Tài liệu Du lịch Phan Thiết 4 docx

5 467 5
Tài liệu Du lịch Phan Thiết 4 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

DU LỊCH PHAN THIẾT Tổng Hợp Các Khu Du Lịch và Thắng Cảnh Của Phan Thiết DU LỊCH HÒN RƠM Từ TP.Phan Thiết đi Mũi Né (22km), rồi theo đường bờ biển thêm 4km nữa các bạn sẽ đặt chân đến khu du lịch Hòn Rơm. Bờ biển sạch đẹp, nước biển trong xanh, êm ả, lời ru của gió mơn man qua những rặng dừa mát rượi, trịu quả. Những đồi cát vàng, cát trắng nối tiếp nhau … Tất cả đã tạo nên vẻ hoang sơ quyến rũ, mời gọi các bạn đến với điểm du lịch nổi tiếng này cùng chinh phục sa mạc cát, và các bạn còn được nhìn thấy nét đẹp kiêu hãnh của suối Hồng bên cạnh những đồi cát hùng vĩ. Người ta kể rằng, hàng năm vào mùa mưa, điều kiện khí hậu gặp nhiều thuận lợi nên cỏ dại mọc rất nhiều. Khi mùa khô đến, dưới cái nắng chói chang, cỏ dại trở nên vàng úa, nhìn từ xa giống như những đống rơm khổng lồ .Cái tên Hòn Rơm xuất phát từ đó . Ngày nay, đến Hòn Rơm, ngoài tắm biển, đốtt lửa trại, bạn còn có thể ghé thăm suối Hồng, chinh phục đồi cát Mũi Né và câu cá . Được thưởng thức những con cá tươi rói - tặng vật của biển - do công sức mình bỏ ra và ngắm cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ quả không còn gì bằng. DU LICH "KỲ ẢO SUỐI TIÊN" Suối Tiên Hàm Tiến là nơi giao thoa của màu sắc thiên nhiên. Phía bên này chạy ra biển bạc sóng là màu xanh ngút mắt của dừa, của cỏ. Chạy theo dòng nước ra tới biển là bạt ngàn thảm muống biển nở hoa tím. Chen trong dừa xanh có hàng anh đào, mùa xuân nở hoa phơn phớt hồng, cứ ngỡ như buổi sáng mùa xuân Đà Lạt Có lần chạy ra Mũi Né, đi qua Suối Tiên thấy ngào ngạt hoa bưởi, hoa chanh, ghé vào thấy cả vườn chanh ra hoa trắng như tuyết thơm lừng. Còn phía bên kia suối là đồi cát trải dài, biến đổi theo đường đi của gió lộng, có lúc như bình nguyên, lắm khi là dốc thẳm. Từ đây vệt lửa cháy trên cát chạy băng băng tới tận Hàm Thuận, Tuy Phong, có khi nhao ra biển như những hàm răng của rồng lửa. Và trên tất cả là bầu trời xanh ngát bình yên. Đặc sản Suối Tiên lại là con Giông, sinh vật ngoan cường của vùng cát. Chính con giông đã dựng lên một phong tục nơi đây có thể gọi hội giông. Hội giông thường diễn ra trước tết ÐOAN NGỌ ( 5-5 ÂM LỊCH) một thời gian. Chính xác là khi giông nước mưa đầu mùa rơi xuống làm bừng tỉnh thiên nhiên. Những chú giông bao ngày năm im trong hang nhấm đuôi mình, giờ lao lên mặt cát nhấm nháp những con kiến cách, mối cánh béo ngọt. Chỉ vài ngày sau, các chú giông choai béo lẳn. Dân Hàm Tiến mũi Né có thể chế biến đủ món ăn từ con giông: bánh xèo, cà ri, nướng, rán, ram, kho dừa. Và ngay cả đám cưới, nếu thiếu món giông này thì coi như chưa đủ vị. được biết nhiểu cánh bắt giông bằng bẫy hay đào, nhưng tôi thích nhất cách làm của một cậu bé vê lá cỏ tranh làm thành tiếng vi vi, ri ri như tiếng dế vừa lãng mạn vừa lung linh. Suối Tiên vẫn chảy kỳ ảo và nên thơ dưới mỗi bước chân người tới đây. Hòn Ghềnh - điểm dã ngoại mới ở Mũi Né Cách Mũi Né chưa đầy 1 km, Hòn Ghềnh còn có tên là Hòn Lao. Trước đây thắng cảnh này không có tên trong bản đồ du lịch của Phan Thiết - Bình Thuận, vì còn khá nguyên sơ và không có người ở. Từ khi các khu du lịch mới như Siva, Ghềnh Mũi Né mọc lên ở bãi sau Mũi Né, ốc đảo xinh đẹp này mới được các đơn vị du lịch nhắm tới và bắt đầu đưa khách đến tham quan. Để đến được Hòn Ghềnh, bạn có thể đi bằng hai cách, đi theo dịch vụ đưa đón khách từ làng nghỉ dưỡng Siva hoặc thuê ghe của ngư dân tại Mũi Né với giá khoảng 200.000 đồng/thuyền 10 người, bao gồm cả lượt đi và về. Từ Mũi Né, thuyền chạy chừng 10 phút, đưa bạn đặt chân lên đảo. Ấn tượng đầu tiên ở đây là nước biển trong vắt, có thể nhìn thấy những tán san hô dưới đáy rất đẹp và lạ mắt. Quanh đảo, những ghềnh đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau, bạn phải vượt qua chúng mới leo dần lên được đỉnh. Từ đỉnh Hòn Ghềnh, có thể bao quát được cả một vùng trời biển bao la, tận hưởng luồng gió mát của đại dương. Một bên là dãy Mũi Né duỗi dài, một bên là Hòn Rơm, chúng tạo thành vòng cung như đôi cánh tay ôm lấy biển. Ngắm cảnh Hòn Lao, đi vào buổi chiều là đẹp nhất, bởi bạn sẽ thấy được ráng chiều và hoàng hôn phủ dần trên biển. Sáng sớm là thời gian thích hợp cho những tay câu nghiệp dư. Ông Ngô Minh Chính, Giám đốc Công ty Lương thực Bình Thuận, chủ đầu tư làng du lịch Siva, cho biết sắp tới sẽ xây dựng cầu cảng, lều nghỉ, nơi câu cá để Hòn Lao trở thành một điểm dã ngoại - sinh thái cho du khách khi đến tham quan Siva. NGẢNH TAM TÂN (HÀM TÂN) Đó là một đoạn bờ biển đẹp thuộc xã Tân Hải (Hàm Tân), có bãi cát rộng phẳng, mịn màng và nhiều mỏm đá nhô lên mặt sóng đó từng bầy chim về phơi cánh tung tăng. Câu chuyện về những người tù vượt Côn Đảo, trên chiếc bè tắp vào bờ biển, trong đó có nhà cách mạng Tú Kiên sau này là Bí thư kỳ bộ Tân Việt Nam Kỳ được dân địa phương cứu thoát. Thuở đầu nhà Nguyễn Trung Hưng ở đây có một đồn binh được truyền lại câu thơ buồn như lời than thở" "Phong táp sơn yên truyền pháo hưởng Triều phiên hải giác trợ bề thanh" (Gió thổi trên lưng núi như tiếng súng vọng về, từng làn sóng âm vang dội về góc biển). Bờ biển Tam Tân còn giữ được cảnh quang sinh thái, những cây dương liễu xanh liên hoàn với địa danh dốc Ông Bằng, với dinh Thầy Thím đã trở thành điểm du lịch, nghỉ ngơi của khách mọi nơi. Cà Ná - một thắng cảnh biển Nằm cách Phan Rang 30 km về phía Nam, Cà Ná với vịnh biển được ôm ấp bởi một vòng cung dải cát vàng dài 3 km, bên cạnh biển là núi xanh trùng điệp, đây là một trong những nơi lý tưởng cho tắm biển, trị liệu, du lịch núi và du lịch làng chài. Chưa hết, dọc thềm biển nhô lên vài cụm đá, chấm phá vài loại cây vùng khô hạn Nam Trung bộ, theo đó, một hệ thống hạ tầng khách sạn, nhà nghỉ kiểu sàn Tây Nguyên, dịch vụ ăn uống đặc sản biển và các tuyến tham quan…Tất cả đều được xây dựng sát quốc lộ 1A, tạo thuận lợi cho du khách khi đến tham quan. Cách khoảng 3 km về phía Đông Đông Bắc bờ biển Cà Ná là làng biển Lạc Nghiệp. Đây là một trong những làng biển lâu đời dọc ven biển hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, nó cùng với làng Vĩnh Hy, làng La Gàn được xếp vào những làng chài lâu đời nhất của người Việt vùng Nam Trung bộ. Cạnh làng biển Lạc Nghiệp là Xí nghiệp muối Cà Ná, một địa điểm sản xuất muối công nghiệp lớn nhất ở Việt Nam. Ngoài khơi cách Cà Ná chừng 10 km về hướng Nam là Cù Lao Câu (còn gọi là Đảo Cái Hồn người), ở đó hoàn toàn là một đảo đá với cỏ và dứa dại. Trên đảo có nhiều chim muông, dưới thềm đảo có nhiều loại hải sản quý, nhưng ngon nhất và lạ nhất như ốc nhảy, loại ốc có càng như cua. Đảo này thực sự là một “vệ tinh” du lịch kỳ thú của Cà Ná. THẮNG CẢNH HÒN BÀ (HÀM TÂN) Là một hòn đảo nhỏ nằm cách bờ biển khoảng 2 cây số, Hòn Bà có hình dáng con Rùa khổng lồ đang ngẩng đầu vươn mình trên sóng biển. Hòn bà là ngọn núi trẻ, trên núi có nhiều cây cổ thụ lớn. Quanh năm cây xanh cổ thụ rợp bóng và là nơi trú ngụ của loài chim biển mỏi cánh bay về. Trên đảo có thờ Bà Chúa Ngọc Thiên Y A diễn bà với nguyên bản là một tảng đá tự nhiên mang hình dáng người mà người dân địa phương gọi là tương bà. Hàng năm vào ngày 23 tháng 3, ngư dân tổ chức lễ vía bà rất long trọng. Từ huyền thoại đầy tính sử thi về sự thủy chung, ghen giận, phân ly để rồi còn lại dấu vết Hòn Bà như một dấu chấm than buồn trên biển sóng mênh mông. Nữa đầu thế kỷ XVII người Chăm đã dựng lên một ngôi đền thờ nữ Thần Thiên Ya Ana - vị thần thiêng liêng của Vương Quốc Chăm-pa cổ. Cũng từ đây hòn đảo có tên gọi là Hòn Bà. Ngôi đền thờ có kết cấu kiến trúc và trang trí nghệ thuật giống như ngôi miếu của ngườI Việt cùng thời. Trong ngôi đền thờ, tượng nữ Thần Thiên Y Ana bằng đá, được các nghệ nhân Chăm tạc từ một khối đá nguyên tại chỗ. Việc thờ tượng Bà ở trên đỉnh Hòn Bà thể hiện sự tôn vinh của người Chăm với Nữ Thần. Mặt khác ở những thế kỷ trước đây, nghề biển là nghề chính thu hút đông đảo ngư dân Chăm ven bờ mà dấu vết của những làng ngư cổ vẫn còn. Do vậy, việc thờ tượng nữ Thần ở đây là sự cầu mong cho nữ thần phù hộ, cứu nạn cho họ trên biển. Hàng năm người Chăm ở các nơi thường đến đây làm lễ cầu mưa và các nghi lễ tôn giáo khác. Hòn Bà người ta biết đến và ngưỡng mộ không phải chỉ bằng chính ngôi đền cổ mà bởi ở đây là hòn đảo cheo leo giữa biển hấp dẫn mọi người bằng chính cảnh đẹp của nó cộng với sự hùng vĩ mênh mông của biển cả và đồi dương bên trong bờ càng làm cho phong cảnh ở đây đẹp thêm. Hòn Bà đuợc ví von là Động Tiên sa vì nơi đây dưới chân đảo là những tảng đá muôn hình muôn vẽ chồng chất lên nhau tạo ra những hang động huyền ảo. Tiếng sóng vỗ vào khe đá giữa gió đại dương ầm ào để Hòn Bà càng thêm hoang sơ và thơ mộng. . DU LỊCH PHAN THIẾT Tổng Hợp Các Khu Du Lịch và Thắng Cảnh Của Phan Thiết DU LỊCH HÒN RƠM Từ TP .Phan Thiết đi Mũi Né (22km), rồi. không có tên trong bản đồ du lịch của Phan Thiết - Bình Thuận, vì còn khá nguyên sơ và không có người ở. Từ khi các khu du lịch mới như Siva, Ghềnh Mũi

Ngày đăng: 21/01/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan