Insulinvàsựthậntrọngcầnthiết
Người bị đái tháo đường (ĐTĐ) type 1 phải dùng insulin suốt đời, còn
với người bị ĐTĐ type 2 thì tùy thuộc vào phác đồ điều trị. Người bệnh có thể
tự dùng Insulin ở nhà, nhưng cần hiểu rõ về thuốc để đạt hiệu quả và tránh
tai biến.
Ổng tiêm Insulin
Insulin là một hormon nhóm polipeptid, gồm hai chuỗi peptid nối với nhau
bằng cầu nối disulfua. Bình thường insulin được tuyến tụy tiết ra, đi thẳng vào
máu. Dùng tiêm bắp (đôi khi tĩnh mạch) là bắt chước hệt như insulin sinh lý. Nếu
dùng uống, insulin sẽ bị dịch vị của dạ dày phân hủy (làm mất cầu nối disulfua)
mất hoạt lực. Trong bảo quản, không được để insulin ở nơi nhiệt độ cao mà chỉ để
ở chỗ mát (ngăn mát tủ lạnh) và cũng không được để nhiệt độ quá thấp (ngăn đá)
làm cho insulin bị đông lại. Người bệnh ở nông thôn, người bệnh mang thuốc đi
dài ngày, ngay ở nhà thuốc thiếu trang bị cũng chưa làm tốt chỉ dẫn này nên hiệu
lực insulin bị giảm sút.
Mỗi nhóm chế phẩm insulin thường có một số đặc tính:
- Nhóm khởi phát hiệu lực nhanh, thời gian hiệu lực ngắn: khởi phát 30
phút, đạt nồng độ đỉnh 2-4 giờ, kéo dài hiệu lực sau 6-8 giờ như actrapid HM Ge
(II) hay insulin injection regular (R).
- Nhóm khởi phát hiệu lực nhanh hay trung bình, thời gian hiệu lực trung
bình khởi phát 30 phút hay 1,5 - 2giờ, đạt nồng độ đỉnh 4-5 giờ, thời gian hiệu lực
24 giờ như insulin isophan hỗn dịch (insulin isophan suspension), insulin kẽm hỗn
dịch (zinc insulin suspension).
- Nhóm khởi phát hiệu lực chậm, thời gian hiệu lực rất dài: khởi phát hiệu
lực 4-6 giờ, đạt nồng độ đỉnh 8-20 giờ, thời gian hiệu lực kéo dài 48 giờ như
insulin kẽm hỗn dịch trải rộng (insulin zinc suspension extended).
Tùy theo tình trạng bệnh, chế độ ăn, chế độ lao động luyện tập mà thầy
thuốc cho dùng một nhóm thuốc nhất định. Chẳng hạn nếu cho nhóm khởi phát
hiệu lực nhanh, thời gian hiệu lực ngắn thì người bệnh có thể dùng ngay sát bữa ăn
và có thể phải dùng nhiều lần theo bữa. Người bệnh không tự ý đổi thuốc. Khi đổi
thuốc mà không đổi cách dùng theo thì thuốc không đạt hiệu lực như cũ, có khi
còn gây tai biến.
Nếu ăn nhiều hơn bình thường, glucose sinh ra nhiều, mà vẫn dùng liều
insulin như cũ thì không đủ, glucose huyết tăng lên. Ngược lại, nếu ăn chậm bữa
hay bỏ ăn mà vẫn dùng liềuinsulin cũ thì insulin sẽ thừa, glucose huyết giảm
xuống. Tương tự như thế, nếu lao động luyện tập tăng lên (như do du lịch nên phải
đi bộ leo trèo nhiều) thì mức tiêu thụ glucose tăng nhưng vẫn dùng liều như cũ thì
sẽ thừa insulin, glucose huyết sẽ giảm. Như vậy hiệu lực thuốc với liều đã cho phụ
thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, luyện tập. Trong thời gian dùng thuốc phải ổn
định việc ăn uống, lao động, luyện tập.
Trong thực tế tình trạng bệnh, chế độ ăn uống, chế độ làm việc luyện tập
cũng có thể thay đổi, nhu cầu insulin do đó thay đổi theo. Tốt nhất nên kiểm tra
định kỳ tình trạng đường huyết, xin thầy thuốc sự điều chỉnh phù hợp.
Có hai tai biến do người dùng chủ quan gây ra là: hạ đường huyết do tiêm
quá liều insulin, do chậm ăn hay bỏ ăn, do lao động luyện tập nhiều hơn, do dùng
rượu. Tăng đường huyết do ăn quá nhiều, quên dùng insulin. Để tránh hai tai biến
này, người bệnh cần dùng thuốc đúng liều, đúng giờ, giữ chế độ ăn, lao động
luyện tập ổn định.
Có những tai biến do bệnh tật mang lại: bị bệnh tuyến thượng thận, tuyến
giáp, tuyến yên, nhiễm khuẩn sẽ làm giảm đường huyết, bị sốt cao sẽ làm tăng
đường huyết. Khi bị bệnh khác kèm theo cần nhờ thầy thuốc theo dõi, điều chỉnh
liều insulin.
Có một số tương tác bất lợi với insulin: các dẫn chất salicylic (như aspirin),
sulfamid, thuốc chẹn thụ thể beta, thuốc huyết áp ức chế men chuyển, thuốc chống
trầm cảm IMAO, thuốc ức chế chức năng tuyến tụy, làm tăng hiệu lực insulin, gây
hạ đường huyết. Trong khi đó thuốc ngừa thai, corticoid, hormon tuyến giáp,
thuốc trị lao isoniazid, thuốc chữa rối loạn mỡ máu niacin, các thuốc cường giao
cảm làm giảm hiệu lực của insulin, gây tăng đường huyết. Cần tránh dùng cùng
lúc insulin với các thuốc trên, nếu vì điều kiện đặc biệt cần phải dùng thì báo cáo
với thầy thuốc để điều chỉnh liều.
Gần đây trên thị trường đã có loại insulin hít (exubera inhation powder).
Đây là loại thuốc có tác dụng nhanh (chỉ 10-20 phút là khởi phát hiệu lực) đạt hiệu
lực tối đa sau 2 giờ và thời gian hiệu lực chỉ 6 giờ, nên giúp cải thiện tình trạng
đường huyết một cách thuận lợi, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Tuy nhiên cần lưu ý ở người nghiện thuốc lá (hoặc mới cai nghiện chưa đủ 6
tháng), lượng insulin hấp thụ nhiều gấp 2-5 lần, thuốc đi vào dòng máu nhanh
hơn; vì không có cách kiểm soát được lượng thuốc hấp thụ và dự đoán hiệu lực
nên không thể dùng cho đối tượng này. Cho đến nay, thuốc cũng chưa cho phép
dùng cho người bị hen, người bị bệnh tắc nghẽn mạch máu mạn tính do chưa thu
thập đủ dữ liệu về tính an toàn của thuốc. Riêng với người đái tháo đường cần
dùng insulin kéo dài thì thuốc dạng hít này không thế thay thế hoàn toàn dạng
tiêm.
Một chú ý cuối cùng là kỹ thuật tiêm. Trước khi tiêm nên lăn thuốc trong
lòng bàn tay vài phút rồi lắc kỹ cho đến khi dịch thuốc trong chai thành thể đồng
nhất. Nếu sau khi làm thế mà thuốc vẫn không đồng nhất thì không nên dùng. Khi
cần trộn chung các dạng thuốc thì phải theo đúng hướng dẫn (tốt nhất một vài lần
đầu nên nhờ thầy thuốc làm mẫu). Cần lưu ý trật tự trộn. Ví dụ, khi trộn insulin
lispro với các insulin khác thì hút insulin lispro vào trong ống bơm tiêm trước tiên
và sau đó tiêm hỗn dịch trộn chung ngay lập tức.
Cách bảo quản, sử dụng insulin không khó nhưng vì chưa được hướng dẫn
tỉ mỉ nên vẫn có một số người bệnh dùng chưa đúng cần khắc phục.
. Insulin và sự thận trọng cần thiết
Người bị đái tháo đường (ĐTĐ) type 1 phải dùng insulin suốt đời, còn
với người bị ĐTĐ type 2 thì tùy thuộc vào. một vài lần
đầu nên nhờ thầy thuốc làm mẫu). Cần lưu ý trật tự trộn. Ví dụ, khi trộn insulin
lispro với các insulin khác thì hút insulin lispro vào trong