Tài liệu Đối phó với ốm nghén doc

5 373 0
Tài liệu Đối phó với ốm nghén doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đối phó với ốm nghén Ốm nghén là một hiện tượng bình thường trong quá trình mang thai. Có những phụ nữ trải qua thời kỳ thai nghén một cách nhẹ nhàng đến mức không biết mình dang có thai, ngược lại, có những người gặp rất nhiều phiền toái và mệt mỏi trong thời kỳ này. Hiểu và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp thai phụ vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách dễ đơn giản. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là nôn khan, ăn vò là nôn, hay chóng mặt, mệt mỏi, người dễ cáu gắt, tâm trạng buồn bực, bi quan… Các hiện tượng này thường bắt đầu lúc thai được 4-6 tuần và giảm dần vào tuần thứ 14-16. Một số trường hợp có thể bị nôn mửa quá 3 tháng đầu thai kỳ, thậm chí một số ít bị nghén đến tận lúc sinh con. Đây là hội chứng nghén nặng, khiến người mẹ không duy trì đủ dinh dưỡng và lượng nước, hoặc tăng không đủ cân BS. Xa Thị Minh Hoa-chuyên khoa cấp I, Bệnh viện phụ sản Hà Nội cho biets, đến nay, y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân của hiện tượng ốm nghén. Người ta cho rằng, nghén là phản ứng của cơ thể đối với nội tiết tố thai kỳ. Một số khảo cứu cho thấy, khi nội tiết tố tăng sẽ làm cho tình trạng nôn của thai phụ tăng lên. Nội tiết tố đạt đến đỉnh vào khoảng tuần thứ 8-9 của thai kỳ, sau đó giảm dần và đến tuần thứ 14-16 thì chấm dứt. Tuy nhiên, ở khoảng 20% thai phụ, tình trạng nôn ói vẫn diễn ra và kéo dài suốt thời kỳ mang thai. Hiện tượng này được giải thích là do quá nhạy cảm với nội tiết tố của thai kỳ. Ngoài ra, sư không thoải mái về tinh thần, áp lực từ gia đình, những lo toan thường ngày cũng làm gia tăng hiện tượng thai nghén. Để giảm các biểu hiện ốm nghén, thai phụ cần phải có tinh thần sảng khoái. Người phụ nữ cần được nghỉ ngơi đầy đủ, đi lại, làm việc nhẹ nhàng và tránh sinh hoạt tình dục trong 3 tháng đầu. Các bác sỹ sản khoa cũng đưa ra lời khuyên: Nếu người mẹ hay bị buồn nôn vào sáng sớm thì khi thức giấc, đừng vội trở dậy mà hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ. Lúc này nên ăn một ít bánh ngọt, đặc bietj là loại bánh có vị gừng. Sau khi ăn 10 phút mới rời khỏi giường. Một số loại thức ăn có tác dụng chống nôn ói là hoa hòi, cau, cà rốt, sơn trà, chanh. Có thể ăn vặt bằng các loại quả khô như đậu phộng, hạt dưa, trám, ô mai… Trong suốt thời kỳ, tránh xung đột hay những tình huống gây ức chế thần kinh khác. Đối với chế độ ăn, các bà mẹ khi mang thai cần chú ý: - Nêu thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh ăn các loại thức ăn có mùi khó chịu. - Đừng để quá đói hoặc ăn quá no; nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít. - Khi ăn cơm, không nên ăn canh hoặc chỉ dùng ở mức độ tối thiểu. - Không ăn quá nhiều đồ mỡ hoặc gia vị. - Nên ăn các chất có giá trị dinh dưỡng cao như thịt nạc thăn, trứng, sữa, gia cầm, hải sản, các loại rau giàu vitamin và dễ tiêu hóa như cà chua, cải trắng, cam, dứa, các loại snack như biscuit giòn, sữa chua. - Nếu đang uống các loại vitamin bổ sung dành cho bà bầu, hãy thử ngừng một thời gian cho đến khi bạn hết nghén rồi tiếp tục dừng lại. - Có thể ngửi mùi chanh tươi hoặc uống trà gừng nhằm ổn định dạ dày và giúp giảm buồn nôn. Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng các loại thuốc trị thai nghén khá công hiệu, chống buồn nôn khá an toàn cho phụ nữ mang thai, như: B6, metoclopraimid (primperan), promethazin…nhưng cần phải có sự chỉ dẫn của bác sỹ. Trong trường hợp nghén nặng, thai phụ cần dược nhập viện ngay để bác sỹ đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mất nước, kịp thời cung cấp dịch và chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. . Đối phó với ốm nghén Ốm nghén là một hiện tượng bình thường trong quá trình mang thai. Có những phụ nữ trải qua thời kỳ thai nghén một. định được chính xác nguyên nhân của hiện tượng ốm nghén. Người ta cho rằng, nghén là phản ứng của cơ thể đối với nội tiết tố thai kỳ. Một số khảo cứu

Ngày đăng: 21/01/2014, 16:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan