MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Kháng sinh là chất gây ô nhiễm ở nồng độ thấp. Các phương pháp được áp dụng hiện nay là phương pháp cánh đồng ngập nước, phương pháp sinh học, phương pháp oxi hóa bậc cao, phương pháp lọc màng và phương pháp hấp phụ. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng. Phương pháp hấp phụ sử dụng vật liệu biến tính có nguồn gốc thực vật đang là xu hướng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi những ưu điểm của vật liệu như giá thành rẻ, dễ kiếm, thân thiện với môi trường. Bột thân đay là vật liệu có tính xốp, hàm lượng cellulose cao, phân tử cellulose có 3 nhóm hydroxyl linh động có khả năng biến tính linh hoạt phù hợp với mục đích sử dụng. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp hấp phụ để xử lý kháng sinh trong nước. Tuy nhiên ở Việt Nam số lượng công trình nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế. Với mục đích góp phần vào việc sử lý hiệu quả kháng sinh trong môi trường nước, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu biến tính bột thân đay làm vật liệu để xử lý kháng sinh ciprofloxacin trong nước”. 2. Bố cục của luận văn Luận văn được bố cục gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung chia làm ba chương: Chương 1. Tổng quan; Chương 2. Thực nghiệm; Chương 3. Kết quả và thảo luận. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về ciprofloxacin 1.1.1. Ciprofloxacin 1.1.2. Ô nhiễm kháng sinh ciprofloxacin trong môi trường 1.1.3. Ảnh hưởng của ciprofloxacin đến môi trường và sức khỏe con người 1.1.4. Các phương pháp xử lý kháng sinh 1.2. Phương pháp hấp phụ 1.2.1. Lý thuyết về phương pháp hấp phụ 1.2.2. Mô hình hấp phụ đẳng nhiệt 1.2.3. Mô hình hấp phụ động học 1.2.4. Nhiệt động học của quá trình hấp phụ 1.3. Vật liệu bột thân đay 1.3.1. Đặc điểm và nguồn gốc 1.3.2. Đặc điểm cấu tạo chung của bột thân đay 1.4. Phương pháp đồng trùng hợp ghép 1.4.1. Tổng quan về phương pháp đồng trùng hợp ghép 1.4.2. Monome acrylamit 1.4.3. Tác nhân khơi mào natribisunphatamonipesunphat (SBAPS) CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bột thân đay ban đầu gọi tắt là rCOC Bột thân đay đã ghép acrylamide gọi tắt là BTA. Chất kháng sinh nghiên cứu ciprofloxacin, viết tắt là CIP. 2.2. Hóa chất và thiết bị 2.3. Biến tính vật liệu Bột thân đay được nghiền mịn và xử lý kiềm bằng dung dịch NaOH 15%. Sau đó đồng trùng hợp ghép acrylamide lên vật liệu bằng hệ khơi mào NaHSO3(NH4)2S2O8. Xác định đặc điểm cơ bản của vật liệu bằng phương pháp SEM, FTIR, pHpzc. 2.4. Xây dựng đường chuẩn và xác định độ đặc hiệu của CIP CIP trong dung dịch được đo bằng hệ thống sắc ký lỏng lần khối phổ LCMSMS. Và phương pháp đường ngoại chuẩn. 2.5. Khảo sát khả năng hấp phụ CIP của vật liệu rCOC và BTA 2.5.1. Công thức xác định khả năng hấp phụ của vật liệu 2.5.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng 2.5.3. Xác định khả năng tái sinh của vật liệu rCOC và BTA