Tài liệu Tìm hiểu về Micro Four Thirds doc

7 441 0
Tài liệu Tìm hiểu về Micro Four Thirds doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu về Micro Four Thirds Hết Four Third lại đến Micro Four Thirds, công nghệ mới này gây không ít tù mù cho những người muốn tìm mua một chiếc máy ảnh tiện dụng. Theo nhiều nhà sản xuất máy ảnh, doanh thu của họ chủ yếu đến từ máy ảnh bỏ túi. Điều này cũng hợp lý khi phần lớn mọi người đều bắt đầu với những máy ảnh đơn giản rồi mới nâng dần lên các đời máy phức tạp khi họ bắt đầu biết tính chỉnh cho ảnh đẹp hơn. Tuy nhiên, phần lớn số người thích mày mò vẫn là dân amateur, chính vì, vậy mà độ phức tạp đôi khi hơi quá của DSLR lại khiến họ nản lòng. Micro Four Thirds là sáng kiến được khởi xướng bởi Panasonic và Olympus. Ảnh: Olympus. Đây chính là lúc mà định dạng Micro Four Thirds thể hiện mình. Về cơ bản, công nghệ này có hầu hết tất cả các tính năng của máy DSLR nhưng trong một hình dáng nhỏ nhắn hơn. Tuy nhiên, do còn quá mới mẻ nên nó khiến cho rất nhiều người băn khoăn không biết liệu công nghệ này có khác với những mẫu đã có mặt trên thị truờng hay không. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất về định dạng mới này. Hệ thống định dạng Micro Four Thirds là gì? Hệ thống Micro Four Thirds là sáng kiến được khởi xướng bởi Panasonic và Olympus. Hệ thống này được giới thiệu lần đầu vào tháng 8 năm ngoái dựa trên nền công nghệ Four Thirds sẵn có mà cũng chính hai hãng này đã phát triển cho các máy DSLR của mình. Tuy nhiên, nên nhớ rằng các hệ thống Micro Four Thirds không phải là DSLR (hay Single Lens Reflex) mà phải gọi chính xác là "Interchangeable Lens Camera System" (hệ thống máy ảnh ống kính hoán đổi). Mặc dù cũng là máy ảnh có thể đổi được ống kính, nhưng do không dùng hệ thống gương lật phản chiếu nên thực ra không thể gọi Micro Four Thirds là DSLR. Đâu là ưu điểm/nhược điểm của hệ thống Micro Four Thirds? Trên website về định dạng Four Thirds, Olympus đưa ra ba ưu điểm của hệ thống này. Thứ nhất, trọng lượng cũng như kích thước của cả thân máy và ống kính đều được giảm khiến cho các máy ảnh dạng này mang đi mang lại dễ dàng hơn những máy DSLR truyền thống. Việc giảm kích cỡ và trọng lượng có được phần lớn do việc loại bỏ được hệ thống gương lật phản chiếu, thu nhỏ đường kính ống kính, đồng thời tăng số điểm tiếp xúc từ 9 lên 11 điểm trên ống Micro Four Thirds. Thứ hai, định dạng Micro Four Thirds hoàn toàn có thể ghi được video như với phiên bản Panasonic Lumix DMC-GH1. Mặc dù một số phiên bản DSLR tiên tiến hiện nay, như Canon 500D hay Nikon D5000 đã có khả năng quay video, nhưng tính năng này mới chỉ được nâng cấp khoảng một năm gần đây, muộn hơn nhiều so với định dạng Micro Four Thirds. Hệ thống mới này cho phép dùng lẫn ống kính của định dạng Four Thirds qua một adapter. Olympus đã phát triển không ít ống kính cho định dạng Four Thirds, vì thế người dùng Micro Four Thirds có thể hưởng lợi từ nhà sản xuất này. Không những thế, những hãng thứ ba chuyên sản xuất ống kính như Voigtlander cũng đã làm adapter dành riêng cho các ống của hãng này và các ống Leica chấu M trước đây. Gần đây nhất, Panasonic cũng đã giới thiệu adapter của riêng mình sử dụng cho các ống kính Four Thirds và các ống Leica chấu R đời mới. Do thiếu gương lật phản chiếu nên các máy ảnh định dạng Micro Four Thirds không có kính ngắm quang học. Sự đánh đổi lấy kích thước này đôi khi cũng không làm vừa lòng các tay chơi ảnh khó tính khi họ cho rằng ngắm qua kính ngắm điện tử hay bằng chức năng Live View qua màn hình không đáng tin cậy lắm, nhất là trong điều kiện thiếu sáng. Nhưng với một số người khác thì việc bỏ gương lật lại là một biện pháp hay bởi giờ đây, họ có thể chụp với tốc độ cửa trập thấp hơn mà không sợ bị rung ảnh gây nên bởi chuyển động cơ học của chiếc gương lật. Điều này cũng có nghĩa việc chụp ảnh cũng được êm ái hơn nhờ loại bỏ được tiếng "xoạch xoạch" mỗi khi chụp của hệ thống gương lật. Ngàm ống kính của máy Micro Four Thirds (phải) nhỏ hơn so với máy Four Thirds (trái). Ảnh: Olympus. Định dạng dSLR hay Micro Four Thirds chụp ảnh đẹp hơn? Hệ thống Micro Four Thirds sử dụng chíp cảm biến theo định dạng Four Thirds nên nhỏ hơn cảm biến sử dụng trên DSLR. Điều này có nghĩa là sẽ có ít diện tích bắt sáng hơn. Về mặt lý thuyết, cảm biến nhỏ hơn sẽ có chất lượng ảnh thấp hơn, mặc dù cả Olympus và Panasonic khẳng định rằng điều này hoàn toàn có thể điều chỉnh được bằng cách cải tiến bộ xử lý hình ảnh để cho ra ảnh có chất lượng hơn. Sau khi thử nghiệm với phiên bản GH1, ở tùy chọn ISO thấp, chất lượng của Micro Four Thirds hoàn toàn sánh ngang được với DSLR. Nên mua máy ảnh DSLR hay Micro Four Thirds? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu. Nếu như bạn cảm thấy DSLR quá cồng kềnh và muốn thứ gì đó gọn nhẹ hơn, thì máy ảnh Micro Four Thirds chính là thứ bạn cần. Tuy nhiên, nếu là người thích máy ảnh có kính ngắm quang thì DSLR lại là lựa chọn đúng đắn. Đã có những máy ảnh Micro Four Thirds hay ống kính nào trên thị trường? Panasonic G1 là phiên bản Micro Four Thirds thương mại hóa đầu tiên. Ảnh: Digitalcamera. Tại thời điểm này, chỉ có hai phiên bản máy ảnh Micro Four Thirds trên thị trường của Panasonic là Lumix DMC-G1 và phiên bản update có khả năng quay video Full HD Lumix DMC-GH1. Do đều là các máy ảnh của Panasonic nên ống kính cho các phiên bản này cũng đều do Panasonic phát triển. Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là mặc dù Panasonic hợp tác rất thân thiết với Leica trong việc sản xuất ống kính cho các máy ảnh bỏ túi của họ thì không phiên bản ống kính Micro Four Thirds nào mang thương hiệu Leica cả. Panasonic cho biết họ cũng đã nghe nhiều lời phàn nàn về hiện tượng này và sẽ cố gắng tung ra các ống Leica cho các phiên bản mới hơn trong tương lai. Sao chưa có của Olympus? Năm ngoái tại triển lãm Photokina ở Đức, Olympus đã trưng bày sản phẩm mẫu phiên bản Micro Four Thirds của mình. Hãng này tuyên bố rằng phiên bản chính thức sẽ được ra mắt trong quý III năm nay. Gần dây, hãng cũng công bố một loạt các mẫu quảng cáo kỷ niệm phiên bản máy phim Pen Series nhỏ gọn có thể thay đổi ống kính của mình. Olympus cho biết đây là một phần của chiến dịch tiếp thị nhằm khơi gợi lại sở thích về dòng máy thay đổi ống kính kích thước nhỏ gọn để chuẩn bị cho phiên bản Micro Four Thirds sắp ra mắt. Mặc dù không cho biết phiên bản chính thức có giống với phiên bản mẫu hay không nhưng ít ra Olympus cũng đã khẳng định máy ảnh định dạng Micro Four Thirds sẽ đánh dấu sự trở lại của hãng và sẽ tạo một thế đứng mới trong công nghiệp ảnh số đầy cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Ngay cả giá cả là thứ mà người chụp quan tâm nhất cũng chưa được tiết lộ. Tuy nhiên cũng theo đại diện của Olympus, mức giá sẽ rất hợp lý so với giá trị mà nó mang lại đồng thời cũng sẽ rất cạnh tranh với những sản phẩm hiện có trên thị trường. Với phiên bản mới sắp ra mắt, Olympus sẽ nhắm tới hai nhóm khách hàng: những người chụp máy bỏ túi hiện tại muốn nâng cấp nhưng ngại sự phức tạp của DSLR, và những người sở hữu DSLR muốn có một máy ảnh backup để có thể dễ dàng mang đi mỗi kỳ nghỉ mà không lo cồng kềnh. Có lựa chọn nào tương tự để thay thế cho máy ảnh Micro Four Thirds? Ngay sau khi Panasonic và Olympus giới thiệu công nghệ Micro Four Thirds, Samsung không chịu thua kém, cũng đã đề cập đến việc lên kế hoạch phát triển một công nghệ tương tự. Tại triển lãm PMA ở Las Vegas đầu năm nay, đại gia Hàn Quốc này đã giới thiệu bản mẫu phiên bản máy ảnh lai (Hybrid) với nền công nghệ tương tự như công nghệ Micro Four Thirds. Tuy nhiên, phiên bản Hybrid của Samsung lại sử dụng cảm biến kích cỡ APS-C, vì thế, mặc dù hình dáng có thế sẽ to hơn máy ảnh Micro Four Thirds, nhưng chất lượng hình ảnh có thể sẽ được cải thiện hơn. Samsung cho biết phiên bản chính thức sẽ có mặt trên thị trường vào cuối năm nay. Olympus và Panasonic có tiếp tục sản xuất máy ảnh DSLR Four Thirds nữa không? Cả hai công ty khẳng định họ sẽ vẫn tiếp tục phát triển máy ảnh Four Thirds song song với máy ảnh định dạng mới Micro Four Thirds. . Tìm hiểu về Micro Four Thirds Hết Four Third lại đến Micro Four Thirds, công nghệ mới này gây không ít tù mù cho những người muốn tìm mua một. ra không thể gọi Micro Four Thirds là DSLR. Đâu là ưu điểm/nhược điểm của hệ thống Micro Four Thirds? Trên website về định dạng Four Thirds, Olympus đưa

Ngày đăng: 21/01/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan