1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu Bia ký Đền Công chúa Huyền Trân pptx

5 376 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 46,5 KB

Nội dung

Bia Đền Công chúa Huyền Trân Thường nghe: Người có công đức lớn thì được phong thần, thờ phụng. Công đức càng lớn, đẳng thần càng cao. Sống tận lực vì nước, thác hiển thần hộ quốc an dân. Người như vậy, thần như vậy ắt được lập đền, dựng bia đá ghi công tích đặc biệt, lưu truyền việc tốt đời sau. Công chúa Huyền Trân sinh năm Đinh Hợi, 1287, là ái nữ của vua Trần Nhân Tông và Khâm Từ Hoàng hậu, quê làng Tức Mặc, tỉnh Nam Định. Từ lúc thiếu thời đến tuổi cài trâm, Công chúa nổi tiếng thiên hương, tư chất thông minh, hiếu nghĩa vẹn toàn, ví như huyền ngọc quốc bảo. Mùa hạ, tháng 6 năm Bính Ngọ, 1306, thực hiện lời hứa của vua Nhân Tông, lấy hòa hiếu với lân bang làm căn bản, Huyền Trân sang Chiêm quốc làm dâu, trở thành Hoàng hậu Paramesvari. Đáp lại mối thậm tình ấy, trước đó mấy tháng, vua Chế Mân đã cắt đất hai châu Ô, Lý dâng lên nhạc phụ Thượng hoàng làm lễ dẫn cưới. Kể từ đấy, hai châu này được sáp nhập vào bản đồ Đại Việt, tức vùng đất phía nam sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị, đến bờ bắc sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam ngày nay. Mùa hạ, tháng 5 năm Đinh Mùi, 1307, Chế Mân qua đời. Tháng 9, người Chiêm sang nước ta dâng voi trắng, báo tang. Theo tục của Chiêm Thành “hễ vua chết thì hoàng hậu phải vào đàn thiêu để chết theo”. Vua Anh Tông biết vậy, sợ Công chúa bị hại; tháng 10, vua sai đại thần sang Đồ Bàn viếng, mong cầu giải cứu Huyền Trân. Mùa thu, tháng 8 năm Mậu Thân, 1308, Công chúa về tới Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, năm sau Công chúa xuất gia đầu Phật ở núi Trâu Sơn, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Dưới sự ấn chứng của Quốc sư Bảo Phác, Công chúa thọ Bồ tát giới, được ban pháp danh Hương Tràng. Cuối năm Tân Hợi, 1311, thừa mệnh Bổn sư, Hương Tràng xuống núi, cùng người thị nữ trước đây, bấy giờ đã qui y, đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản, nay thuộc tỉnh Nam Định, lập am dưới chân núi Hổ để tu hành. Thấm thoắt mấy hạ, duyên lành phổ độ chúng sinh, am tranh trở thành điện Phật, tức chùa Nộn Sơn, tên chữ Quảng Nghiêm Tự. Trụ trì chùa Nộn Sơn, Ni sư khiêm nhẫn chăm lo Phật sự, tạo lập ruộng vườn, giáo hóa cho lớp đồng ấu, làm thuốc cứu chữa dân lành. Những lúc nhàn rỗi, Ni sư thường đến tận các thôn ấp trong vùng, khuyến dân thực hành phép tu Thập thiện Công đức vô lượng của Ni sư được nhân dân kính ngưỡng. Mấy chục mùa kiết hạ, đến khi đắc pháp, mọi sự viên thành. Ngày 9 tháng giêng năm Canh Thìn, 1340, Ni sư xã báo an tường, thảnh thơi trở về cõi Tịnh. Dân chúng vô cùng thương tiếc, tôn làm Thần Mẫu, lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn. Một đời Công chúa tận sức với nước, khi thác hiển linh phò trợ giúp dân. Chính vì vậy mà các triều đại sau đều sắc phong Công chúa làm thần hộ quốc. Vào đầu thế kỷ XX, các vua nhà Nguyễn lại ban cho Công chúa chiếu báu nâng bậc tăng thêm là “Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần”. Nay vừa gặp vận: Mùa xuân Bính Tuất, 2006, kỷ niệm 700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, nhớ ơn công đức của Huyền Trân năm xưa dấn thân ngàn dặm đi mở nước; thừa lệnh chính quyền, hợp sức lòng dân, Công ty Du lịch Hương Giang đã khởi dựng đền thờ Công chúa, vừa đúng một năm thì an vị tượng thần. Ngôi đền tọa lạc về phía nam sông Hương, cách kinh thành Huế chừng vài dặm, tương truyền là nơi danh thắng phước địa. Kiến trúc theo lối truyền thống: trụ biểu vươn cao, nền móng kiên cố, lương đống vững chắc, điện thờ tôn nghiêm. Phía sau, thế núi Ngũ Phong trấn giữ. Phía trước, dòng tiểu khê quầy thành hồ Trường Xuân soi bóng nhật nguyệt, sơn mạch tả hữu trườn xuống như hai bức trường thành. Nội điện đặt tượng Huyền Trân, hậu điện phối thờ các bậc công thần mở nước. Sân sau xây lầu bát giác, dựng tượng Ni sư, mở vườn Bồ Đề; sau nữa là điện Trúc Lâm, nhà đọc sách, tượng Di Lặc, miếu Sơn thần, Thủy thần, gác chuông Hòa Bình…tất cả tạo thành một trung tâm văn hóa tâm linh ở chốn Thiên Thai… Ngẫm lại, thời gian tạo lập ngôi đền không thể sớm chiều. Nhờ uy lực của thần và cũng nhờ ở sức người tỏ niềm tri ân mới làm nên. Thì ra, từ xưa đến nay, bậc hiền nhân dày công nghiệp với đất nước ắt được phụng thờ, chưa hề bị lãng quên bao giờ. Những lần đến dâng hương, nghe chuyện nhiệm mầu ở chốn Bồng Lai này khiến nhiều người lấy làm lạ. Phải chăng: Núi không cần cao, có tiên ắt thiêng. Sông không cần sâu, rồng chầu thành nổi tiếng. Có lẽ nơi đây, Thần nữ đã thị hiện. Bởi vậy, ngôi đền mới dựng mà đã linh ứng lan truyền. Nghĩ rằng thần thiêng vốn do tú khí tinh anh của đất trời hun đúc, ngầm phò giúp cho cơ đồ xã tắc, giữ nền phúc lớn, ngày mỗi thêm xán lạn vững bền. Trước đền Công chúa Huyền Trân, kẻ hậu sinh nguyện trọn lòng thành, đốt nén tâm hương, kính soạn bia này. . Bia ký Đền Công chúa Huyền Trân Thường nghe: Người có công đức lớn thì được phong thần, thờ phụng. Công đức càng lớn, đẳng thần. vậy, thần như vậy ắt được lập đền, dựng bia đá ghi công tích đặc biệt, lưu truyền việc tốt đời sau. Công chúa Huyền Trân sinh năm Đinh Hợi, 1287, là

Ngày đăng: 21/01/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w