MÔITRƯỜNGXÂYDỰNG MỐI QUANHỆ
GIAO TIẾP
Nhu cầu giaotiếp hiệu quả đòi hỏi các bên liên quan trong giaotiếp phải chia
sẻ và thống nhất các định nghĩa khác nhau và các thông số của những thông
tin đang được trao đổi. Theo Stefano Baldi và Ed Gelbstein ("Jargon, Thủ tục
và quy tắc là những rào cản trong giaotiếp hiệu quả ") : Môitrường là nơi thể
hiện năm mối quanhệgiao tiếp: Cộng tác, thương lượng, cạnh tranh, xung
đột và không thừa nhận.
Biểu đồ dưới đây minh hoạ các mối liên kết, các mốiquanhệ không ổn định
và cách phát triển các mối quanhệgiaotiếp để từ đó cải thiện hiệu quả giao
tiếp (con đường phát triển tích cực) hoặc đi vào sự sụp đổ hoàn toàn (con
đường phát triển tiêu cực).
Quan hệ không thừa nhận ( Non - recognition):
Từ chối tất cả các quan hệgiao tiếp, trao đổi, không thừa nhận bất cứ quyền
trao đổi nào cho dù đối tượng là ai.
Quan hệ xung đột (Conflictual)
là một tình huống mà trong đó các bên công nhận nhau, nhưng không còn có
thể cùng hợp tác để hướng đến kết quả đôi bên cùng có lợi, thay vào đó là sự
lạm dụng bạo lực trong cả lời nói và vật lý.
Hai loại quanhệ nói trên là những trở ngại cơ bản nhất khi muốn đạt hiệu quả
giao tiếp. Ba loại quanhệ còn lại tương đối không ổn định lâu dài, một sự
thay đổi trong mốiquanhệ có thể xảy ra chỉ do một sự kiện tương đối nhỏ -
thậm chí chỉ cần một từ ngữ không thích hợp ở một thời điểm nào đó - điều
này có thể xảy ra rất nhanh chóng.
Quan hệ hợp tác (Collaborative)
nhu cầu và vị trí của tất cả các bên được xác định và hiểu rõ ràng, mọi người
có liên quan đều hướng đến sự thành công, cũng như chia sẻ nhiều thứ khác
như thông tin, thiết bị, vị trí và sự hậu thuẫn lẫn nhau.
Quan hệ thương lượng (Negotiative)
có nhiều điểm chung với hình thức quanhệ hợp tác ngoại trừ một số nhu cầu
và vị trí có thể chưa được xác định rõ ràng, đòi hỏi sự thảo luận và trao đổi để
đạt được một kết quả hai bên cùng chấp nhận được.
Quan hệ cạnh tranh:
Quan hệ hợp tác và quanhệ thương lượng có thể nhanh chóng trở thành
quan hệ cạnh tranh khi một trong những đối tác cần phải (hoặc quyết định)
đóng một vai trò khác nhau so với van trò ban đầu đã được thoả thuận. Vai
trò mới này có thể dẫn đến tình trạng chồng chéo trách nhiệm của những
người khác. Một dạng quanhệ cạnh tranh khác cũng có thể hình thành khi
một "đối tác mới" tham gia với nỗ lực thành lập và hy vọng sẽ có được quyền
lợi, quyền ưu đãi, nhượng bộ từ những người khác. Mốiquanhệ cạnh tranh
nếu không quản lý đúng cách sẽ nhanh chóng xấu đi và trở thành quanhệ
không thừa nhận, xung đột hay loại trừ.
Tại thời điểm này, khái niệm về sự tín nhiệm và tin tưởng trở nên quan trọng.
Nếu không có một trong hai yếu tố này, giaotiếp hiệu quả là bất khả thi. Sự
tín nhiệm và tin tưởng không thể nào tự động có được, nó phải được giành
lấy theo quá trình.
Biểu đồ dưới đây hiển thị cách phát triển uy tín và niềm tin theo thời gian. Ở
giai đoạn đầu của mốiquan hệ, con người sẽ đối phó một cách thận trọng.
Khi mốiquanhệ phát triển theo thời gian nó có thể phát triển theo nhiều chiều
hướng khác nhau – uy tín và niềm tin của người trong cuộc sẽ thực sự tăng
lên sau mốiquanhệ đầu tiên cho đến khi nó đạt đến một mức độ cao, biểu thị
một mốiquanhệtrưởng thành và ổn định!
Những đường cong biểu hiện sự giảm sút về lòng tin, mà thường không bù
đắp được (irrecoverable), vì điều này ngụ ý sự kết thúc của bất kỳ quan hệ
giao tiếp có ý nghĩa nào.
Bốn phản ứng hoặc các vai trò thường gây khó khăn trong giao tiếp, cũng
như trong các mốiquanhệ và công việc, là:
1. Người xoa dịu (Placater):
Những người xoa dịu luôn luôn nói một cách thu hút để lấy lòng (ingratiating),
cố gắng làm hài lòng, sẵn sàng xin lỗi và không bao giờ tỏ thái độ không đồng
ý, dù tình huống thế nào đi nữa.
Trong lời nói: Họ luôn đồng ý. Ví dụ: "Bạn muốn là được. Tôi chỉ ở đây để
giúp bạn cảm thấy vui."
Trong bản thân: Họ luôn cho thấy cảm giác bất lực.
Trong nội tâm : Họ luôn cảm thấy: "Tôi cảm thấy vô nghĩa: không có anh hoặc
cô ấy, tôi đã chết. Tôi vô giá trị".
2. Người bảo thủ (Blamer):
Họ là những người bới lông tìm vết, là một nhà độc tài, một ông chủ và luôn
tỏ ra cao ngạo.
Trong công việc: Họ luôn không đồng ý, và nói (hoặc tỏ vẻ): "Bạn chẳng làm
được điều gì đúng cả, chuyện gì xảy ra vậy? Hoặc “Nếu không phải vì bạn thì
mọi cái sẽ trở nên tốt đẹp”. Trong bản thân: Họ luôn chứng tỏ : "Tôi là ông
chủ ở đây."
Trong nội tâm, họ luôn cảm thấy "Tôi cô đơn và không thành công."
3. Người máy móc (Computer):
Họ luôn rất đúng, rất hợp lý, không hề bộc lộ bất kỳ cảm xúc nào. Họ là
những người bình tĩnh, thâm trầm và chọn lọc, và gần như hoàn toàn vô cảm
và luôn hướng đến lý trí. Họ luôn dùng ngôn ngữ đao to búa lớn.
Trong công việc: Họ cực kỳ hợp lý. Ví dụ: "Nếu có ai quan sát cẩn thận, họ sẽ
nhận ra kết quả của chúng ta ở đây"
Trong bản thân: Họ rất nghiêm khắc, máy móc và sẵn sàng nói rằng: "Tôi
đang bình tĩnh, tỉnh táo và chọn lọc".
Trong nội tâm: Họ có thể nói: "Tôi cảm thấy dễ bị tổn thương".
4. Người xao lãng (Distracter):
Họ chẳng không bao giờ có thể định hướng trực tiếp đến bất cứ điều gì. Bất
cứ điều gì họ nói hoàn toàn không liên quan đến những gì người khác đang
nói hoặc làm.
Trong công việc: Việc làm và suy nghĩ của họ là hoàn toàn không liên quan.
Trong bản thân: Họ luôn lúc thế này lúc thế khác.
Trong nội tâm: Họ có thể nói: "Không ai quan tâm cả. Ở đây không có chỗ
cho tôi".
Tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau là nền tảng cho giaotiếp hiệu quả. Khi cả hai
đều tồn tại, mục tiêu có thể được phát triển theo tất cả nội dung mà các cá
nhân và nhóm đã cam kết.
Hệ thống và thủ tục giaotiếp được phát triển dựa trên mục tiêu chung và
quan hệ hợp tác là những điều nhận được sự hỗ trợ nhiều nhất, tôn trọng
nhiều nhất, và kết quả là đạt hiệu quả nhất.
. MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ
GIAO TIẾP
Nhu cầu giao tiếp hiệu quả đòi hỏi các bên liên quan trong giao tiếp phải chia
sẻ và. minh hoạ các mối liên kết, các mối quan hệ không ổn định
và cách phát triển các mối quan hệ giao tiếp để từ đó cải thiện hiệu quả giao
tiếp (con đường