Sự sinh sảnởlưỡngcư
(đẻ trứng)
3. Sự đẻ trứng
- Sự đẻ trứng và sự thụ tinh xảy ra
đồng thời ở những lưỡngcư thụ tinh
ngoài. Ðối với lưỡngcư thụ tinh
trong, sau khi đẻ trứng chưa chắc đã
thụ tinh ngay vì tinh trùng có thể sống
lâu hàng năm trong huyệt con cái. Do
đó có trường hợp chỉ qua một lần giao
phối mà con cái có thể đẻ được hai
hay ba lứa. Ở vùng ôn đới lưỡngcư
đẻ vào mùa ấm, ở vùng nhiệt đới như
ở nước ta đẻ vào mùa mưa kéo dài từ
tháng ba đến tháng mười (nhiều nhất
vào tháng 6). Chúng có thể đẻ nhiều
lần, mỗi lần đẻ ứng với một cơn
mưa. Số trứng đẻ các lần sau
giảm dần (nhái đẻ lần đầu 1500
trứng, lần thứ hai 700, lần thứ ba 450
trứng).
- Ðối với các lưỡngcư không đuôi
trứng thường được đẻ trong nước, các
trứng có vỏ nhầy bao bọc gần với
nhau thành từng đám. Ðám trứng đẻ
có hình dạng khác nhau tùy loài.
Trứng cóc tía (Bombina) rời rạc
hoặc gần với nhau thành đám nhỏ
trong nước. Trứng cóc nhà (Bufo)
xếp hàng thành giải chất nhầy dài
nhiều mét. Trứng gắn liền thành một
khối tròn (nhái bén Hyta) hoặc thành
từng đám lớn không đều (ếch, nhái
).
- Số lượng trứng thay đổi tùy loài, tùy
mức độ bảo vệ và tùy theo kích thước
cơ thể. Ếch đẻ 3000 trứng, nhái -
2500, cóc nước - 600, ếch giun 12 -
25 trứng. Lưỡngcư có đuôi thường đẻ
trứng ít hơn lưỡngcư không đuôi vì
có hiện tượng thụ tinh trong (có loài
đẻ chỉ 2 trứng).
- Một số loài lưỡngcư chuẩn bị nơi đẻ
rất cẩn thận. Nhái bám (Rhacophorus)
đẻ trứng vào lá cây, bờ rào quanh ao
hay cành cây cắm xuống nước. Ðám
trứng đẻ ra có nhiều chất nhầy được
con cái dùng chi sau đảo liên tiếp tạo
thành một đám bọt lớn gọi là tổ.
Trong tổ trứng nở thành nòng nọc, sau
đó rơi xuống nước để tiếp tục phát
triển. Nhái bám nhỏ (Philautus) cũng
làm tổ bọt như vậy trong hốc cây.
Khối bọt thoạt đầu màu trắng, sau
chuyển sang màu nâu nhạt và rắn lại.
Khi trứng phát triển thành nòng nọc
thì khối bọt trở thành lỏng, nòng nọc
rời khỏi tổ bọt rơi xuống nước. Ðôi
khi cả khối bọt cùng theo nước mưa
rơi xuống vực nước. Nhái bám nhỏ,
cả đực và cái đào một hố đất ẩm trong
bờ ruộng, đẻ trứng trong đám chất
nhày, tạo thành một tổ bọt. Sau đó
con đực và con cái đào một đường
hầm từ hốc đất thông ra một vực
nước. Ðặc biệt nhái lá (Phyllomedusa)
đẻ trứng ở một lá cây trên mặt nước,
di chuyển chậm từ ngọn đến cuống
lá, đồng thời cuốn lá thành cái ống
chứa trứng. Nòng nọc nở ra lọt qua lỗ
ống xuống nước.
Ếch bò Nam Mỹ đẻ trứng vào nơi đất
khô ráo, nhưng chúng có khả năng
đoán mưa rất giỏi, thường chỉ sau 5
ngày đẻ trứng, sẽ có mưa lớn tạo điều
kiện cho trứng tha hồ phát triển.
Trứng một loài cóc ở châu Úc có khả
năng chịu hạn rất cao, trứng đẻ vào
mùa hè hay mùa thu trong các khe đất
hay các rễ cây. Nếu không có mưa
trứng vẫn sống cả tháng. Khi trận
mưa đầu tiên rơi xuống nòng nọc
xuất hiện và phát triển.
- Sự chăm sóc trứng thấy ởlưỡngcư
với mức độ khác nhau. Ếch giun đào
một hốc nhỏ trong đường hầm gần
nước để đẻ trứng (khoảng 12 - 25
trứng cỡ 6 x 9mm), sau đó con cái
dùng thân quấn lấy đống trứng để bảo
vệ cho trứng khỏi bị khô.
Nhái túi (Gastrotheca) ở Nam Mỹ,
sống trên cây có nếp da lưng làm
thành một đôi túi chứa trứng, có khe
thông ra ngoài. Trứng được ấp trong
túi đến khi thành nòng nọc và nhái
con. Cóc tổ ong (Pipa) ở Nam Mỹ,
không có túi ấp như nhái túi nhưng
nếp da ở lưng có những lỗ như tổ ong.
Trong khi ghép đôi, trứng được đưa
vào các lỗ đó và phát triển thành nòng
nọc và cóc con. Sau khi cóc con rời
mẹ, thì nếp da không còn. Cóc mang
trứng (Alytes) ghép đôi trên cạn. Con
cái đẻ ra dải trứng dài và được quấn
quanh chi sau của cóc đực. Con đực
này mang trứng trong vài tuần, sau đó
chuyển trứng vào trong nước.
Sự chăm sóc con của nhóm Không
đuôi (theo Hickman)
A. Túi trứng sau đuôi; B. Ôm trứng
trên lưng; C. Mang nòng nọc trên
lưng; D. Ngậm trứng trong miệng
Nhái mũi Chilê (Rhinoderma) đẻ từ
20 - 30 trứng trên đất. Nhái đực ngồi
cạnh gần đấy trong vài tuần đến khi
trứng gần nở. Lúc đó nó đớp trứng
vào miệng, dùng lưỡi dồn vào túi
thanh âm. Trong túi thanh âm nòng
nọc phát triển thành nhái con. Nhái
mũi đực sẽ mở to miệng, co mạnh các
cơ bụng làm cho các nội quan bị dồn
ép lên túi thanh âm, do đó nhái mũi
con thoát ra ngoài. Một số loài lưỡng
cư còn có hiện tượng canh trứng. Cá
cóc mù và cá cóc khổng lồ đực luôn
ở gần đám trứng để phòng cá dữ. Có
loài nhái bám con cái nằm gần tổ để
canh trứng.
Hoàng Vân
.
Sự sinh sản ở lưỡng cư
(đẻ trứng)
3. Sự đẻ trứng
- Sự đẻ trứng và sự thụ tinh xảy ra
đồng thời ở những lưỡng cư thụ tinh
ngoài. Ðối với lưỡng. trứng. Lưỡng cư có đuôi thường đẻ
trứng ít hơn lưỡng cư không đuôi vì
có hiện tượng thụ tinh trong (có loài
đẻ chỉ 2 trứng).
- Một số loài lưỡng cư chuẩn