BÁO CÁO ĐỀ XUẤT DỰ ÁN: KHÔI PHỤC, NÂNG CẤP CƠ SỞ HẠ TẦNG THIẾT YẾU BỊ TÀN PHÁ BỞI THIÊN TAI THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH QUẢNG TRỊ

40 2 0
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT DỰ ÁN: KHÔI PHỤC, NÂNG CẤP CƠ SỞ HẠ TẦNG THIẾT YẾU BỊ TÀN PHÁ BỞI THIÊN TAI THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH QUẢNG TRỊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ BÁO CÁO ĐỀ XUẤT DỰ ÁN DỰ ÁN: KHÔI PHỤC, NÂNG CẤP CƠ SỞ HẠ TẦNG THIẾT YẾU BỊ TÀN PHÁ BỞI THIÊN TAI THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH QUẢNG TRỊ DỰ KIẾN VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB) QUẢNG TRỊ - 2021 1 MỤC LỤC TT I- NỘI DUNG TRANG NHỮNG THÔNG TIN CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 3 1 Tên dự án 3 2 Cơ quan chủ quản, tổ chức quản lý thực hiện dự án 3 3 Nhà tài trợ dự án dự kiến 3 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT 3 1 Bối cảnh 3 2 Kế hoạch và kết quả phòng chống giảm nhẹ thiên tai 17 3 Tầm quan trọng và sự cần thiết của Dự án 29 4 Những nỗ lực đã được thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra 30 5 Các chương trình, dự án đang triển khai cùng lĩnh vực 31 6 Nhà tài trợ nước ngoài dự kiến 31 NỘI DUNG ĐỀ XUẤT 33 1 Mục tiêu, phạm vi của dự án 33 2 Nội dung, quy mô dự án 33 3 Dự kiến thời gian thực hiện dự án 34 4 Dự kiến tổng mức, cơ cấu nguồn vốn và đề xuất cơ chế tài chính 34 5 Đánh giá tác động 38 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 II- III- IV- 2 I NHỮNG THÔNG TIN CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1 Tên dự án: - Tên Tiếng Việt: Dự án khôi phục, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu bị tàn phá bởi thiên tai thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Trị - Tên Tiếng Anh: The rehabilitation and upgrading of essential infrastructure damaged by natural disasters for adaptation to climate change project in Quang Tri province 2 Cơ quan chủ quản, tổ chức quản lý thực hiện dự án: 2.1 Cơ quan chủ quản dự án: UBND tỉnh Quảng Trị a) Địa chỉ liên lạc: 45 Hùng Vương, Tp Đông Hà , tỉnh Quảng Trị b) Số điện thoại: 0233 3852 501 Fax: 0233 3852 827 2.2 Cơ quan đề xuất dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị (Ban QLDA) a) Địa chỉ liên lạc: 133 Lý Thường Kiệt, Tp Đông Hà, tỉnh Quảng Trị b) Số điện thoại: 0233 3566 970 Fax: 0233 3566 970 2.3 Chủ dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị a) Địa chỉ liên lạc: 133 Lý Thường Kiệt, Tp Đông Hà, tỉnh Quảng Trị b) Số điện thoại: 0233 3566 970 Fax: 0233 3566 970 3 Nhà tài trợ dự án dự kiến: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) II CƠ SỞ ĐỀ XUẤT 1 Bối cảnh 1.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội của tỉnh Quảng Trị Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Trị là 4.740 km2 Dân số năm 2018 là 630 ngàn người, với 10 đơn vị hành chính Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc qua tỉnh và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước Cảng Cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và 3 trung chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có sân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km) Điều kiện địa hình của tỉnh có hệ thống sông suối ngắn, dốc, lòng sông hẹp, đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy len lỏi qua vùng núi cao và đồi bát úp về đồng bằng và đổ ra biển với mật độ sông suối khá cao làm cho địa hình tỉnh bị chia cắt mạnh, thảm phủ thực vật vùng đầu nguồn bị tàn phá nặng nề Chính đặc điểm này là nguyên nhân gây ra những thay đổi phức tạp của dòng chảy, mùa kiệt hầu hết các khe suối ở đầu nguồn bị khô cạn, triều xâm nhập sâu vào đất liền từ 20 đến 25 km; về mùa mưa dòng chảy lũ tập trung nước gần 90% diện tích lưu vực dồn về vùng đồng bằng nhỏ hẹp Các đặc điểm trên quyết định tới cường suất lũ trên các lưu vực sông; Thời gian truyền lũ và gây ngập lụt ở đồng bằng nhanh, thời gian lũ kéo dài; hình thái lũ quét thường xảy ra vùng núi, vùng gò đồi Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào Quảng Trị cũng được coi là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 8 thường gây nên hạn hán Từ tháng 9 đến tháng 02 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây lũ lụt 1.2 Ảnh hưởng của đặc điểm vị trí địa lý của tỉnh Quảng Trị đến mức độ hứng chịu thiên tai hàng năm Là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Miền Trung có chiều ngang hẹp, bờ biển dài 75 km, có đặc điểm về khí hậu và địa hình rất phức tạp, Quảng Trị là một trong các tỉnh thường chịu các loại hình thiên tai với tần suất và mức độ lớn so với trong nước Trong đó, nhiều nhất là bão, lũ lụt, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn, lốc xoáy, dông sét, sạt lở đất và các loại hình thiên tai khác Nguyên nhân chính của bão lũ ở miền Trung là do các cơn bão được hình thành từ biển Đông và gió mùa Đông Bắc dựa vào đặc điểm thời tiết miền Trung rất phù hợp để hình thành con đường di chuyển mắt bão Vì thế các tỉnh miền Trung trở thành nạn nhân hứng chịu những thiên tai nặng nề từ tự nhiên Đồng bằng ở miền Trung rất hạn hẹp do dãy Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển Đa số các sông ở đây đều ngắn, có độ dốc lớn và lưu vực thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh Bên cạnh đó, các cửa sông lại hay bị bồi lấp khiến việc thoát lũ cho vùng đồng bằng bị cản trở, các sông ngòi ở miền Trung không có hệ thống đê ngăn lũ và không có các hồ chứa nước lớn ở vùng thượng lưu để giảm thiểu lũ lụt ở vùng đồng bằng nên khi có mưa lớn thường gây ra ngập úng cho các khu đông dân cư ở hai bên bờ sông 4 Ngoài các điều kiện trên, do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, diễn biến thời tiết thay đổi bất thường, mưa lũ không tuân theo quy luật Đặc biệt những năm gần đây do ảnh hưởng của các trận mưa bão, khu vực Trung Bộ nói chung, Quảng Trị nói riêng đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề của các trận thiên tai 5 1.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai đến phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015-2019 Trong giai đoạn 2015 - 2019, tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã làm gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lụt, áp thấp nhiệt đới, hạn hán gây thiệt hại nặng nề đến ngành nông nghiệp, phá hoại hạ tầng giao thông, công nghiệp, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe người dân, tác động lớn đến sự phát triển KT-XH và đặc biệt ảnh hưởng đến các định hướng phát triển trong tương lai 1.3.1 Ảnh hưởng của BĐKH đến lĩnh vực nông nghiệp a Ảnh hưởng của BĐKH đến trồng trọt Sự gia tăng tần suất các hiện tượng BĐKH như lụt bão, nước biển dâng làm cho một số vùng đất thường xuyên bị ngập như: Xã Triệu Thành, Triệu Thượng, Triệu Long, Triệu Ái, Triệu Giang của huyện Triệu Phong; Xã Hải Hoà, Hải Thành, Hải Quế, Hải Thọ, Hải Trường, Hải Chánh, Hải Tân của huyện Hải Lăng; Phường Đông Lương, Đông Lễ, Đông Giang, Đông Thanh của thành phố Đông Hà; Xã Vĩnh Long của huyện Vĩnh Linh; Phường An Đôn của thị xã Quảng Trị Điều này ảnh hưởng khá lớn đến khả năng canh tác nông nghiệp tại các khu vực trên Khí hậu cực đoan là yếu tố gây tác động lớn đến sự phát triển cũng như thời vụ gieo trồng tại từng địa phương Tỉnh Quảng Trị có thế mạnh nông nghiệp là trồng lúa nước Tuy nhiên, sản lượng lúa trong giai đoạn 2015 - 2019 có sự biến động qua từng năm do ảnh hưởng của thời tiết như nắng nóng, không khí lạnh, mưa bão, lũ lụt làm ngập úng và tác động mạnh đến năng suất cây trồng Năm 2015 và năm 2017 có sản lượng lúa thấp nhất, năm 2018 có sản lượng lúa cao nhất Bảng 1 Sản lượng lúa ở tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2015 - 2019 Năm Sản lượng lúa (tấn) 2015 2016 2017 2018 2019 239.367,0 263.050,1 243.381,8 275.497,0 273.253,2 Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nền nhiệt ở hầu khắp các khu vực trên cả nước đều cao hơn so trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ Tại tỉnh Quảng Trị, thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài vào mùa khô, lượng mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn cùng với lượng nước ngọt tích trữ ít, chất lượng nước mặt bị suy giảm đáng kể do xâm nhập mặn Kết quả quan trắc cũng ghi nhận trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019 độ mặn tại các hệ thống sông Thạch Hãn và 6 Bến Hải tăng mạnh vào mùa khô, các điểm từ hạ nguồn Đập Trấm, cầu Đuồi đến cầu Cửa Việt đối với hệ thống sông Thạch Hãn; Các điểm từ cầu Sa Lung và điểm cách cầu Hiền Lương 2km về phía thượng lưu đến cầu Cửa Tùng thuộc hệ thống sông Bến Hải chất lượng nước bị nhiễm mặn, không đảm bảo cung cấp cho mục đích tưới tiêu cũng như sinh hoạt từ tháng 3 đến tháng 8 Thực tế ghi nhận, mực nước tại các lưu vực sông và hồ suy giảm đi đáng kể và có chiều hướng giảm sâu qua các năm vào mùa khô Tính đến thời điểm tháng 7 năm 2020 tổng lượng nước còn lại ở các hồ đập là 25,76% so với tổng dung tích thiết kế Một số lưu vực sông, mực nước cạn kiệt: Sông Cánh Hòm tại đập ngăn mặn Xuân Hòa: - 1,12 m; Tại đập ngăn mặn Mai Xá: - 0,6 m (thấp nhất trong 10 năm trở lại đây); Sông Vĩnh Phước tại đập ngăn mặn Vĩnh Phước 1,37 m Hói Sòng, Bến Lội (Trúc Kinh), kênh tiêu Tân Bích (Kinh Môn), kênh tiêu Vĩnh Sơn (La Ngà) không còn nước Đến ngày 21/7/2020, tổng diện tích bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước trên địa bàn Tỉnh là 2.334,3 ha/4.141,9 Trong đó, có 423,6 ha chưa tưới được do phiên nước kéo dài và 435 ha bị khô cháy (435/511,1ha là diện tích do địa phương gieo ngoài kế hoạch), chủ yếu tập trung ở vùng Đông sông Cánh Hòm, huyện Gio Linh Vào mùa mưa mực nước có chiều hướng tăng, điều này ảnh hưởng khá lớn đến nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, có thể gây ngập úng, làm gia tăng hiện tượng nhiễm sâu bệnh trên cây trồng như đạo ôn, rầy nâu, thối rễ b Ảnh hưởng của BĐKH đến chăn nuôi Biến đổi khí hậu cũng gây rất nhiều khó khăn cho ngành chăn nuôi, phát sinh nhiều dịch bệnh làm số lượng cá thể vật nuôi giảm đi đáng kể Theo Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, sản xuất chăn nuôi gặp một số khó khăn và bất lợi do dịch lở mồm lông móng và dịch tả lợn Châu Phi gây thiệt hại kinh tế và làm ảnh hưởng đến tâm lý người chăn nuôi Trong giai đoạn 2015 - 2019, số lượng đàn gia súc lớn nhất là năm 2016 với 382.995 con, từ năm 2017 - 2018, số lượng đàn gia súc có dấu hiệu giảm nhẹ Đến năm 2019, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên số lượng gia súc giảm mạnh và thấp nhất trong 5 năm với 298.498 con c Ảnh hưởng của BĐKH đến nuôi trồng, đánh bắt thủy sản Khí hậu cực đoan cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đánh bắt thuỷ sản trên địa bàn Tỉnh đặc biệt là hoạt động đánh bắt xa bờ Vào mùa mưa, tần suất biển động ngày càng lớn, số lượng cơn bão, áp thấp nhiệt đới tăng lên và có diễn biến ngày càng phức tạp Do đó, hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản chịu ảnh hưởng khá nặng nề do thiên tai, chi phí cho một lần đánh bắt ngày càng 7 tăng Các tác động của nước biển dâng đến nuôi trồng thủy hải sản có thể được phân tích cụ thể như sau: - Làm xáo trộn kế hoạch hoạt động của ngành thủy sản do mùa vụ nuôi trồng thủy sản bị thay đổi, rút ngắn và thay đổi một số đối tượng nuôi trồng - Làm thay đổi dòng chảy các vùng cửa sông, ảnh hưởng đến hành trình tàu thuyền khai thác thủy sản, các luồng di cư sinh sản của cá - Làm thay đổi môi trường tự nhiên, dẫn đến biến đổi đa dạng sinh học, tập tính sống của động vật thủy sinh, biến động nguồn giống trong tự nhiên - Nhiều khu vực hồ nuôi tôm chậm lớn, tôm chết hàng loạt do các chủng vi khuẩn, nấm phát triển mạnh, gây ra dịch bệnh và hiện tượng phú dưỡng trong ao nuôi 1.3.2 Ảnh hưởng của BĐKH đến lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải a Ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động phát triển công nghiệp Sự gia tăng các hình thái thời tiết cực đoan như lốc xoáy, mưa lớn, mưa đá, sạt lở đất, bão, lũ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng trong công nghiệp, gây trì trệ hoạt động công nghiệp và gia tăng các chi phí phát sinh để duy trì, bảo quản, vận hành, sửa chữa thiết bị phục vụ các ngành công nghiệp Bên cạnh đó, nguy cơ xảy ra cháy nổ trong các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và nhà máy cũng tăng theo các hiện tượng thời tiết cực đoan Ở Quảng Trị, tác động của BĐKH đối với thuỷ điện là khá rõ rệt Vào mùa mưa lượng mưa lớn gây ra hiện tượng lũ lụt Hệ thống đập của các hồ thủy điện không đủ dung tích dự trữ nên buộc phải xả nước Ngược lại, vào mùa khô hạn, nước trong hồ chứa quá cạn, không đủ cung cấp cho hoạt động của các nhà máy thủy điện, dẫn đến hạn chế khả năng sản suất điện của các nhà máy này Vào mùa mưa lũ, khi lượng nước tích trữ trong lòng hồ đến giới hạn mực nước lũ, các đập thuỷ điện sẽ tiến hành xả lũ Khi thời điểm xả lũ trùng với thời kỳ lũ dâng cao hoặc đạt đỉnh ở hạ lưu sẽ làm mức độ lũ lụt trở nên trầm trọng hơn, tác động của lũ lụt sẽ rất nguy hiểm đến tài sản, tính mạng của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khác trong tỉnh b Ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động giao thông vận tải Đối với ngành giao thông vận tải, biến đổi khí hậu với các hiện tượng cực đoan của thời tiết ảnh hưởng đến hiệu quả vận tải ở tất cả các loại hình giao thông như đường bộ, sắt, thủy, hàng không, làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, xã hội 8 Lĩnh vực giao thông vận tải chịu ảnh hưởng nặng nề do bão lụt trong giai đoạn 2015 - 2019, làm sạt lở nền đường giao thông, hư hỏng cầu đường tại các tuyến đường Quốc lộ do địa phương quản lý (QL9D, QL15D, QL49C) Một số tuyến đường giao thông thuộc hai huyện Hướng Hoá và Đakrông bị sạt lở nghiêm trọng, hư hỏng gây cản trở việc đi lại của người dân trong vùng Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng Quảng Trị đến năm 2020 khi mực nước biển dâng 8 - 9 cm thì các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ không chịu ảnh hưởng lớn từ nước biển dâng Tuy nhiên, đến năm 2100 khi mực nước biển dâng 51 - 63 cm thì có khoảng 2,67% chiều dài Quốc lộ và 8,23% chiều dài Tỉnh lộ sẽ bị ảnh hưởng ngập lụt thường xuyên Mực nước biển dâng, dòng chảy lũ gia tăng, giảm khoảng lưu không từ mặt nước dòng chảy lũ đến đáy cầu, ảnh hưởng đến sự lưu thông của các loại tàu lớn Vào mùa mưa bão, rất nhiều bến cảng bị ngập lụt, giảm chiều cao thông thủy ảnh hưởng đến khả năng khai thác của công trình Giao thương đi lại giữa các vùng miền biển trong và ngoài nước bị đình trệ Mùa khô hạn làm cạn kiệt dòng chảy dẫn đến giao thông thủy bị ảnh hưởng Hiện tượng xâm nhập mặn sẽ gia tăng, sự giao thương đi lại ở các vùng miền biển khó khăn, đời sống hàng ngày của cộng đồng địa phương bị thu hẹp nhanh chóng Các cơ sở hạ tầng nhất là các cảng sẽ bị tác động mạnh, thậm chí phải xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hoặc di dời… Mặt khác, khi nước biển dâng, triều cường kéo theo động lực sóng tác động lên các đối tượng này sẽ mạnh lên, hậu quả là quá trình xâm thực đường bờ và các cửa sông sẽ tăng về cường độ và quy mô, đe dọa trực tiếp sự tồn tại của các công trình giao thông, các công trình xây dựng, công nghiệp và một số đô thị 1.3.3 Ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động dịch vụ-du lịch Hiện nay, những tác động do BĐKH đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch Các di tích, danh thắng, hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tập trung ở vùng ven biển, trên các đảo là những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu Tại Quảng Trị, bão lũ, ngập úng kéo dài sẽ gây hư hại nhiều di tích lịch sử văn hóa, tài nguyên du lịch, các công trình dịch vụ du lịch bị hư hỏng hoặc xuống cấp BĐKH gây ra một số hiện tượng thời tiết cực đoan bao gồm: nhiệt độ cao hơn vào ban ngày, cường độ cơn bão nhiệt đới và gió lớn, lượng mưa cao và hạn hán kéo dài…., với đặc thù phát triển du lịch biển đảo hiện nay, BĐKH còn gây ra mưa bão, giông lốc ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch tại các địa điểm du lịch ngoài trời (du lịch biển Cửa Tùng, Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ,…), việc gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ ảnh 9 hưởng trực tiếp đến hoạt động vận chuyển hành khách (đường hàng không, đường bộ, đường thủy), từ đó ảnh hưởng đến các tour, hợp đồng du lịch đều bị hoãn hoặc huỷ khiến doanh thu sụt giảm 1.3.4 Ảnh hưởng của BĐKH đến lĩnh vực giáo dục và cộng đồng a Ảnh hưởng của BĐKH đến lĩnh vực giáo dục Trên toàn tỉnh hiện có 423 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và các trung tâm với hơn 160.000 học sinh, sinh viên Hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề gồm có 01 phân hiệu Đại học Huế, 02 trường cao đẳng và 05 trường trung cấp Trung tâm học tập cộng đồng phủ khắp 141 xã, phường, thị trấn, trong đó có136 trung tâm có đủ cán bộ quản lý và hoạt động hiệu quả Đến nay toàn tỉnh có 280 trường đạt chuẩn quốc gia Tác động của BĐKH đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng không kém phần phức tạp và được chia thành các tác động trực tiếp, gián tiếp và tích hợp (tác động nhiều mặt và từ nhiều phía); các tác động trước mắt (ngắn và trung hạn) và lâu dài; tác động đến cơ sở vật chất, hạ tầng và đến các đối tượng trong hệ thống giáo dục (học sinh, sinh viên, giáo viên và nhân viên) Các nhóm đối tượng cũng bị tác động khác nhau do tính dễ tổn thương và khả năng thích ứng khác nhau, các học sinh mầm non và tiểu học dễ bị ảnh hưởng hơn nhiều so với học sinh trung học hoặc sinh viên đại học Nhiệt độ cao và các đợt nắng nóng (hay còn gọi là sóng nhiệt - heawaves) nhiều hơn và kéo dài hơn có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hiệu quả học tập của học sinh, sinh viên và cả đến cơ sở vật chất, hạ tầng của các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố Ngoài ra, nắng nóng còn làm tăng sử dụng điện năng và chi phí đi kèm với việc làm mát, với cơ sở hạ tầng kém còn tăng nguy cơ cháy nổ trong trường học do quá tải/chập cháy đường điện Hiện nay tại các cơ sở đào tạo công lập hầu hết đều không lắp hoặc lắp rất ít điều hòa không khí ở các lớp học, vì vậy khi thời tiết nắng nóng kéo dài với nhiệt độ trung bình trên 35oC, sức khỏe và hiệu quả học tập, giảng dạy của cả học sinh và giáo viên sẽ bị ảnh hưởng Mặt khác, ở các trường dân lập hoặc tư thục có hệ thống điều hòa không khí lại có nguy cơ tăng các bệnh hô hấp, cảm cúm do chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm cao giữa ngoài trời và trong phòng học b Ảnh hưởng của BĐKH đến cộng đồng dân cư Hạn hán cũng đã gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với nước sinh hoạt ở đô thị và nông thôn Nguồn nước ở các giếng đào cũng như giếng khoan vào năm 2020 có lưu lượng giảm khoảng 30% so với năm 2019 Cá biệt một số giếng đào ở vùng đất Bazan gần như cạn nước Hầu hết các công trình nước tự chảy ở miền núi và một số công trình cấp nước tập trung (loại hình bơm dẫn) 10 viên tại 23 trường học thuộc các huyện Đakrông, Hướng Hóa và Hải Lăng; - Về cơ bản, tất cả các cơ sở y tế, trường học trên địa bàn tỉnh đều đã trở lại hoạt động bình thường d Môi trường, nước sạch: - Nhằm khắc phục kịp thời ô nhiễm môi trường sau mưa, lũ, bão, tránh ảnh hưởng lâu dài đến đời sống cộng đồng dân cư, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các địa phương tiến hành khảo sát tình hình ô nhiễm do rác thải, bùn tồn động, giám sát và đôn đốc triển khai thực hiện các hoạt động khắc phục, xử lý ô nhiễm tại địa phương Qua khảo sát, lượng rác tồn động tại các địa phương vùng lũ trên 2.300 tấn, chưa kể đến bùn thải Một phần rác thải đã được các địa phương thu gom và vận chuyển đến bãi rác xử lý; - Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã lập phương án xử lý môi môi trường sau lũ từ nguồn hỗ trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (1 tỷ đồng) Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, huy động lực lượng cùng thực hiện phương án xử lý, vệ sinh môi trường sau lũ từ nguồn hỗ trợ từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam tại 43 xã trên địa bàn 9 huyện, thị và huyện đảo Cồn Cỏ; UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai dọn dẹp nhà cửa, xử lý hóa chất, đảm bảo vệ sinh môi trường (do ảnh hưởng các đợt mưa, lũ, bão trước và cơn bão số 13 vừa xảy ra); đến nay cơ bản người dân đã được đáp ứng về nước sinh hoạt e Cơ sở hạ tầng: - Các công trình cơ sở hạ tầng như văn hóa, điện, thông tin liên lạc đã, đang được triển khai khắc phục, đến nay tạm thời đã đi vào hoạt động bình thường - Về khắc phục các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh: Trong suốt thời gian mưa, lũ, bão đến nay, Sở Giao thông vận tải đã quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc các phòng, ban, đơn vị quản lý đường bộ bố trí nhân lực, vật tư, thiết bị, máy móc, với phương châm 4 tại chỗ, ráo riết thực hiện công tác khắc phục đảm bảo giao thông bước 1, đặc biệt là các công trình: Cầu tạm tại Km25+300-ĐT.571 để thông đường đến xã Vĩnh Ô, ngầm tạm tại Km1+700-ĐT.587 thông đường vào xã Húc và dọn bùn đất sạt lở trên đường ĐT.588a thông đường vào xã Ba Lòng Đến nay cơ bản đảm bảo thông xe trên các tuyến, riêng tuyến đường tỉnh ĐT.587 (đường Khe Sanh – Sa Trầm) thông xe từ đầu tuyến đến Km12+500; chưa khắc phục triệt để những hư hỏng ảnh hưởng đến kết cấu nền mặt đường, mái taluy và công trình trên tuyến Đối với các tuyến đường thủy nội địa, đã tìm kiếm, trục vớt phao tiêu bị cuốn trôi và lắp dựng các biển báo hiệu cơ bản đảm bảo an toàn giao thông đường thủy Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải đã hỗ trợ các địa phương đảm 26 bảo giao thông một số tuyến đường huyện bị hư hỏng nặng như: Làm cầu tạm tại vị trí cầu Ta Bang bị trôi trên tuyến đường vào xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa; đường ĐH.46, huyện Triệu Phong; thực hiện công tác vệ sinh bùn, đất trong khu vực các trường học, trạm y tế, nhà dân, của xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa Về cơ bản, các tuyến đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nông thôn đã được chặt, thu dọn cây gãy, ngã, đổ đảm bảo giao thông đi lại cho người dân - Về Thủy lợi: Để khắc phục thiệt hại trước mắt, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các địa phương chủ động liên hệ, kết nối huy động các nguồn lực hỗ trợ người dân sửa chữa, nạo vét, hàn gắn các công trình thủy lợi để kịp thời cấp nước phục vụ sản xuất Đến thời điểm hiện nay, các địa phương, đơn vị đã tập trung phối hợp với các đơn vị, bà con nông dân ra quân khắc phục hư hỏng các công trình thủy lợi 2.3 Các tồn tại và phương hướng giải quyết Mặc dù các cấp chính quyền và nhân dân đã chủ động, tích cực thự hiện các giải pháp, biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trong thời gian vừa qua, đặc biệt là năm 2020 Tuy nhiên, do cường độ cũng như tần suất thiên tai xảy ra ở Quảng Trị quá lớn, nguồn lực huy động của Tỉnh có giới hạn nên kết quả thực hiện kế hoạch và biện pháp phòng chống thiên tai còn nhiều hạn chế Các công trình hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng, thiệt hại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua nhưng chưa được khắc phục ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đảm bảo giao thông, an toàn phòng lũ, gia tăng tiêu thoát lũ, hạn chế ngập úng; tạo nguồn cấp nước tưới đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp; cải tạo môi sinh, môi trường trên phạm vi huyện, xã và người dân, doanh nghiệp Việc này nếu không được khắc phục khẩn trương trong thời gian tới sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, đăc biệt là công cuộc CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Tỉnh Riêng các công trình thủy lợi, hệ thống đê, kè và hệ thống giao thông bị hư hỏng nặng chưa triển khai khắc phục được, kinh phí khắc phục sửa chữa lớn, nhưng hiện tại chưa được bố trí kinh phí; đặc biệt các công trình thủy lợi bị hư hỏng nặng nếu không được khắc phục sửa chữa thì không đảm bảo để mở nước tưới, làm ảnh hưởng đến sản xuất vụ Đông, Đông Xuân 2020-2021; trước mắt, các địa phương, đơn vị khẩn trương khắc phục tạm thời trước mắt các hư hỏng để đảm bảo nước tưới khôi phục sản xuất Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Quảng Trị mới bố trí được một phần vốn để xử lý các yêu cầu cấp thiết trươc mắt Tổng nguồn kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020 là 232,919 tỷ đồng (Theo văn bản số 4579/UBND-NN ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh Quảng Trị), trong đó: 27 + Kinh phí NSTW tạm cấp cho tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020: 210 tỷ đồng + Ngân sách địa phương: 22,919 tỷ đồng - Tổng kinh phí đã sử dụng đến 20/9/2021: 187,348 tỷ đồng, trong đó: + Kinh phí đã sử dụng từ nguồn dự phòng NSTW tạm cấp: 167,612 tỷ đồng + Kinh phí đã sử dụng từ nguồn ngân sách địa phương: 22,919 tỷ đồng Bảng 4 Tổng hợp kết quả sử dụng kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai (Tr.đồng) TT 1 I 1 2 Nội dung 2 Hỗ trợ dân sinh Hỗ trợ thiệt hại về người Hỗ trợ thiệt hại về nhà Hỗ trợ khôi phục sản xuất II nông nghiệp Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng III thiết yếu Hỗ trợ về đê điều, kè chống 1 sạt lở, thủy lợi, nước sạch nông thôn… 2 Hõ trợ về giao thông Hỗ trợ các công trình hạ 3 tầng khác (trường học, y tế, …) IV Hỗ trợ di dân, tái định cư V Các hoạt động khác Tổng cộng (I+II+III+IV+V) Tổng nguồn kinh phí Tổng kinh khắc phí đã sử phục hậu dụng đến quả thiên 20/9/2021 tai năm 2020 3 4=5+6 4.750 4.566 421 411 4.329 4.155 Trong đó: Từ nguồn dự phòng NSTW Ngân sách địa phương 5 4.559 409 4.150 6 7 2 5 25.226 20.945 14.355 6.591 184.829 144.024 136.769 7.254 88.717 65.860 60.799 5.061 71.918 57.389 56.596 793 24.194 20.775 19.375 1.400 2.000 16.114 2.000 15.813 1.500 10.429 500 5.384 232.919 187.348 167.612 19.736 Qua thống kê tính toán, kinh phí để khôi phục, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu bị tàn phá bởi thiên tai ở tỉnh Quảng Trị ước tính lên khoảng 3.073,7 tỷ đồng Số kinh phí thiếu hụt so với khả năng huy động của địa phương cũng như trung ương là rất lớn, do đó việc vận động các nguồn vốn ODA tài trợ để thực hiện các công tác này là hết sức cần thiết 28 3 Tầm quan trọng và sự cần thiết của Dự án Qua phân tích bối cảnh và thực tế thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra những tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội địa phương, đặc biệt mưa bão năm 2020 đã làm hư hỏng nặng nề các hệ thống công trình thủy lợi đầu mối, bồi lắng các sông, sạt lở, cuối trôi các đê sông, đê biển nếu kịp thời khắc phục bằng giải pháp công trình sẽ vô cùng quan trọng và cấp thiết để: - Ngăn chặn xâm nhập mặn vào nội đồng cải tạo nguồn nước cho sản xuất, chăn nuôi, sinh hoạt và đặc biệt là nhiễm mặn cho đất, - Hệ thống đê sông, đê biển đảm bảo an toàn, bảo vệ các khu dân cư, đất sản xuất và các khu nuôi trồng thủy hải sản - Đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, bổ sung nguồn nước chống hạn; - Chống ngập lụt khi mưa bão, gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, giảm thiệt hại năng suất mùa màng Hiện nay ngân sách dự phòng tỉnh Quảng Trị rất hạn hẹp, hụt thu so với kế hoạch; nguồn dự phòng ngân sách địa phương năm 2021 đến nay đã sử dụng chủ yếu cho nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19, khắc phục hạn hán và chi hỗ trợ khắc phục khẩn cấp một phần hậu quả thiên tai do mưa lũ trong tháng 10/2020 Các khắc phục này chỉ mang tính tạm thời, cấp bách để duy trì tối thiểu sinh hoạt cho người dân và những hoạt động thiết yếu cho sản xuất Trong thời gian vừa qua, tỉnh Quảng Trị đã nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ trung ương cũng như các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai Tuy nhiên, thiệt hại do thiên tai gây ra nói chung cũng như thiệt hại về công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh là quá lớn, vượt quá khả năng khắc phục, tái thiết của địa phương Dự án “Khôi phục, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu bị tàn phá bởi thiên tai thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Trị” nếu được chấp thuận thực hiện sẽ hoàn toàn phù hợp với các chủ trương, đường lối tại các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ nhằm khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai, bảo vệ an toàn cho dân cư, đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng Dự án cũng phù hợp với các chỉ đạo mới nhất của: (i) Ban bí thư tại chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, (ii) Chính phủ tại nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 về công tác phòng chống thiên tai, nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 12/12/2020 về công tác ứng phó và khắc phục hậu quả bão lụt tại Miền Trung, văn bản số 1765/TTg-NN ngày 13/12/2020 của Thủ tướng 29 Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, chủ động phòng chống thiên tai tại Miền Trung Từ những vấn đề cần thiết nêu trên, UBND tỉnh Quảng Trị giao Ban QLDA xây dựng Báo cáo đề xuất tham gia dự án “Khôi phục, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu bị tàn phá bởi thiên tai thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Trị” để trình Chính phủ xem xét và phê duyệt, đồng thời vận động Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hỗ trợ vốn vay ưu đãi OCR của ADB để thực hiện dự án 4 Những nỗ lực đã được thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra Ngày 24/3/2020 Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai với 7 nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm: (i) Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo theo dõi và giám sát thiên tai đảm bảo kịp thời, đủ độ tin cậy; (ii) Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai Đặc biệt với thiên tai tại Miền Trung năm 2020, công tác khắc phục hậu quả đã được các bộ, ngành và các cơ quan chức năng địa phương triển khai tích cực theo chỉ đạo của Chính phủ tại các nghị quyết số 169/NQ-CP ngày 11/11/2020, số 178/NQ-CP ngày 12/12/2020 và chỉ đạo hỏa tốc của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1768/TTg-NN ngày 13/12/2020 về việc tập trung khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất chủ động phòng chống thiên tai tại Miền Trung Trước những diễn biến phức tạp của thiên tai, để kịp thời chỉ đạo các địa phương, đơn vị nắm bắt tình hình, chủ động ứng phó với các hình thế thời tiết nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh đã triển khai quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, chỉ huy ứng phó trực tiếp và khắc phục hậu quả trong các đợt thiên tai, điển hình là trong các đợt mưa, lũ, bão từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11 năm 2020 Thiên tai năm 2020 đã gây ra những thiệt hại năng nề trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị, mặc dù đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để khắc phục các hậu quả Tuy nhiên, nguồn lực cần để khắc phục, tái thiết sau thiên tai của tỉnh Quảng Trị là rất lớn, vượt khả năng cân đối của tỉnh Hiện nay, tỉnh đang tập trung huy động mọi nguồn lực, ứng dụng đồng bộ các giải pháp, khẩn trương tổ chức, chỉ đạo thúc đẩy nhanh công tác tổ chức khôi phục sản xuất trên diện rộng, đảm bảo nguồn thu nhập cho người dân, đảm bảo an ninh lương thực và ổn định đời sống nhân dân 30 Bảng 5 Thống kê kết quả khắc phục của địa phương tỉnh Quảng Trị: STT Loại công trình Chi phí khắc phục (triệu đồng) Tình trạng công trình sau khắc phục (nếu có) Đê điều, kè chống sạt lở, thủy lợi, nước sạch nông thôn… Khắc phục, sửa chữa tạm thời để bảo vệ cơ sở hạ tầng, an toàn dân cư, cuộc sống sinh hoạt người dân và phục 65.860 vụ sản xuất nông nghiệp, Khơi thông dòng chảy đảm bảo thoát lũ cho vùng ngập úng… 2 Giao thông Khắc phục, sửa chữa tạm 57.389 thời để đảm bảo kết nối giao thông và tiêu thoát lũ 3 Các công trình hạ tầng khác (trường học, y tế,…) 20.775 thời để phục vụ khám, chữa 1 Khắc phục, sửa chữa tạm bệnh, giáo dục,… Tổng 144.024 5 Các chương trình, dự án đang triển khai cùng lĩnh vực Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (CRIEM), tỉnh Quảng Trị, được tài trợ bởi nguồn vốn vay từ Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 30 triệu USD; thời gian thực hiện từ 20212025 Mục tiêu đầu tư: Nhằm phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống, sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch, làng nghề, đảm bảo sinh kế, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị; Quy mô đầu tư: Cải thiện kết nối giao thông và khả năng vận chuyển trong vùng dự án, gồm 7 tuyến đường liên xã, thôn chiều dài tuyến L=80km; quy mô đường cấp V-VI miền núi và nâng cấp hạ tầng hệ thống cấp nước sinh hoạt các xã miền núi thuộc 2 huyện Hướng Hóa, ĐaKrông , quy mô với công suất 2.100m 3/ngày đêm 6 Nhà tài trợ nước ngoài dự kiến 6.1 Nhu cầu sử dụng vốn ODA Từ những phân tích, tổng hợp nêu trên cho thấy, thiệt hại ở khu vực Miền Trung nói chung và Quảng Trị nói riêng do thiên tai năm 2020 là vô cùng nặng 31 nề Thiên tai đã gây thiệt hại trên mọi lĩnh vực, kéo lùi và gây trì hoãn nền kinh tế - xã hội tại khu vực này Mặc dù đã được hỗ trợ từ Chính phủ và các tổ chức xã hội, cá nhân, nhưng do vừa chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID19 nên ngân sách của tỉnh không đáp ứng đủ cho công tác tái thiết kịp thời các công trình thiết yếu Vì vậy, việc kêu gọi vốn ODA tài trợ cho các dự án xây dựng các công trình phòng chống thiên tai, tái thiết sau thiên tai…ở địa bàn tỉnh Quảng Trị là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay 6.2 Tính phù hợp với mục tiêu của Nhà tài trợ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) được thành lập năm 1966, có trụ sở chính tại Manila ADB là một thể chế phát triển tài chính đa phương với 66 thành viên bao gồm 47 nước trong khu vực và 19 nước ở các nơi khác trên khắp toàn cầu ADB hướng đến viễn cảnh về một khu vực không có đói nghèo, và tự đặt cho nó sứ mệnh giúp đỡ các quốc gia thành viên đang phát triển giảm đói nghèo và nâng cao mức sống người dân Hiện ADB có khoảng 2400 nhân viên, đến từ 53 trên tổng số 66 quốc gia thành viên, và hơn một nửa số nhân viên của họ là người Philippin Việt Nam là thành viên của ADB từ năm 1966 ADB duy trì mục đích, tôn chỉ hoạt động kể từ khi thành lập vào năm 1966 là xóa đói nghèo, nâng cao chất lượng sống, phát triển bền vững và hài hòa của khu vực Châu Á và Thái Bình Dương Để đạt được mục tiêu này, ADB thực hiện các chức năng nhiệm vụ phù hợp cho các quốc gia thành viên đang phát triển và các đối tác khác, đó là: (i)Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng; (ii) Phát triển xã hội; và (iii) Quản lý kinh tế tốt và hiệu quả Để thực hiện tốt chức năng nói trên, ADB đề ra các mục tiêu hoạt động gồm hỗ trợ hợp tác khu vực, phát triển khu vực tư nhân, bảo vệ môi trường và hỗ trợ bình đẳng giới Hiện nay, ngoài cam kết đầu tư hỗ trợ cho các quốc gia thành viên trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, chăm sóc y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng, quản trị khu vực công hay hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên , ADB còn cam kết hỗ trợ các nước hội viên đang phát triển xây dựng nền kinh tế năng động, hiện đại và phát triển mạnh mẽ, có tính hội nhập cao trong khu vực và trên thế giới Theo đó, mục tiêu tổng thể và cụ thể của dự án “Đầu tư xây dựng, sửa chữa công trình bị thiệt hại do thiên tai nhằm ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Trị” hoàn toàn phù hợp với mục tiêu tôn chỉ hoạt động của ADB và chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của Đảng và Chính phủ Vì vậy, việc xây dựng dự án “Đầu tư xây dựng, sửa chữa công trình bị thiệt hại do thiên tai nhằm ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Trị” đăng ký nguồn viện trợ ODA từ ADB là rất cần thiết Dự án này sẽ giải quyết các vấn đề cấp bách của công tác phòng chống thiên tai, trực tiếp tác động đến đời sống của nhân dân; 32 đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo bền vững cho nhân dân trong khu vực III NỘI DUNG ĐỀ XUẤT 1 Mục tiêu, phạm vi của dự án 1.1 Mục tiêu tổng quát: - Khôi phục, tái thiết cơ sở hạ tầng thiết yếu tại tỉnh Quảng Trị bị ảnh hưởng do thiên tai trong năm 2020 theo hướng xây dựng lại tốt hơn, bền vững hơn, nhằm đáp ứng được yêu cầu ứng phó biến đổi khí hậu trong giai đoạn tiếp theo - Rà soát đánh giá tác động, ảnh hưởng toàn diện của thiên tai nhất là bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất đến tất cả các vùng trên địa bàn tỉnh để lồng ghép, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng các kịch bản phòng ngừa, ứng phó phù hợp theo hướng kết hợp đa mục tiêu Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu vào lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương 1.2 Mục tiêu cụ thể: - Xử lý khẩn cấp sạt lở bờ sông, bờ biển, gia cố đê điều xung yếu, bị sạt lở Tiếp tục đầu tư kiên cố hóa kênh mương, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình tiêu thoát nước; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng để đảm bảo chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, ngập lụt, úng; - Thực hiện việc lập quy hoạch phòng chống thiên tai và quy hoạch thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng quy hoạch thủy lợi lưu vực sông thích ứng với biến đổi khí hậu gây mưa lũ cực đoạn, hạn hán, xâm nhập mặn 1.3 Phạm vi của dự án: Dự án sẽ được thực hiện trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố bị ảnh hưởng của bão lũ thiên tai năm 2020 thuộc tỉnh Quảng Trị 2 Nội dung, quy mô dự án: Dự án gồm 2 hợp phần: 2.1 Hợp phần 1: Đầu tư xây dựng, sửa chữa công trình bị thiệt hại do thiên tai nhằm ứng phó biến đổi khí hậu Hợp phần 1 gồm 04 tiểu dự án (Chi tiết tại phụ lục 1), như sau: 2.1.1 Tiểu dự án 1: Phục hồi, nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn (Chi tiết tại phụ lục 2) 33 2.1.2 Tiểu dự án 2: Khôi phục dòng chảy sông Cánh Hòm và nâng cấp các công trình trên sông (Chi tiết tại phụ lục 3) 2.1.3 Tiểu dự án 3: Phục hồi, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển; kè sông, kè biển chống xói lở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Chi tiết tại phụ lục 4) 2.1.4 Tiểu dự án 4: Phục hồi, nâng cấp hệ thống kênh tưới, tiêu, các công trình trên kênh và nâng cấp, sửa chữa thiết bị, thủy công tràn xả lũ, cống lấy nước các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Chi tiết tại phụ lục 5) 2.2 Hợp phần 2: Hỗ trợ kỹ thuật Nội dung chính của hợp phần này là: 2.2.1 Nghiên cứu lập quy hoạch phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu và quy hoạch thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 2.2.2 Hỗ trợ thực hiện dự án thông qua Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật thực hiện dự án 3 Dự kiến thời gian thực hiện dự án: i) Thời gian chuẩn bị dự án: 2021-2022 Cụ thể: + Trình Báo cáo đề xuất dự án: 10/2021 + Trình Chủ trương đầu tư: 1/2022 + Trình Báo cáo nghiên cứu khả thi: 05/2022 + Đàm phán, ký kết hiệp định: 11/2022 ii) Thời gian thực hiện dự án: 2023 -2026 Cụ thể: + Phê duyệt Thiết kế: 2/2023 + Lựa chọn Nhà thầu: 5/2023 + Xây dựng: 6/2023-12/2025 + Bàn giao, quyết toán: 1/2026-6/2026 iii) Nguồn lực chuẩn bị tài liệu đệ trình trong giai đoạn chuẩn bị dự án: - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị là đơn vị đã có nhiều kinh nghiệm triển khai các dự án ODA trong lĩnh vực mình quản lý, có đủ năng lực để thực hiện việc chuẩn bị các hồ sơ đệ trình như Báo cáo đề xuất Dự án, Báo cáo Đề xuất chủ trương đầu tư đảm bảo chất lượng theo các quy định hiện hành 4 Dự kiến tổng mức, cơ cấu nguồn vốn và đề xuất cơ chế tài chính 4.1- Tổng mức vốn đầu tư: 34 Tổng mức vốn đầu tư của dự án dự kiến là 1.470 tỷ đồng (tương đương xấp xỉ 63,573 triệu USD) Chi phí Hợp phần 1 dự kiến là 1.440 tỷ đồng, chi phí Hợp phần 2 dự kiến 30 tỷ đồng Trong đó: - Vốn vay ưu đãi OCR của ADB là 50,210 triệu USD tương đương 1.161,000 tỷ đồng, chiếm 79% tổng mức đầu tư - Vốn đối ứng là 279,000 tỷ đồng tương đương 12,066 triệu USD chiếm 19% tổng mức đầu tư - Vốn viện trợ không hoàn lại là 30 tỷ đồng tương đương 1,297 triệu USD chiếm 2% tổng mức đầu tư (Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với đô la Mỹ (USD) tháng 10/2021 do Bộ Tài chính công bố là 1 USD=23.123 VNĐ) Bảng 6 Bảng tổng hợp kinh phí dự kiến TT Nguồn vốn Giá trị (USD) (Tỷ VND) 1 Vốn vay 50.210.000 1.161,00 2 Vốn đối ứng 12.066.000 279,00 3 Vốn viện trợ không hoàn lại 1.297.000 30,00 63.573.000 1.470,00 Tổng 4.2- Điều kiện và điều khoản vay: Đồng tiền vay lại: USD Theo văn bản số 13563/BTC-QLN ngày 04/11/2020 của Bộ Tài chính về việc công khai thông tin về khung điều kiện vay của 06 Ngân hang Phát triển trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, đề xuất vay nguồn vốn thông thường (OCR), cụ thể như sau: - Thời gian vay 32 năm, 08 năm ân hạn - Dự kiến loại lãi suất là lãi suất cố định, mức lãi suất có thể cố định tại thời điểm giải ngân hoặc bất cứ thời điểm nào sau khi giải ngân - Phí cam kết: 0,15%/năm trên số tiền chưa giải ngân - Phụ phí theo kỳ hạn, vốn gốc trả nợ đều Phí quản lý cho vay lại: Mức phí quản lý cho vay lại bằng 0,25%/năm tính trên dư nợ vay lại 35 Lãi vay trong thời gian thực hiện dự án, phí cam kết và phụ phí theo kỳ hạn được chi trả bởi vốn đối ứng 4.3- Cơ chế tài chính và dự kiến tiến độ giải ngân hàng năm: (i) Đề xuất cơ chế tài chính: * Căn cứ xác định: - Nghị định số 79/2021/NĐ-CP ngày 16/8/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính Phủ * Tổng hợp cơ chế tài chính chung cho toàn bộ dự án: Tổng mức vốn đầu tư của dự án dự kiến: 63,573 triệu USD (tương đương 1.470 tỷ đồng) Dự kiến phân bổ nguồn lực như sau: - Vốn vay ưu đãi OCR của ADB: 50,210 triệu USD (tương đương 1.161 tỷ đồng), trong đó: + Chính phủ cấp phát cho UBND tỉnh 70%: 35,147 triệu USD (tương đương 812,700 tỷ đồng) + UBND tỉnh vay lại từ Chính phủ 30%: 15,063 triệu USD (tương đương 348,300 tỷ đồng) - Vốn đối ứng: 279 tỷ đồng (tương đương 12,066 triệu USD) - Vốn viện trợ không hoàn lại: 1,297 triệu USD (tương đương 30 tỷ đồng) (ii) Tiến độ dự kiến giải ngân vốn vay ADB hàng năm: Bảng 7 Dự kiến tiến độ giải ngân vốn vay ADB hàng năm Năm Tỉ lệ giải ngân Giá trị (tỷ VNĐ) Giải ngân vốn vay phần NSTW cấp phát (70%) Giải ngân vốn vay phần UBND tỉnh vay lại (30%) Tổng cộng 2023 10% 81,270 34,830 116,10 2024 35% 284,445 121,905 406,35 2025 35% 284,445 121,905 406,35 2026 20% 162,540 69.660 232,20 Cộng 100% 812,7 348,3 1.161 36 4.4- Phương án cân đối trả nợ: Với tổng mức đầu tư đề xuất của dự án, Dư nợ của ngân sách tỉnh giai đoạn 2021-2026 (số liệu của Bộ Tài chính) vẫn nằm trong hạn mức dư nợ tối đa của ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN 2015, cụ thể như sau: Bảng 8 Kế hoạch trả nợ vay lại của tỉnh Quảng Trị (Đơn vị: Triệu đồng) TT Nội dung Kế hoạch 2021 Kế hoạch 2022 Kế hoạch 2023 Kế hoạch 2024 Kế hoạch 2025 Kế hoạch 2026 1 Tổng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp dự kiến 2.726.521 3.053.704 3.420.148 3.830.566 4.290.234 4.805.062 2 Mức dư nợ tối đa 545.304 610.741 684.030 3 Dư nợ đầu kỳ (chưa kể dự án) 97.826 124.490 223.285 394.209 509.082 592.982 - Vay từ nguồn vay của CP 57.717 124.667 183.761 139.941 105.530 - - Vay CT KCHKM - - - - - - - Trả nợ gốc NSĐP 31.053 25.872 12.837 24.888 21.630 - 4 Dư nợ cuối kỳ (chưa kể dự án) 124.490 223.285 394.209 509.082 592.982 592.982 5 Dự kiến vay của dự án - - 34.830 121.905 121.905 69.660 6 Tổng dư nợ cuối kỳ 124.490 223.285 429.039 630.987 714.887 662.642 766.113 858.047 961.012 Tỷ lệ dư nợ cuối kỳ/mức dư nợ tối 23% 37% 63% 82% 83% 69% đa (%) (*) Tổng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp cập nhật tại thời điểm báo cáo: Dự kiến tốc độ tăng từ năm 2021-2026 bình quân 12%/năm Tỉnh Quảng Trị cam kết trả nợ phần vốn vay lại từ Chính phủ trên cơ sở cân đối nguồn thu ngân sách hàng năm của tỉnh để trả nợ Chính phủ theo đúng điều kiện vay, thời hạn vay được quy định trong Hợp đồng vay lại 7 37 Tỉnh Quảng Trị cam kết đưa dự án vào kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 của địa phương sau khi chủ trương đầu tư được Chính phủ phê duyệt theo quy định của Luật đầu công 38 5 Đánh giá tác động 5.1- Sơ bộ đánh giá tác động đối với chương trình đầu tư trung hạn: - Định hướng thu hút, sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính Phủ là ưu tiên sử dụng cho các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội, trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, do đó việc thu hút nguồn vốn cho dự án phù hợp với Quyết định số 1489/QĐTTg ngày 6/11/2028 của Thủ tướng Chính phủ - Dự án được thực hiện cũng phù hợp với Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai; Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai Hơn nữa, tại nghị quyết 178/NQ-CP ngày 12/12/2020, Chính phủ đã chỉ đạo “Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính và các bộ, nghành, địa phương ưu tiên bố trí, huy động các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, bao gồm các nguồn dự phòng ngân sách các cấp, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài giai đoạn tới để tập trung ưu tiên hỗ trợ các tỉnh miền Trung khắc phục, tái thiết sau thiên tai” Tình trạng thiên tai xảy ra tại Quảng Trị trong các năm vừa qua, đặc biệt là trong năm 2020 đã gây ra ảnh hưởng nặng nề, gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống nhân dân, đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới Do đó, việc triển khai dự án “Khôi phục, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu bị tàn phá bởi thiên tai thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Trị” sẽ góp phần hỗ trợ địa phương tái thiết, khôi phục hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của nhân dân sau bão lũ, góp phần quan trọng đảm bảo ổn định trật tự xã hội, an toàn dân sinh 5.2- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế: - Với mục tiêu của dự án Khôi phục, xây dựng lại, xây bổ sung các công trình phòng, chống thiên tai, thủy lợi bị thiệt hại bởi thiên tai năm 2020 gồm: đê sông, đê biển, kè sông, kè biển, hồ chứa, đập, tràn, kênh, cống, công trình Nông nghiệp và PTNT khác … đồng thời nâng cao sức chống chịu của các công trình với bão mạnh, lũ, ngập lụt - Dự án được đầu tư sẽ góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao khả năng chống chịu trước thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và các dịch vụ khác trên địa bàn Trên cơ sở đó sẽ tạo đà giúp địa phương dần phục hồi nền kinh tế và khai thác có hiệu quả các tiềm năng kinh tế và nguồn lực của địa phương 39 5.3- Sơ bộ đánh giá hiệu quả xã hội: - Năm 2020, cùng với dịch bệnh Covid diển biến phức tạp, tình trạng “bão chồng bão”, “lũ chồng lũ” xảy ra liên tiếp tại các tỉnh miền Trung ảnh hưởng sâu rộng, gây tổn thất, thiệt hại toàn khu vực, phá hủy, trì hoãn và đẩy ngược nền kinh tế-xã hội tại khu vực miền Trung Do vậy, việc thực hiện dự án“Khôi phục, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu bị tàn phá bởi thiên tai thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Trị” sẽ nhanh chóng hỗ trợ các tỉnh khôi phục hoạt động sản xuất, kinh tế, xã hội, môi trường Góp phần quan trọng đảm bảo ổn định trật tự xã hội, an ninh, an toàn dân sinh 5.4- Sơ bộ đánh giá lợi ích về môi trường: - Tác động tích cực: Các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn được xây dựng sẽ ngăn ngừa được các ảnh hưởng tiêu cực của ngập lụt trong mùa bão lũ Nhờ đó, môi trường sản xuất, môi trường sinh hoạt của người dân trong khu vực được bảo đảm - Tác động tiêu cực: Tác động này không đáng kể, chỉ xảy ra trong giai đoạn triển khai thi công với các yếu tố như: Khói bụi, tiếng ồn, rác thải; tuy nhiên các tác động này có thể giảm thiểu bằng các biện pháp ngăn ngừa phù hợp IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Qua nghiên cứu và phân tích sơ bộ, có thể thấy nếu dự án được đầu tư xây dựng sẽ mang lại nhiều hiệu quả cả về kinh tế và xã hội, dự án khi hoàn thành sẽ đảm bảo an toàn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực trong mùa bão lũ, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cùa Tỉnh trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, Ban QLDA kính đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị trình các Bộ ngành xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án “Khôi phục, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu bị tàn phá bởi thiên tai thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Trị”, là căn cứ để tỉnh triển khai các bước tiếp theo để dự án sớm được thực hiện./ 40 ... xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án ? ?Khôi phục, nâng cấp sở hạ tầng thiết yếu bị tàn phá thiên tai thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Trị? ??, để tỉnh triển khai bước để dự. .. thiệt hại cơng trình hạ tầng kỹ thuật địa bàn tỉnh lớn, vượt khả khắc phục, tái thiết địa phương Dự án ? ?Khôi phục, nâng cấp sở hạ tầng thiết yếu bị tàn phá thiên tai thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh. .. Do vậy, việc thực dự án? ?Khôi phục, nâng cấp sở hạ tầng thiết yếu bị tàn phá thiên tai thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Trị? ?? nhanh chóng hỗ trợ tỉnh khôi phục hoạt động sản xuất, kinh tế, xã

Ngày đăng: 30/11/2021, 01:59

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan