chức cho phù hợp để làm công tác giúp Bạn. Bộ Tổng tham mưu đề nghị: Thường trực Quân ủy Trung ương thông qua 3 cơ quan (Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị và Tổng cục Hậu cần) trực tiếp chỉ đạo các tổ chuyên gia, các đoàn công tác hoạt động trên chiến trường Lào. Tùy từng lúc, từng nơi, Thường trực Quân ủy Trung ương sẽ ủy nhiệm cho Đảng ủy và thủ trưởng Quân khu (Tây Bắc, Khu 4) trực tiếp chỉ đạo một số hoạt động nhất định. Đối với các đơn vị vũ trang của quân khu nào thì quân khu đó phụ trách về mọi mặt; đồng thời giao cho Quân khu 4 phụ trách các đơn vị quân tình nguyện hoạt động ở Trung Lào, Hạ Lào, Quân khu Tây Bắc phụ trách các đơn vị quân tình nguyện hoạt động ở Thượng Lào. Ngày 18/7/1963, Bộ Tổng tham mưu quyết định thành lập Đoàn công tác đặc biệt ở Hạ Lào mang tên Đoàn 763, nhằm giúp bạn củng cố, giữ vững vùng giải phóng, ổn định tình hình, phát triển lực lượng, tăng cường thế và lực cho cách mạng; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đưa quân tình nguyện Việt Nam sang cùng hoạt động ở Hạ Lào. Ngay sau khi thành lập, Đoàn 763 và Tiểu đoàn 2 bộ binh (Quân khu Tây Bắc) tổ chức hành quân sang Hạ Lào. Đoàn 763 khẩn trương triển khai nhiệm vụ tại các tỉnh Tàvênoọc (nay là tỉnh Sê Kông), Saravan, Áttapư.

  • Để đảm bảo tổ chức cơ quan chỉ đạo giúp Lào, Bộ Tổng tham mưu phân công rõ: Đoàn 559 phụ trách toàn diện Bắc Lào; Quân khu Tây Bắc phụ trách Tây Bắc Thượng Lào và sẵn sàng chi viện cho Bắc Lào; Quân khu 4 chịu trách nhiệm tổ chức Bộ Tư lệnh Trung và Hạ Lào. Đơn vị chủ lực của Quân khu 4 phái sang Lào có Sư đoàn 341 hoạt động ở Trung và Hạ Lào (thay cho Sư đoàn 324), 2 Trung đoàn 27 và 29; Quân khu Tây Bắc gồm có Sư đoàn 316 và Trung đoàn 335 [63, tr.236]. Về vấn đề tổ chức chỉ huy: ở hướng Thượng Lào do Bộ Tư lệnh Quân khu Tây Bắc; hướng Sầm Nưa - Xiêng Khoảng do Đoàn 559 (trường hợp có đánh lớn ở Xiêng Khoảng thì do Bộ Tư lệnh Quân khu Tây Bắc chỉ huy); hướng Trung - Hạ Lào do Bộ Tư lệnh Quân khu 4.

  • Bước sang năm 1965, nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng Lào, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam đã chủ trương giúp bạn khẩn trương phát triển lực lượng và gấp rút đưa một số đơn vị quân tình nguyện và chuyên gia quân sự sang giúp bạn xây dựng, chiến đấu, củng cố vùng giải phóng. Thực hiện chủ trương đó, ngày 18/5/1965, Đoàn chuyên gia quân sự và quân tình nguyện Việt Nam mang phiên hiệu 565 được thành lập tại Đức Thọ (Hà Tĩnh). Ngày 19/5/1965, Đoàn nhận lệnh hành quân sang chiến trường Nam Lào với nhiệm vụ: Chuyên gia giúp địa phương xây dựng lực lượng từ tỉnh đến các đại đội, xây dựng cơ sở cách mạng ở vùng giải phóng, trong vùng địch hậu. Bộ đội tình nguyện phối hợp với các lực lượng địa phương đánh địch lấn chiếm vùng giải phóng, diệt phỉ, bảo vệ và mở rộng địa bàn, bảo vệ tuyến hành lang 559. Đoàn 763 đang hoạt động tại huyện Đắc Trưng, tỉnh Tàvênoọc được sáp nhập vào đội hình Đoàn 565. Lực lượng trực thuộc Đoàn 565 có 2 trung đoàn (27, 29) và 4 tiểu đoàn (927, 2, 3, 4) bộ binh. Quân khu 4 được Bộ Tổng tham mưu giao nhiệm vụ tiếp tế, bảo đảm hậu phương, tăng cường phương tiện chỉ huy và một số binh chủng bảo đảm cho Đoàn 565 khi cần thiết.

  • Nhằm thúc đẩy cách mạng hai nước phát triển, ngày 22/6/1965, đại diện Đảng Lao động Việt Nam và đại diện Đảng Nhân dân Lào tổ chức cuộc hội đàm đi tới thống nhất: Hai Đảng, hai dân tộc, hai nước cần đoàn kết giúp đỡ nhau, chiến đấu chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ và tay sai. Thực hiện chủ trương của hai Đảng, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định tăng cường lực lượng quân tình nguyện sang Lào giúp bạn từ 8.000 đến 10.000 người. Theo đề xuất của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam:

  • Về nhu cầu cách mạng của bạn thì nên có khoảng 8.500 người, sau này tùy tình hình phát triển sẽ đưa lên 10.000 người. Với quân số 8.500 người thì thành phần các lực lượng là: Cố vấn chuyên gia 600 - 700 người, nhân viên kỹ thuật phục vụ và các đơn vị bảo đảm là 1.400 người, bộ đội tình nguyện khoảng 6.400 người (Nam Lào 1.970, Bắc Lào 4.430) [63, tr.260].

  • Trong quá trình lựa chọn bộ đội tình nguyện sang giúp đỡ bạn, Bộ Tổng tham mưu nhấn mạnh “phải coi trọng chất lượng, chọn những người có khả năng tương đối phù hợp với chiến trường, giáo dục chính trị trước khi đi và có chính sách phù hợp” [63, tr.260]. Theo nguyên tắc trong quan hệ quốc tế của Đảng, quân tình nguyện hoạt động tại Lào chủ động đánh địch, đồng thời giúp bạn đề ra phương hướng củng cố phát triển lực lượng, tăng cường tuyên truyền xây dựng cơ sở quần chúng ở những vùng sau lưng địch, tổ chức một số đội công tác cơ sở và đơn vị đặc công vào hoạt động ở Đông và Tây Viêng Chăn.

  • Đối với Đông Dương, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một hướng chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, có liên quan mật thiết đến việc bảo vệ trị an vùng biên giới Lào - Việt. Đặc biệt là liên quan chặt chẽ đến hành lang vận chuyển chiến lược từ miền Bắc Việt Nam cho các chiến trường Đông Dương. Khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là trung tâm chống “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và tay sai ở Lào. Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Lào xác định cần tăng cường lực lượng, quyết tâm bảo vệ vững chắc khu vực này. Ngày 01/7/1966, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ thị cần nhanh chóng tổ chức hai trung đoàn quân tình nguyện đưa vào Sầm Nưa và Xiêng Khoảng làm nhiệm vụ giúp bạn, yêu cầu tổ chức lực lượng phòng thủ dài ngày, cùng bạn chiến đấu, kiên quyết phá tan âm mưu lấn chiếm của Mỹ và tay sai, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng và mở rộng vành đai giải phóng của bạn.

  • Thực hiện chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu, ngày 03/7/1966, Đoàn 766 quân tình nguyện Việt Nam được thành lập, dưới sự chỉ đạo, chỉ huy của Bộ chỉ huy tối cao quân giải phóng nhân dân Lào, hoạt động trên chiến trường Sầm Nưa. Đoàn 766 có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng vũ trang Lào đánh địch lấn chiếm khu vực Sầm Nưa, chống không quân địch oanh tạc, truy quét phỉ, trừ gian, củng cố cơ sở, bảo vệ căn cứ địa cách mạng ở khu vực Viêng Xay, Na Kay, bảo vệ cơ quan Trung ương Đảng Nhân dân Lào. Lực lượng trực thuộc Đoàn 766 gồm: Tiểu đoàn bộ binh 5, Tiểu đoàn bộ binh 923, Tiểu đoàn cao xạ 37 ly, đại đội thông tin, trinh sát. Ngày 17/8/1966, Trung đoàn 866 (Đoàn 866) được thành lập trên cơ sở một số đơn vị quân tình nguyện đang hoạt động ở khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Đoàn 866 có nhiệm vụ phối hợp với quân và dân Lào chiến đấu, giữ vững hành lang các đường số 6, số 4 và những cao điểm xung quanh khu vực Cánh Đồng Chum. Lực lượng trực thuộc Đoàn 866 gồm có 2 tiểu đoàn bộ binh (924 và 7), 1 tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly và 2 đội công tác.

  • Trước những yêu cầu mới trên chiến trường ba nước Đông Dương, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên địa bàn Trung - Hạ Lào, cũng như nhiệm vụ bảo vệ vững chắc tuyến vận tải chiến lược Đông Trường Sơn, Trung ương hai Đảng thống nhất chủ trương kiện toàn các lực lượng quân tình nguyện tại Nam Lào. Theo chủ trương đó, ngày 28/6/1968, Bộ Tổng tham mưu ra Quyết định số 98/TM - QĐ tách đoàn chuyên gia quân sự và quân tình nguyện 565 tại Nam Lào thành hai lực lượng: Lực lượng chuyên gia quân sự mang phiên hiệu 565 và lực lượng quân tình nguyện Nam Lào mang phiên hiệu 968. Đoàn 968 đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và chỉ huy trực tiếp của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 4. Các đơn vị tình nguyện thuộc Bộ Tư lệnh Đoàn 968 gồm 5 tiểu đoàn bộ binh (1, 2, 3, 4, 5), Đại đội S4 đặc công, Đại đội 5 cao xạ, Đại đội 6 pháo hỗn hợp, các đại đội công binh, thông tin, trinh sát, vận tải và Đội điều trị 49 quân y. Nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn 968 là bảo vệ hành lang chiến lược 559, giữ vững vùng giải phóng, phát triển thế tiến công địch, kiên quyết đánh bại âm mưu lấn chiếm vùng giải phóng của địch trên địa bàn được giao.

  • Như vậy, từ năm 1960 đến năm 1968 do yêu cầu phát triển, giúp đỡ cách mạng Lào, các Trung đoàn, Lữ đoàn quân tình nguyện Việt Nam tại Lào đã lần lượt thành lập đó là: Đoàn 335 (Thượng Lào), Đoàn 766 (3/7/1966), Đoàn 866 (17/8/1966), Đoàn 968 (28/6/1968 Nam Lào). Ngay sau khi thành lập, các đoàn quân tình nguyện đã nhanh chóng ổn định tổ chức, triển khai giáo dục chính trị, các chính sách dân tộc, quán triệt sâu sắc nhiệm vụ cùng sát cánh với quân và dân Lào chống kẻ thù chung, xây dựng tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, gắn bó với bạn, xây dựng chương trình huấn luyện, phối hợp chiến đấu tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng. Qua thực tế chiến đấu, giúp lực lượng vũ trang cách mạng Lào trưởng thành để bạn sớm đảm đương được nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó. Đồng thời, rèn luyện bộ đội tình nguyện vững về chính trị tư tưởng, tổ chức, giỏi về kỹ thuật, chiến thuật, có nền nếp tác phong chiến đấu, công tác thực sự, thực tế, đáp ứng được yêu cầu giúp bạn ngày càng cao.

  • Tháng 5/1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Lào họp Hội nghị lần thứ 13 phân tích, đánh giá tình hình địch và đề ra phương hướng nhiệm vụ mới. Hội nghị coi trọng việc xây dựng cấp tiểu đoàn, phấn đấu thành lập được những trung đoàn ở những địa bàn chiến lược quan trọng như Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Trung - Hạ Lào (Nam Lào). Cuối năm 1965, Trung ương Đảng bạn quyết định tiến hành Cuộc vận động “Toàn dân tham gia xây dựng lực lượng vũ trang”. Các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam được giao nhiệm vụ phối hợp với chuyên gia dân chính đến từng địa phương giúp bạn tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân; phân công cán bộ, đảng viên ở từng địa phương cùng bộ đội thâm nhập, vận động từng gia đình. Quần chúng hưởng ứng tích cực, động viên con em tham gia bộ đội, tham gia du kích; ngay trong vùng tạm bị chiếm cũng có nhiều thanh niên bí mật ra vùng giải phóng xin nhập ngũ. Tuy dân số vùng giải phóng của bạn chỉ có 80 vạn dân, nhưng bước đầu công cuộc vận động đã có 5.000 thanh niên vào bộ đội và gần 20.000 người tham gia du kích. Đặc biệt, lực lượng vũ trang địa phương đã được củng cố thêm, làm nguồn bổ sung và hỗ trợ tác chiến với quân chủ lực chống các âm mưu, hành động lấn chiếm phá hoại vùng giải phóng của đế quốc Mỹ và tay sai.

  • Năm 1960, trước tình hình diễn biến phức tạp ở Lào, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chỉ thị cho Lữ đoàn 335 tăng cường lực lượng giúp bạn; tháng 9/1960, Tiểu đoàn 3 (Lữ đoàn 335) phối hợp với Tiểu đoàn 1 Pathết Lào giải phóng thị xã Sầm Nưa và phần lớn tỉnh Hủa Phăn. Chiến thắng Sầm Nưa thể hiện sự tiến bộ về trình độ chiến đấu của liên quân Việt Nam - Lào, về hiệu quả công tác của quân tình nguyện Việt Nam. Qua đánh giá tình hình Lào, nhất là Thủ đô Viêng Chăn, hai Bộ Chính trị Việt Nam và Lào thống nhất chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động quân sự tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, qua đó phân tán lực lượng địch và dự kiến chuẩn bị phương án có thể rút khỏi Viêng Chăn. Trên tinh thần đó, Trung ương hai Đảng thống nhất phối hợp lực lượng hai bên mở đợt hoạt động quân sự Đông Xuân 1960 - 1961 trên chiến trường Lào nhằm tăng cường ưu thế cho lực lượng cách mạng, tạo điều kiện để tiếp tục tiến công quân địch và sẵn sàng đối phó với những chuyển biến của tình hình do sự cấu kết của các lực lượng phản cách mạng trong nước, sự can thiệp của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đối với cách mạng Lào.

  • Tháng 4/1961, Hội nghị Trung ương Đảng Nhân dân Lào lần thứ 6 đã quyết định: Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quân sự, tiêu diệt sinh lực địch, quyết đánh bại các cuộc tiến công của chúng, tiêu diệt phỉ, củng cố khu vực đã giải phóng. Về tác chiến, Hội nghị xác định: Thượng Lào là mặt trận chính, Trung - Hạ Lào là mặt trận phối hợp quan trọng [32, tr.130]. Tập trung lực lượng phối hợp với quân tình nguyện Việt Nam để giữ Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động du kích ở Viêng Chăn, đường 13, Luông Pha băng, Trung và Hạ Lào. Theo đề nghị của Quân ủy Trung ương Lào, Quân ủy Trung ương Việt Nam chỉ thị cho các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với các đơn vị của Lào tích cực tấn công quân phái hữu, buộc chúng rút bỏ nhiều nơi. Đến cuối tháng 6/1961, vùng giải phóng cách mạng Lào mở rộng, chiếm 2/3 đất đai và 1/2 dân số cả nước, trong đó có những địa bàn quan trọng như Sầm Nưa, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng và mường Xê Pôn.

  • Ngày 18/11/1961, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã chỉ đạo Quân khu 4 và Quân khu Tây Bắc tăng cường phối hợp chiến đấu với Pathết Lào đẩy mạnh các hoạt động chiến đấu, ngăn chặn địch, bảo vệ hành lang vận chuyển ở khu vực đường 9 và 12. Cuối năm 1961, hình thái chiến trường Lào chuyển biến ngày càng có lợi cho cách mạng. Quân phái hữu phản động từ chỗ ở thế tiến công đã buộc phải chuyển sang phòng ngự.

  • Ngày 20/02/1962, Quân ủy Trung ương chỉ thị cho quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục tranh thủ giúp Lào củng cố căn cứ địa cách mạng, tiêu diệt sinh lực địch, bảo vệ vùng giải phóng; đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở vùng sau lưng địch, củng cố liên minh với lực lượng Koongle làm cơ sở cho đấu tranh chính trị. Cùng với đó, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam và Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Lào đã trao đổi, quyết định mở chiến dịch Nậm Thà.

  • Ngày 28/3/1962, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ chỉ huy tối cao Pathết Lào thống nhất hạ quyết tâm mở chiến dịch Nậm Thà (mật danh chiến dịch XYZ). Mục đích chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng thị xã Nậm Thà và thị trấn Mường Xinh, đưa cách mạng Lào tiến lên một bước mới. Đối với quân tình nguyện Việt Nam, thể nghiệm tiến hành chiến dịch đánh rừng núi sau thời gian xây dựng, huấn luyện trong hòa bình và cùng với bộ đội Pathết Lào trưởng thành trong thực tế chiến đấu. Lực lượng tham gia chiến dịch có Lữ đoàn bộ binh 316, Lữ đoàn 335, Tiểu đoàn 3 (Lữ đoàn 330) và 3 tiểu đoàn pháo binh, súng cối, phòng không; phối hợp chiến đấu cùng Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 701 Pathết Lào và một số đại đội, trung đội địa phương huyện và dân quân các xã. Tổng quân số tham gia chiến dịch khoảng 7.800 người. Chiến dịch mở màn đêm 2/5/1962 đến ngày 12/5/1962 chiến dịch giành thắng lợi, các đơn vị quân tình nguyện chuyển sang giúp bạn xây dựng cơ sở, bảo vệ vùng giải phóng.

  • Ngày 23/7/1962, Hiệp định Giơnevơ về Lào được ký kết. Các nước tham gia ký kết Hiệp định thừa nhận tôn trọng nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Lào. Sau Hiệp định Giơnevơ về Lào năm 1962, chấp hành mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tháng 10/1962 các lữ đoàn 316, 335, 330 quân tình nguyện Việt Nam lần lượt hành quân về nước. Theo yêu cầu của bạn, một số đơn vị nhỏ quân tình nguyện ở lại tiếp tục giúp bạn xây dựng lực lượng vũ trang, tiễu phỉ và bảo vệ khu giải phóng trên những địa bàn quan trọng.

  • Đông xuân 1963 - 1964, mặc dù đã ký Hiệp định Giơnevơ về Lào, nhưng đế quốc Mỹ và tay sai vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược. Mỹ đưa lực lượng đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, uy hiếp khu vực này, làm cho lực lượng vũ trang cách mạng bị cô lập. Theo đề nghị của bạn, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã tăng cường hệ thống cố vấn và chuyên gia trực tiếp giúp Lào ở cả trung ương và đơn vị cơ sở. Đồng thời đã cử một số đội công tác và một số đơn vị bộ đội phối hợp cùng lực lượng vũ trang cách mạng của bạn tiến hành tiễu phỉ, củng cố khu giải phóng, giữ vững những địa bàn quan trọng.

  • Tháng 4/1964, được sự nhất trí của Trung ương hai Đảng, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định mở chiến dịch 74A (chiến dịch đường số 7 và đường số 4) nhằm mục đích tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng khu vực Cánh Đồng Chum, giúp bạn trưởng thành trong tác chiến tập trung quy mô chiến dịch, tạo thế phát triển mới cho cách mạng Lào. Lực lượng tham gia chiến dịch phía Việt Nam có Lữ đoàn 316, Lữ đoàn 335 (Quân khu Tây Bắc), Tiểu đoàn 8 (Sư đoàn 304), Tiểu đoàn 925 (Quân khu 4), 14 đại đội biên phòng; phía Lào có 7 tiểu đoàn Pathết Lào và lực lượng trung lập. Ngày 8/6/1964, chiến dịch 74A kết thúc thắng lợi. Kề vai sát cánh bên nhau chiến đấu liên quân Việt Nam - Lào qua rèn luyện trong chiến dịch 74A đã nâng cao trình độ về nghệ thuật tổ chức chỉ huy và sử dụng lực lượng cũng như xử trí các tình huống trong chiến dịch.

  • Đầu năm 1965, để phối hợp với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở Lào, tăng cường “Chiến tranh đặc biệt”, thúc quân phái hữu tiến công quân đội Pathết Lào, đồng thời đánh phá, lấn chiếm vùng giải phóng Lào. Trước những diễn biến khẩn trương, tháng 5/1965 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Lào họp Hội nghị lần thứ 13 ra nghị quyết chỉ rõ: Đẩy mạnh đấu tranh quân sự, phát động chiến tranh nhân dân sâu rộng, tiêu diệt và tiêu hao sinh lực địch, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng có trọng điểm... Đáp ứng với tình hình cách mạng của bạn, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam đã chỉ đạo đưa một số đơn vị quân tình nguyện Việt Nam thuộc Quân khu 4 (Tiểu đoàn 4), Quân khu Tây Bắc (Tiểu đoàn 7, Tiểu đoàn 924, Trung đoàn 148 (Sư đoàn 316) sang làm nhiệm vụ quốc tế, giúp bạn đánh địch, giành thắng lợi góp phần củng cố căn cứ địa cách mạng, mở rộng vùng giải phóng.

  • Ngày 20/3/1968, Đoàn 766 phối hợp với quân giải phóng nhân dân Lào tiêu diệt phỉ ở Huội Hin Sa (phía Tây Pa Thí). Phát huy thế tiến công ở Pa Thí, lực lượng vũ trang và du kích đã liên tiếp tập kích đánh phá các căn cứ ra đa, sân bay quân sự của địch ở các nơi như Luông Pha băng, Áttapư, Saravan,… Song song với thắng lợi dồn dập của quân và dân miền Nam Việt Nam, năm 1968, các đoàn quân tình nguyện Việt Nam đã giúp bạn củng cố vùng giải phóng, mở nhiều đợt tiến công trên khắp các chiến trường, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, thu hồi và giải phóng nhiều vùng xung yếu. Ở Nam Lào, trước sự uy hiếp của liên quân Lào - Việt Nam địch phải rút bỏ một số vị trí lẻ xung quanh Lầu Ngam, Áttapư. Trên các tỉnh Bắc Lào, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với bạn tiễu phỉ rộng rãi, đồng thời tiến đánh giao thông dọc theo sông Mê Kông. Cách mạng Lào đã giành được thắng lợi to lớn, toàn diện có tính chất vững chắc, làm thay đổi so sánh lực lượng, tạo ra một tình thế cách mạng mới. Đồng thời, chiến tranh du kích của nhân dân các bộ tộc Lào phát triển mạnh ở khu giải phóng và một số vùng địch kiểm soát, góp phần làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và tay sai ở Lào.

  • Từ năm 1960 đến năm 1968, các lực lượng quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu trên chiến trường Lào đã tích cực giúp bạn xây dựng lực lượng, đẩy mạnh các hoạt động tác chiến tiêu diệt địch, củng cố vùng giải phóng; giữ vững và phát triển chiến tranh du kích vùng địch hậu. Với tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với bạn khắc phục khó khăn, anh dũng chiến đấu, đánh bại một bước “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, góp phần phát triển thế chủ động tiến công của cách mạng Lào lên một bước mới. Tuy bị thất bại nặng nề, nhưng Mỹ vẫn ngoan cố tăng cường thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở Lào lên mức cao nhất. Quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục phối hợp với quân giải phóng nhân dân Lào và nhân dân các bộ tộc Lào phát huy thế chủ động tiến công địch, quyết tâm đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn mới của đế quốc Mỹ và tay sai, giành thắng lợi to lớn.

  • Một là, tiếp tục kiện toàn, phát triển lực lượng quân tình nguyện Việt Nam tại Lào.

  • Tháng 7/1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp Hội nghị lần thứ 21 đề ra nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Hội nghị xác định nhiệm vụ chiến lược của hai miền Nam - Bắc Việt Nam và chủ trương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quốc tế đối với cách mạng Lào. Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã chủ trương: Giúp Lào theo một kế hoạch toàn diện, chủ yếu là thi hành Hiệp định, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng và mở rộng vùng giải phóng dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất; đồng thời khắc phục tình trạng phân tán quá nhiều đầu mối làm giảm hiệu lực giúp đỡ của Việt Nam, gây khó khăn cho Lào.

  • Đối với quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, cần phải bố trí lực lượng, đưa các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam đứng chân phía sau, giúp bảo vệ, giữ vững vùng giải phóng, đề phòng địch bất ngờ tấn công lấn chiếm, đưa bộ đội giải phóng Lào lên trước, làm chỗ dựa cho quần chúng đấu tranh, sẵn sàng tấn công địch khi cần thiết.

  • Ba là, phối hợp hoạt động giữa quân tình nguyện Việt Nam với các lực lượng vũ trang cách mạng Lào nhằm củng cố và mở rộng vùng giải phóng, đánh thắng “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của đế quốc Mỹ.

  • Đối với chiến trường Lào: “Về chiến lược trước mắt ta không chủ động tấn công lớn nhưng phải tăng cường hoạt động quân sự một cách thích đáng nhằm thể hiện tính tích cực trong đấu tranh giằng co về quân sự” [83, tr.10]. Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào cần có phương thức hoạt động phù hợp với thực tiễn tình hình của bạn, giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn giữa giữ đất và tiêu diệt sinh lực địch, giữa quân số ít địa bàn rộng, chính diện quá dài, địch lại đông hơn gấp 4 lần. Vấn đề cấp thiết là phải cùng với bạn phát động nhân dân tham gia đấu tranh vũ trang, thực hiện chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích để giữ vững và củng cố khu giải phóng, đặc biệt là khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng và khu Trung Lào, duy trì và củng cố vùng địch hậu Hạ Lào và Viêng Chăn, tiêu hao và phân tán địch khắp nơi, nhằm làm cho đại bộ phận chủ lực được dễ dàng cơ động đánh tiêu diệt, qua đó mà thực hiện được tốt nhiệm vụ chống lấn chiếm, chống gây phỉ và chống càn quét, từng bước tạo điều kiện giành và giữ thế chủ động, từng bước thay đổi tương quan lực lượng.

  • Tập trung đánh mạnh vào hai lực lượng chiến lược của địch (lực lượng Vàng Pao và quân chủ lực Viêng Chăn), giải phóng thêm một số vùng trọng điểm, tạo điều kiện mở rộng vùng giải phóng thành thế liên hoàn rộng lớn.

  • Để tiến hành cuộc đấu tranh võ trang cách mạng lâu dài, một trong những điều kiện quyết định nhất là cần phải có chỗ đứng vững chắc, trước hết là khu căn cứ địa Trung ương cần nỗ lực trong một thời gian ngắn ổn định về căn bản khu giải phóng, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, thể hiện tính chất ưu việt của cách mạng.

  • Nội dung công tác của quân tình nguyện Việt Nam là cùng với bộ đội cách mạng của bạn tích cực quét phỉ, trong thời gian vài ba năm, phải tiêu diệt căn bản các lực lượng phỉ tập trung. Cần giúp bạn đẩy mạnh công tác dân vận, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng làm cho nó thực sự là chính quyền của nhân dân, đẩy mạnh phong trào sản xuất, chăm lo bảo vệ sức khỏe và bắt đầu thanh toán nạn mù chữ, vận động đời sống mới cho nhân dân.

  • Đầu tháng 4/1972, Quân ủy Trung ương Việt Nam phối hợp với Lào tổ chức chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Mường Sủi. Để thống nhất các lực lượng tình nguyện tham gia chiến dịch, Bộ Tư lệnh chiến dịch (Mặt trận 31) được thành lập. Do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, ngày 14/5/1972, Bộ Tư lệnh Mặt trận 31 ra Quyết định số 364 tổ chức lại lực lượng của Sư đoàn 316. Theo đó, hai trung đoàn 174, 148 đặt dưới sự chỉ huy của Mặt trận 31 và được biên chế thêm mỗi trung đoàn 1 đại đội cối 120 của Tiểu đoàn 11 cũ.

  • Nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ huy thống nhất cho các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam tại khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, ngày 20/7/1972, Bộ Quốc phòng Việt Nam ra Quyết định số 131/QĐ-QP hợp nhất Sư đoàn 316 vào lực lượng của Bộ Tư lệnh 31 để thành lập Bộ Tư lệnh Mặt trận Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mang phiên hiệu Bộ Tư lệnh Mặt trận 316, quyền hạn tương đương cấp quân khu. Nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Mặt trận 316 là: 1. Lãnh đạo chỉ huy quản lý các đơn vị thuộc quyền và các đơn vị phối hợp thực hiện nhiệm vụ chiến dịch, chiến đấu; 2. Cùng bàn bạc với Bộ chỉ huy Quân khu Cánh Đồng Chum và Ban chỉ huy tỉnh đội Xiêng Khoảng về kế hoạch phối hợp tác chiến giữa các lực lượng vũ trang của Việt Nam và Lào tại khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng; 3. Phối hợp giúp Lào xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, củng cố và xây dựng các căn cứ địa ở khu vực mình hoạt động. Quân số của Bộ Tư lệnh Mặt trận 316 trong hai năm 1972 - 1973 là 13.500 người.

  • Năm 1973, tình hình cuộc kháng chiến của ba nước Đông Dương phát triển thuận lợi. Tại Lào, Hiệp định Viêng Chăn được ký kết (ngày 21/2/1973) đã tạo cơ sở chính trị và pháp lý để nhân dân các bộ tộc Lào tiến lên thực hiện hòa hợp dân tộc và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Tuy nhiên, đế quốc Mỹ vẫn không chịu chấm dứt sự dính líu quân sự ở đây. Trong tình hình mới, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xác định nhiệm vụ giúp cách mạng Lào trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến là vô cùng cần thiết. Do đó, lãnh đạo các đoàn quân tình nguyện làm nhiệm vụ quốc tế cần phải nâng cao nhận thức, tư tưởng, hành động đáp ứng kịp thời yêu cầu cách mạng của Lào.

  • Thực hiện chủ trương đó, tại khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, ngày 21/4/1973, Bộ Quốc phòng ra quyết định điều chỉnh Bộ Tư lệnh Mặt trận 316 thành Bộ Tư lệnh mặt trận 31 và Sư đoàn 316 trực thuộc Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.

  • Lực lượng trực thuộc Bộ Tư lệnh Mặt trận 31 gồm: 2 trung đoàn bộ binh (866, 335), Tiểu đoàn 24 pháo cao xạ 37 ly và 14.5 ly (4 đại đội), Tiểu đoàn 42 pháo mặt đất, Tiểu đoàn 195 xe tăng thiết giáp, Tiểu đoàn 25 công binh, Tiểu đoàn 26 thông tin, 2 đại đội trinh sát, 1 tiểu đoàn vận tải, 1 tiểu đoàn quân y, Bệnh viện quân y 139, tổng quân số là 6.500 người. Đây là những đơn vị tình nguyện làm nhiệm vụ quốc tế ở khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Mặt trận 31: Giữ vững vùng giải phóng, nhất là các khu vực trọng yếu làm hậu thuẫn vững chắc cho đấu tranh chính trị, tham gia công tác vận động quần chúng, vận động binh lính địch, xây dựng lực lượng tình nguyện ngày càng vững mạnh; cùng với Lào tham gia xây dựng vùng giải phóng.

  • Đối với Sư đoàn 316, Bộ quốc phòng điều chỉnh thành Sư đoàn chủ lực quân tình nguyện làm nhiệm vụ cơ động trên chiến trường Lào. Bộ điều động Trung đoàn 8 thuộc Sư đoàn 308 C về Sư đoàn 316 và đổi phiên hiệu thành Trung đoàn 149. Các đơn vị trực thuộc cũ tách khỏi Bộ Tư lệnh Mặt trận 31 về Sư đoàn 316. Lúc này, Sư đoàn 316 gồm: 3 trung đoàn bộ binh (174, 148, 149), Trung đoàn 187 pháo binh cùng các tiểu đoàn, đại đội và cơ quan bảo đảm trực thuộc.

  • Những tháng cuối năm 1973, cách mạng Lào diễn biến thuận lợi, thế trận của cách mạng đã hình thành ngày càng vững chắc, các đơn vị Quân giải phóng nhân dân Lào, quân tình nguyện Việt Nam được củng cố, phát triển, bố trí trên các địa bàn trọng yếu, sẵn sàng đẩy mạnh các hoạt động giành thắng lợi to lớn.

  • Từ năm 1969 đến năm 1973, Đảng đã chỉ đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào đẩy mạnh phối hợp chiến đấu với lực lượng vũ trang cách mạng Lào góp phần bảo vệ, củng cố và mở rộng căn cứ địa cách mạng, từng bước đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt tăng cường” của đế quốc Mỹ, tạo bước ngoặt cho cách mạng Lào.

  • Tháng 02/1969, quân phái hữu tập trung 11 tiểu đoàn mở cuộc hành quân Xamakhi I tiến công ra vùng Pa Thí - một vị trí quan trọng nằm sát biên giới Việt Nam - Lào nhằm uy hiếp Sầm Nưa và phá công tác chuẩn bị chiến dịch Toàn thắng của Việt Nam. Được sự nhất trí của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng hai nước, liên quân Việt Nam - Lào quyết định mở chiến dịch phản công đánh địch ở Pa Thí. Lực lượng tham gia chiến dịch về phía Việt Nam có 2 trung đoàn 148 và 174 (Sư đoàn 316), các trung đoàn quân tình nguyện 766, 866. Sau 5 ngày liên tục phản công địch, liên quân giải phóng hoàn toàn khu vực Mường Hiềm, Na Khằng thông đường số 6 và đường 217 nối hai tỉnh Sầm Nưa với Cánh Đồng Chum, Xiêng Khoảng.

  • Cuối tháng 7/1969, Mỹ và quân phái hữu Lào mở cuộc hành quân “Cù Kiệt” tấn công vào địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Đây là cuộc hành quân lớn điển hình của “Học thuyết Níchxơn” ở Lào theo công thức quân bản xứ cộng với hậu cần và hỏa lực tối đa của không quân Mỹ. Ngày 12/9/1969, Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam giao nhiệm vụ cho Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ chỉ huy quân giải phóng nhân dân Lào mở chiến dịch phản công Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (tên mật là Chiến dịch 139 hay còn được gọi là chiến dịch Toàn Thắng). Chiến dịch này do Quân khu Tây Bắc chỉ huy. Lực lượng tham gia chiến dịch phía Việt Nam có 2 sư đoàn bộ binh (312 và 316), Đoàn 866 quân tình nguyện, 1 trung đoàn pháo, 1 đại đội xe tăng, 12 đại đội đặc công, 4 tiểu đoàn công binh, 5 tiểu đoàn phòng không. Phía bạn Lào có 10 tiểu đoàn bộ binh, 2 đại đội tự vệ cơ quan và 1 đại đội xe tăng.

  • Ngày 13/9/1969, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp giao nhiệm vụ và chỉ thị cho các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam tham gia chiến dịch. Ngày 25/10/1969 chiến dịch mở màn đến ngày 25/4/1970, chiến dịch phản công Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng kết thúc thắng lợi. Liên quân Lào - Việt Nam đã đánh bại cuộc hành quân “Cù Kiệt” - cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ và tay sai trên chiến trường Lào. Đây là đòn giáng mạnh vào lực lượng đặc biệt - lực lượng nòng cốt chủ yếu của Mỹ lúc bấy giờ, bước đầu đánh bại “Học thuyết Níchxơn” ở Lào, tạo chuyển biến mới về tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng Lào.

  • Ngày 4/2/1971, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 51/QĐ - QP thành lập Mặt trận Đường 9 - Nam Lào (gọi tắt là Bộ Tư lệnh 702). Ngày 8/2/1971, Quân ủy Trung ương ra quyết định thành lập Đảng ủy Mặt trận 702. Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào với nhiệm vụ: Kiên quyết bảo vệ đường Hồ Chí Minh - mạch máu chủ đạo của việc đảm bảo hậu cần, bảo vệ tuyến vận tải tiếp tế, căn cứ, kho tàng; phối hợp chặt chẽ với các chiến trường trên toàn miền Nam và chiến trường nước Lào, làm thất bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và âm mưu dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương của đế quốc Mỹ. Trải qua 43 ngày đêm chiến đấu anh dũng, liên quân Việt Nam - Lào đã đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Thắng lợi này đã làm chuyển biến một bước quan trọng cục diện chiến tranh, làm cho thế chủ động của ta trên chiến trường Lào ngày càng phát triển vững chắc, đẩy địch lún sâu vào thế phòng ngự bị động, làm cho mâu thuẫn nội bộ của Mỹ và phái hữu Lào ngày càng sâu sắc.

  • Phối hợp chặt chẽ với quân và dân Cánh Đồng Chum, ở Hạ Lào, mùa mưa năm 1972, Đoàn 968 quân tình nguyện Việt Nam cùng các đơn vị quân giải phóng nhân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân Sư tử đen của quân phái hữu Viêng Chăn vào khu vực Không Xê Đôn, đường 23, Pạc Xoòng, Xalavan, Thà Teng, Bô Lô Ven, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều sinh lực địch.

  • Ở chiến trường Bắc Lào, Thu Đông năm 1972 - 1973, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với tiểu đoàn 408, 409 của bạn tiến công giải phóng Pạc U, Pạc Xương, tập kích địch ở Xiềng Ngân và sân bay Luông Phra Băng, tiếp đó tiến công giải phóng Viêng Phu Khe, Nậm Dụ, uy hiếp Huội Sài.

  • Trước những thắng lợi to lớn có ý nghĩa quyết định của cách mạng Việt Nam, ngày 27/01/1973 Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Theo Hiệp định, Mỹ phải thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; cam kết chấm dứt dính líu quân sự, rút hết quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam, công nhận ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Hiệp định Pari mở ra một cục diện mới cho cuộc đấu tranh cách mạng trên toàn bán đảo Đông Dương.

  • Những chiến thắng trong năm 1972 - 1973 ở Lào đã buộc chính quyền Viêng Chăn ký Hiệp định Viêng Chăn ngày 21/2/1973 về chấm dứt chiến tranh, thực hiện hòa hợp dân tộc. Hiệp định Viêng Chăn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Lào. Đây là một thắng lợi to lớn, toàn diện, vững chắc, có ý nghĩa chiến lược trên chiến trường Lào và Đông Dương, tạo điều kiện để đưa cách mạng Lào tiến lên giành những thắng lợi mới.

  • Kết luận chương 3

  • Từ năm 1969 đến năm 1973, tình hình quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến mới, tiếp tục là những nhân tố tác động đến chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với quá trình đẩy mạnh hoạt động của quân tình nguyện Việt Nam tại Lào. Kế thừa kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo quân tình nguyện trong giai đoạn trước đó, Đảng Lao động Việt Nam tiếp tục đề ra phương hướng, phương châm, nhiệm vụ và giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào.

  • Cùng với chủ trương lãnh đạo, từ năm 1969 đến năm 1973, Đảng đã chỉ đạo tiếp tục củng cố, kiện toàn, phát triển lực lượng quân tình nguyện cả về biên chế, tổ chức lẫn nâng cao chất lượng mọi mặt của quân tình nguyện về chính trị, huấn luyện, tác chiến; chỉ đạo quân tình nguyện tiếp tục giúp cách mạng Lào xây dựng lực lượng vũ trang, tập trung nâng cao huấn luyện và tác chiến của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Nét nổi bật trong sự chỉ đạo của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam tại Lào giai đoạn này là tăng cường hoạt động phối hợp chiến đấu củng cố, mở rộng vùng giải phóng, đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của đế quốc Mỹ. Theo đó, quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang cách mạng Lào thực hiện tốt nhiệm vụ chiến đấu, giành thắng lợi trong nhiều trận đánh, nhiều chiến dịch lớn, qua đó đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Lào ngày càng phát triển với thắng lợi nổi bật là việc ký kết Hiệp định Viêng Chăn vào tháng 2/1973.

  • Với chủ trương lãnh đạo đúng đắn, sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Đảng, từ năm 1969 đến năm 1973, Đảng đã lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Lào và tác động tích cực trở lại đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.

  • Chương 4

  • 2. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 3. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 4. Ban Chỉ đạo Nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2005), Lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 5. Ban Công tác Miền Tây (1967), Dự thảo báo cáo tình hình Lào từ sau khi có cuộc trao đổi ý kiến giữa hai Đảng (7/1965) đến hết năm 1966 và phương hướng giúp Bạn trong thời gian tới, ký hiệu T88/12474, lưu tại Thư viện Quân đội, Hà Nội.

  • 6. Ban Công tác Miền Tây (1972), Báo cáo một số nét chính của tình hình Lào năm 1971, số 44 - BC/VP, tờ 15, hồ sơ 8730, quyển IV, lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III.

  • 7. Ban Liên lạc quân tình nguyện Hạ Lào - Đông Bắc Campuchia (1998), Quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Hạ Lào - Đông bắc Campuchia (1948 - 1954), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 8. Ban Tổng kết C (1961), Biên bản cuộc hội đàm giữa Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, ký hiệu TW/1262, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 9. Ban Tổng kết C (1967), Báo cáo về công tác giúp Bạn về mặt quân sự, ký hiệu TK005085, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 10. Ban Tổng kết C (1968), Diễn biến cuộc chiến tranh cách mạng Lào và sự giúp đỡ của Đảng ta về quân sự trong giai đoạn từ năm 1964 đến năm 1968, ký hiệu TK1135, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 11. Ban Tổng kết C (1970), Báo cáo tổng kết công tác giúp lực lượng trung lập yêu nước Xiêng Khoảng (từ tháng 4/1963 đến tháng 7/1970), ký hiệu TK0643, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 12. Ban Tổng kết C (1975), Báo cáo kiểm điểm sự giúp đỡ của ta đối với Đảng nhân dân Lào, ký hiệu TK4912, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 13. Ban Tổng kết C (1979), Kế hoạch tổng kết hoạt động và tác chiến của các lực lượng vũ trang tình nguyện Việt Nam thực hiện liên minh chiến đấu Việt - Lào trong chiến tranh giải phóng trên chiến trường Lào từ 1945 đến 1975, ký hiệu TK629, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 14. Ban Tuyên giáo Trung ương - Tỉnh ủy Thanh Hóa (2009), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào tại các tỉnh biên giới và một số địa phương, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 15. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2005), Tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, truyền thống và triển vọng, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 16. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2007), Biên niên sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh với tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 17. On Đình Bảo (1989), Sức mạnh của khối đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia trong chống Mỹ (1954 - 1975), Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 18. Bộ chỉ huy tối cao Quân đội giải phóng Nhân dân Lào (1971), Bản dịch kế hoạch hoạt động mùa khô năm 1970 - 1971, ký hiệu L179, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 19. Bộ Quốc phòng, Quân khu IV (2008), Lịch sử sư đoàn 968, Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 20. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1972), Phương hướng nhiệm vụ quân sự trong những năm tới (từ 1970 - 1972), ký hiệu TK100/70, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 21. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1975), Đề cương tổng kết sự thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Đảng ta về mặt quân sự đối với chiến tranh cách mạng Lào (1945 - 1975), ký hiệu TK - 4405, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 22. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1976), Sự kiện về quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Lào từ năm 1954 đến năm 1964, ký hiệu TK - 933, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 23. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1976), Sự kiện về quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Lào từ năm 1965 đến năm 1975, ký hiệu TK - 933, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 24. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1985), Tổng kết chiến tranh Nhân dân ở Lào chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược dưới lãnh đạo của Đảng ta (1945 - 1975), ký hiệu TK - 774, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 25. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1985), Tổng kết lực lượng vũ trang Việt Nam chiến đấu ở Lào trong chiến tranh giải phóng (1945 - 1975), ký hiệu TK - 775, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 26. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1999), Biên niên sự kiện tổng kết Lào trong kháng chiến chống Mỹ năm 1969 - 1970, ký hiệu TK - 4410, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 27. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1999), Một số vấn đề tổ chức và xây dựng lực lượng quân tình nguyện Việt Nam hoạt động trên đất bạn, ký hiệu TK 4400 - 4401, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 28. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1999), Lịch sử Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh, Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 29. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1999), Lịch sử các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1945 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 30. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1999), Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 31. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1999), Lịch sử các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào 1954 - 1975, Đoàn 100: cố vấn quân sự, Đoàn 959: chuyên gia quân sự, Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 32. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2005), Lịch sử quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 33. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2006), Lịch sử các đoàn 335, 766, 866 quân tình nguyện và 463, 565 chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1954 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 34. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2010), Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào - Biểu tượng tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu Việt - Lào, Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 35. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2011), Chiến thắng đường 9 - Nam Lào - Tầm vóc, ý nghĩa và bài học lịch sử, Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 36. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2011), Liên minh đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm, Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 37. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2011), Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 38. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2012), Những nhân tố hợp thành sức mạnh Việt Nam thắng Mỹ, Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 39. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), tập III: Đánh thắng chiến tranh đặc biệt, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 40. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), tập IV: Cuộc đụng đầu lịch sử, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 41. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), tập V: Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 42. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), tập VI: Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước Đông Dương, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 43. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), tập VII: Thắng lợi quyết định năm 1972, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 44. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), tập VIII: Toàn thắng, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 45. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), tập IX: Tính chất, đặc điểm, tầm vóc và bài học lịch sử, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 46. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Tỉnh ủy Quảng Trị (2021), Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào 1971, giá trị lịch sử và hiện thực, Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 47. Bộ Tổng Tham mưu (1968), Chỉ thị quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quan hệ chỉ đạo, chỉ huy chuyên gia, các đội vũ trang công tác và quân tình nguyện ở Lào, ký hiệu TWC/258, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 48. Bộ Tổng Tham mưu (1969), Bộ Tổng Tham mưu báo cáo kế hoạch tác chiến ở Lào, Hồ sơ số 3288, Phông Cục Tác chiến, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 49. Bộ Tổng Tham mưu (1969), Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị Quân khu Tây Bắc giúp Lào trong năm 1969 - 1970, Hồ sơ số 3229, Phông Cục Tác chiến, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 50. Bộ Tổng Tham mưu (1969), Bộ Tổng Tham mưu báo cáo Thường trực Quân uỷ Trung ương kế hoạch tác chiến ở Lào, Hồ sơ số 3822, Phông Cục Tác chiến, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 51. Bộ Tổng Tham mưu (1969), Bộ Tổng Tham mưu báo cáo Thường trực Quân uỷ Trung ương kế hoạch tác chiến ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa khô 1969 - 1970, Hồ sơ số 1214, Phông Cục Tác chiến, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 52. Bộ Tổng Tham mưu (1970), Bộ Tổng Tham mưu báo cáo Quân uỷ Trung ương về tình hình Lào năm 1969 và những chủ trương hoạt động sắp tới của ta, Hồ sơ số 694, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 53. Bộ Tổng Tham mưu (1970), Bộ Tổng tham mưu chỉ thị phương hướng nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh 968 và kế hoạch tác chiến ở khu vực Saravan (Hạ Lào), Hồ sơ số 1328, Phông Bộ Tổng Tham mưu, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 54. Bộ Tổng Tham mưu (1970), Bộ Tổng Tham mưu điện chỉ đạo Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên (B3) phối hợp tác chiến với mặt trận Trung - Hạ Lào, Hồ sơ số 3759, Phông Cục Tác chiến, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 55. Bộ Tổng Tham mưu (1970), Bộ Tổng Tham mưu quyết định tổ chức, biên chế Bộ Tư lệnh 959, Hồ sơ số 4105, Phông Bộ Tổng Tham mưu, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 56. Bộ Tổng Tham mưu (1970), Bộ Tổng Tham mưu báo cáo đồng chí Võ Nguyên Giáp về tình hình, âm mưu, chủ trương của địch ở miền Nam và Đông Dương, Hồ sơ số 650, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 57. Bộ Tổng Tham mưu (1970), Bộ Tổng tham mưu xác định kế hoạch công tác quân sự năm 1971, Hồ sơ số 1410, Phông Bộ Tổng Tham mưu, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 58. Bộ Tổng Tham mưu (1971), Bộ Tổng Tham mưu báo cáo Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương tình hình tác chiến và xây dựng lực lượng trên chiến trường Đông Dương năm 1970, Hồ sơ số 3839, Phông Cục Tác chiến, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 59. Bộ Tổng Tham mưu (1971), Bộ Tổng Tham mưu báo cáo Thường trực Quân ủy Trung ương về tổ chức Hội nghị tổng kết chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, Hồ sơ số 763, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 60. Bộ Tổng Tham mưu (1982), Sổ tay chiến sĩ làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 61. Bộ Tổng Tham mưu (2003), Biên niên sự kiện Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tập I (tháng 7/1954 - 12/1960), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 62. Bộ Tổng Tham mưu (2003), Biên niên sự kiện Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tập II (1961 - 1963), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 63. Bộ Tổng Tham mưu (2003), Biên niên sự kiện Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tập III (1964 - 1965), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 64. Bộ Tổng Tham mưu (2005), Biên niên sự kiện Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tập IV (1966 - 1967), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 65. Bộ Tổng Tham mưu (2005), Biên niên sự kiện Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tập V (1968), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 66. Bộ Tổng Tham mưu (2007), Biên niên sự kiện Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tập VI (1969 - 1970), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 67. Bộ Tổng Tham mưu (2007), Biên niên sự kiện Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tập VII (1971), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 68. Bộ Tổng Tham mưu (2008), Biên niên sự kiện Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tập VIII (1972), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 69. Bộ Tổng Tham mưu (2010), Biên niên sự kiện Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tập IX (1973), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 70. Bộ Tư lệnh 959 (1972), Dự thảo báo cáo tổng kết công tác chuyên gia quân sự, số 23/NC, tháng 12/1972, ký hiệu TK753, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 71. Bộ Tư lệnh 959 (1973), Đặc điểm quan hệ Việt Nam - Lào và một số kinh nghiệm của ta giúp đỡ lực lượng vũ trang Pathết Lào và quân đội Lào yêu nước, C100 sao lục, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 72. Nigel Cawthorne (2007), Chiến tranh Việt Nam được và mất, Nxb Đà Nẵng.

  • 73. Lê Đình Chỉnh (2001), Quan hệ Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954 - 1975, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

  • 74. Lê Đình Chỉnh (2007), Quan hệ đặc biệt hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1954 - 2000, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 75. Cục Chính trị - Quân khu Tây Bắc (1966), Tổng kết công tác giúp Bạn ở 4 tỉnh Bắc Lào của Quân khu Tây Bắc, ký hiệu TK000677, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 76. Cục Khoa học - Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng Lào (1995), Lịch sử quân đội nhân dân Lào, Viêng Chăn, bản dịch tiếng Việt, Ban Lịch sử - Tổng kết chiến tranh Lào, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 89. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), “Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới”, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr.913 - 945.

  • 90. Đảng Cộng sản Việt Nam (1962), Biên bản cuộc hội đàm giữa hai đoàn đại biểu Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân Lào, ký hiệu TW/1266, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 91. Đảng Cộng sản Việt Nam (1963), “Nghị quyết của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam “Về tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng ta”, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 24, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr.716 - 800.

  • 92. Đảng Cộng sản Việt Nam (1965), “Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương “Về tình hình và nhiệm vụ mới”, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, tr.622 - 651.

  • 93. Đảng Cộng sản Việt Nam (1965), Nghị quyết về sự giúp đỡ cách mạng Lào trong thời gian trước mắt, ký hiệu TWC/200, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 94. Đảng Cộng sản Việt Nam (1967), Biên bản cuộc trao đổi ý kiến của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân Lào, ký hiệu TW/1268, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 95. Đảng Cộng sản Việt Nam (1967), Nghị quyết của Bộ Chính trị tăng cường giúp đỡ cách mạng Lào, ký hiệu TW/453, lưu Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 96. Đảng Cộng sản Việt Nam (1970), Biên bản hội đàm giữa Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân Lào, ký hiệu TW/1271, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 97. Đảng Cộng sản Việt Nam (1970), Nghị quyết Bộ Chính trị về tình hình mới ở bán đảo Đông Dương và nhiệm vụ mới của chúng ta, ký hiệu TW/1015, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 98. Đảng Cộng sản Việt Nam (1973), “Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, “Về thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn mới”, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 34, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 99. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1965), Nghị quyết 13 của Trung ương Đảng Nhân dân Lào về đặc điểm cơ bản, nhiệm vụ và đường lối cơ bản và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Lào, ký hiệu TK/4528, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 100. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1968), Nghị quyết 16 của Trung ương Đảng Nhân dân Lào, từ 25/7 đến 3/8/1968, ký hiệu TK/4536, lưu Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 101. Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007), Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 102. Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Biên niên sự kiện, tập I, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 103. Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Văn kiện, tập II, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 104. Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 105. Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) - Hồi ký, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 106. Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam. 2001. Giáo trình lịch sử quan hệ quốc tế (1945 - 1990), Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội.

  • 107. Philip B. Davidson (1995), Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 108. Trần Hải Định (2014), “Liên minh chiến đấu Quảng Bình - Khăm Muộn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2, tr.59 - 63.

  • 109. Đoàn chuyên gia quân sự Lào (1966), Báo cáo kiểm điểm tình hình Lào từ tháng 7/1965 đến nay và phương hướng công tác giúp Bạn từ nay đến hết mùa khô 1967 - 1968, ký hiệu TK005083, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 110. Đoàn chuyên gia quân sự Lào (1968), Tình hình Lào qua mùa khô 1967 - 1968, ký hiệu TK005084, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 111. Nguyễn Huy Động (2013), Đảng lãnh đạo xây dựng tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 112. Nguyễn Mạnh Hà (2012), “Quan hệ đặc biệt Việt - Lào về quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975)”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 9, tr.68 - 73.

  • 113. Nguyễn Thị Hạnh (2018), “Liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào (1954 - 1975) - Một số bài học kinh nghiệm”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4, tr.20 - 25.

  • 114. Nguyễn Thị Hạnh (2019), Đảng lãnh đạo thực hiện liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975), Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • 115. George C.Herring (1998), Cuộc chiến dài ngày nhất của nước Mỹ, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 116. Nguyễn Hào Hùng (2008), “Tình đoàn kết truyền thống Việt Nam - Lào trong lịch sử”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 9, tr.24 - 34.

  • 117. Huỳnh Đắc Hương (1972), Chung một chiến hào, Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 118. Trần Thị Thu Hương (2014), “Đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào trong hai cuộc kháng chiến”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2, tr.53 - 58.

  • 119. Hồ Khang (2016), Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) - Một số vấn đề quân sự, ngoại giao, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 120. Hồ Khang (2017), Con đường kết thúc chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975), Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 121. Phan Trung Kiên (2009), “Nắm vững đường lối của Đảng - Nguyên tắc quan trọng nhất của quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 11, tr.7 - 12.

  • 122. Gabriel Kolko (1989), Giải phẫu một cuộc chiến tranh (Việt Nam, Mỹ và kinh nghiệm lịch sử hiện đại) (Nguyễn Tấn Cưu dịch) , Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 123. Nguyễn Tự Lạc (2012), “Tìm hiểu về các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào (8/1954 - 1/1993)”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 241, tr.14 - 21.

  • 124. Dương Đình Lập (2018), Tình đoàn kết Việt Nam - Lào - Campuchia trong lịch sử, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 125. V.I. Lênin (1919), “Dự thảo cương lĩnh của Đảng cộng sản Nga”, Lênin toàn tập, tập 38, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005, tr.132.

  • 126. Nguyễn Bá Linh, Phạm Sang, Bua Khăm (2005), Hồ Chí Minh với Nhân dân Lào, Nhân dân Lào với Hồ Chí Minh, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.

  • 127. Hồ Chí Minh (1947), “Sửa đổi lối làm việc”, tháng 10/1947, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.269 - 339.

  • 128. Hồ Chí Minh (1951), “Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.18-42.

  • 129. Hồ Chí Minh (1953), “Thư gửi các đơn vị bộ đội ta có nhiệm vụ tác chiến ở Thượng Lào”, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.105.

  • 130. Hồ Chí Minh (1959), “ Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay”, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.29 - 32.

  • 131. Hoài Nguyên (2004), “Cuộc vượt ngục của Hoàng thân Xu-pha-nu-vông và các lãnh tụ Pathét Lào”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6, tr.61-66.

  • 132. Nguyễn Văn Nhật (2007), “Đường Hồ Chí Minh - Biểu tượng của tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tr.3 - 9.

  • 133. Trịnh Nhu (2010), “Đảng Nhân dân Lào và Đảng Lao động Việt Nam trong bước đầu xác định phương pháp đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược ở Lào”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4, tr.16 - 21.

  • 134. Nguyễn Xuân Ớt (2006), Liên minh chiến đấu Việt - Lào trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) - Lịch sử và kinh nghiệm, Đề tài cấp Bộ do Viện Lịch sử Đảng, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.

  • 135. Nguyễn Hùng Phi, Buasi Chalơnsúc (2006), Lịch sử Lào hiện đại, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 136. Phạm Hồng Phi (2012), “Tình đoàn kết chiến đấu của quân và dân hai dân tộc Việt Nam và Lào trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí Thông tin Khoa học, số 3, tr.8 - 12.

  • 137. Lê Văn Phong (2018), “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào (1969 - 1972)”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5, tr.22 - 25.

  • 138. Lê Văn Phong (2021), Hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào từ năm 1959 đến năm 1975, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

  • 139. Cayxỏn Phômvihản (1978), Xây dựng một nước Lào hòa bình, độc lập và chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

  • 140. Cayxỏn Phômvihản (1980), 25 năm chiến đấu và thắng lợi của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nxb Sự thật, Hà Nội.

  • 141. Cayxỏn Phômvihản (1982), Mãi mãi đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.

  • 142. Cayxỏn Phômvihản (1985), 30 năm Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nxb Sự thật, Hà Nội.

  • 143. J.Pimlott (1997), Việt Nam những trận đánh quyết định, Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Bộ Quốc phòng xuất bản, Hà Nội.

  • 144. Pitơ A.Pulơ (1986), Nước Mỹ và Đông Dương từ Ru - dơ - ven đến Ních - xơn, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.

  • 145. Quân ủy Trung ương (1959), Nghị quyết về việc cử một đoàn cán bộ giúp Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Số ký hiệu TW/502, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 146. Quân ủy Trung ương (1966), Thường trực Quân ủy Trung ương ra chỉ thị về phương hướng giúp Lào trong mùa khô 1966, Hồ sơ số 431, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 147. Quân ủy Trung ương (1967), Nghị quyết Quân ủy Trung ương tăng cường giúp đỡ cách mạng Lào về quân sự, ký hiệu TW/509, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 148. Quân ủy Trung ương (1969), Thường trực Quân uỷ Trung ương ra nghị quyết về công tác ở Lào, Hồ sơ số 624, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 149. Quân ủy Trung ương (1969), Báo cáo tình hình và nhiệm vụ cách mạng Lào trong 2 - 3 năm tới, ký hiệu TW/494, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 150. Quân uỷ Trung ương (1970), Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ quân sự của miền Bắc năm 1970, Hồ sơ số 632, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 151. Quân ủy Trung ương (1970), Thường trực Quân uỷ Trung ương ra nghị quyết về nhiệm vụ giúp bạn Lào ở khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Hồ sơ số 694, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 152. Quân ủy Trung ương (1970), Cuộc hội đàm giữa Quân uỷ Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Quân uỷ Trung ương Đảng Nhân dân Lào, ký hiệu TW/1272, lưu Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 153. Quân uỷ Trung ương (1970), Quyết định thành lập Mặt trận 968, Hồ sơ số 677, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 154. Quân ủy Trung ương (1970), Nghị quyết của Thường trực Quân ủy Trung ương về phương hướng giúp Lào năm 1970 - 1971, ký hiệu TW/551, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 155. Quân uỷ Trung ương (1970), Kiểm điểm công tác năm 1970, xác định công tác năm 1971, Hồ sơ số 704, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 156. Quân uỷ Trung ương (1970), Nghị quyết về nhiệm vụ quân sự năm 1971, Hồ sơ số 705, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 157. Quân ủy Trung ương (1971), Chỉ đạo Bộ Tư lệnh B70 tham gia chiến dịch Đường 9, Hồ sơ số 3758, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 158. Quân ủy Trung ương (1971), Quyết định thành lập Đảng ủy Mặt trận 702, Hồ sơ số 744, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 159. Quân ủy Trung ương (1971), Chỉ thị kiên quyết đập tan bước phưu lưu quân sự mới của đế quốc Mỹ và tay sai, giành thắng lợi trong chiến dịch đường 9 - Nam Lào, Hồ sơ số 713, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 160. Quân ủy Trung ương (1971), Họp nghiên cứu tình hình và xác định quyết tâm chiến lược 1971 - 1972, Hồ sơ số 4199, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 161. Quân ủy Trung ương (1971), Nghị quyết Quân uỷ Trung ương về đánh giá tình hình địch, ta và nhiệm vụ của chúng ta, ký hiệu TW/327, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 162. Quân ủy Trung ương (1971), Báo cáo tổng kết chiến dịch đường 9, Hồ sơ số 719, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 163. Quân ủy Trung ương (1971), Nghị quyết về nhiệm vụ chi viện chiến trường năm 1971 - 1972, Hồ sơ số 792, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 164. Quân ủy Trung ương (1971), Chỉ thị cho các đơn vị về công tác giúp bạn Lào, Hồ sơ số 4198, Phông Cục Tác chiến, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 165. Quân ủy Trung ương (1971), Nghị quyết Quân ủy Trung ương về việc kiện toàn tổ chức giúp bạn Lào, ký hiệu TW/512, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 166. Quân ủy Trung ương (1971), Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương về đánh giá tình hình địch, ta và nhiệm vụ chiến lược năm 1971 - 1972, ký hiệu TW/1062, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 167. Quân ủy Trung ương (1972), Chỉ đạo Đảng ủy, Bộ Tư lệnh chiến dịch Cánh Đồng Chum - Long Chẹng nhiệm vụ tác chiến bước hai của chiến dịch, Hồ sơ số 5746, Phông Cục tác chiến, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 168. Quân ủy Trung ương (1972), Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ quân sự năm 1972, Hồ sơ số 771, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 169. Quân ủy Trung ương (1972), Thường vụ Quân ủy Trung ương chỉ đạo Đảng ủy và Bộ Tư lệnh 959 tác chiến khu vực Cánh Đồng Chum, Xảm Thông, Long Chẹng, Hồ sơ số 5746, Phông Cục tác chiến, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 170. Quân ủy Trung ương (1972), Thường vụ Quân ủy Trung ương quyết nghị về nhiệm vụ và tổ chức lực lượng của Mặt trận Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Hồ sơ số 792, Phông Quân ủy Trung ương, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

  • 171. Quân ủy Trung ương (1973), Nghị quyết Quân uỷ Trung ương về phương hướng giúp bạn Lào trong tình hình mới, ký hiệu TW/516, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 172. Quân ủy Trung ương (1973), Nghị quyết của Thường vụ Quân uỷ Trung ương về một số vấn đề cấp thiết về tổ chức lực lượng và chi viện chiến trường, ký hiệu TW/350, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 173. Quân ủy Trung ương (1974), Phương hướng, nhiệm vụ quân sự giúp bạn Lào trong giai đoạn cách mạng mới, ký hiệu TK005091, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hà Nội.

  • 174. Nguyễn Thị Quế (1998), Chính phủ liên hiệp dân tộc Lào trong cách mạng giải phóng dân tộc thời kỳ 1945 - 1975, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

  • 175. Nguyễn Bình Sơn (2003), Những ngày ở Cánh Đồng Chum, Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 176. Hà Minh Tân, Nguyễn Hoàng Lâm, Hòa Thành, Phan Hữu Tiên (1999), Lịch sử các đoàn quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1945 - 1975): Đoàn 100 cố vấn quân sự. Đoàn 959 chuyên gia quân sự, Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 177. Hà Minh Tân (2002), Lịch sử quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Lào (1945 - 1954), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 178. Hoàng Văn Thái (1983), Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia, Nxb Sự thật, Hà Nội.

  • 179. Trần Cao Thành (1995), Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào 20 năm xây dựng và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

  • 180. Trần Văn Thìn (2005), “Quân khu 4 với nhiệm vụ quốc tế ở Lào”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1, tr.26 - 28.

  • 181. Tỉnh ủy Nghệ An (2007), Biên niên sự kiện hữu nghị và hợp tác Nghệ An - Xiêng Khoảng, Nxb Nghệ An, Nghệ An.

  • 182. Tỉnh ủy Thanh Hóa (2012), Thanh Hóa với cách mạng Lào và tỉnh Hủa Phăn (1930 - 2010), Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.

  • 183. Tổng cục Chính trị - Quân đội nhân dân Lào, Cục Lịch sử quân sự (1996), Lịch sử quân đội nhân dân Lào, Nxb QĐND, Viêng Chăn.

  • 184. Tổng cục Chính trị (1995), Tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam (Biên niên những sự kiện và tư liệu), Tập II (1954 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 185. Tổng cục Chính trị (2002), Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam (1944-2000), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 186. Tổng cục Chính trị (2008), Đảng lãnh đạo quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế (1930 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội.

  • 187. Trường chuyên gia quân sự 481 (1986), Một vài nhận thức về lời dạy của Bác Hồ: “Giúp nước Bạn là mình tự giúp mình”, ký hiệu T11705, Thư viện Quân đội, Hà Nội.

  • 188. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1993), Quan hệ Lào - Việt, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 189. Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2009), Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trên chiến trường Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

  • 190. Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào (2007), Tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

  • 191. Viện Sử học (1974), Một số vấn đề về “Việt Nam hóa chiến tranh”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

  • 192. Viện Sử học (1985), Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

  • 193. Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh (1995), Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 194. Nguyễn Văn Vinh (2008), Những sự kiện lịch sử ở Lào (1853 - 1975), Nxb Lao động, Hà Nội.

  • 195. Phumi Vôngvichit (1987), Nhớ lại đời tôi trong quá trình lịch sử đất nước Lào, Nxb CTQG, Hà Nội.

  • 196. Phạm Xanh (1994), Hồ Chí Minh với cách mạng giải phóng dân tộc Lào, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Lịch sử, Hà Nội.

  • 197. Hivon Xaykhavong, (1990), Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của đế quốc Mỹ ở Lào và sự phá sản của nó (1969 - 1973), Luận án Phó Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội.

  • 198. XingThong Xingphapannha (1991), Sự giúp đỡ của Việt Nam đối với cuộc kháng chiến của Nhân dân Lào (1945 - 1954), Luận án Phó Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội.

  • 199. Khămtày Xiphănđon (1986), Những bài học chọn lọc về quân sự, Nxb QĐND, Hà Nội.

  • Tiếng Anh

  • 200. Adams, Nina S., McCoy, Alfred W., eds. 1970. Laos: War and Revolution, Harper Colophon Book Series, CN 221, New York, Harper and Row.

  • 201. Chinnery P.D (1994), The secret war in Laos 1967, England: Airlife.

  • 202. D.Welsh. (1981), The history of the Vietnam war, London: Bison books limited.

  • 203. Evans, Grant (ed.) (2000), Laos Culture and Society [Lào: Văn hoá và xã hội], Institute of Southeast Asian Studies, Singapore.

  • 204. Grant Evans (2002), A Short History of Laos: the Land in between, Silkworm Books, Thailand.

  • 205. Hung Manh Nguyen (1987), The Vietnam war in retrospect: Its nature and some lessons, Westport: Greenwood Press.

  • 206. Langer, Paul F. and Zasloff, Joseph J (1970), North Vietnam and the Pathet Lao: Partners in the struggle for, Cambridge, Mass: Harvard University Press.

  • Nguồn: - Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội, 1999.

  • Nguồn: - Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội, 1999.

  • Nguồn: - Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội, 1999.

  • Nguồn: - Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội, 1999.

Nội dung

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐƯA LÊN MẠNG Đề tài luận án: “Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973” Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 922 90 15 Họ và tên nghiên cứu sinh: Cáp Văn Đang Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Văn Sự 2. PGS. TS Vũ Như Khôi Cơ sở đòa tạo: Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Luận án đã làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973; trong đó, làm rõ truyền thống đoàn kết liên minh chiến đấu Việt Nam Lào trong lịch sử; nghiên cứu âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ đối với cách mạng Lào và Việt Nam; khái quát những vấn đề cơ bản về tình hình thế giới, khu vực, tình hình cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào trong những năm 1960 1973. 2. Luận án đã phân tích, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973 với những nội dung chủ yếu: Phương hướng, phương châm, nhiệm vụ và giải pháp đối với hoạt động của quân tình nguyện Việt Nam tại Lào. Đồng thời, hệ thống hóa và luận giải quá trình chỉ đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào trên những vấn đề cơ bản: Xây dựng, củng cố lực lượng quân tình nguyện Việt Nam hoạt động tại Lào; giúp cách mạng Lào xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng; phối hợp và trực tiếp chiến đấu trên chiến trường Lào đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ trên chiến trường Lào. 3. Trên cơ sở nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973, luận án đưa ra nhận xét cả ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, luận án đúc kết 4 kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và hiện thực góp thêm luận cứ cho việc bổ sung, phát triển chủ trương, chính sách nhằm củng cố, phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam Lào, Lào Việt Nam mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững

2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu riêng tác giả Các số liệu, kết nêu luận án trung thực, có nguồn gốc rõ ràng trích dẫn đầy đủ theo quy định, không trùng lặp với công trình khác cơng bố TÁC GIẢ LUẬN ÁN Cáp Văn Đang MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU Chương TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 11 1.2 Kết nghiên cứu công trình cơng bố vấn đề luận án tập trung giải 26 Chương CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM TẠI LÀO (1960 - 1968) 32 2.1 Những yếu tố tác động đến lãnh đạo Đảng quân tình nguyện Việt Nam Lào 32 2.2 Chủ trương Đảng quân tình nguyện Việt Nam Lào 41 2.3 Đảng đạo hoạt động quân tình nguyện Việt Nam Lào 52 Chương SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM TẠI LÀO (1969 - 1973) 71 3.1 Những yếu tố tác động đến lãnh đạo Đảng quân tình nguyện Việt Nam Lào 71 3.2 Chủ trương Đảng quân tình nguyện Việt Nam Lào 80 3.3 Sự đạo Đảng quân tình nguyện Việt Nam Lào 90 Chương NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 115 4.1 Nhận xét Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam Lào (1960 - 1973) 115 4.2 Kinh nghiệm từ trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam Lào (1960 - 1973) 136 KẾT LUẬN 15 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ 15 CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 179 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Chính trị quốc gia CTQG Nhà xuất Nxb Quân đội nhân dân QĐND MỞ ĐẦU Lý lựa chọn đề tài luận án Tình đồn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam hình thành từ sớm, không ngừng phát triển qua thử thách vững bền thời gian, Chủ tịch Hồ Chí Minh hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước tiếp tục dày cơng vun đắp Đó tài sản vô giá hai dân tộc, cần gìn giữ phát triển giai đoạn Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, sở pháp lý hiệp ước, hiệp định ký kết Việt Nam Lào, Đảng, Nhà nước Quân đội nhân dân Việt Nam cử đơn vị quân tình nguyện sang thực nhiệm vụ quốc tế Lào Quán triệt quan điểm, chủ trương Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng qn tình nguyện Việt Nam Lào nêu cao tinh thần quốc tế vô sản sáng, vượt qua khó khăn, gian khổ, quân đội nhân dân Lào chiến đấu, chiến thắng, lập nên nhiều chiến cơng hiển hách, góp phần hoàn thành thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Lào hỗ trợ tích cực cho kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Việt Nam Sự trưởng thành quân đội Lào chiến công cách mạng Lào minh chứng cho đóng góp quan trọng qn tình nguyện Việt Nam khắc sâu tình đồn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt hai quân đội, hai Đảng, nhân dân hai nước Đúng Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào Cayxỏn Phômvihản khẳng định: “Trong thành cơng cách mạng Lào có đóng góp trực tiếp cách mạng Việt Nam”, “Trên chiến trường Tổ quốc thân yêu chúng tơi, có xương máu cán bộ, chiến sĩ quốc tế Việt Nam hòa lẫn với xương máu cán bộ, chiến sĩ nhân dân tộc Lào chúng tôi” [140, tr.183] Bên cạnh ưu điểm, thành cơng chủ yếu, q trình Đảng lãnh đạo qn tình nguyện Việt Nam Lào năm tháng chống Mỹ, cứu nước không tránh khỏi hạn chế Thực tiễn cần nhìn nhận cách khách quan ưu điểm hạn chế, làm rõ nguyên nhân đúc kết kinh nghiệm để kế thừa, vận dụng điều kiện lịch sử Trong giai đoạn cách mạng nay, tình hình giới, khu vực nước diễn biến phức tạp, khó lường Mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam đứng trước khó khăn, thử thách Các lực thù địch đẩy mạnh thực chiến lược “diễn biến hịa bình” với nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, thâm độc Bên cạnh chống phá Việt Nam nhiều mặt, lực thù địch cịn cố tình xun tạc tình đồn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào năm kháng chiến trước đây, đặc biệt việc Đảng, Nhà nước Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Việt Nam cử lực lượng quân tình nguyện Việt Nam sang hoạt động Lào Do đó, làm rõ giúp đỡ vơ tư, sáng tình quốc tế vơ sản cao lực lượng quân tình nguyện Việt Nam Lào điều cần thiết, nhằm góp thêm sở lý luận, thực tiễn cho đấu tranh bảo vệ thành cách mạng củng cố phát triển mối quan hệ hợp tác đặc biệt, toàn diện hai quốc gia, hai quân đội điều kiện lịch sử Xuất phát từ tầm quan trọng vấn đề, Việt Nam Lào có nhiều cơng trình nghiên cứu cơng bố, đề cập cấp độ phạm vi khác Có cơng trình triển khai nghiên cứu cấp quốc gia nhằm tổng kết lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam qua chặng đường lịch sử; có cơng trình bàn riêng đồn kết, hợp tác lĩnh vực cụ thể có luận văn, luận án tiến sĩ lịch sử có liên quan đến chủ đề bảo vệ thành công Tuy nhiên, đến chưa có cơng trình sâu nghiên cứu cách độc lập, có tính hệ thống trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam Lào từ năm 1960 đến năm 1973, góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Từ lý trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam Lào từ năm 1960 đến năm 1973” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam Lào từ năm 1960 đến năm 1973, đúc kết kinh nghiệm phục vụ cho công tác lãnh đạo củng cố, phát triển mối quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Làm rõ yếu tố tác động đến lãnh đạo Đảng quân tình nguyện Việt Nam Lào từ năm 1960 đến năm 1973 Nghiên cứu trình bày, làm rõ chủ trương, đạo Đảng quân tình nguyện Việt Nam Lào từ năm 1960 đến năm 1973, qua hai giai đoạn 1960 - 1968 1969 - 1973 Nhận xét đúc kết kinh nghiệm chủ yếu từ trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam Lào từ năm 1960 đến năm 1973 Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Hoạt động lãnh đạo Đảng quân tình nguyện Việt Nam Lào từ năm 1960 đến năm 1973 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Quân tình nguyện Việt Nam Lào (trong năm 1960 - 1973) phận Quân đội nhân dân Việt Nam, đặt lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mặt Đảng Lao động Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh Chức năng, nhiệm vụ quân tình nguyện Việt Nam Lào kháng chiến chống Mỹ là: Giúp cách mạng Lào xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng; phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Lào trực tiếp chiến đấu chiến trường Lào đánh thắng chiến lược chiến tranh Mỹ, góp phần vào thắng lợi cách mạng Lào cách mạng Việt Nam kháng chiến chống Mỹ Căn chức năng, nhiệm vụ hoạt động quân tình nguyện Việt Nam Lào từ năm 1960 đến năm 1973, luận án tập trung nghiên cứu làm rõ chủ trương đạo Đảng quân tình nguyện Việt Nam ba nội chủ yếu: (1) Xây dựng, củng cố lực lượng quân tình nguyện Việt Nam hoạt động Lào; (2) Giúp cách mạng Lào xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng; (3) Phối hợp trực tiếp chiến đấu chống chiến lược chiến tranh Mỹ chiến trường Lào Về thời gian: Từ năm 1960 đến năm 1973 Tháng 9/1960 theo đề nghị Trung ương Đảng Nhân dân Lào Bộ Chỉ huy tối cao Pathết Lào, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam cử Tiểu đoàn (thuộc Lữ đoàn 335, Quân khu Tây Bắc - sau Đồn 335 qn tình nguyện) sang phối hợp với bạn mở đợt hoạt động quân giải phóng Sầm Nưa, xây dựng Sầm Nưa thành địa cách mạng Đây kiện đánh dấu hoạt động quân tình nguyện Việt Nam Lào kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hai dân tộc Đến tháng 2/1973, sau Hiệp định Viêng Chăn ký kết, đại phận quân tình nguyện Việt Nam rút quân nước, để lại phận nhỏ lại diệt phỉ, giúp bạn giữ vững bảo vệ thành cách mạng Để thấy lãnh đạo Đảng quân tình nguyện Việt Nam Lào, tác giả phân chia hoạt động thành hai giai đoạn cụ thể: 1960 1968, 1969 - 1973, tương ứng với phát triển cách mạng Lào kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Bởi mốc 1968 năm đế quốc Mỹ kết thúc chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” từ năm 1969 trở chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” Lào Về không gian: Đề tài giới hạn hoạt động quân tình nguyện Việt Nam đất Lào có liên hệ với cách mạng Việt Nam Bởi trình hoạt động quân tình nguyện Việt Nam đất Lào thực nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc hai nước Việt Nam Lào Cơ sở lý luận, thực tiễn phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đồn kết quốc tế nói chung mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào nói riêng Cơ sở thực tiễn Luận án dựa thực tiễn lãnh đạo Đảng quân tình nguyện Việt Nam Lào, thể văn kiện, nghị quyết, thị, kế hoạch công tác; báo cáo tổng kết đơn vị quân tình nguyện Việt Nam hoạt động Lào từ năm 1960 đến năm 1973 Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử phương pháp lơgic, đồng thời cịn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để làm rõ nội dung luận án Phương pháp lịch sử sử dụng nhằm làm rõ bối cảnh lịch sử, trình hoạch định chủ trương đạo Đảng quân tình nguyện Việt Nam từ năm 1960 đến năm 1973 Phương pháp lôgic sử dụng để khái quát chủ trương, đạo Đảng hoạt động quân tình nguyện Việt Nam Lào; rút ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân đúc kết kinh nghiệm từ trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam Lào từ năm 1960 đến năm 1973 10 Phương pháp so sánh sử dụng luận án nhằm so sánh lãnh đạo Đảng quân tình nguyện Việt Nam hai giai đoạn 1960 1968 1969 - 1973 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp sử dụng nhằm khảo cứu cơng trình chương 1, làm rõ chủ trương đạo Đảng quân tình nguyện Việt Nam qua hai giai đoạn 1960 - 1968 1969 - 1973 Những đóng góp luận án Góp phần hệ thống hóa tư liệu lãnh đạo Đảng quân tình nguyện Việt Nam Lào từ năm 1960 đến năm 1973 Phục dựng trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam Lào từ năm 1960 đến năm 1973 Đưa nhận xét, đánh giá có sở khoa học trình lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam Lào Đảng từ năm 1960 đến năm 1973 Đúc kết kinh nghiệm chủ yếu từ trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam Lào từ năm 1960 đến năm 1973 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn luận án Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần tổng kết hoạt động lãnh đạo Đảng quân tình nguyện Việt Nam Lào từ năm 1960 đến năm 1973 Góp phần khẳng định vai trị lãnh đạo Đảng tình đồn kết, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào nói chung; trưởng thành, phát triển thắng lợi quân tình nguyện Việt Nam Lào nói riêng Kết nghiên cứu luận án cung cấp thêm luận khoa học cho việc bổ sung, phát triển chủ trương, sách đối ngoại, đoàn kết quốc tế Đảng, Nhà nước giai đoạn Ý nghĩa thực tiễn Những kinh nghiệm luận án rút vận dụng lãnh đạo đơn vị quân đội tham gia thực nghĩa vụ quốc tế Luận án làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy kháng chiến chống Mỹ, cứu nước dân tộc Việt Nam công tác giáo dục, tun truyền tình đồn kết đặc biệt Đảng, Nhà nước, quân đội nhân dân hai nước Việt Nam - Lào lịch sử 11 Kết cấu luận án Luận án gồm: Mở đầu, 04 chương (10 tiết), kết luận, danh mục cơng trình khoa học tác giả cơng bố có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo phụ lục Chương TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1 Những cơng trình nghiên cứu tác giả nước ngồi Cayxỏn Phơmvihản (1978), Xây dựng nước Lào hịa bình, độc lập chủ nghĩa xã hội [139] Cơng trình trình bày q trình đấu tranh nhân dân Lào chống đế quốc Mỹ xâm lược nêu bật tình đồn kết chiến đấu đặc biệt Lào - Việt Nam giúp đỡ to lớn đội tình nguyện Việt Nam góp phần làm nên chiến thắng nhân dân Lào, dẫn tới đời nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vào năm 1975 Giôdép A.Amtơ (1985), Lời phán Việt Nam (tiếng nói cơng dân) [1] Đặc điểm bật cơng trình thất bại nhiều đời Tổng thống Mỹ chiến tranh xâm lược Việt Nam như: Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Tổng thống Giônxơn; chiến tranh xâm lược Việt Nam Tổng thống Níchxơn thất bại Việt Nam mà đời Tổng thống Mỹ phải gánh chịu Bên cạnh đó, sách nêu rõ chiến tranh xâm lược Việt Nam nằm âm mưu mở rộng chiến tranh tồn Đơng Dương đời Tổng thống Mỹ Tác giả Giôdép A.Amtơ nhấn mạnh: “Tổng thống Níchxơn tiến cơng vào Campuchia Lào, mở rộng chiến tranh tồn Đơng Dương” [1, tr.6] George C.Herring (1985), Cuộc chiến dài ngày nước Mỹ [115] Đây sách góp phần làm rõ âm mưu, thủ đoạn đế quốc Mỹ chiến tranh xâm lược Việt Nam gắn liền với chiến tranh xâm 219 38 Đại đội binh, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 148, Sư 3/9/1973 đoàn 316 (nay thuộc Quân khu 2) 39 Đại đội 21 súng máy 12,7 ly, Trung đoàn 148, Sư 3/9/1973 đoàn 316 (nay thuộc Quân khu 2) 40 Trung đoàn binh, Đoàn 968, Bộ tư lệnh 559 31/12/1973 (nay thuộc Quân khu 4) 41 Tiểu đoàn binh (tình nguyện), Quân khu Tây 31/12/1973 Bắc (nay Quân khu 2) 42 Đại đội 11 binh, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 174, Sư 31/12/1973 đoàn 316 (nay thuộc Quân khu 2) 43 Đại đội đặc công, Tiểu đoàn 31, Quân khu 31/12/1973 44 Đại đội 35, ô tô vận tải, Binh trạm 10, Cục vận tải, 31/12/1973 Tổng cục Hậu cần 45 Đại đội vũ trang tuyên truyền Quân khu Tây Bắc 31/12/1973 (nay Quân khu 2) 46 Đại đội binh, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 141, Sư 12/9/1975 đoàn 312, Quân đoàn 47 Đại đội 31 trinh sát Bộ Tham mưu Sư đoàn 31 (nay 15/1/1976 thuộc Quân đoàn 3) 48 Đại đội 15 thơng tin, trung đồn 134, Bộ tư lệnh 15/1/1976 Thơng tin liên lạc 49 Sư đồn 968 binh, Bộ tư lệnh 559 (nay thuộc 3/6/1976 Quân khu 4) 50 Tiểu đoàn binh, Trung đoàn 19, Sư đoàn 968, 3/6/1976 Bộ tư lệnh 559 (nay thuộc Quân khu 4) 51 Tiểu đoàn 16 súng máy cao xạ 12, ly, Trung đoàn 3/6/1976 54, Sư đoàn 320, Quân đoàn Nguồn: - Lịch sử quân tình nguyện chuyên gia quân Việt Nam Lào kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội, 2005, tr.453 - 456 219 Phụ lục DANH SÁCH CÁ NHÂN ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG DANH HIỆU ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ TẠI LÀO (1954 - 1975) Stt Họ tên Năm sinh Dân tộc Sinh năm: 1936 Dân tộc: Kinh 1 Hoàng Ngọc Chương Hoàng Văn Vịnh Sinh năm: 1939 Dân tộc: Kinh Trần Ngọc Phương Sinh năm: 1945 Dân tộc: Kinh Đỗ Văn Trì Sinh năm: 1946 Dân tộc: Kinh Đèo Văn Khổ Sinh năm: 1937 Dân tộc: Thái Hà Văn Kẹp Sinh năm: 1942 Dân tộc: Thái Quê quán Đơn vị Xã Nam Giang, huyện Thọ Trung đội phó súng cao xạ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 14,5 ly, Đại đội 48, Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 330 Xã Mạc Lạn, huyện Thanh Chính trị viên phó Đại đội Ba, tỉnh Phú Thọ 2, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 174, Sư đoàn 316 Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Hạ sĩ, thuộc Đại đội 8, Tiểu Nam đoàn 2, Lữ đoàn 335 (nay thuộc Sư đoàn 31, Quân đoàn 3) Xã Thụy Văn, huyện Thụy Hạ sĩ, xạ thủ trung liên thuộc Anh, tỉnh Thái Bình Đại đội 7, Tiểu đồn 2, Trung đồn 174, Sư đoàn 316 Xã Chiềng La, huyện Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2, Mường La, tỉnh Sơn La Tiểu đoàn 51, Quân khu Tây Bắc Xã Kỳ Tân, huyện Bá Trung đội phó, Trung đội Thước, tỉnh Thanh Hóa trinh sát, Tiểu đoàn 923, Đoàn 959 Ngày tuyên dương 01/01/1967 01/01/1967 01/01/1967 01/01/1967 01/01/1967 01/01/1967 220 Mùa A Páo Sinh năm: 1946 Dân tộc: H’Mông Sinh năm: 1941 Dân tộc: Kinh Phạm Hữu Thoan Cà Văn Khum (Liệt sĩ) Sinh năm: 1942 Dân tộc: Thái 10 Vi Đức Cường Sinh năm: 1946 Dân tộc: Dao 11 Lương Xuân Tuyết (Liệt sĩ) Sinh năm: 1942 Dân tộc: Kinh 12 Trần Văn Phước (Liệt sĩ) Sinh năm: 1942 Dân tộc: Kinh 13 Trịnh Minh Đích Sinh năm: 1939 Dân tộc: Kinh 14 Hồ Thị Cảnh Sinh năm: 1949 Dân tộc: Kinh Xã Dè Phìn, huyện Sìn Hồ, Cán tình nguyện giúp tỉnh Lai Châu nước bạn Lào vận động dân tộc H’Mông, tỉnh Mường Sài Xã Nam Tân, huyện Nam Tiểu đội trưởng, Đại đội 10 Trực, tỉnh Nam Hà thơng tin, Tiểu đồn 78, Cục Thông tin liên lạc (nay Binh chủng thông tin liên lạc) Bản Giảng, xã Chiềng Cơi, Trung úy, phân đội phó đặc thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La cơng, Đồn 31 đội tình nguyện Xã Lục Dạ, huyện Con Thượng sĩ đặc cơng đồn Cng, tỉnh Nghệ An 866, Quân khu Tây Bắc (nay thuộc sư đoàn 31, Quân đoàn 3) Xã Kỳ Lân, huyện Sơn Thượng sĩ, Tiểu đội trưởng Dương, tỉnh Tuyên Quang binh thuộc Đại đội 5, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 174, Sư đoàn 316 Xã Vũ Hợp, huyện Vũ Thiếu úy, Đại đội trưởng, Thư, tỉnh Thái Bình Tiểu đồn 27 đặc công, Bộ tư lệnh Đặc công Xã Phú Yên, huyện Thọ Trung đội trưởng trinh sát Xuân, tỉnh Thanh Hóa thuộc Tiểu đồn 27, Bộ tư lệnh đặc cơng Xã Quỳnh Nghĩa, huyện Đại đội 35, Trung đồn Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An 217, Bộ tư lệnh Công Binh 01/01/1967 01/01/1967 22/12/1969 25/8/1970 20/8/1970 01/10/1971 01/10/1971 01/10/1971 221 15 Hoàng Trọng Sén Sinh năm: 1944 Dân tộc: Tày 16 Vi Vặn Pụn Sinh năm: 1943 Dân tộc: Thái 17 Lương Văn Hạt Sinh năm: 1951 Dân tộc: Kinh 18 Nguyễn Thái Giám Sinh năm: 1942 Dân tộc: Kinh 19 Trần Văn Trí Sinh năm: 1934 Dân tộc: Kinh 20 Nguyễn Đức Hạnh 21 Triệu Xuân Tâng Sinh năm: 1939 Dân tộc: Kinh Sinh năm: 1946 Dân tộc: Nùng 22 Nguyễn Như Hành Sinh năm: 1948 Dân tộc: Tày Xã Tân Việt, huyện Văn Trung úy, Tiểu đồn phó Lãng, tỉnh Lạng Sơn Tiểu đồn 41 đặc cơng, Qn khu Tây Bắc Xã Trường Tiến, huyện Thiếu úy, Đại đội phó thuộc Phù n, tỉnh Sơn La Tiểu đồn 5, Trung đồn 148, Sư đồn 316 Xã Đơng Phong, huyện Trung đội trưởng đặc công Đông Hưng, tỉnh Thái thuộc Đại đội 1, Tiểu đồn Bình 27, Bộ tư lệnh đoàn 305 Xã Việt Ngọc, huyện Tân Thiếu úy, trị viên phó n, tỉnh Bắc Giang Đại đội ô tô vận tải thuộc Binh trạm 1, Cục Hậu cần, Quân Khu Xã Phúc Thành, huyện Trung úy, trinh sát ngoại Yên Thành, tỉnh Nghệ An biên thuộc lực lượng công an nhân dân vũ trang tỉnh Nghệ An Xã Vũ Công, huyện Vũ Thượng úy, tổ trưởng tổ Thư, tỉnh Thái Bình chun gia thuộc đồn 559 Xã Quốc Dân, huyện Thượng sĩ, Trung đội Quảng Hịa, tỉnh Cao trưởng Đồn 28 Qn khu Bằng Tây Bắc (nay thuộc Quân khu 2) Xã Quốc Việt, huyện Thượng sĩ, Chính trị viên Tràng Định, tỉnh Lạng Tiểu đoàn binh, Trung Sơn đoàn 39, Đoàn 565, Bộ Tư lệnh 559 01/01/1973 03/9/1973 03/9/1973 03/9/1973 03/9/1973 31/12/1973 31/12/1973 31/12/1973 222 23 Phan Châu Mỹ Sinh năm: 1945 Dân tộc: Kinh 24 Lê Văn Trung Sinh năm: 1928 Dân tộc: Kinh 25 Trịnh Trọng Thập Sinh năm: 1951 Dân tộc: Nùng Xã Phúc Đồng, huyện Thượng úy, Chính trị viên Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh Đại đội 21 súng máy 12,7 ly, Trung đoàn 39, Đoàn 565, Bộ tư lệnh 559 Xã Thiệu Ngọc, huyện Chuẩn úy, Trạm trưởng sửa Thiệu Hóa, tỉnh Thanh chữa xe máy thuộc Trung Hóa đồn 216, Binh chủng Cơng binh Xã Cai Lệ, huyện Quảng Thượng sĩ, Trung đội trưởng Hòa, tỉnh Cao Bằng lái xe tơ thuộc Phịng tham mưu Sư đoàn 31 (nay thuộc Quân đoàn 3) 06/11/1978 06/11/1978 06/11/1978 Nguồn: - Lịch sử quân tình nguyện chuyên gia quân Việt Nam Lào kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội, 2005, tr.457 - 462 223 Phụ lục MỘT SỐ BỨC ẢNH TIÊU BIỂU VỀ QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM TẠI LÀO TỪ NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1973 Chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam Lào Nguồn: Ảnh tư liệu Thông xã Việt Nam 224 Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đồng chí Cayxỏn Phơmvihản, Trưởng đồn đại biểu Đảng mặt trận Lào yêu nước sang thăm Việt Nam, năm 1963 Nguồn: Ảnh tư liệu Thông xã Việt Nam Hội đàm Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Trung ương Đảng Nhân dân Lào Hà Nội, năm 1967 Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 225 Bộ đội Pathết Lào, năm 1965 Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 Một đơn vị quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu chiến trường Lào Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 226 Qn tình nguyện Việt Nam qn đội giải phóng nhân dân Lào, năm 1963 Nguồn: Ảnh tư liệu Thông xã Việt Nam Quân tình nguyện Việt Nam tổ chức hội thao đánh giá kết huấn luyện pháo binh đội Pathết Lào, năm 1962 Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 227 Quân tình nguyện Việt Nam huấn luyện sử pháo 12 nòng cho đơn vị pháo binh nữ Quân đội giải phóng nhân dân Lào, năm 1972 Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thơng tấn, 2017 Qn tình nguyện Việt Nam Quân đội giải phóng nhân dân Lào chung chiến hào đánh đế quốc Mỹ chiến trường Lào, năm 1972 Nguồn: Ảnh tư liệu Thông xã Việt Nam 228 Quân tình nguyện Việt Nam Quân đội Giải phóng nhân dân Lào nghiên cứu sa bàn Chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thơng tấn, 2017 Các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam Lào, năm 1972 Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 229 Chiến sỹ qn y tình nguyện Việt Nam phịng chống dịch bệnh vùng giải phóng Lào năm 1962 Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 Quân tình nguyện Việt Nam tham gia lao động sản xuất nhân dân tộc Lào; Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 230 Nhân dân Lào chở Quân tình nguyện Việt Nam qua sơng Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 Đồng chí Sa Mạn thay mặt Bộ Chỉ huy tối cao Pathết Lào trao cờ cho Quân tình nguyện Việt Nam dịp Tổng kết hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch 1972 Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 231 Hội đàm Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam Đoàn Đại biểu Đảng Nhân dân Lào Hà Nội, năm 1971 Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thơng tấn, 2017 Hồng thân Souphanouvong trao tặng đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam mặt trận miền Tây Huân chương Giải phóng, năm 1972 Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 232 Các đại biểu chụp ảnh chung tượng đài “Tình đồn kết liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào”, huyện Pặc Soòng, tỉnh Chăm Pa Sắc Nguồn: Ảnh Thông xã Việt Nam Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Ban Liên lạc Quân tình nguyện Chuyên gia Việt Nam Lào Nguồn: Ảnh Thông xã Việt Nam ... học trình lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam Lào Đảng từ năm 1960 đến năm 1973 Đúc kết kinh nghiệm chủ yếu từ trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam Lào từ năm 1960 đến năm 1973 Ý nghĩa... hệ thống hóa tư liệu lãnh đạo Đảng quân tình nguyện Việt Nam Lào từ năm 1960 đến năm 1973 Phục dựng trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam Lào từ năm 1960 đến năm 1973 Đưa nhận xét, đánh... hệ thống toàn diện chủ trương đạo Đảng quân tình nguyện Việt Nam Lào năm 1960 - 1973 Vì vậy, vấn đề? ?Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam Lào từ năm 1960 đến năm 1973? ?? “khoảng trống” khoa học

Ngày đăng: 06/12/2021, 22:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w