Nền công nghiệp truyện tranh của Nhật phải thừa nhận là cực kỳ phát triển và được chú trọng bởi chính phủ Nhật Bản (09/04/2009, thủ tướng Taro Aso coi Manga như một công cụ mạnh mẽ để lan tỏa văn hóa Nhật Bản, và cho biết kế hoạch kêu gọi 500,000 lao động cho ngành nào nhằm tăng nguồn thu nhập của quốc gia lên 3 thậm chí là 4 lần1 ). Tầm ảnh hưởng của truyện tranh Nhật Bản đã lan rộng ra toàn thế giới và thu hút được sự chú ý của công chúng quốc tế. Theo GS. Sakae Kato (Đại học Daito Bunka, Nhật Bản) cho biết: “Tại các nước như Việt Nam, Malaysia hay Thái Lan… truyện tranh Nhật Bản đã thực sự thấm vào đời sống của người dân bản địa. Nhắc đến Manga là người ta nhớ ngay đến Nhật Bản, đến chú mèo máy Doraemon. Tác phẩm Doraemon được tiếp nhận áp đảo tại các nước Đông Nam Á. Ý tưởng về chiếc túi thần kỳ có thể biến tất cả thành hiện thực rất phù hợp với ước mơ của người dân ở những đất nước vừa mới có được cuộc sống ổn định trong sự phát triển kinh tế chung của châu Á trong thập niên 80.”2 Ở Việt Nam, truyện tranh thiếu nhi Doraemon đã là sách bán chạy nhất của Nhà xuất bản Kim Đồng. Tiếp theo thành công của Doremon, “Thủy thủ mặt trăng”, “Nữ hoàng Ai Cập” vv… liên tiếp gây dấu ấn trong lòng công chúng và mở đầu cho phong trào đọc truyện tranh trở lại. Hiện nay, mặc dù xã hội đã có những nhận thức khái quát được tầm ảnh hưởng của manga với công chúng, nhất là giới trẻ, tuy nhiên số lượng nghiên cứu về đề tài này là chưa lớn, khóa luận “Ngoại giao văn hóa Nhật Bản qua truyện tranh tại Việt Năm từ năm 2016-2017”, Luận văn của tác giả Hạ Thị Lan Phi“Ảnh hưởng của manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội” (2017), “Sự du nhập và ảnh hưởng của Manga ở Việt Nam hiện nay” (2007). Thậm chí, hiếm có đề tài tại Việt Nam rút ra được bài học thực tiễn về công tác ngoại giao hiện nay mà chỉ dừng lại ở đánh giá ảnh hưởng của Manga đến công chúng. 1 Theo AFP News, Japan Today 2 Theo VOV World, (VOV 5) đăng tải bởi tác giả Yến Lê - 28 Tháng Ba 2012 | 15:24:44 5 Do đó những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Manga - truyện tranh Nhật Bản” cho bài tiểu luận ứng dụng ngoại giao văn hóa lần này. Và cụ thể, nội dung sẽ xoay quanh 3 yếu tố chính: (1) Manga và vẻ đẹp, hệ giá trị của con người Nhật Bản; (2) Cách thức Nhật Bản biến một loại hình nghệ thuật nhỏ bé trở thành một nét văn hóa mới, mang đậm dấu ấn Nhật Bản và lan tỏa nó ra khắp thế; (3) Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong công tác Ngoại giao văn hóa;