Điểm mới của sáng kiến là tìm hiểu các vấn đề, sự kiện, nhân vật lịch sử...giáo viên tạo ra những dấu ấn giúp các em khắc sâu, ghi nhớ kiến thức lâu hơn, hạn chế việc học bài theo kiểu học vẹt, học đối phó, tăng hứng thú với môn học. Những dấu ấn để lại trong các em sẽ được các em ghi nhớ sâu sắc tạo tiền đề để các em học tốt hơn ở các lớp trên.
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TẠO DẤU ẤN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 9 GIÚP HỌC SINH KHẮC SÂU KIẾN THỨC VÀ TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP” Họ và tên: Phan Thị Bích Thủy Chức vụ: Giáo viên Đơn vị cơng tác: Trường THCS Phú Thủy Quảng Bình, tháng 5 năm 2020 1. Phần mở đầu: 1.1. Lí do chọn đề tài: Với thực tế hiện nay, đa số học sinh chưa thực sự u thích mơn Lịch sử, cho rằng đây là mơn học khơ khan, khó học, phải học thuộc với nhiều sự kiện, con số nhàm chán. Một phần, do tác động từ nhiều yếu tố xã hội ảnh hưởng đến tâm lí của phụ huynh rồi đến học sinh nên các em đều quay lưng với mơn học này. Giáo viên khơng thể làm thay đổi hồn tồn thực tại đó nhưng cũng khơng thể bng xi. Chúng ta đều hiểu được rằng Lịch sử là một mơn học có ý nghĩa to lớn đối với sự ra đời và phát triển của mỗi một gia, thơng qua giảng dạy, học tập lịch sử cịn góp phần hình thành nên nhân cách của con người. Là một giáo viên dạy bộ mơn Lịch sử, tơi ln trăn trở suy nghĩ về điều đó. Khơng thể thay đổi hồn tồn thì thay đổi từng phần nhỏ, hoặc ít nhất có được những giây phút thăng hoa trên bục giảng, được nhìn thấy sự chăm chú của các em vào bài giảng của mình, các em hăng say trao đổi, thảo luận, các em hình thành được một số kĩ năng cần thiết đó cũng là một thành cơng. Từ suy nghĩ đó, tơi ln tìm tịi nhiều biện pháp để giúp các em u thích mơn học hơn. Qua thực tế giảng dạy, tơi nhận thấy rằng nếu các em tiếp nhận kiến thức một cách hời hợt, học thuộc theo kiểu học vẹt thì việc ghi nhớ bài rất khó khăn. Chính điều đó tạo ra sự nhàm chán. Nhưng nếu kiến thức được khắc sâu, các em bớt đi áp lực về việc tiếp nhận cũng như lưu giữ kiến thức, từ đó các em sẽ dành tình cảm nhiều hơn cho mơn học Lịch sử Thành ngữ có câu: "thất bại là mẹ thành cơng" hay "thành cơng của người này là động lực để người khác vươn tới thành cơng của chính mình", trong thực tế cuộc sống thành cơng hay thất bại ln tạo ra dấu ấn cho mỗi người trong từng giai đoạn của cuộc đời. Những dấu ấn ấy làm cho chúng ta nhớ mãi. Trong học tập cũng vậy, những cái gì tạo dấu ấn sẽ làm cho các em ghi nhớ lâu hơn, việc các em tự mình tìm hiểu một nhân vật lịch sử sẽ giúp các em nhớ lâu về nhân vật đó, việc các em khai thác một sự kiện lịch sử sẽ giúp các em ln nhớ về sự kiện đó, việc các em tự mình rút ra bài học cho chính bản thân mình từ các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử hay vấn đề lịch sử sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các em. Việc ghi nhớ dễ dàng, kiến thức được khắc sâu sẽ giúp các em giảm bớt gánh nặng về học tập. Vì vậy, tơi lựa chọn đề tài “Tạo dấu ấn trong dạy học mơn Lịch sử lớp 9 giúp học sinh khắc sâu kiến thức và tăng hứng thú học tập” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 1.2. Điểm mới của đề tài: Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc giúp học sinh khắc sâu kiến thức và tạo hứng thú học tập cho các em. Tuy nhiên, việc khắc sâu kiến thức và tạo hứng thú học tập bằng biện pháp tạo dấu ấn chưa được khai thác nhiều. Dựa trên sự tìm tịi, học hỏi kinh nghiệm, chỉ dẫn của các thầy cơ, đồng nghiệp bản thân tơi đã có sự đổi mới trong phương pháp dạy học Lịch sử lớp 9 để phục vụ cho việc dạy và học tốt hơn. Đề tài có những điểm mới như sau: + Thơng qua tìm hiểu các vấn đề, sự kiện, nhân vật lịch sử giáo viên tạo ra những dấu ấn giúp các em khắc sâu, ghi nhớ kiến thức lâu hơn, hạn chế việc học bài theo kiểu học vẹt, học đối phó, tăng hứng thú với mơn học + Những dấu ấn để lại trong các em sẽ được các em ghi nhớ sâu sắc tạo tiền đề để các em học tốt hơn ở các lớp trên + Giáo viên khơng phải hồn tồn tạo ra dấu ấn cho các em mà học sinh cũng tự mình tạo dấu ấn trong q trình tham gia học Đó chính là những điểm mới trong đề tài của tơi 2. Phần nội dung: 2.1. Thực trạng của việc học sinh tiếp nhận, nắm và ghi nhớ kiến thức trong q trình học Lịch sử của học sinh lớp 9 Chúng ta đều biết rằng, việc tổ chức các hoạt động trên lớp của giáo viên hướng đến chủ thể chính là người học. Trước đây, với phương pháp truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm, nhưng hiện nay phương pháp đó khơng cịn phù hợp nữa. Trung tâm đây chính là học sinh. Học sinh là đối tượng mà giáo viên cần hướng đến trong các hoạt động dạy và học. Đây là khâu rất quan trọng trong tiến trình giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh và học sinh lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, việc giáo viên truyền thụ kiến thức như thế nào và học sinh lĩnh hội kiến thức ra làm sao có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo ra kết quả cuối cùng là chất lượng. Chất lượng đây khơng phải hồn tồn là những con số mà việc hình thành những kĩ năng cho học sinh, học sinh áp dụng những kĩ năng đó vào trong cuộc sống của mình. Trong thực tế giảng dạy, việc truyền thụ kiến thức cho học sinh đang xu hướng một chiều vẫn diễn ra phổ biến tức là giáo viên giảng và học sinh tiếp nhận. Mặc dù những năm gần đây đã có sự đổi mới nhưng sự đổi mới đó chưa thay đổi hồn tồn đi sâu vào hầu hết các giáo viên, đặc biệt là ở những giáo viên dạy Lịch sử, vì do đặc thù của mơn học với lượng kiến thức nhiều, áp lực về mặt thời gian. Đó là những khó khăn chung. Cịn đối với học sinh, các em nghĩ rằng học sử là học thuộc, làm một số bài tập trong sách giáo khoa, trong vở bài tập lịch sử hoặc bài tập do thầy cơ giao về nhà. Từ lối suy nghĩ đó, dẫn tới việc học của các em trước khi đến lớp là làm bài tập và mở vở ra học thuộc những kiến thức của bài trước để thầy cơ giáo kiểm tra bài cũ. Hoặc đến kiểm tra một tiết, thi học kì các em mới tập trung học lại một cách nhanh chóng phục vụ cho thi cử, kiểm tra. Cách học đó đang rất phổ biến trong hầu hết học sinh hiện nay và với cách học đó các kiến thức lưu lại trong các em khơng nhiều mà chúng ta hay nói đùa "ra vấp hịn đá là rơi hết" hoặc "kiểm tra, thi xong là trả kiến thức lại cho thầy cơ" Đó là cách học thụ động, đối phó khơng đem lại hiệu quả cho học sinh. Khơng những vậy cịn gây ra sự mệt mõi, chán nãn dẫn đến việc các em khơng hứng thú với mơn học. Chính cách học thụ động, đối phó lâu dần sẽ hình thành nên thói quen khơng tốt ảnh hưởng đến hoạt động của các em trong học tập và trong sinh hoạt hằng ngày Trong q trình kiểm tra việc học bài cũ, làm bài tập về nhà của học sinh, tơi nhận thấy đa số các em đều khơng hồn thành hết u cầu của giáo viên giao việc về nhà. Ngun nhân xuất phát từ phía cả giáo viên và học sinh. Về phía giáo viên có thể giao nhiệm vụ hơi nặng đối với học sinh, cịn về phía học sinh cũng có nhiều ngun nhân, cụ thể như: lười học, ham chơi, chủ quan, học tủ vv. Khi h ỏi các em: tại sao em chưa học bài? Đa số tơi đều nhận được câu trả lời đại loại như: em học mãi mà khơng thuộc; kiến thức nhiều q em học khơng kịp; em chỉ học phần 1 cịn phần 2 em học sơ sơ; em học nhưng lại qn rồi vv. Qua những câu trả lời của các em cùng với sự tìm hiểu của mình, tơi nhận thấy rằng các em tiếp nhận kiến thức một cách hời hợt, khơng sâu sắc dẫn đến khó khăn trong việc ghi nhớ bài và ơn bài Cách học thụ động, cách tiếp nhận kiến thức một cách hời hợt mang tính đối phó cũng gây khó khăn cho giáo viên giảng dạy. Trước khi bước vào bài mới, giáo viên thường ơn lại kiến thức cũ với nhiều hình thức khác nhau, nhưng nếu học sinh khơng nắm được kiến thức cũ sẽ gây ra sự khó khăn khi bước vào bài mới, đồng thời gây tâm lí khơng thoải mái cho giáo viên, đơi khi tình trạng đó lặp lại nhiều lần dễ làm cho giáo viên nổi cáu, làm mất nhiều thời gian của cả cơ và trị. Khơng những vậy, vì khơng nắm được bài cũ nên ngồi học các em sẽ mất tập trung vào bài mới. Cứ như vậy, học sinh chán học là khơng thể tránh khỏi Để tìm hiểu xem kiến thức có được khắc sâu và các em có hào hứng với bài học khơng, tơi đã trực tiếp nói chuyện và cho các em làm phiếu khảo sát. Kết quả khảo sát học sinh lớp 9 trường THCS nơi tôi công tác khi chưa áp dụng đề tài như sau: SL110 % Kiến thức được khắc sâu và Kiến thức chưa được khắc sâu và chưa hứng thú với mơn học vì Dễ hiểu Ấn Lý do thực sự hứng thú với mơn học vì Nhàm chán Khó hiểu Lý do khác 18 tượng 15 khác 9 34 24 10 16.4% 13.6% 8.2% 30.9% 21.8% 9,1% Qua bảng khảo sát cho thấy, trong 110 tổng số học sinh khối 9 thì có đến 68 học sinh khơng hào hứng, kiến thức chưa được khắc sâu chiếm 61.8% với những lí do như nhàm chán, khó hiểu, khơng để lại ấn tượng hay lí do khác. Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mơn học. Từ thực tế trên tơi nghĩ rằng, phải đổi mới phương pháp dạy học và tơi đã nghĩ đến một quy luật sinh học đó là những dấu ấn, ấn tượng để lại dấu vết lâu hơn trên vỏ não. Vậy dấu ấn ở đây là gì? Dấu ấn là những gì gây cảm xúc mạnh mẽ và tạo thành ấn tượng trong nhận thức. Trong Lịch sử có rất nhiều cách tạo dấu ấn đó có thể là diễn tả một trận đánh hấp dẫn; kể cách đánh giặc thơng minh của một vị tướng; hay tạo ra tình huống có vấn đề để học sinh trao đổi, thảo luận sơi nổi; rút ra bài học cho chính bản thân mình qua q trình học tập Lịch sử vv. Nếu tận dụng được quy luật này thì học sinh sẽ có thể tiếp thu bài nhanh và ghi nhớ kiến thức lâu hơn, giúp các em học tốt hơn mơn Lịch sử 2.2. Những giải pháp: 2.2.1. Hướng dẫn học sinh rút ra bài học cho chính bản thân mình thơng qua các sự kiện, vấn đề, nhân vật lịch sử Trong thực tế cuộc sống mỗi khi chúng ta thất bại hay thành cơng đều để lại cho chúng ta những bài học khó qn: trượt kì thi học sinh giỏi vì chủ quan, ta rút ra được bài học sẽ khơng bao giờ chủ quan trong bất cứ việc gì đặc biệt là trong thi cử. Trở thành người có điểm số cao nhất và được chọn đi du học nước ngồi, bài học rút ra được đó là thành cơng khơng đến từ may mắn mà đến từ sự kiên trì và nghị lực. Đó sẽ là những bài học làm chúng ta nhớ mãi. Đặc biệt là học sinh lớp 9 đang trong gia đoạn dậy thì, tâm lí có nhiều thay đổi, khi học sinh rút ra được bài học cho mình sẽ giúp ích rất nhiều cho các em trong cuộc sống. Khơng những vậy, bài học được học sinh rút ra từ những vấn đề, sự kiện, nhân vật lịch sử sẽ giúp các em nhớ mãi về những vấn đề liên quan đến bài học đó. Trong chương trình lịch sử lớp 9, bao gồm cả sử thế giới và sử Việt Nam ở thời kì hiện đại với nhiều nội dung hấp dẫn, lí thú sẽ cuốn hút các em. Tuy nhiên, khơng phải bài nào cũng có thế giúp học sinh rút ra được bài học cho chính bản thân mình vì vậy tơi phải nghiên cứu bài giảng kĩ lưỡng, nắm được bài học cần được rút ra là gì, cách thức rút ra bài học đó như thế nào, cách trình bày hấp dẫn để cuốn hút các em Cụ thể như ngay bài đầu tiên của Lịch sử lớp 9, bài 1:"Liên Xơ và các nước Đơng Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX " sau khi học sinh tìm hiểu về cơng cuộc khơi phục kinh tế sau chiến tranh và cơng cuộc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Học sinh biết được những khó khăn mà Liên Xơ gặp phải là rất lớn: tổn thất nặng nề hơn bất cứ nước nào tham gia cuộc chiến tranh, chiến tranh cịn làm cho kinh tế của Liên Xơ phát triển chậm lại tới 10 năm. Nhưng vượt qua khó khăn đó thì Liên Xơ đạt được những thành tựu rất to lớn mà khơng phải nước nào cũng có thể làm được: các chỉ tiêu đề ra đều vượt mức kế hoạch dự đinh; đời sống nhân dân được cải thiện; đặc biệt chế tạo thành cơng bom ngun tử phá thế độc quyền hạt nhân của Mĩ; là nước đầu tiên phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ, mở đầu kỉ ngun chinh phục vũ trụ của lồi người năm 1957; đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin lần đầu tiên bay vịng quanh trái đất và cũng là nước dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ; Liên Xơ trở thành chổ dựa vững chắc cho hịa bình và cách mạng thế giới. Khi chốt kiến thức tơi nhấn mạnh để học sinh tập trung và hiểu rõ về khó khăn và những thành tựu mà Liên Xơ đạt được. Sau đó tơi đặt câu hỏi: Gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng Liên Xơ đã đạt những thành tựu rất to lớn, vậy từ những thành tựu mà Liên Xơ đạt được các em rút ra cho mình bài học gì cho bản thân mình khi gặp khó khăn? Với câu hỏi này tơi để cá nhân học sinh suy nghĩ trong thời gian 3 phút. Và tơi rất mừng học sinh đã rút ra được cho mình rất nhiều bài học như: phải làm việc có kế hoạch; chăm chỉ, cần cù, siêng năng; đồn kết; sáng tạo, kiên trì vượt khó vv. Đến bài mới tơi khơng hỏi trực tiếp mà sẽ đặt câu hỏi gợi mở để học sinh nhớ đến những kiến thức mình tiếp nhận được trên lớp kết hợp với việc ơn bài ở nhà để trả lời câu hỏi: Các bạn đã rút ra được cho mình rất nhiều bài học từ những thành tựu của Liên Xơ, vậy em hãy nhắc lại những thành tựu mà Liên Xơ đã đạt được trong cơng cuộc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội? Với biện pháp đó tạo tâm thế thoải mái để học sinh nắm bài, ơn bài và khơng tâm lí ngay khi được kiểm tra bài cũ Hay ở bài 6: "Các nước Châu Phi" ở phần II "Cộng hịa Nam Phi" sau khi các em tìm hiểu về chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) các em biết được sự tàn bạo của chế độ này, sự chiến đấu và giành thắng lợi của nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của Nenxơn Manđêla, tơi sẽ đặt câu hỏi: Từ thắng lợi của nhân dân Nam Phi trong đấu tranh chống chế độ Apácthai các em rút ra được bài học gì? Cá nhân học sinh suy nghĩ và trả lời: kiên quyết đấu tranh đến cùng khi bị ức hiếp; đồn kết với nhau chống lại kẻ xấu; kêu gọi sự giúp đỡ khi gặp khó khăn Ở bài 16: "Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc nước ngồi trong những năm 1919 1925" khi nắm được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, ở Liên Xơ và Trung Quốc, các em sẽ biết được hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc rất gian nan, vất vả, gặp nhiều hiểm nguy, Người đã có nhiều đóng góp to lớn trong giai đoạn cách mạng từ 1919 đến 1925, tạo tiền đề chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau khi nắm được kiến thức các em sẽ rút ra được bài học cho mình: lịng u nước sâu sắc; sự dũng cảm; dám hi sinh vì nghĩa lớn; tự mình học hỏi, tự kiếm sống để phục vụ cho cuộc sống của chính mình, tự học tập ngoại ngữ; tính tự lập Bài 27:"Cuộc kháng chiến tồn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 1954)" khi nói đến quyết định của Đại tướng Võ Ngun Giáp ở chiến dịch Điện Biên Phủ chuyển từ phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", "đánh ăn chắc, đánh chắc thắng" học sinh có thể rút ra cho mình bài học quyết đốn, trước khi làm việc gì phải tính tốn kĩ lưỡng, suy xét cẩn thận vv Trong q trình giảng dạy tơi thường để cho học sinh chủ động rút ra bài học cho riêng mình, khơng gị ép các em vào một khn mẫu có sẳn hay phụ thuộc vào bài học của các bạn khác. Nếu các em cịn vướng mắc thì tơi kịp thời gợi ý. Tơi thường khuyến khích các đối tượng học sinh yếu, trung bình nếu các em rút ra được bài học phù hợp tơi khích lệ, tun dương các em Trước khi lên lớp tơi nghiên cứu, lựa chọn những vấn đề, sự kiện cốt lõi, trọng tâm để tạo dấu ấn cho học sinh, sẽ lơi cuốn được sự tập trung của các em vào bài giảng, các em phải suy nghĩ kĩ lưỡng mới rút ra được bài học. Chính điều đó học sinh sẽ khắc sâu và nhớ kiến thức lâu hơn. Tuy nhiên, tùy vào đối tượng học sinh và tùy vào nội dung kiến thức của bài để áp dụng, chứ không bắt buộc hay nhất thiết bài nào cũng áp dụng. Và khi áp dụng phải áp dụng thực chất mới đem lại hiệu quả thiết thực. 2.2.2. Sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào dạy học Mục tiêu của ngành giáo dục là không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục tất cả các cấp học. Trong đó, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học đang được đẩy mạnh và nhân rộng trong tồn ngành hiện nay. Việc đưa cơng nghệ thơng tin vào dạy học mơn Lịch sử đem lại rất nhiều lợi ích đặc biệt là trong việc giúp các em khắc sâu kiến thức và tăng hứng thú với mơn học này. Trước đây, khi cơng nghệ thơng tin chưa bùng nổ giáo viên dạy Lịch sử chủ yếu sử dụng hình ảnh trực quan chính là tranh ảnh, lược đồ, bản đồ, mẩu vật tuy nhiên cũng có nhiều hạn chế nên chưa thực sự cuốn hút các em tập trung vào bài giảng, chưa để lại ấn tượng sâu sắc trong các em. Trong khi đó, giáo viên chúng ta đều biết rằng hình ảnh trực quan có ý nghĩa rất quan trọng đối với q trình ghi nhớ vì chúng tác động đến loại trí nhớ bằng mắt. Theo các nhà tâm lí học thì trí nhớ bằng mắt chiếm 80% trí nhớ của con người và nếu so sánh trí nhớ của chúng ta như một cái phễu thì hình ảnh là thứ rất khó lọt ra khỏi cái phễu này Hình ảnh càng sắc nét, sinh động sẽ lưu lại trên vỏ não càng lâu hơn. Và việc sử dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học Lịch sử sẽ giúp kiến thức khắc sâu trên vỏ não giảm bớt gánh nặng cho việc ghi nhớ của các em. Biết và hiểu được điều đó nên tơi thường xun áp dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học mặc dù mất nhiều thời gian chuẩn bị. Bên cạnh đó có sự thuận lợi là phần lịch sử lớp 9 là phần lịch sử hiện đại nên giai đoạn này có nhiều sự kiện được quay lại, chụp lại nên có thế sử dụng để hỗ trợ cho việc dạy học được dễ dàng Cụ thể khi học bài 12: "Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kĩ thuật" học sinh đã rất thích thú, chăm chú quan sát những hình ảnh sắc nét về những thành tựu đạt được như cừu Đơli; sự chuyển động của bản đồ gen người; những hình ảnh về các đời của máy tính; những video về thu hoạch mùa màng bằng máy móc ở các nước phương Tây phản ảnh cuộc cách mạng xanh trong nơng nghiệp; chiêm ngưỡng những loại máy bay siêu âm khổng lồ, các loại tàu cao tốc vv. Những hình ảnh được chiếu trên màn hình ti vi 52 in sẽ tác động đến trí nhớ của các em rất nhiều, kích thích tính tị mị muốn biết vì các em chưa bao giờ được nhìn thấy, từ đó các em sẽ chú ý hơn, tập trung hơn vào bài giảng. Khi ơn bài các hình ảnh đó sẽ tái hiện trong trí nhớ, thay thế việc các em ngồi học vẹt, đọc đi đọc lại nhiều lần Hay khi giảng đến chiến dịch Điện Biên Phủ ở bài 27 sách giáo khoa lịch sử 9, thay vì u cầu các em quan sát lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ sách giáo khoa thì giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ trên màn hình với việc sử dụng powerpoit và các phần mềm hỗ trợ khác làm cho các em thấy rõ hơn, chân thật hơn phân khu Bắc, phân khu Nam, phân khu trung tâm, sân bay Mường Thanh, đồi Độc Lập vv. Cho các em xem các video về bộ đội kéo pháo vào trân địa, video về kiện chiếm sở chỉ huy của Đờcátxtơri, video về sự đầu hàng nhục nhã của qn địch vv. Thực sự học sinh đã rất cuốn hút khi được quan sát và xem những hình ảnh và video đó Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ dạy học, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học rất được khuyến khích vì đem lại rất nhiều lợi ích cho cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, khơng phải cứ chiếu hình ảnh hay video lên màn hình và u cầu học sinh quan sát là được mà cần có sự khai thác hợp lí về thời gian, nội dung, cách thức khai thác để đem lại hiệu quả cao nhất. Ngồi cho các em quan sát trên lớp tơi cịn giới thiệu các đường link, các nguồn youtube, các trang web để các em tìm hiểu thêm về vấn đề, hay sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến bài học. Tơi thấy các em thực sự hứng thú với giải pháp này 2.2.3. Hướng dẫn học sinh khai thác và thuyết trình về tư liệu lịch sử Việc sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học Lịch sử là hết sức cần thiết và quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, kích thích sự hứng thú và niềm u thích đối với mơn học, hình thành những kĩ năng thiết yếu, cần có cho học sinh Hiện nay, trong sách giáo khoa có rất nhiều tư liệu để làm sinh động, minh họa cho nội dung bài học. Đa số các tư liệu lịch sử trong sách giáo khoa bậc THCS đặc biệt sách Lịch sử 9 là hình ảnh cùng với lược đồ, bản đồ, bảng số liệu. Cụ thể như ở bài 9 (sách giáo khoa Lịch sử 9) " Nhật Bản" có tư liệu là lược đồ Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai; có tư liệu hình ảnh về những thành tựu của Nhật Bản: Hình 18 tàu chạy trên đệm từ của Nhật Bản đã đạt tốc độ 400km/h; Hình 19 Trồng trọt theo phương pháp sinh học; Hình 20 Cầu Sêtơ Ơ hasi nối liền các đảo chính HơnXiu và Xicơcư. Ở bài 22 (sách giáo khoa Lịch sử 9) "Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945" có tư liệu hình ảnh: Hình 37 Đội Việt Nam Tun truyền Giải phóng qn. Có tư liệu là lược đồ: Khu giải phóng Việt Bắc. Đó là những tư liệu sống động để làm rõ nội dụng của bài học. Theo phương pháp truyền thống, giáo viên là người khai thác những tư liệu đó trong sách giáo khoa sau đó thuyết trình để các em nghe trong q trình giảng dạy. Như vậy, học sinh chỉ nghe lướt qua khơng để lại nhiều dấu ấn trong các em Ngày nay, có sự thuận lợi hơn trước đó là sự phát triển của cơng nghệ thơng tin đặc biệt là sự bùng nổ của internet, nên tơi hướng dẫn để học sinh tự mình khai thác những tư liệu lịch sử trong sách giáo khoa và thuyết trình trước lớp. Việc các em tự mình khai thác và thuyết trình đã đem lại nhiều lợi ích, đặc biệt là rèn luyện những kĩ năng cần thiết như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng chất vấn, kĩ năng tổng hợp, xâu chuổi thơng tin, kĩ năng hoạt động nhóm vv Để có thể thuyết trình các em phải tự mình tìm tịi, khai thác, tập luyện nhiều lần. Chính q trình chuẩn bị rồi thực hiện sẽ để lại dấu ấn sâu đậm, các em sẽ ghi nhớ sâu sắc phần kiến thức mà mình đã chuẩn bị. Khơng những vậy, các em được các bạn đồng tình, ủng hộ, được cơ giáo tun dương, khen ngợi sẽ làm cho các em càng có động lực để tiếp tục thực hiện Để thực hiện có hiệu quả cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho học sinh vì tư liệu lịch sử có nhiều loại khác nhau như chân dung nhân vật lịch sử, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sơ đồ vv 10 Tơi lấy cụ thể về tư liệu tranh ảnh. Đây là loại tư liệu phổ biến nhất trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 phản ảnh về sự việc, sự kiện đã diễn ra trong q khứ. Để đạt được kết quả giáo viên nên phân cơng cụ thể đối với từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh khá giỏi. Tuy nhiên, để rèn luyện cho các học sinh yếu và trung bình thì giáo viên cho học sinh làm việc nhóm. Các em trong nhóm cùng tìm hiểu rồi cử đại diện thuyết trình, phần này có thể dành cho học sinh nhút nhát trình bày nếu có bổ sung thì học sinh khá giỏi trong nhóm sẽ bổ sung. Cứ như vậy các em cùng hỗ trợ nhau. Ví dụ trong sách giáo khoa lịch sử 9 bài 29: "Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (19651973)" mục 1 phần II có hình 68: Đơn vị hải qn chiến đấu bắn máy bay Mỹ ngày 581964. Để khai thác được bức tranh này học sinh phải tìm hiểu về "sự kiện Vịnh Bắc Bộ". Việc khai thác và trình bày giúp các em ghi nhớ đến sự kiện này dễ dàng hơn, dấu ấn về sự kiện này sẽ in đậm trong các em. Như vậy, việc khai thác và thuyết trình tư liệu lịch sử trong sách giáo khoa Lịch sử 9 đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành, rèn luyện các kĩ năng cho học sinh đặc biệt là tạo ấn tượng sâu đậm về kiến thức giúp các em khơng gặp khó khăn trong việc ghi nhớ bài 2.2.4. Tạo ấn tượng thơng qua phần khởi động Trong mỗi bài học, tơi sử dụng các biện pháp sư phạm để kích thích động học tập của học sinh từ đầu giờ học và trong suốt q trình tiết học. Những biện pháp đó có tác dụng trước tiên là kích thích sự chú ý, tính tị mị, nhu cầu học tập ngay từ đầu giờ học vì chúng ta đều biết rằng ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Ấn tượng càng tốt thì việc ghi nhớ và tập trung càng cao. Để làm được điều đó, khi bắt đầu bài học, tơi cần xây dựng một hoạt động khởi động, tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề làm bộc lộ cái học sinh đã biết, bổ sung những gì cá nhân học sinh cịn thiếu, giúp học sinh nhận ra cái chưa biết và muốn biết thơng qua hoạt động này. Từ đó, các em suy nghĩ và thể hiện những quan điểm của mình về vấn đề học tập. Kết hợp sự háo hức, tị mị của học sinh với cơng nghệ thơng tin sẽ tạo ra ấn tượng sâu sắc với các em về bài học 11 Ví dụ: Khi dạy bài 27: “Cuộc kháng chiến tồn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (19531954)” (Lịch sử 19), giáo viên có thể xây dựng hoạt động khởi động bằng cách sử dụng ca khúc cách mạng kết hợp với nêu câu hỏi để định hướng tư duy cho học sinh. Cụ thể: giáo viên cho học sinh xem đoạn video là bài hát “Tiến về Hà Nội”, rồi giao nhiệm vụ cho học sinh: “Quan sát hình ảnh và lắng nghe lời của đoạn video trên màn hình tivi, hãy trả lời câu hỏi: Tên của bài hát trong đoạn video là gì? Nội dung bài hát liên quan đến sự kiện nào? Theo em, thắng lợi nào dẫn đến sự kiện trên?” Sau khi học sinh suy nghĩ và trả lời, giáo viên cung cấp thơng tin và gợi dẫn vào bài: Bài hát “Tiến về Hà Nội” liên quan đến sự kiện bộ đội ta về tiếp quản Thủ đơ Hà Nội. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ và kết quả của Hiệp định Giơnevơ đã dẫn đến sự kiện trên. Rõ ràng, được quan sát hình ảnh, nghe lời của bài hát kết hợp với tư duy trên cơ sở các câu hỏi mà giáo viên đã định hướng, học sinh sẽ có tâm thế và ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với học bài mới. Kết thúc hoạt động này, giáo viên khơng chốt về nội dung kiến thức mà đó là tình huống có vấn đề để lơi cuốn học sinh, kích thích tính tị mị của các em muốn khám phá những vấn đề mới Một cách vào bài ấn tượng tơi sẽ áp dụng cho học kì I năm sau khi dạy bài 8: "Nước Mĩ" (sách giáo khoa Lịch sử 9). Dưới tác động của đại dịch Covid 19 và hi vọng lúc này đại dịch cũng đã chấm dứt hồn tồn rồi. Đại dịch Covid 19 đã tác động đến nền kinh tế tồn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của tồn nhân loại. Nước Mĩ có nền kinh tế tư bản giàu mạnh nhất nhưng lại bị đại dịch hồnh hành lớn nhất. Dựa vào thực tế đó tơi sẽ cung cấp cho học sinh biết được tình hình kinh tế của nước Mĩ dưới tác động của đại dịch Covid 19 thơng qua các số liệu mà truyền thơng phản ánh, cung cấp những hình ảnh về nước Mĩ sau đại dịch. Từ đó, gợi ý để học sinh nhớ đến một sự kiện đã tác động đến tồn thế giới thế kỉ XX đó là chiến tranh thế giới thứ II mà các em được tìm hiểu Lịch sử lớp 8. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Theo các em cuộc chiến tranh thế giới thứ II đã tác động đến nước Mĩ như thế nào? Theo sự hiểu biết của mình, có thể các em suy luận nước Mĩ sẽ kiệt quệ sau chiến tranh nhưng có thể các em sẽ có những suy luận khác. Vì các em đều hiểu được chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh để lại hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử chiến tranh. Sau khi học sinh suy nghĩ và trả lời, tơi khơng chốt kiến thức của vấn đề mà dẫn dắt học sinh vào bài mới. Những hình ảnh, số liệu về sự kiện có ảnh hưởng đến tồn thế 12 giới như đại dịch Covid 19, chiến tranh thế giới thứ II sẽ để lại dấu ấn rất sâu đậm trong các em, từ đó các em sẽ muốm khám phá, hiểu biết tác động của những sự kiện đó đến các nước đặc biệt là những nước lớn như Mĩ Như vậy, ấn tượng ban đầu rất quan trọng, càng ấn tượng thì dấu ấn để lại càng sâu sắc, nên giáo viên tăng cường xây dựng những tình huống khởi động hấp dẫn, có vấn đề để cuốn hút các em vào bài giảng, muốn khám phá, tìm hiểu 2.2.5. Sử dụng khéo léo những mẩu chuyện lịch sử. Lịch sử gắn liền với nhiều sự kiện, với những con số khơ khan, với những ngày tháng khó nhớ thì việc xen lẫn những câu chuyện vào bài giảng sẽ làm giảm tâm lí nặng nề cho các em, khơng những vậy cịn cuốn hút và làm cho các em nhớ mãi đến câu chuyện liên quan đến sự kiện. Những mẫu chuyện lịch sử vừa có tác dụng cung cấp kiến thức, vừa giúp các em gắn được sự kiện, hiện tượng với các nhân vật tiêu biểu, điển hình. Đặc biệt, những mẩu chuyện lịch sử thường có tính giáo dục rất cao. Khi người kể nhập tâm vào câu chuyện sẽ khiến người nghe như được "sống" cùng các nhân vật trong chuyện, giúp cho việc tìm tịi, khám phá kiến thức diễn ra một cách tự nhiên mà học sinh lại hào hứng, thích thú. Trong dạy học lịch sử, giáo viên có thể sử dụng những mẩu chuyện với những mục đích khác nhau như dẫn dắt học sinh vào bài mới, cụ thể hóa các nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử, hay dùng để nêu gương Ví dụ khi dạy bài 27, mục II.1: " Cuộc tiến cơng chiến lược Đơng Xn 19531954" (sách giáo khoa Lịch sử 9) tơi kể cho học sinh nghe câu chuyện "Năm ngón tay huyền thoại của Bác Hồ" để khái qt cho học sinh hiểu chủ trương, sách lược của Đảng đưa ra trong Đơng Xn 19531954 là tập trung phần lớn bộ đội chủ lực vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối u, buộc chúng phải phân tán lực lượng để đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng khơng thể bỏ. Qua đó, học sinh sẽ có sự nhận xét, đánh giá nghệ thuật qn sự tài tình của Đảng ta Ví dụ khi dạy bài 29 mục II.3: "Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn" kể cho em nghe câu chuyện anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Viết Sinh, một trong những người đã tham gia vận chuyển lương thực, vũ khí chi viện cho miền Nam trên đường mịn Hồ Chí Minh người trong suốt 4 năm với 1089 ngày làm việc đã cõng trên lưng 55 tấn hàng lương thực, đi một quảng 13 đường dài 41.025 km tương đương với một vịng trái đất quanh xích đạo. Để các em thấy được chỉ có ý chí thép mới làm được điều khơng tưởng đó. Ví dụ khi dạy bài 29 mục V: "Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh Việt Nam" tơi sẽ kể cho các em nghe câu chuyện về cái bàn để ngồi hội nghị nhưng phải mất đến 10 cuộc họp và trải qua gần hai tháng trời. Để các em thấy được dù chỉ là một cái bàn ngồi hội nghị nhưng khơng được xem thường vì đó chính là lịng tự tơn dân tộc. Đặc biệt là đối với dân tộc Việt Nam anh hùng điều đó lại càng được coi trọng. Tơi thực sự thấy thích thú với giải pháp đưa những mẩu chuyện lịch sử để làm nổi bật những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử vì thơng qua các câu chuyện đã thực sự lơi cuốn các em vào bài giảng và đặc biệt các em nhớ mãi về những kiến thức đã học. Để rồi khi kết thúc tiết học có em lại chạy theo: "Cơ ơi hơm sau lại kể chuyện tiếp nhé cơ". Tơi thấy vui về điều đó 2.2.6. Truyền đạt lơi cuốn, linh hoạt Lời nói ln giữ vai trị chủ đạo trong dạy học bởi khơng có một phương pháp dạy học nào lại khơng kèm theo lời nói. Đặc biệt, những kiến thức lịch sử mà học sinh lĩnh hội phải được diễn giải bằng ngơn ngữ, cách hành văn và cách trình bày đặc biệt là giọng điệu chứ khơng phải bằng những cơng thức hay những con số. Thơng qua giọng điệu, ngơn ngữ của giáo viên sẽ bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng và lơi cuốn các em vào hoạt động học tập. Sử dụng cách nói hình ảnh để đặt vấn đề học tập sẽ tạo được dấu ấn trong học sinh là rất lớn, nếu áp dụng vào việc thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học ngay từ đầu thì đem lại hiệu quả càng cao, các em sẽ hào hứng đón nhận cả tiết học với niềm thích thú, sự say mê. Thực tế đã chứng minh được điều đó, học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Ví dụ khi dạy về chiến dịch Điện Biên Phủ, giáo viên có thể sử dụng cách nói hình ảnh như sau: Cứ vào những ngày tháng 5 lịch sử, cả dân tộc ta lại được sống trong khơng khí hào hùng và phấn khởi, hãnh diện và tự hào, bởi cách đây 66 năm, dân tộc ta đã làm nên một kì tích vẻ vang chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Vậy, chiến dịch Điện Biên Phủ đã có chuẩn bị và diễn ra như thế nào? Nguyên nhân nào đã khiến một Việt Nam tưởng chừng như nhỏ bé lại có thể đánh bại được một đế quốc xâm lược hùng mạnh như vậy? Ngay bây giờ, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung của bài hơm 14 Cách đặt vấn đề hay, hấp dẫn sẽ khiến học sinh bị cuốn hút vào các hoạt động học tập, nhanh chóng tạo những biểu tượng lịch sử để khơi phục bức tranh q khứ Tóm lại, để tạo dấu ấn trong dạy học Lịch sử 9 giúp học sinh khắc sâu kiến thức và tăng hứng thú học tập đối với mơn học Lịch sử, tơi hiểu rằng khơng có một phương pháp dạy học nào là vạn năng. Giáo viên cần sử dụng linh hoạt, kết hợp các biện pháp một cách nhuần nhuyễn, phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, trình độ học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường nhằm kích thích hứng thú học tập lịch sử cho các em. Đặc biệt là tạo được dấu ấn sâu sắc trong các em để từ đó các em khơng cịn cảm thấy áp lực về việc ghi nhớ kiến thức, cũng từ đó các em cảm thấy tự hào về dân tộc mình, một dân tộc có lịch sử hào hùng. 3. Phần kết luận: 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Qua triển khai thực hiện đề tài cho thấy mức độ học sinh khắc sâu kiến thức và hào hứng trong học tập tăng lên rõ rệt. Nhiều em trước đây cịn nhút nhát, rụt rè nay đã tự tin hơn trước. Đây là một tín hiệu đáng mừng, điều này thể hiện rằng các giải pháp mà bản thân áp dụng bước đầu mang lại hiệu quả khá cao thể hiện qua bảng khảo sát: Kiến thức được khắc sâu Kiến thức chưa được khắc sâu và và hứng thú với mơn học vì Dễ hiểu Ấn Lý do chưa thực sự hứng thú với mơn học vì Nhàm chán Khó hiểu Lý do khác SL110 % 37 – tượng 25 – khác 9 – 15 – 16 – 8 – 33.6% 22.7% 8.2% 13.6% 14.5% 7.2% Qua mẫu phiếu điều tra, tơi nhận thấy rằng tỉ lệ học sinh hứng thú với mơn học, kiến thức được khắc sâu đã có sự thay đổi đáng kể. Trước khi chưa áp dụng số học sinh khơng hứng thú chiếm 61,8% nhưng sau khi áp dụng đã giảm xuống cịn 35.5% như vậy số học sinh hứng thú với mơn học, các em tiếp nhận kiến thức một cách chắc chắn đã tăng lên chiếm 64.5%. Đó là một tín hiệu vui nhưng tơi nghĩa rằng trong q trình thực hiện phải tiếp tục rút kinh nghiệm để đề tài hồn thiện hơn Việc áp dụng linh hoạt các giải pháp đã làm cho khơng khí của tiết học trở nên sơi nổi, cuốn hút các em tập trung hơn vào bài giảng. Phần nào giảm bớt 15 những áp lực cho các em trong việc ghi nhớ kiến thức mà trước đây các em thường hay lo lắng. Bên cạnh đó lơi kéo được nhiều em học sinh nhút nhát, rụt rè ra khỏi vùng an tồn của bản thân. Những đối tượng học sinh yếu, trung bình đã phát biểu sơi nổi hơn, làm bài tập khá đầy đủ, hạn chế được việc nói chuyện riêng trong tiết học. Thấy khơng khí lớp học thay đổi khơng cịn nặng nề như trước tơi càng có thêm nhiều động lực với nghề Khơng những có ý nghĩ với học sinh mà việc áp dụng đề tài vào cơng tác giảng dạy cũng đem lại nhiều lợi ích cho chính giáo viên. Qua q trình soạn giảng giáo viên sẽ dần dần hồn thiện được các kĩ năng, làm phong phú thêm về kiến thức cho bản thân, thân thiện với học sinh hơn, khám phá được nhiều phần mềm dạy học bổ ích. Đặc biệt là tơi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho chính mình trong giảng dạy mơn Lịch sử 9: Mỗi bài học lịch sử đều có sự liên kết với nhau về kiến thức tuy nhiên khơng thể áp dụng tất cả các giải pháp trên vào một bài dạy mà cần có sự vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng học, thời gian để đem lại hiệu quả cao nhất Để đạt được kết quả tốt, giáo viên phải có sự đầu tư về thời gian, cơng sức và thực sự tâm huyết với bài giảng của mình để tìm ra giải pháp tốt nhất phù hợp với bài học Trong q trình thực hiện, giáo viên phải thường xun quan sát để có sự điều chỉnh, phát huy những cái đạt được và khắc phục những cái cịn hạn chế Thường xun nói chuyện, trao đổi để hiểu được suy nghĩ, cảm nhận của các em từ đó có thể điểu chỉnh, vận dụng các giải pháp một cách phù hợp Lời động viên, tun dương của giáo viên đối với học sinh là rất quan trọng. Nên trong q trình thực hiện các giải pháp giáo viên động viên, khích lệ các em kịp thời, qua đó góp ý cho các em những cái chưa đạt được để các em rút kinh nghiệm. Chắc chắn với sự nỗ lực hết mình của cả cơ và trị, sự tận tình với nghề, sự u thương học sinh của giáo viên, mơn Sử dần dần sẽ lấy lại được vị thế của mình trong trái tim của học sinh và phụ huynh. Đó là động lực để giáo viên dạy Sử tiếp tục phấn đấu mặc dù cịn nhiều khó khăn ở phía trước 3.2. Kiến nghị, đề xuất: 3.2.1. Đối với nhà trường: 16 Ban lãnh đạo nhà trường thường xun quan tâm, chỉ đạo, góp ý để giáo viên có thể thực hiện tốt các giải pháp, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đặc biệt là việc trang bị cơng nghệ thơng tin để giáo viên có thể ứng dụng vào dạy học một cách thuận lợi 3.2.2. Đối với giáo viên: Giáo viên phải là người có tâm huyết với nghề nghiệp, phải nhận thức được tầm quan trọng của mơn học Lịch sử và đặc biệt nhận thức được trong thời buổi hiện nay khi xã hội càng phát triển, chịu tác động của cơ chế thị trường thì Lịch sử càng đóng một vai trị quan trọng nhưng cách mà xã hội, một số học sinh, phụ huynh có thái độ chưa đúng với mơn học này thì giáo viên dạy Sử càng phải có trách nhiệm hơn khơng nãn chí và bng xi 3.2.3. Đối với học sinh: Các em phải nhận thức được tầm quan trọng của việc học Lịch sử khơng phải là để tạo ra tiền của mà tạo ra những giá trị tinh thần, thể hiện lịng biết ơn của hậu thế với cơng lao to lớn của các bậc tiền nhân đi trước. Xuất phát từ đó các em hãy dành cho mơn Lịch sử một tình u chân thành nhất rồi các em sẽ nhận lại được những điều thú vị, những giái trị từ chính mơn Lịch sử Tóm lại, do thơi gian th ̀ ực hiên và áp d ̣ ụng các giải pháp trên chỉ trong một thời gian ngắn nên thực sự bản thân tơi vừa áp dụng vừa rút kinh nghiệm làm thế nào tìm ra được những giải pháp tối ưu đem lại những lợi ích cho học sinh Trong q trình thực hiện chắc chắn cịn nhiều thiếu sót và cũng khơng thể diễn đạt một cách cụ thể nhất nhưng tơi hi vọng góp một phần nào đó để nâng cao chất lượng dạy và học mơn Lịch sử trường THCS. Tơi rất mong nhận được sự góp ý trao đổi kinh nghiệm của các anh chị em, bạn bè đồng nghiệp, qúy thầy cơ cũng như của những người u thích mơn Lịch sử. Tơi xin chân thành cảm ơn! 17 18 19 ... ghi nhớ dễ dàng,? ?kiến? ?thức? ?được? ?khắc? ?sâu? ?sẽ? ?giúp? ?các em giảm bớt gánh nặng về học? ?tập. Vì vậy, tơi lựa chọn đề tài ? ?Tạo? ?dấu? ?ấn? ?trong? ?dạy? ?học? ?mơn? ?Lịch? ?sử? ?lớp? ?9 giúp? ?học? ?sinh? ?khắc? ?sâu? ?kiến? ?thức? ?và? ?tăng? ?hứng? ?thú? ?học? ?tập? ?? để làm đề tài? ?sáng? ? kiến? ?kinh? ?nghiệm? ?của mình. ... Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về việc? ?giúp? ?học? ?sinh? ?khắc? ?sâu? ?kiến? ?thức? ?và? ? tạo? ?hứng? ?thú? ?học? ?tập? ?cho các em. Tuy nhiên, việc? ?khắc? ?sâu? ?kiến? ?thức? ?và? ?tạo? ?hứng thú? ?học? ?tập? ?bằng biện pháp? ?tạo? ?dấu? ? ấn? ?chưa được khai thác nhiều. Dựa trên sự ... Tóm lại, để? ?tạo? ?dấu? ?ấn? ?trong? ?dạy? ?học? ?Lịch? ?sử? ?9? ?giúp? ?học? ?sinh? ?khắc? ?sâu? ?kiến thức? ?và? ?tăng? ?hứng? ?thú? ?học? ?tập? ?đối với mơn? ?học? ?Lịch? ?sử, tơi hiểu rằng khơng có một phương pháp? ?dạy? ?học? ?nào là vạn năng. Giáo viên cần? ?sử? ?dụng linh hoạt, kết