1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Tiêm thuốc vào khớp và những quy định bắt buộc doc

5 636 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 171,54 KB

Nội dung

Tiêm thuốc vào khớpnhững quy định bắt buộc Tiêm vào trong ổ khớp hay tiêm nội khớp là phương pháp đưa trực tiếp một loại thuốc vào trong ổ khớp để điều trị, có nghĩa là phải đưa thuốc đi qua bao khớp, vào trong khoang khớp, thuốc tiếp xúc trực tiếp vào màng hoạt dịch sụn khớp, đầu xương. Mục đích của phương pháp là để thuốc phát huy tác dụng tại chỗ, có rất ít tác dụng toàn thân. Có 4 vị trí khớp thường được tiêmkhớp gối, khớp ngón tay, khớp vai, khớp khuỷu. Tiêm thuốc vào khớp được chỉ định trong các trường hợp: tình trạng thoái hóa khớp có đau, có sưng phản ứng; một số trường hợp viêm khớp do thấp cấp mạn tính (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, bệnh tạo keo ). Các trường hợp viêm khớp do các nguyên nhân vi khuẩn, virut, nấm không được tiêm nội khớp vì không cần thiết có thể làm bệnh nặng thêm. Chỉ dùng thuốc có chứa corticoid loại giải phóng chậm (dịch treo) như hydrocortison acetat, methylprednisolon 21-acetat (depo-medrol), betamethason 21-dipropionat (diprospan) để tiêm nội khớp. Gần đây người ta còn sử dụng một dạng thuốc tiêm vàokhớp để bổ sung chất nhầy cho khớp, thuốc có thành phần chủ yếu là acid hyaluronic (hyruan, go- on, hyacin ). Ngoài ra, tuyệt đối không tiêm bất kỳ thứ thuốc nào khác vào khớp vì không có tác dụng có nhiều nguy cơ gây nhiễm trùng trong ổ khớp. Tiêm nội khớp là một thủ thuật đòi hỏi phải được vô khuẩn tuyệt đối. Để tránh nhiễm khuẩn gây viêm mủ khớp, theo quy định của Bộ Y tế, chỉ có bác sĩ đã được huấn luyện mới được tiêm nội khớp; thủ thuật phải được tiến hành ở cơ sở y tế có đủ điều kiện vô khuẩn, khử khuẩn tốt (phòng thủ thuật của bệnh viện huyện, tỉnh, bệnh viện T.Ư ). Mỗi khớp không tiêm quá 3 lần cách nhau 3-7 ngày (tùy loại thuốc), sau 3 lần muốn tiêm lại tối thiểu phải sau 2 tháng. Ở một số vị trí ngoài khớp như bao gân, dây chằng, điểm bám gân khi có viêm đau (không do nhiễm khuẩn) cũng có chỉ định tiêm tại chỗ dung dịch treo chứa corticoid để điều trị. Tuy nhiên, tiến hành phải tuân theo quy định như ở phần tiêm khớp. Ngoài tiêm thuốc vào khớp, người ta cũng có thể tiêm thuốc vào cột sống và tiêm thuốc vào huyệt: - Tiêm thuốc vào cột sống khác với tiêm nội khớp. Có hai thủ thuật tiêm cột sống: tiêm ngoài màng cứng tiêm cạnh cột sống. Tiêm ngoài màng cứng là thủ thuật chọc kim giữa các đốt sống ở vùng thắt lưng cùng đưa thuốc vào khoang ngoài màng cứng của tuỷ sống; thuốc được dùng là các dung dịch treo corticoid, trộn với một số thuốc như xylocain, vitamin nhóm B natri clorua 0,9%, với số lượng từ 10-20ml cho 1 lần, tiêm 2-3 lần cách nhau 3-7 ngày; được chỉ định chữa đau thắt lưng vô căn, đau dây thần kinh tọa. Tiêm cạnh cột sống chủ yếu chỉ định trong những trường hợp đau thắt lưng cấp, thuốc thường dùng là xylocain, không nên tiêm nhiều lần vì làm che lấp các dấu hiệu của bệnh cột sống. - Tiêm thuốc vào huyệt (thủy châm): là một thủ thuật điều trị có tác dụng tốt. Tuy nhiên cần phải có chẩn đoán trước khi tiêm, chỉ tiêm những thuốc được quy định, tuyệt đối không tiêm các loại khác vào huyệt như kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc corticoid . Tiêm thuốc vào khớp và những quy định bắt buộc Tiêm vào trong ổ khớp hay tiêm nội khớp là phương pháp đưa trực tiếp một loại thuốc vào trong ổ khớp. khớp, người ta cũng có thể tiêm thuốc vào cột sống và tiêm thuốc vào huyệt: - Tiêm thuốc vào cột sống khác với tiêm nội khớp. Có hai thủ thuật tiêm

Ngày đăng: 21/01/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w