"Tác dụng" khôngmong
muốn củađường
Các món ăn chứa nhiều đồ ngọt có sức hấp dẫn với nhiều người, tuy
nhiên sự ngọt ngào này lại chứa đựng không ít những nguy cơ gây bệnh nếu
chúng ta ăn quá nhiều và quá thường xuyên. Tổ chức Tiêu chuẩn thực phẩm
(FSA) khuyến nghị rằng không nên \"hấp thụ\" quá 10% nhu cầu năng lượng
của cơ thể là từ đường (tương đương với 50 - 60g). Tiêu chuẩn này bao gồm
cả đường trong hoa quả, đường cho thêm vào thức ăn, đồ uống, 1 thanh
sôcôla nhỏ và việc áp dụng đúng sẽ hoàn toàn không gây hại thậm chí là tốt
cho sức khỏe lâu dài.
Mất ổn định đường huyết
Ăn nhiều đường có thể khiến cho đường huyết trong cơ thể bị rối loạn,
khiến cơ thể mệt mỏi và gặp nhiều vấn đề rắc rối khác. Nếu lượng đường đưa vào
cơ thể không sớm được kiểm soát nó sẽ dẫn đến mất cân bằng lượng glucose trong
cơ thể, thậm chí làm rối loạn quá trình hấp thụ glucose. Điều này rất bất lợi cho
những người bị đái tháo đường, nếu ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm cho bệnh lý ngày một
trầm trọng hơn. Một hậu quả khác của việc ăn nhiều đồ ngọt là làm chúng ta bị
đau đầu và stress.
Tăng nguy cơ béo phì, rối loạn chuyển hóa và bệnh tim mạch
Khi lượng đường được đưa vào cơ thể quá nhiều nó sẽ được chuyển đổi và
tích tụ lại dưới dạng các mô mỡ. Nó sẽ khiến cho người bệnh bị mắc chứng béo
phì, làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường và các rối loạn chuyển hóa khác. Sự
tích lũy các mô mỡ trong lòng động mạch là hiểm họa đối với bệnh tim mạch, đặc
biệt là mạch vành, mạch não và có thể gây ra những cái chết bất ngờ. Nhiều
nghiên cứu cho rằng ăn nhiều đường, đặc biệt là uống nước đường, sẽ làm tăng
nguy cơ bị nhồi máu cơ tim lên 30% ở những phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh.
Đây thực sự là một con số đáng lo ngại.
Các bệnh răng miệng
Bài học vệ sinh răng miệng, không ăn nhiều đồ ngọt để bảo vệ hàm răng
không bị sâu được cha mẹ cảnh báo rất sớm cho trẻ. Đồ ngọt bám lại trong răng
miệng, đặc biệt trước khi đi ngủ là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát
triển gây ra bệnh sâu răng. Điều này không chỉ đúng với trẻ nhỏ mà còn đúng với
cả người lớn. Một nguy hại khác từ việc ăn nhiều đồ ngọt là nó có thể làm tăng
nguy cơ mắc các chứng bệnh về nướu (lợi). Bạn đừng xem thường điều này, bởi
tùy vào phản ứng khác nhau của cơ thể, viêm lợi có thể dẫn tới viêm nhiễm động
mạch vành - một chứng bệnh nguy hiểm.
Để phòng bệnh, không chỉ hạn chế đồ ngọt mà cần phải nói "không" với đồ
ngọt trước khi đi ngủ.
Hoạt động của hệ miễn dịch bị đảo lộn
Vi khuẩn và men có trong máu của con người tồn tại và phát triển chủ yếu
nhờ vào lượng đường trong máu. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều đường, sẽ dẫn tới
mất cân bằng trong sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn và men. Điều này tất yếu
ảnh hưởng không nhỏ tới hệ miễn dịch và làm cơ thể yếu đi. Đây sẽ là cơ hội cho
các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virut xâm nhập và tấn công cơ thể.
Nguy cơ thiếu crom
Hầu hết đường mà chúng ta ăn đều là đường tinh luyện và không chứa
crom - một thành phần hoá học quan trọng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Do đó, nó khiến cho đường trong máu không còn được kiểm soát.
Thiếu các chất dinh dưỡng khác
Việc ăn đường làm mất cảm giác đói, đó chính là lý do chúng ta được
khuyên không nên ăn đồ ngọt trước bữa ăn. Khi ăn quá nhiều đường, chúng ta sẽ
không cảm thấy cần ăn thức ăn và rau quả - những thực phẩm vốn chứa nhiều loại
dinh dưỡng rất cần cho cơ thể, đặc biệt là vitamin, sắt, canxi, magiê Do đó, cơ
thể tất yếu sẽ bị thiếu các loại dưỡng chất này.
Tăng tình trạng stress
Khi ăn quá nhiều đồ ngọt, đường huyết trong cơ thể vọt lên cao, nhưng chỉ
là tạm thời. Năng lượng trong cơ thể sẽ nhanh chóng tụt xuống ngay sau đó. Khi
điều này xảy ra, đó cũng là lúc cơ thể giải phóng ra các loại hormon tự nhiên giúp
điều chỉnh lượng đường trong máu quay trở về trạng thái ban đầu. Đây là những
hormon gây cáu kỉnh và stress.
Già nhanh hơn
Ăn quá nhiều đồ ngọt khiến cơ thể xảy ra phản ứng glycation - phân tử
đường gắn chặt vào các protein trong cơ thể, khiến cho các mô trong cơ thể bị mất
đi tính đàn hồi vốn có. Kết quả là tốc độ lão hoá diễn ra nhanh chóng. Mặt khác ăn
nhiều đường còn ảnh hưởng tới quá trình nhận thức, khiến trí nhớ bị suy giảm.
. dụng" không mong
muốn của đường
Các món ăn chứa nhiều đồ ngọt có sức hấp dẫn với nhiều người, tuy
nhiên sự ngọt ngào này lại chứa đựng không ít. nghị rằng không nên "hấp thụ" quá 10% nhu cầu năng lượng
của cơ thể là từ đường (tương đương với 50 - 60g). Tiêu chuẩn này bao gồm
cả đường trong