1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Âm Dương và Bệnh Lý docx

5 366 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 259,23 KB

Nội dung

Âm Dương Bệnh a) Quá trình phát sinh bệnh - Mỗi hiện tượng đều có 2 mặt : 1 dương (hưng phấn) 1 âm (ức chế). Nếu 1 trong 2 tác động trên mạnh hoặc suy kém khác thường làm cho mất trạng thái quân bình âm dương, sẽ dẫn tới tình trạng bệnh gọi là thiên suy hoặc thiên thắng. + Thiên Thắng : Dương thắng quá, gây chứng nhiệt (sốt, tiểu đỏ ) Âm thắng gây chứng hàn (lạnh, tiêu chảy ). + Thiên Suy : Dương hư (lão suy, hưng phấn, thần kinh giảm ) Âm hư (mất nước, ức chế thần kinh giảm ). Tuy nhiên, nếu âm suy quá thì âm bị bệnh sinh ra chứng nội nhiệt (mất nước, mất tân dịch, khát nước, họng khô, táo, tiểu đỏ gọi là âm hư sinh nội nhiệt). Nếu dương suy quá thì dương bị bệnh sinh ra chứng hàn ở ngoài (sợ lạnh, tay chân lạnh gọi là dương hư sinh ngoại hàn). - Khi 1 mặt âm hay dương ngày càng thịnh không ngừng phát triển về 1 phía đối lập, bệnh sẽ diễn biến theo hướng : Nhiệt quá hóa Hàn (nhiệt cực sinh hàn) như sốt cao kéo dài gây mất nước Hoặc Hàn quá hóa nhiệt (Hàn cực sinh nhiệt) như tiêu chảy, nôn mửa kéo dài gây mất nước, điện giải làm nhiễm độc thần kinh gây sốt. b) Hư chứng, Thực chứng Bệnh tật (sự rối loạn âm dương) phát sinh ra do nhiều nguyên nhân : dương thực, âm thực (hưng phấn) hoặc dương hư, âm hư (ức chế). Thí dụ 1: triệu chứng SỐT : Sốt có thể do 2 nguyên nhân : do Dương hỏa vượng (hưng phấn) hoặc do âm hỏa suy không ức chế được dương hỏa, cả 2 trường hợp trên đều gây nên sốt. Nếu do dương hỏa vượng thì chứng sốt đó là Thực chứng. Nếu do âm hỏa suy thì chứng sốt đó là Hư chứng. Phân tích sâu hơn ta thấy : - Có khi Âm vượng gây ra triệu chứng dương suy, cần tả âm để bớt ức chế dương. - Có khi dương vượng làm âm suy, cần tả dương để bớt ức chế âm. - Có khi dương suy gây ra triệu chứng âm vượng, cần bổ dương để ức chế âm. - Có khi âm suy gây ra dương vượng, cần bổ âm để ức chế dương lại. Nếu chỉ lo tả dương, là chỉ lo trị ngọn mà bỏ quên gốc, bệnh không hết mà còn có thể gây biến chứng làm cho âm dương suy thêm. Thí dụ 2 : Chứng Âm hư Hỏa vượng. Người bệnh cảm thấy nóng bừng, sốt nhưng lại sợ lạnh, mạch nhanh nhưng vô lực. Nhìn triệu chứng sốt bên ngoài làm nghĩ đến hỏa vượng lên, trị liệu ở đây là lo tả hỏa nhưng nguyên nhân chủ yếu ở đây lại do âm suy làm hỏa vượng lên. Nếu chỉ lo tả hỏa, sốt có thể giảm nhưng sau đó sốt lại trở lại ngay. Ngược lại, vì do âm suy, nếu bổ âm, âm mạnh lên sẽ khắc dương, làm cho hỏa hạ xuống. Trên lâm sàng hay gặp chứng Thận Thủy suy, Can hỏa vượng. Có thể biện chứng như sau : Thận Gan là 2 cơ quan có chức năng bài tiết, thanh lọc các chất bên ngoài đưa vào cơ thể : Gan lọc các chất bên ngoài đưa vào, Thận thanh lọc các chất bên trong đưa ra ngoài. Vì 1 nguyên nhân nào đó, Thận không làm được chức năng của mình (âm hư), còn lại 1 mình Can hoạt động. Để đảm bảo công việc, Can sẽ phải làm việc gấp đôi, tức gánh vác thêm công việc mà thận không làm, do đó, Can sẽ phát nhiệt vì làm việc quá mức. Theo đúng lý, thấy Gan hỏa vượng lên, cần phải tả Can cho nó mát đi. Can đang làm việc, nay lại bị tả bớt, chắc chắn sẽ bị rối loạn. Tuy nhiên, nếu hiểu rằng sở dĩ Can phải làm việc nhiều như vậy là do Can phải gánh thêm nhiệm vụ của Thận, vì Thận hư kém. Nếu Thận khỏe mạnh lại làm được nhiệm vụ của mình. Can sẽ bớt gánh nặng và sẽ khỏe. Như vậy cần phải bổ cho Thận mạnh lên chứ không phải Tả Can. c) Âm Dương thực giả Trên lâm sàng, nhiều hội chứng dễ gây lẫn lộn Âm Dương, nếu không chẩn bệnh 1 cách kỹ lưỡng, đó là các hội chứng chân giả. - Dương cực tựa âm : Do nhiệt độc tới chỗ cùng cực, phục vào trong cơ thể gây ra người lạnh, hôn mê giống như âm chứng, chỉ khác ở chỗ là trong lạnh nhưng không thích đắp ấm, thần khí tuy hôn mê nhưng sắc mặt vẫn tươi, mạch tuy Trầm nhưng Hoạt có lực. Khi trị liệu, phải dùng thuốc Hàn. - Âm cực tựa Dương : Do hàn tà đến chỗ cùng cực, đẩy dương hỏa ở trong ra ngoài, gây ra mình nóng, buồn phiền, khát nước, giống như dương chứng nhưng chỉ khác ở chỗ mình nóng mà thích đắp chăn ấm, miệng khát mà uống nước lạnh vào lại mửa ra ngay. Mạch thường Trầm Tế, không lực. Khi trị liệu, phải dùng thuốc nhiệt (ôn nóng), nếu dùng lầm thuốc hàn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. d) Âm Thăng Dương Giáng - Huyết thuộc âm, do đó, phải thăng (đi lên), nếu huyết hư, không đi lên được, phần trên không được huyết nuôi dưỡng, gây chóng mặt, hoa mắt nguyên nhân do âm hư, cần bổ âm. - Khí thuộc dương, phải giáng (đi xuống), khí không làm tròn chức năng, thay vì đi xuống lại đi lên, gọi là khí nghịch gây ra chứng hen suyễn, khó thở, nguyên nhân do khí nghịch, cần điều chỉnh ở khí. . Âm Dương và Bệnh Lý a) Quá trình phát sinh bệnh - Mỗi hiện tượng đều có 2 mặt : 1 dương (hưng phấn) và 1 âm (ức chế). Nếu 1 trong. khi dương vượng làm âm suy, cần tả dương để bớt ức chế âm. - Có khi dương suy gây ra triệu chứng âm vượng, cần bổ dương để ức chế âm. - Có khi âm suy

Ngày đăng: 21/01/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w