1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu 80 năm lịch sử Oscar Phần 1 - Quảng cáo pptx

7 418 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 149,43 KB

Nội dung

80 năm lịch sử Oscar Phần 1 - Quảng cáo để… kiếm giải! Triển vọng đạt doanh thu cao nếu giành được tượng Oscar đã khiến bùng lên một chiến dịch quảng cáo rầm rộ của các hãng phim có sản phẩm lọt vào danh sách đề cử. Cuộc chiến quảng cáo không chỉ là cuộc chạy đua sống mái giữa các hãng lớn mà còn là cuộc cạnh tranh quyết liệt của các hãng nhỏ với những ngôi sao ít tên tuổi. Càng ít tên tuổi càng quảng cáo mạnh. Diễn viên Willem Dafoe cho biết chiến dịch quảng cáo Oscar đã thay đổi rất nhiều kể từ năm 1986, khi anh được đề cử giải nam diễn viên phụ trong phim Platoon (Trung đội, nói về chiến tranh Việt Nam) của đạo diễn Oliver Stone… Giám khảo không chú ý thì khán giả chú ý Để gây chú ý cho Ban giám khảo Oscar (Viện Hàn lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh Hoa Kỳ - AMPAS), các hãng phim thi nhau gửi lên thành viên AMPAS hàng đống băng video và đĩa DVD (mang phim hãng mình). Họ không chỉ mua đứt nhiều trang quảng cáo của hai chuyên san điện ảnh số một Mỹ là Variety và Hollywood Reporter mà còn tăng mức độ quảng cáo ở các báo khác. Họ lập danh sách diễn viên và đạo diễn để lên chương trình giới thiệu từ bang này đến bang khác. Trong mùa Oscar 2001, gần như không ai nghe nói đến Javier Bardem nhưng bỗng nhiên nam diễn viên đẹp trai Tây Ban Nha này xuất hiện khắp nơi, khi anh được đề cử nam diễn viên chính xuất sắc nhất với vai nhà thơ Cuba Reinaldo Arenas trong phim Before Night Falls. Những sự kiện liên quan đến Javier Bardem đã được nhắc đi nhắc lại với sự chủ tâm nhất định (trước đó, Bardem đã giành giải Nam diễn viên xuất sắc tại LHP Venice, giải tương tự từ Hiệp hội Phê bình điện ảnh quốc gia Hoa Kỳ và còn được đề cử tại giải Quả cầu vàng 2001 bên cạnh những tên tuổi lớn như Tom Hanks, Geoffrey Rush, Michael Douglas và Russell Crowe). Năm 2000, khán giả truyền hình Mỹ không hề biết Bardem nhưng hầu hết những chương trình truyền hình ăn khách sau đó đều có mặt anh, từ “The CBS Early Show” cho đến “Today” của NBC… Chiến dịch quảng cáo tốn hàng triệu đô la được kích thích bởi nhiều nguyên do. Thứ nhất, các hãng phim cho rằng việc quảng cáo sẽ làm tăng cường độ chú ý của Ban giám khảo AMPAS (gồm 5.600 thành viên). Thứ hai, quảng cáo sẽ làm tăng mối quan hệ giữa hãng phim và các diễn viên, đạo diễn hạng A - những người hẳn sẽ tỏ ra ganh tỵ khi thấy diễn viên các hãng khác được quảng cáo rầm rộ mà hãng mình bình chân như vại. Cuối cùng, người ta bị nỗi ám ảnh rằng không quảng cáo thì không ai biết (ít nhất, nếu thất bại trong cuộc chạy đua giành tượng Oscar thì dư âm từ quảng cáo cũng có thể mang lại thêm lượng khán giả không nhỏ cho bộ phim). AMPAS bắt đầu tung ra những quy định cho chiến dịch quảng cáo từ giữa thập niên 1990, sau khi hãng Columbia Pictures gửi lên ban giám khảo các cuộn video (của 9 phim hãng mình tung ra năm 1993) đựng trong một hộp sơn mài đen đắt tiền. Ngoài việc cấm hình thức hối lộ “tế nhị” như Columbia Pictures, AMPAS cũng quy định rằng các hãng phim không được liên lạc với các thành viên ban giám khảo bằng điện thoại để nói tốt cho sản phẩm của mình và cũng không được tổ chức tiệc tùng mời thành viên ban giám khảo… Hai đối thủ truyền kiếp Thành công của hãng Miramax là một trong những yếu tố kích thích cơn sốt này. Năm 1999, Miramax - bậc thầy về quảng cáo và tiếp thị - đã thắng lớn với 7 giải Oscar (trong đó có giải lớn nhất là phim xuất sắc), nhờ phim Shakespeare in Love. Bộ phim không mấy gì xuất sắc nhưng thắng lớn này đã khiến không ít người ngạc nhiên. Hóa ra Shakespeare in Love đã được quảng cáo quá mạnh. Không chỉ quảng cáo phim, Miramax còn bơm phồng Gwyneth Paltrow (đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc trong Shakespeare in Love). Năm 2000, Miramax thất bại và chiến thắng rơi vào tay DreamWorks, với 5 Oscar (trong đó có giải phim hay nhất) từ phim American Beauty. Kevin Spacey - đoạt nam diễn viên chính trong American Beauty - trước đó đã xuất hiện trước công chúng hệt như một dân biểu với hàng loạt cuộc phỏng vấn và nói chuyện truyền hình mà DreamWorks đứng ra tổ chức. Cũng năm 2000, Hilary Swank giành giải Nữ diễn viên chính (Boys Don’t Cry) cũng nhờ một phần từ chiến dịch quảng cáo của hãng Fox Searchlight. Trong hậu trường, cuộc chiến càng quyết liệt, đặc biệt giữa hai đối thủ truyền kiếp là Universal và Miramax. Có thể thuật lại mùa Oscar 2002. Universal (cùng DreamWorks) có át chủ bài A beautiful mind trong khi Miramax nắm quân bài Amélie. Theo Patrick Goldstein viết trên Los Angeles Times, cuối tháng 12- 2001, Miramax đã chơi xấu Universal bằng cách rỉ tai một phóng viên, kể rằng những cảnh đồng giới tính trong quyển A beautiful mind của Sylvia Nasar đã bị cắt hoàn toàn khi truyện được dựng thành phim. Bởi phim A beautiful mind nói về người thật việc thật (nhà toán học thiên tài John Nash từng đoạt Nobel) nên việc tường thuật (qua ngôn ngữ điện ảnh) không đúng sự thật xem như không giá trị. Tiết lộ này được đăng trên tờ Drudge Report. Universal nổi khùng và dù ông chủ Harvey Weinstein (Miramax) đã đích thân xin lỗi giám đốc Stacey Snider (Universal) nhưng cuộc chiến vẫn không kết thúc. Roger Friedman - cây bút bình luận của FoxNews - liên tiếp tấn công “tính trung thực” của phim A beautiful mind. Hành động của Friedman không gây ngạc nhiên bởi tay này có nhiều quan hệ với Miramax, từng là nhà sản xuất một phim tài liệu trình chiếu tại LHP Sundance do Miramax phát hành. Tháng 1-2002, New York Post còn đưa ra bài viết kể rằng giới điều hành Miramax và Universal đã miệt thị nhau “như giẻ rách” qua điện thoại. Tại buổi tiệc sau lễ trao giải Quả cầu vàng 2002, khi mặt đối mặt, Harvey Weinstein gần như công khai tuyên bố “theo đến cùng” Stacey Snider! 80 năm lịch sử Oscar Những câu chuyện vui quanh giải Oscar (Phần I) Đến nay, Oscar đã qua sinh nhật lần thứ 79, hãy cùng nhìn lại một chặng đường đồng hành cùng Giải thưởng điện ảnh danh giá nhất hành tinh này với những câu chuyện vui. Oscar là tên thông dụng của Giải thưởng Viện Hàn lâm (Academy Awards), giải thưởng điện ảnh hàng năm của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Hoa Kỳ). Trước khi có tên gọi tượng vàng Oscar Cho đến nay người ta vẫn không khẳng định được một cách chính thức cái tên “Oscar” xuất phát từ đâu. Trước đó, người ta đã nỗ lực thống nhất cho bức tượng vàng một cái tên “thân mật”. Có ý tưởng là “cúp vàng”, “tượng ghi danh” hay thậm chí là “người đàn ông thép” nhưng cái tên “tượng vàng Oscar” mới trở thành cái tên bất hủ, biểu tượng trong mọi thời đại. Nhiều người tin rằng tên Oscar xuất phát từ bà Margaret Herrick, người thủ thư của thư viện Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Khi nhìn thấy bức tượng vàng, bà thốt lên: "Trông nó giống ông chú Oscar của tôi quá". Một câu chuyện khác lại lý giải rằng, năm 1936 khi nữ diễn viên huyền thoại Bette Davis nhận Giải thưởng Viện Hàn lâm đầu tiên, lời nhận xét của bà ngay trên thảm đỏ lúc đó là bức tượng trông rất giống người chồng cũ của bà, đặc biệt là phần mông! Tượng vàng Oscar không được làm bằng vàng như cái tên của nó. Thực chất, thành phần của nó là hợp kim Britannia với 93% thiếc, 5% antimon và 2% đồng đỏ và chỉ một lớp rất mỏng được mạ bên ngoài là vàng. Để “tiết kiệm” kim loại cho Chiến tranh thế giới lần thứ 2, những bức tượng vàng Oscar được thay thế bằng tượng thạch cao Oscar! Vì vậy những người đoạt giải có thể đổi chúng thành những bước tượng vàng sáng loáng sau khi chiến tranh kết thúc. cho đến những năm 50 của thế kỉ trước Năm 1938 khi nam tài tử Edgar Bergen có tài nói tiếng bụng nhận giải thưởng thì tặng phẩm vinh danh anh là một bức tượng bằng gỗ với một cái miệng có thể mấp máy! Một năm sau, huyền thoại Walt Disney đã giành được giải thưởng cho bộ phim hoạt hình “Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn” với một bộ tượng vàng Oscar gồm 1 cái theo kích cỡ thông thường mà 7 chiếc còn lại nhỏ tí xíu. Ông cũng là người nắm giữ kỷ lục về số đề cử nhiều nhất, trong đó có 26 lần giành giải. Từ chối bước chân lên thảm đỏ Tính cho đến hôm nay, đã có khoảng 2.622 bức tượng vàng được trao tay và lịch sử Oscar mới chỉ biết đến 3 người chiến thắng nhất quyết từ chối bước chân lên thảm đỏ để nhận tượng vàng. Lần đầu tiên là vào năm 1971, nam diễn viên George C. Scott đã từ chối nhận giải thưởng vì những vấn đề chính trị liên quan đến vai diễn Tướng Patton. Những vấn đề nhạy cảm này đã khiến cho những cống hiến nghệ thuật của ông cho điện ảnh trở nên vụ lợi và sặc mùi chính trị. Ông còn nổi tiếng với một tuyên bố gây sốc thời đó, ông ví giải thưởng Oscar là “một sự phô trương dưới lớp vỏ nghệ thuật những tính toán tầm thường”. Tiếp đến là vào năm 1972, Marlon Brando cũng từ chối giải thưởng cho vai diễn chính trong phim “Bố già” với lý do Hollywood đã tạo ra một bức tranh “méo mó” về bộ tộc thổ dân Châu Mỹ. Và nhân vật cuối cùng trong câu chuyện về những người nổi tiếng “chê giải Oscar” không phải là một nam diễn viên mà là một tác giả kịch bản – nhà văn Dudley Nichols của bộ phim "Người đưa tin" (The Informer). Lý do là Hội nhà văn Mỹ vào thời đó đang có cuộc “chiến tranh lạnh” với các xưởng làm phim. Hợp đồng dành cho người chiến thắng Nếu một ai đó giành được giải thưởng danh dự Oscar, họ sẽ phải kí vào một bản cam kết trong đó có quy định rõ không được bán lại tượng vàng cho một người thứ 3 trước khi “chào giá” bức tượng vàng với hội đồng Oscar với giá 1 đô la Mỹ! Mục đích của quy định “oái ăm” này là để tránh cho những bức tượng vàng rơi vào tay những người buôn đồ quý và những người có sở thích sưu tập. Nếu người thắng cuộc từ chối kí vào bản cam kết thì hội đồng sẽ “tạm giữ” tượng vàng cho tới khi người đó đặt bút kí. Tuy nhiên, biện pháp này không thể ngăn cản được việc người ta quy đổi những bức tượng này ra tiền. Đạo diễn nổi tiếng Steven Spielberg từng thú nhận đã mua 2 bức tượng vàng Oscar trước khi giấc mơ Oscar của ông trở thành hiện thực. Một chiếc trong số đó là bức tượng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất năm 1938 của Bette Davis và chiếc thứ hai là của “ông hoàng Hollywood” Clark Gable vào năm 1934 cho vai chính trong phim 'Chuyện trong một đêm" (It Happened One Night). Tuy nhiên, sau đó ông đã tình nguyện giao nộp lại chúng cho hội đồng nghệ thuật. . 80 năm lịch sử Oscar Phần 1 - Quảng cáo để… kiếm giải! Triển vọng đạt doanh thu cao nếu giành được tượng Oscar đã khiến bùng lên một chiến dịch quảng. bố “theo đến cùng” Stacey Snider! 80 năm lịch sử Oscar Những câu chuyện vui quanh giải Oscar (Phần I) Đến nay, Oscar đã qua sinh nhật lần thứ 79,

Ngày đăng: 21/01/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w