1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Tìm hiểu về ngành hành chính văn phòng docx

53 730 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 399 KB

Nội dung

z CTT: Nghành Hành Chính Văn Phòng & Trường TC kinh tế -Kỹ thuật Bắc thăng long Tìm hiểu về ngành hành chính văn phòng SV: Phạm Thị Loan - 1 - MSV:06-1484 CTT: Nghành Hành Chính Văn Phòng & Trường TC kinh tế -Kỹ thuật Bắc thăng long LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đầu tiên Em xin gửi tới quý thầy cô trường Trung Cấp Kinh Tế - Kỹ Thuật Bắc Thăng Long đã tận tụy truyền dạy kiến thức cho Em trong trong thời gian qua để Em có thể hoàn thành được quá trình thực tập này. Và hơn hết Em xin cảm ơn cô giáo: Lê Thị Na người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài thực tập này. Bài báo cáo thực tập này hoàn thành còn nhờ sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty, các cô chú, anh chị của văn phòng Công Ty Cổ Phần xây lắp & Ứng Dụng Công Nghệ cota,.jsc , bạn bè đã cùng tôi sát cánh trong thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả. Với thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế ắt hẳn bài Báo cáo thực tập sẽ có nhiều thiếu sót. Nhưng với sự nghiên cứu nghiêm túc, sự đam mê tìm tòi học hỏi, tôi rất mong nhận được chỉ bảo tận tình của quý thầy cô. Sinh viên thực hiện Phạm Thị Loan SV: Phạm Thị Loan - 2 - MSV:06-1484 CTT: Nghành Hành Chính Văn Phòng & Trường TC kinh tế -Kỹ thuật Bắc thăng long MỤC LỤC Lời cảm ơn………………………………………………………………… 1 Mục lục…………………………………………………………………… 2 Lời mở đầu………………………………………………………………… 4 Chương I. Những vấn đề chung về thể thức văn bản…………………… 6 I. Khái niệm chung về văn bản……………………………………… 6 1. Khái niệm văn bản…………………………………………………….… 6 2. Chức năng của văn bản………………………………………………… 6 3. Phân loại văn bản……………………………………………………… 8 II. Yêu cầu thể thức văn bản………………………………………… 13 1. Khái niệm về thể thức văn bản quản lý nhà nước…………… ……… 13 2. Tác dụng của việc quy định thể thức văn bản………………………… 13 3. Cách trình bày các yếu tố thể thức trong văn bản……………………… 14 3.1 Quốc hiệu 15 3.2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản 16 3.3 Số, ký hiệu của văn bản 17 3.4 Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản 19 3.5 Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản 21 3.6. Nội dung văn bản 21 3.7. Thể thức chữ ký 23 3.8. Dấu của cơ quan, tổ chức 24 3.9 Nơi nhận 25 3.10 Dấu chỉ mức độ khẩn, mật 26 3.11 Các thành phần thể thức khác 26 3.12 Thể thức bản sao 27 chương II.Thực trạng công tác văn phòng tại công ty cổ phần xây lắp và ứng dụng công nghệ cota.,jsc 28 SV: Phạm Thị Loan - 3 - MSV:06-1484 CTT: Nghành Hành Chính Văn Phòng & Trường TC kinh tế -Kỹ thuật Bắc thăng long A : Thực trạng về tổ chức hoạt động của công ty 28 I. Hình thành và phát triển của công ty cổ phần và ứng dụng công nghệ cota.,jsc 28 1 .Địa chỉ trụ sở chính 28 2. Quá trình thành lập và phát triển 28 3. Các ngành nghề kinh doanh chính 29 II. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xây lắp và ứng dụng công nghệ cota.,jsc 30 1. Chức năng 30 2. Nhiệm vụ 30 3. Cơ cấu tổ chức 31 III. Chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của văn phòng công ty cổ phần xây lắp và ứng dụng công nghệ cota.,jsc 34 1. Chức năng 34 2. Nhiệm vụ của văn phòng 34 3. Cơ cấu tổ chức văn phòng 35 B. Thực trạng thể thức văn bản tại công ty cổ phần xây lắp và ứng dụng công nghệ cota.,jsc 36 I. Hoạt động chuyên môn của công ty cổ phần xây lắp và ứng dụng công nghệ cota.,jsc 36 II. Cách trình bày thể thức văn bản tại công ty cổ phần xây lắp và ứng dụng công nghệ cota.,jsc 37 1. Chức năng 37 2. Tên cơ quan ban hành văn bản 38 3. Số và ký hiệu văn bản 39 4. Địa danh 39 5. Tên loại và trích yếu văn bản 39 6. Nội dung của văn bản 40 7. Thể thức để ký 40 8. Nơi nhận 41 III. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân những hạn chế 41 1. Ưu điểm 41 2. Hạn chế 42 IV. Các giải pháp nhằm nâng cao thể thức văn bản tại công ty cổ phần xây lắp và ứng dụng công nghệ cota,.jsc 44 1. Chức năng và nhiệm vụ……………………………………………… 44 2. Pháp lý và chính sách…………………………………………………… 45 3. Cập nhật liên tục các thông tin về Luật ban hành VBQPPL …………… 45 4. Hoàn thiện quy chế và quy trình trình bày thể thức văn bản…………… 46 5. Nâng cao năng lực cán bộ làm việc tại Công Ty ……………………… 46 SV: Phạm Thị Loan - 4 - MSV:06-1484 CTT: Nghành Hành Chính Văn Phòng & Trường TC kinh tế -Kỹ thuật Bắc thăng long Kêt luận 50 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 51 LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, văn bản là một phương tiện lưu trữ và truyền đạt thông tin hữu hiệu. Hiện nay, tất cả các cơ quan, đơn vị đều phải sử dụng phương tiện này trong điều hành hoạt động quản lý của mình. Do tính năng và tác dụng của văn bản rất lớn nên khi sử dụng văn bản, để điều chỉnh các mối quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng bị quản lý về kinh tế, chính trị – xã hội .vv…. phải tuân thủ theo quy định một cách chặt chẽ về việc lưu trữ và lưu hành văn bản. Hiện nay, ở nước ta đã có luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh liên quan đến văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ vào luật, chính phủ, các Bộ, ngành.vv… đã ban hành một số văn bản quan trọng liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của cơ quan, đơn vị, tổ chức như hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, quyết định, báo cáo .vv…văn bản luật và pháp quy trên sẽ là căn cứ để các cơ quan, đơn vị ban hành những văn bản nội bộ như : điều lệ, nội quy, quy chế làm việc, các quyết định quản lý và những văn bản thường nhật. Để ban hành được những văn bản có nội dung đầy đủ, hợp tình, hợp lý, đúng với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình và có tác động đích thực đến đối tượng điều chỉnh cần phải có những bộ phận, nhân viên chuyên trách trợ giúp các nhà lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về văn bản, em đã lựa chọn đề tài “tìm hiểu về thể thức của văn bản Công Ty Cổ Phần & Ứng Dụng Công Nghệ SV: Phạm Thị Loan - 5 - MSV:06-1484 CTT: Nghành Hành Chính Văn Phòng & Trường TC kinh tế -Kỹ thuật Bắc thăng long cota,.jsc ”. Nhằm khẳng định vai trò to lớn của văn bản trong quá trình hoạt động của Công Ty Cổ Phần xây lắp & Ứng Dụng Công Nghệ cota,.jsc Đợt thực tập tốt nghiệp lần này giúp em hiểu thêm rất nhiều công việc mà một nhân viên hành chính văn phòng phải làm . Đó là bài học kinh nhiệm quý báu để em có thể định hướng rõ công việc mà em phải làm sau này Và có thể đến với thành công ấy là nhờ sự dạy bảo nhiệt tình của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô luôn luôn hết lòng vì thế hệ trẻ chúng em, đặc biệt tổ môn hành chính văn phòng. Cảm ơn ban lãnh đạo công ty, cảm ơn các cô chú, anh chị của văn phòng Công Ty Cổ Phần xây lắp & Ứng Dụng Công Nghệ cota,.jsc đã giúp đỡ em hoàn thành kỳ thực tập này. và lời cảm ơn trân trọng nhất em xin gửi tới cô: Lê Thị Na người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài thực tập này. Tuy nhiên do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bản báo cáo này của em không tránh khỏi những thiếu sót và sơ sài. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Ngày 15 tháng 07 năm 2010 Sinh Viên Phạm Thị Loan SV: Phạm Thị Loan - 6 - MSV:06-1484 CTT: Nghành Hành Chính Văn Phòng & Trường TC kinh tế -Kỹ thuật Bắc thăng long CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ THỨC VĂN BẢN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN 1. Khái niệm văn bản Theo nghĩa rộng, văn bản được hiểu là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu hay ngôn ngữ nhất định, nghĩa là bất cứ phượng tiện nào dùng để ghi nhận và truyền đạt thông tin từ chủ thể này đến chủ thể khác. Theo cách hiểu này, bia đá, câu đối, ở đền chùa; Chúc thư, văn khế, thư tịch cổ; Tác phẩm văn học hoặc khoa học kỹ thuật, công văn, giấy tờ, khẩu hiệu, băng ghi âm, bản vẽ…vv. ở các cơ quan đều được gọi là văn bản. khái niệm này được sử dụng một cách phổ biến trong giới nghiên cứu về văn bản học, ngôn ngữ học, văn học, sử học ở nước ta từ trước tới nay. Theo nghĩa hẹp, văn bản được hiểuvăn bản,giấy tờ, hồ sơ được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế. Theo nghĩa này, các loại giấy tờ dùng để quản lý và điều hành các hoạt động của cơ quan, tổ chức như chỉ thị, thông tư, nghị định, quyết định, đề án công tác, báo cáo.vv… đều được gọi là văn bản. Ngày nay, khái niệm này được dùng một cách rộng rãi trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. 2. Chức năng của văn bản a. Chức năng thông tin Trong đời sống con người, thông tin là một nhu cầu rất căn bản. Nhu cầu đó không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng của các mối quan hệ trong xã hội. Mỗi người sử dụng thông tin lại tạo ra một thông tin mới. Các thông tin đó lại được truyền đạt lại cho người khác. Trong quá trình thảo luận, truyền đạt mệnh lệnh, trong thư từ hoặc trong tài liệu hay các phương diện truyền đạt khác. Chính vì vậy mà: Chức năng thông tin là chức năng chính của văn bản, các loại văn bản là phương tiện truyền tải các thông tin nhằm mục tiêu phục vụ hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan tổ chức hoặc cá nhân. SV: Phạm Thị Loan - 7 - MSV:06-1484 CTT: Nghành Hành Chính Văn Phòng & Trường TC kinh tế -Kỹ thuật Bắc thăng long Các thông tin chứa đựng trong văn bản là một trong những nguồn của cải quý giá của một quốc gia, là sản phẩm hành hóa đặc biệt quan trọng có vai trò to lớn trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội; là yếu tố quyết định đưa ra những chủ chương chính sách nhằm giải quyết công việc của các cơ quan cũng như các công việc liên quan đến quyền lợi và lợi ích của một cá nhân và của các công dân. Giá trị của văn bản phụ thuộc vào nội dung thông tin có trong văn bản; giá trị của thông tin phụ thuộc vào độ chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin và các thông tin trong văn bản bao gồm : thông tin quá khứ, thông tin hiện tại, thông tin tương lai ( hay còn gọi là thông tin dự báo). b. Chức năng quản lý của văn bản Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường. chính vì vậy chức năng quản lý của văn bản được thể hiện như sau : Văn bản là công cụ tổ chức các hoạt động quản lý giúp các cơ quan và lãnh đạo điều hành các hoạt động của bộ máy trong phạm vi không gian và thời gian cụ thể. Văn bản là cơ sở tổ chức thông tin giúp các cơ quan và lãnh đạo điều hành các quyết định, muốn ra kế hoạch gì ? Định hướng như thế nào ? tất cả phải trình bày bằng văn bản. Văn bản là công cụ để kiểm tra, giám sát, đôn đốc các công việc đã ban hành. c. Chức năng pháp lý của văn bản Chức năng pháp lý là chức năng thứ 3 của văn bản – chức năng pháp lý được thể hiên qua 2 phương diện : Phương diện 1 : Được dùng để làm phương tiện ghi chép luật pháp của nhà nước để điều tiết mối quan hệ xã hội. Phương diện 2 : Văn bản là chứng cứ pháp lý để quản lý và điều hành. d. Chức năng sử liệu SV: Phạm Thị Loan - 8 - MSV:06-1484 CTT: Nghành Hành Chính Văn Phòng & Trường TC kinh tế -Kỹ thuật Bắc thăng long Chức năng sử liệu được thể hiện : Văn bản là phương tiện ghi chép các thông tin về đời sống văn hoá xã hội. Ngoài ra văn bản sử liệu có giá trị to lớn, quan trọng đặc biệt đối với những người làm công tác nghiên cứu lịch sử. Như Trung tâm lưu trữ quốc gia… Tài liệu lưu trữ có giá trị hơn tài liệu thông thường. e. Chức năng văn hoá - xã hội Văn bản thể hiện bản sắc văn hoá của các dân tộc, văn bản là hoạt động sáng tạo của con người. Đó là 5 chức năng của văn bản, trong đó có 3 chức năng chính đó là : chức năng thông tin, chức năng quản lý, chức năng pháp lý. 3. Phân loại văn bản Việc phân loại văn bản có vai trò rất quan trọng, giúp cho người soạn thảo văn bản lựa chọn loại văn bản phù hợp với mục đích sử dụng của mình vì mỗi loại văn bản khác nhau thường có nội dung, hình thức và chức năng khác nhau. Văn bản đươc phân loại theo nhiều cách dựa vào nhiều tiêu trí như tính chất của văn bản, chủ thể ban hành văn bản, chức năng của văn bản, thuộc tính pháp lý của văn bản, hình thức của văn bản. Theo nghị định số 110/2004/NĐ- CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của chính phủ, hệ thống văn bản được chia thành các loại : hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản hành chính. a. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản thể hiện những quyết định quản lý nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một hình thức và trình tự pháp luật quy định, thể hiện ý chí nhà nước mang tính bắt buộc chung, buộc các đối tượng có liên quan phải thi hành được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chễ. Văn bản quy phạm pháp luật được quy định theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002. Văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau: SV: Phạm Thị Loan - 9 - MSV:06-1484 CTT: Nghành Hành Chính Văn Phòng & Trường TC kinh tế -Kỹ thuật Bắc thăng long Là loại văn bản do cơ quan nhà nước hoặc cá nhân được nhà nước quy định theo chức năng ban hành theo đúng hình thức, thủ tục, trình tự được quy định. Là văn bản quy định những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, đối với mọi đối tượng, có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương. Quy tắc xự sự chung là những chuẩn mực mà mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia quan hệ xã hội được quy tắc đó điều chỉnh. Là văn bản được nhà nước đảm bảo thi hành bằng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục; các biện pháp về tổ chức, hành chính, kinh tế; trong trường hợp cần thiết nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chễ bắt buộc thi hành và quy định chế tài đối với người có hành vi vi phạm. Theo thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của bộ nội vụ và văn phòng chính phủ (hướng dẫn thi hành nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của chính phủ ), văn bản quy phạm pháp luật gồm các loại sau đây : Luật (Lt): Là văn bản được ban hành để cụ thể hoá hiến pháp nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế xã hội và hoạt động của bộ máy nhà nước; quy định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Luật có tính cố định, không thể sửa đổi, bổ sung mà chỉ có thể thay thế bằng vă bản luật mới. Luật được quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký lệnh công bố. Pháp lệnh (PL) : Là văn bản có giá trị pháp lý như luật, cụ thể hoá những nguyên tắc được quy định trong hiến pháp, quy định những vấn đề được quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình quốc hội xem xét quyết định ban hành thành luật. Pháp lệnh có thể sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện, do UBTVQH thông qua và chủ tịch nước ký quyết định công bố. Lệnh (L) : Là văn bản dùng để công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh; để tổng động viên hoặc động viên cục bộ; để công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương; để công bố lệnh đặc xá hoặc ân xá; để phong cấp hàm ngoại giao hoặc quân sự. Lệnh do Chủ Tịch nước ban hành. Nghị định (NĐ) : Là văn bản dùng để quyết định chủ trương, chính sách của chính phủ, thông qua các dự án, kế hoạch và ngân sách nhà nước; phê SV: Phạm Thị Loan - 10 - MSV:06-1484 [...]... hành loại văn bản phù hợp Hệ thống văn bản hành chính bao gồm các loại: văn bản hành chính cá biệt, văn bản hành chính thông thường có tên loại, văn bản hành chính thông thường không có tên loại Văn bản hành chính cá biệt - Quyết định cá biệt (QĐ) : Là loại văn bản dùng để quy định các vấn đề về chế độ, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự và giải quyết những vấn đề khác dưới hình thức áp dụng các văn. .. - 16 - MSV:06-1484 CTT: Nghành Hành Chính Văn Phòng & Trường TC kinh tế -Kỹ thuật Bắc thăng long Ghi chú: Ô số : Thành phần thể thức văn bản 1 : Quốc hiệu 2 : Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản 3 : Số, ký hiệu của văn bản 4 : Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản 5a : Tên loại và trích yếu nội dung văn bản 5b : Trích yếu nội dung công văn hành chính 6 : Nội dung văn bản 7a, 7b, 7c : Chức... văn của Chính phủ do Vụ Hành chính Văn phòng Chính phủ soạn thảo: Số: /CP-HC; Công văn của Thủ tướng Chính phủ do Vụ VănVăn phòng Chính phủ soạn thảo: Số: /TTg-VX; SV: Phạm Thị Loan - 20 - MSV:06-1484 CTT: Nghành Hành Chính Văn Phòng & Trường TC kinh tế -Kỹ thuật Bắc thăng long Công văn của Bộ Xây dựng do Cục Quản lý nhà Bộ Xây dựng soạn thảo: Số: /BXD-QLN; Công văn của Uỷ ban nhân dân tỉnh …... Thủ tướng Chính phủ) ban hành văn bản Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân số 31/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 Bước 2 Cách đánh số, ký hiệu của văn bản hành chính Số của văn bản hành chính là số thứ tự đăng ký văn bản do... luật, hoặc dùng để thực hiện các tác nghiệp hành chính trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các tổ chức khác Đây là hình thức văn bản được sử dụng trong các cơ quan, tổ chức Trong hệ thống văn bản hành chính, ngoại trừ thông cáo quy định chủ thể ban hành, các văn bản hành chính khác không xác định thẩm quyền ban hành theo tên loại của văn bản Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân... tháng, năm ban hành văn bản quy phạm pháp luật khác và văn bản hành chính là ngày, tháng, năm văn bản được ký ban hành Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ ngày tháng năm …; các số chỉ ngày, tháng, năm dùng chữ số Vntime; đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải ghi thêm số 0 ở trước SV: Phạm Thị Loan - 22 - MSV:06-1484 CTT: Nghành Hành Chính Văn Phòng & Trường TC... Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên): Hưng Yên, ngày tháng năm SV: Phạm Thị Loan - 21 - MSV:06-1484 CTT: Nghành Hành Chính Văn Phòng & Trường TC kinh tế -Kỹ thuật Bắc thăng long Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh: + Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương: là tên của thành phố trực thuộc Trung ương, ví dụ: Văn bản của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và của các sở, ban, ngành thuộc thành... Phiếu chuyển (PC) : Là loại văn bản dùng để chuyển hồ sơ tài liệu của cơ quan ,đơn vị tổ chức cá nhân đến bộ phận khác để tiếp tục giải quyết Văn bản hành chính thông thường không có tên loại : Công văn (hành chính) là loại văn bản không có tên loại dùng làm phương tiện giao dịch hành chính giữa các cơ quan, tổ chức hoặc giữa cơ quan tổ chức với công dân Phạm vi sử dụng của công văn rất rộng, liên quan... b Nội dung Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan tổ chức ban hành Tên loại văn bản phải do pháp luật quy định Các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính đều phải ghi tên loại văn bản trừ công văn trích yếu nội dung của văn bản là một cụm từ hoặc một câu ngắn gọn nêu nội dung khái quát của văn bản giúp cho việc xác định nhanh chóng nội dung chủ yếu của văn bản thuận tiện... của công văn được trình bày bằng phông chữ Vntime cỡ chữ 12 – 13 kiểu chữ đứng được phép viết tắt chữ v/v ( trích yếu văn bản của công văn được ghi dưới số và ký hiệu) 3.6 Nội dung văn bản a Vị trí Nội dung văn bản là ở ô số 6 b Nội dung b1 Nội dung văn bản SV: Phạm Thị Loan - 23 - MSV:06-1484 CTT: Nghành Hành Chính Văn Phòng & Trường TC kinh tế -Kỹ thuật Bắc thăng long Nội dung văn bản là thành phần . z CTT: Nghành Hành Chính Văn Phòng & Trường TC kinh tế -Kỹ thuật Bắc thăng long Tìm hiểu về ngành hành chính văn phòng SV: Phạm Thị Loan. ban hành loại văn bản phù hợp. Hệ thống văn bản hành chính bao gồm các loại: văn bản hành chính cá biệt, văn bản hành chính thông thường có tên loại, văn

Ngày đăng: 21/01/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w