1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Từ chlorophyl đến viên thuốc giảm mùi hôi pdf

5 366 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 192,66 KB

Nội dung

Từ chlorophyl đến viên thuốc giảm mùi hôi Chất diệp lục Chlorophyl. Chlorophyl hay còn gọi là chất diệp lục có ở thực vật đặc biệt là ở lá. Đây là nhóm sắc tố quang hợp hấp thụ ánh sáng vùng xanh tím và vùng đỏ, và phản xạ lại ánh sáng lục tạo nên màu lục của cây xanh (còn gọi là màu xanh lá cây). Qua hấp thụ ánh sáng và dùng năng lượng hấp thụ để tiến hành quang hợp cho phép lá cây tạo glucid từ khí CO2 và nước, đồng thời sự cân bằng giữa ôxy và CO2 được giữ vững. Hàm lượng chlorophyl trong cây xanh chiếm khoảng 1% chất khô. Thành phần cấu tạo của chlorophyl tương tự với hemoglobin (huyết cầu tố) trong máu động vật bậc cao. Chỉ có một điểm khác: Trong phân tử của chlorophyl có nhóm porphyrin mà nguyên tử trung tâm là Mg. Còn nhóm porphyrin trong hemogobin có nguyên tử ở trung tâm là Fe. Dưới tác dụng của Fe, Sn, Al, Cu thì Mg trong chlorophyl dễ bị thay thế và sẽ cho các màu khác nhau. Vì thế mà người ta cho rằng chlorophyl có vai trò trong việc tái tạo máu - điều này đã được một số nhà khoa học nghiên cứu chứng minh trên những con vật thiếu máu, cần phải phục hồi nhanh số lượng hồng huyết cầu. Những dẫn xuất của chlorophyl hoặc tan trong nước hoặc trong lipid, có nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống như: để nhuộm màu, khử mùi, xà phòng, kem đánh răng, nước súc miệng, nước gội đầu, thuốc mỡ bôi ngoài da, băng phẫu thuật, thuốc làm sạch vết thương Tác dụng đặc biệt về khử mùi Nếu được sử dụng với liều lượng thích hợp chlorophyl có tác dụng đặc biệt là khử những mùi khó chịu xuất phát từ cơ thể bao gồm hơi thở hôi hoặc các sản phẩm mà cơ thể bài tiết. Những phụ nữ bị ung thư biểu mô và được chiếu tia xạ vào các khối u tử cung, hoặc cổ tử cung, âm đạo, sau đó lại đắp băng 2-3 ngày, lúc bỏ băng dễ có mùi hôi thối. Nhưng nếu cho uống chlorophyl liều cao ngay khi bắt đầu dùng tia xạ sẽ khử được mùi ở băng đắp và còn khử được cả mùi toàn thân. Một số người bệnh có mùi hôi do mở thông đại tràng, hồi tràng hoặc bị loét hoại tử ở bề mặt da, uống chlorophyl liều cao cũng thấy có tác dụng khử mùi hôi thối khá rõ. Với người già yếu mắc bệnh mạn tính, chữa bệnh nhiều ngày tại nhà, cho uống chlorophyl liều cao, vừa chống táo bón, vừa khử được mùi hôi cơ thể và mùi phân. Tuy nhiên, nó lại không có tác dụng khử mùi khai của nước tiểu do người già đái dầm. Với bệnh nhân đái tháo đường, chlorophyl cũng không có hiệu lực khử mùi, người ta cho rằng có một chất chuyển hóa nào đó trong loại bệnh này mà chlorophyl không đối kháng được. Ngoài vấn đề khử mùi, một số nhà nghiên cứu (GS. Kapp và GS. Gurney, đại học Loyola) còn thấy rằng chlorophyl hòa tan trong nước có tác dụng ức chế được sự phát triển của vi khuẩn. Viên thuốc lưu hành Chlorophyl đã được một số hãng dược phẩm bào chế thành dạng thuốc mỡ 1%, dung dịch 0,25 - 0,5% và viên nén 0,05 hoặc 0,1g. Thuốc được chỉ định điều trị cho bệnh nhân có mùi hôi thối, mở thông đại tràng, hồi tràng, loét bề mặt da, bệnh phụ khoa, ung thư biểu mô, chiếu xạ khối u tử cung, cổ tử cung, âm đạo. Khử mùi cơ thể, mùi phân. Chữa táo bón mạn tính, trướng hơi. Ngoài ra, còn được dùng khử những mùi khó chịu khác như: thời kỳ kinh nguyệt, hôi nách, hôi miệng (sâu răng, viêm amidan, hút thuốc lào thuốc lá ), đau dạ dày - tá tràng, rối loạn tiêu hóa, dịch tiết có mùi hôi, ăn uống có mùi khó chịu. Có hãng dược còn ghi thêm chỉ định: điều trị thiếu máu, dễ chảy máu, vết thương ngoài da và bỏng. Về liều lượng với viên chlorophyl 50mg liều khuyến cáo là 1 - 4 viên mỗi ngày. Trường hợp cần thiết có thể tăng liều không giới hạn. Chlorophyl có nguồn gốc thực vật, thành phần sẵn có trong nhiều loại thực phẩm, nhiều người vẫn dùng trong ăn uống hằng ngày, hoàn toàn không độc hại. Viên nén chlorophyl uống với nước thuộc danh mục thuốc không cần đơn. Các cơ quan y tế của Mỹ và phần lớn các nước châu Âu coi chlorophyl như thực phẩm, không có giới hạn về liều lượng uống cho người (báo cáo của FAO - WHO số 557, 1974). Cho đến nay viên thuốc chlorophyl không hề có chống chỉ định, cũng không có tác dụng phụ ngoài ý muốn. Bởi vậy trong trường hợp cần thiết có thể tăng liều dùng rất cao, so với liều khuyến cáo, mà không hề có tác hại gì. Tuy nhiên để dè chừng, người ta vẫn khuyên không nên dùng viên chlorophyl cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. . Từ chlorophyl đến viên thuốc giảm mùi hôi Chất diệp lục Chlorophyl. Chlorophyl hay còn gọi là chất diệp lục. khuẩn. Viên thuốc lưu hành Chlorophyl đã được một số hãng dược phẩm bào chế thành dạng thuốc mỡ 1%, dung dịch 0,25 - 0,5% và viên nén 0,05 hoặc 0,1g. Thuốc

Ngày đăng: 21/01/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w