Hậuquả khi mangthai
sớm saukhimổ
Bạn bị vỡ kế hoạch hoặc muốn có thêm con vì lo mình đã lớn tuổi. Sinh
thêm con đối với bạn không đáng ngại, nhưng bạn chỉ lo vết mổ còn mới.
Lần sinh con đầu lòng, chị Ngọc Hòa, 27 tuổi, nhà ở đường Điện Biên Phủ,
TP.HCM phải sinh mổ vì con to. Bé nặng đến 4,3kg. Tuy nhiên, vì nghĩ cho con
bú không có thai nên chị chẳng áp dụng biện pháp ngừa thai nào. Đến khi con
được 9 tháng, chị thấy sữa loãng nên đi khám và phát hiện mangthai hơn 2 tháng.
Với những phụ nữ sinh mổ trong lần mangthai đầu tiên, nếu muốn sinh con
nữa, họ cần phải đợi thêm ít nhất hai năm trở lên
Hậu quả mang thaisớm
Khi thai được 5 tháng, bác sĩ cảnh báo có thể chị phải sinh mổ vào khoảng
tuần thứ 36 bởi nếu đợi đến lúc chuyển dạ, có thể vết mổ cũ sẽ bị toạc gây nguy cơ
cho cả mẹ lẫn con. Phương án này khiến hai vợ chồng chị ăn ngủ không yên.
Kết quả đúng như dự đoán. Đứa con thứ hai của chị chào đời khi được 37
tuần tuổi do chị bị rạn vết mổ. Bé sinh sớm hơn bình thường đến 3 tuần và bị nhẹ
cân.
Những nguy cơ khó tránh khỏi
Theo các bác sĩ sản khoa, nếu người phụ nữ sinh thường ở lần đầu tiên, lần
sinh thứ hai cách lần sau sinh đầu tiên hai năm là tốt nhất. Khoảng thời gian này sẽ
đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả người mẹ lẫn thai nhi.
Với những phụ nữ sinh mổ trong lần mangthai đầu tiên, nếu muốn sinh con
nữa, họ cần phải đợi thêm ít nhất hai năm trở lên. Nếu do họ nóng vội, hoặc do có
con ngoài ý muốn, việc mang thaisớmsaukhi sinh mổ sẽ gây ra nhiều nguy cơ.
Tiến sĩ - bác sĩ Trần Sơn Thạch, giám đốc bệnh viện Hùng Vương TP.HCM, cho
biết, nguy cơ đầu tiên mà thai phụ gặp đó là nứt vỡ tử cung. Nguy cơ này tăng cao
nếu lần mangthai tiếp theo cách thời gian sinh mổ 6-9 tháng.
Khi sinh mổ lần đầu, vết thương cần một thời gian dài để bình phục, ít nhất
là 9 tháng. Nếu trong khoảng thời gian này, người mẹ lại có thai, vết thương có
nguy cơ rạn, nứt và xuất huyết rất cao.
Ngoài ra, thai phụ cũng đứng trước nguy cơ vết mổ bị nhiễm trùng, nhau
tiền đạo, nhau bong non. Hơn thế nữa, quá trình mang thai, sinh nở và nuôi dưỡng
em bé làm hao tổn sức lực và tinh thần của người mẹ. Việc mangthai lần nữa sẽ
khiến họ không đảm bảo sức khoẻ để nuôi dưỡng thai nhi.
Sự thiếu hụt đó chính là nguyên nhân gây sinh non, trẻ nhẹ ký, vàng da,
thính giác kém, kém phát triển về mặt trí tuệ, thể chất ở trẻ khi lớn lên.
Thời điểm nào là thuận lợi nhất
Theo tiến sĩ - bác sĩ Trần Sơn Thạch, nhân viên y tế không thể khuyên can
các cặp vợ chồng nên bỏ đi hay giữ thai. Vấn đề này phụ thuộc vào tình trạng sức
khỏe, hoàn cảnh của các cặp vợ chồng.
Khi phát hiện mình mangthai trong vòng 1-2 năm saukhi sinh mổ, thai phụ
cần đi khám bác sĩ định kỳ để được siêu âm, chẩn đoán sức khoẻ thai nhi, tình
trạng vết mổ cũ có đảm bảo an toàn.
Đồng thời, thai phụ cũng được tư vấn cách giữ gìn sức khỏe cũng như sớm
phát hiện các nguy cơ vết mổ bị ảnh hưởng
Việc sớm phát hiện các dấu hiệu đe dọa và đến bác sĩ kịp thời sẽ giúp tránh
được các diễn biến xấu có thể xảy ra như mẹ bị xuất huyết nặng, nguy cơ phải bỏ
thai.
Cuối cùng, lời khuyên của bác sĩ dành cho những bà mẹ saukhi sinh mổ,
đó là nên chú ý phương pháp ngừa thaisaukhi sinh. Lần mangthai tiếp theo nên
cách 2 năm và chỉ nên sinh mổ 2 lần là tốt.
. nữ sinh mổ trong lần mang thai đầu tiên, nếu muốn sinh con
nữa, họ cần phải đợi thêm ít nhất hai năm trở lên
Hậu quả mang thai sớm
Khi thai được. Hậu quả khi mang thai
sớm sau khi mổ
Bạn bị vỡ kế hoạch hoặc muốn có thêm con vì lo mình