KẾ HOẠCH
TỔ CHỨCHOẠTĐỘNG MỘT NGÀY
* Chủ đề: Các nghề phổ biến
* Chủ đề nhánh: Nghềgiao thông, nghề giúp đỡ cộng đồng
* Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: “ Vẽ các nghề bé thích ”
Lớp mẫu giáo: Lá
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Như Lai /Võ Thị Mỹ Diệp
Trường Mầm non 20.10, Hải Châu, Đà Nẵng.
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau và các
nghề đều có ích phục vụ cho đời sống của con người.
- Trẻ cảm nhận được cái đẹp và tự hào về sản phẩm mình làm
ra.
- Phát triển kỹ năng phối hợp các đường nét, màu sắc, bố cục
hình vẽ hài hòa bức tranh, vẽ các chi tiết chính về công việc các lĩnh
vực nghề trong xã hội và tạo các bố cục bài vẽ cân đối kết hợp một
cách hài hòa sáng tạo, việc sử dụng một số nguyên vật liệu để trẻ trang
trí một bức tranh đẹp hơn.
- Biết đặt tên cho tranh vẽ của mình và biết đưa ra ý kiến nhận
xét tranh của bạn.
II/ Các hoạtđộng trong ngày:
1. Đón trẻ - thể dục buổi sáng:
- Hướng trẻ đến góc phân vai cho trẻ xem băng hình tư liệu về
nơi làm việc và các hình ảnh hoạtđộng đặc trưng của các nghề phổ
biến trong xã hội.
- Trao đổi với phụ huynh hỗ trợ thêm nguyên vật liệu, sách họa
báo về các loại phương tiện giaothông ( phục vụ cho chủ đề nhánh
trong tuần )
- Cho trẻ ra sân tập thể dục trên nhạc nền “ Chú bộ đội ” Với
các động tác:
+ Hô hấp: Thổi nơ bay
+ Tay vai: Hai tay đưa ra phía trước, lên cao
+ Bụng lườn: Đứng cuối gập người về phía trước
+ Chân: Ngồi khụy gối
+ Bật: Bật về phía trước
2. Hoạtđộng có chủ đích:
2.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động:
- Không gian tổ chức:
+ Ngoài hiên lớp
- Đồ dùng phương tiện:
+ Tranh ảnh minh họa một số nghề, giấy vẽ, màu sáp, keo dán,
hình học báo, dây sợi len, hột hạt….
2.2. Phương pháp:
- Thực hành trải nghiệm
- Trực quan minh họa
2.3. Tiến trình hoạtđộng có chủ đích:
a/ Mở đầu hoạt động:
- Trước giờ học cho trẻ tham quan một góc tranh ảnh tư liệu về
công việc các nghề trong xã hội, trẻ vừa trò chuyện vừa quan sát vẻ
đẹp của các bức tranh.
- Cô tạo hứng thú và gợi mở cho trẻ kể về công việc của một số
ngành nghề mà trẻ biết:
+ Trẻ kể về các nghề của bố mẹ, của những người thân mà trẻ
biết: Kiến trúc sư, công nhân nhà máy, thợ xây, giáo viên, bán hàng…
- Cô hỏi trẻ : Kiến trúc sư làm nghề gì nhỉ ? Cô chú công nhân (
bác sĩ, công an, cảnh sát, bộ đội …) thuộc ngành nghề gì ?
- Trong xã hội có rất là nhiều ngành nghề, mỗi ngành nghề có
một công việc riêng, nhưng tất cả đều phục vụ cho cuộc sống của
chúng ta. Vậy các con ước mơ sau này lớn lên sẽ làm nghề gì ? Các
con có thể hiện ước mơ của mình như thế nào không?
- Các con có thể hiện ước mơ của mình qua tranh vẽ được
không? Hôm nay cô đã chuẩn bị cho các con một số vật liệu và giấy
vẽ, các con hãy vẽ hình về các công việc mà các con yêu thích.
b/ Hoạtđộng trọng tâm:
* Trẻ vẽ tranh:
Cô cho trẻ đưa ra ý tưởng thể hiện về các ngành nghề mà trẻ sẽ
chọn để thực hiện qua tranh vẽ của mình:
+ Vẽ chú công nhân đang xây nhà cao tầng
+ Vẽ cô giáo đang dạy học với trẻ em
+ Vẽ cô y tá đang phát thuốc
+ Vẽ các chú bộ đội đang duyệt binh
+ Vẽ cô bán hàng đang bán nhiều đồ chơi, cô cấp dưỡng đang
nấu ăn…
Cô giới thiệu : Cô đã chuẩn bị sẵn một số màu nước, bút sáp và
giấy vẽ và một số họa báo, hình len, giấy màu… các con có thể vẽ
hình , tô màu trên giấy vẽ hoặc trên bàn theo ý thích của mình, khi đã
xong hình vẽ các con có thể dùng một số vật liệu như đất nặn, hình
họa báo trang trí thêm cho tranh vẽ thêm đẹp hơn.
- Trẻ đến bàn vẽ, thể hiện bức tranh vẽ. cô đến từng bàn, hỏi về
ý tưởng bức tranh mà trẻ sẽ thể hiện ( nếu cần cô có thể gợi ý đề tài
và giúp đỡ trẻ trong quá trình thực hiện ), cô mở nhạc nhẹ một số bài
hát ngành nghề tạo hứng thú cho trẻ trong khi vẽ.
- Cô nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút vẽ, cách tô màu, cách xé
dán thêm hình hoạ cắt từ báo, dán len, hột hạt trang trí sinh động hình
vẽ.
- Trẻ tưởng tượng hình ảnh các ngành nghề mà trẻ thích, dùng
sáp màu, bút vẽ, vẽ hình và tô màu hình vẽ, dùng các hình họa báo, sợi
len , đất nặn để trang trí thêm cho hình.
* Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
- Sau khi trẻ hoàn thành bức tranh, cô hướng dẫn trẻ trưng bày
sản phẩm tranh.
- Cho trẻ cùng các bạn nhận xét những bức tranh:
+ Con vẽ tranh bác sĩ khám bệnh, mặc áo blu trắng, đến khám
cho bệnh nhân .
+ Con vẽ tranh cô bán hàng có nhiều đồ chơi đẹp, có nhiều
người đến mua.
+ Có nhiều chú bộ đội mặc trang phục xanh, cầm cờ đỏ đi duyệt
binh…
- Hỏi các trẻ khác có ý tưởng gì bổ sung cho bạn, nếu lần sau
con sẽ tô màu như thế nào để đẹp hơn (đối với tranh tô chưa đẹp ). Trẻ
đưa ra ý kiến nhận xét về kỹ thuật tranh vẽ.
c/ Kết thúc hoạt động:
Trẻ hát minh họa bài hát “ ước mơ ”
3. Hoạtđộng góc:
* Góc nghệ thuật:
- Nội dung:
+ Trẻ vẽ, nặn chú bộ đội , hát và vận động các bài hát.
+ Làm bưu thiếp để tặng chú bộ đội nhân ngày 22/12
- Yêu cầu:
+ Trẻ biết vẽ, nặn chú bộ đội
+ Trẻ biết làm bưu thiếp để tặng chú bộ đội.
+ Biết biểu diễn các bài hát múa một cách mạnh dạn khéo léo.
+ Trẻ biết tự hào về sản phẩm của mình.
- Chuẩn bị:
+ Kéo, hồ dán, tạp chí, thiệp cũ, giấy A4, bút chì, đất nặn, các
loạI nhạc cụ.
- Tiến hành:
+ Cô cho trẻ vào góc chơi, cho trẻ lựa chọn hoạtđộng mà trẻ
thích, trẻ vẽ chân dung chú bộ đội, nặn hình ảnh của chú bộ đội hoặc
các đồ dùng, dụng cụ của chú bộ đội. Trẻ làm các bưu thiếp để tặng
các chú bộ đội. Trẻ tự chơi, sau đó mang sản phẩm của mình trưng
bày. Kết thúc cô tổchức cho các con mang tặng các chú bộ đội.
* Góc xây dựng:
- Nội dung: Xây dựng doanh trại bộ đội
- Yêu cầu:
+ Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu để xây dựng doanh trại
bộ đội.
+ Trẻ biết phối hợp cùng các bạn trong nhóm chơi
- Chuẩn bị: Vỏ hộp sữa, cổng doanh trại bộ đội, lá cờ Tổ quốc,
mô hình chú bộ đội, cây cành hoa,…
- Tiến hành:
+ Cho trẻ tự thảo luận để lựa chọn đồ chơi, phân công nhau mỗi
cháu lựa chọn một công việc, trẻ xây hàng rào, trẻ xây các bồn hoa,
vườn rau, trẻ xây dựng trại chăn nuôi, nhà để xe, nơi ở, nơi làm việc,
bếp ăn… trong doanh trại bộ đội trẻ trang trí cổng, nhà ở…
+ Trẻ tự chơi và phối hợp với nhau để xây doanh trại. Sau khi
trẻ hoàn thành công việc xây dựng khu doanh trại. Cô gợi ý cho các
nhóm chơi khác vào thăm doanh trại được xây dựng, khen ngợi trẻ đã
biết làm việc cùng nhau hòa thuận và xây dựng được công trình đẹp
* Góc phân vai:
- Nội dung:
+ Đóng vai nhân viên bưu điện, người cấp dưỡng trong doanh
trại bộ đội, cửa hàng bán tặng phẩm, bác sĩ quân y.
- Yêu cầu:
+ Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình. Trẻ biết phân vai chơi,
biết chọn vai phù hợp, biết liên kết giữa các nhóm chơi, biết phối hợp
cùng các bạn khi chơi. Biết tham gia tích cực vào trò chơi.
- Chuẩn bị:
+ Đồ chơi ở góc phân vai, trang phục hóa trang, cửa hàng, các
loại rau củ, thực phẩm, đồ chơi bác sĩ, đồ chơi nấu ăn
- Tiến hành:
+ Trẻ thỏa thuận vai chơi cùng nhau, chọn vai và thể hiện vai
của mình. Chơi bác sĩ quân y khám bệnh cho các chú bộ đội. Người
cấp dưỡng phục vụ những món ăn ngon. Người bán hàng chào mời
niềm nở khách hàng đến mua tặng phẩm, mua khăn mặt, xà phòng,
Bán các loại thực phẩm.
4. Hoạtđộng ngoài trời:
- Chơi trò vận động “ Ném còn ”
- Tham quan sa bàn ngã tư thành phố.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
5.Vệ sinh, ăn trưa, ăn phụ chiều:
- Giáo viên chú ý kiểm tra thao tác chải răng đúng quy trình của
trẻ.
- Giới thiệu cho trẻ các thực đơn món ăn do các cô cấp dưỡng
chế biến.
- Trẻ biết giúp đỡ cô giáo chuẩn bị giờ ăn cho cả lớp.
6. Hoạtđộng chiều:
- Nội dung:
+ Học vi tính căn phòng “ Xưởng làm bánh ” trong ngôi nhà
toán học của Millie và chơi các trò chơi ứng dụng từ căn phòng này
- Chuẩn bị: Máy tính, đồ chơi ứng dụng các góc chơi nghệ
thuật , học tập.
- Vào góc nghệ thuật và hướng dẫn nhóm trẻ cùng hợp tác trẻ
cùng làm một bức tranh chung chủ đề về chú bộ đội đang duyệt binh.
Góc học tập trẻ chơi xếp tranh lô tô hoặc nối sao chép từ về dụng cụ
công việc , trang phục của nghềgiaothông , giúp đỡ cộng đồng.
7. Nhận xét sau khi tổchức các hoạtđộng trong ngày:
Đón trẻ, hoạtđộng có chủ đích, hoạtđộng vui chơi, vệ sinh
ăn ngủ, hoạtđộng chiều, cần quan tâm, chăm sóc giáo dục đối với
những trẻ có biểu hiện đặc biệt ):
.
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
* Chủ đề: Các nghề phổ biến
* Chủ đề nhánh: Nghề giao thông, nghề giúp đỡ cộng đồng
* Hoạt động: Tạo. trang phục của nghề giao thông , giúp đỡ cộng đồng.
7. Nhận xét sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày:
Đón trẻ, hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi,