1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu, thiết kế module củng cố kiến thức các bài tập thực hành cho môn thực tập may cơ bản

81 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 5,87 MB

Nội dung

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Để hiện thực hóa chuẩn đầu ra ngành Công nghệ may và thời trang hệ Trung cấp chuyên nghiệp đã được xây dựng và công bố thì cần phải có các công cụ đánh giá chín

Trang 1

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ MODULE

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ MODULE CỦNG CỐ KIẾN THỨC CÁC BÀI THỰC HÀNH

CHO MÔN THỰC TẬP MAY CƠ BẢN

Mã số: T2014-158

Chủ nhiệm đề tài: ThS NGUYỄN THỊ THANH BẠCH

TP HCM, 11/2014

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐƠN VỊ TRƯỜNG THKTTH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ MODULE CỦNG CỐ KIẾN THỨC CÁC BÀI THỰC HÀNH

CHO MÔN THỰC TẬP MAY CƠ BẢN

Mã số: T2014-158

Chủ nhiệm đề tài: ThS NGUYỄN THỊ THANH BẠCH

TP HCM, 11/2014

Trang 4

1 ThS Nguyễn Thị Thanh Bạch Chủ nhiệm đề tài

Trang 5

MỤC LỤC

Trang Mục lục i

Thơng tin kết quả nghiên cứu bằng tiếng Việt ii

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu đề tài 1

3 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 1

4 Nội dung nghiên cứu 2

Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1 Các lĩnh vực đánh giá kết quả học tập trong đào tạo nghề 4

1.2 Quy trình xây dựng module củng cố kiến thức 6

Chương 2: Thiết kế Module 2.1 Các bước thiết kế bảng quy trình may 11

Chương 3: Thiết kế module củng cố kiến thức 3.1 Module củng cố kiến thức của quy trình may sản phẩm cụ thể 32

Chương 4: Thực nghiệm 4.1 Kết quả nghiên cứu 63

4.2 Thống kê kết quả 64

Kết luận và kiến nghị 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THKTTH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp HCM, ngày 01 tháng 11 năm 2014

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: Nghiên cứu, thiết kế module củng cố kiến thức các bài thực hành cho môn thực tập may cơ bản

- Mã số: T2014-158

- Chủ nhiệm: ThS Nguyễn Thị Thanh Bạch

- Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

- Thời gian thực hiện: 01/2014 đến 12/2014

2 Mục tiêu:

- Thiết kế bảng quy trình may các bài thực hành may cơ bản

- Thiết kế module củng cố kiến thức các bài thực hành may cơ bản

3 Tính mới và sáng tạo:

Đánh giá kiến thức bên cạnh đánh giá kỹ năng và sản phẩm thực hành

4 Kết quả nghiên cứu:

Bốn bảng quy trình may và 8 module củng cố kiến thức

5 Sản phẩm:

Bốn bảng quy trình may và module củng cố kiến thức quy trình may

6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

- Minh họa trực quan các quy trình may và đánh giá đúng khả năng tiếp thu của học sinh sau quá trình thực tập

- Địa chỉ ứng dụng: Bộ môn Công nghệ cắt may - Trường Trung học Kỹ thuật Thực hành

Trưởng Đơn vị

(ký, họ và tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên)

Trang 7

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Để hiện thực hóa chuẩn đầu ra ngành Công nghệ may và thời trang hệ Trung cấp chuyên nghiệp đã được xây dựng và công bố thì cần phải có các công cụ đánh giá chính xác tay nghề và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh cho từng môn học Để tránh việc đánh giá mang tính chất cảm tính thì việc nghiên cứu, thiết kế Module củng cố kiến thức các bài thực hành cho môn Thực tập may cơ bản là cần thiết

Quy trình lắp ráp hoàn chỉnh một sản phẩm may phải được thực hiện qua nhiều bước Mỗi bước đó lại có những thao tác và kỹ thuật may riêng Học sinh sẽ thấy khó khăn trong việc hiểu và thuộc bài nếu chỉ may mỗi quy trình một sản phẩm Cách thức sử dụng các dụng cụ, thiết bị như thước, phấn, kéo, máy may,…cũng kiến học sinh bối rối Ngoài ra, với thời gian thực tập có giới hạn, học sinh sau khi may xong các sản phẩm cuối chương trình lại không thể nhớ hết kiến thức và kỹ năng của những bài tập đầu tiên

Đặc thù của nghề may là có nhiều sản phẩm đa dạng, cách thức lắp ráp cầu

kỳ, phức tạp, nhiều lớp vải Học sinh sau khi may xong theo quy trình hướng dẫn của giáo viên thì có sản phẩm hoàn chỉnh nhưng không thể nhớ hết trình tự các bước thực hiện cũng như tự mình có thể may lại được sau một thời gian không may lại các sản phẩm này Do vậy, việc thiết kế module bài tập nhằm nhắc lại và củng cố kiến thức lý thuyết lẫn thực hành là rất cần thiết cho học sinh học tập Vì vậy, tác giả đã sử dụng các câu hỏi trắc nhiệm đồng thời may mẫu các vật thật cho từng quy trình may nhằm ôn tập và minh họa kiến thức một cách rõ ràng, trực quan hơn Kết quả thực nghiệm giúp học sinh tiếp thu bài học dễ dàng hơn, nhớ lâu hơn và tự tin

áp dụng vào các môn thực tập nâng cao tiếp theo

3 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế Module củng cố kiến thức các bài thực hành cho môn Thực tập May cơ bản” sẽ giúp cho học sinh sau khi học xong môn Thực tập May cơ bản sẽ có những kiến thức và kỹ năng sau:

- Thiết kế được các chi tiết của một sản phẩm may cụ thể

Trang 8

- Trình bày được quy trình may, yêu cầu kỹ thuật của một sản phẩm may cụ thể

- Nhận biết mốc kiểm, điểm khóa của từng bước công việc

- Phát hiện được những nguyên nhân sai hỏng và cách khắc phục

4 CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp tham khảo tài liệu:

- Tham khảo các tài liệu thiết kế phương tiện dạy học, phương pháp xây dựng module đánh giá bằng cách sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm

- Tham khảo giáo trình giảng dạy môn học Kỹ thuật may cơ bản

4.2 Phương pháp chế tạo vật thật

- Lựa chọn vật liệu là vải kate màu trơn để dán trên giấy Ruky nền trắng

liền với các kiến thức cần thiết của môn học

5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trang 9

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thiết kế bảng quy trình may

Chương 3: Thiết kế module củng cố kiến thức

Chương 4: Thực nghiệm

Trang 10

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trang 11

1.1 Các lĩnh vực đánh giá kết quả học tập trong đào tạo nghề

1.1.1 Đánh giá kiến thức

Mục đích đánh giá kiến thức là xác định xem người dự thi đã biết gì, ở mức độ nào trong các nội dung đã học, tức là xác định trình độ kiến thức của người dự thi Hiện nay, trong đào tạo nghề theo năng lực thực hiện người ta sử dụng bảng phân loại mục tiêu giáo dục (dạy học) của S Bloom, trong đó lĩnh vực nhận thức (Cognitive domain) được chia thành 6 mức độ từ 1 (là thấp nhất) đến 6 (là cao nhất):

Bảng 1.2: Các mức độ mục tiêu về nhận thức theo S Bloom

6 Đánh giá (Evaluation)

Áp dụng các nguyên lý, định luật vào các trường hợp để đưa ra các giải pháp mới và so sánh chúng với các giải pháp đã biết, có phê phán, lập luận

phức hợp để trình bày một giải pháp mới

Dựa vào các mức độ mục tiêu về nhận thức, các tiêu chuẩn kiến thức và các tiêu chuẩn kỹ năng trong tiêu chuẩn kỹ năng nghề để:

- Xác định loại câu hỏi phù hợp với các mức độ mục tiêu nhận thức;

- Số lượng câu hỏi phù hợp với mỗi mức độ mục tiêu

- Biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm

Trang 12

Trong quá trình dạy học, căn cứ trên ba mức độ: 1) Biết, 2) Thông hiểu, và 3) Ứng dụng là ba loại mục tiêu lớn thường được khảo sát bằng các bài trắc nghiệm ở lớp học, giáo viên sẽ biên soạn các câu trắc nghiệm nhằm đánh giá lĩnh vực nhận thức của học sinh

đánh giá sản phẩm bằng công cụ là “thang điểm” (rating scale) hoặc bằng cả hai

Như vậy đánh giá kỹ năng trong dạy học là đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu

kỹ năng thông qua các công cụ đánh giá

Mục đích đánh giá kỹ năng là xác định xem người học đã làm được gì, ở mức

độ nào trong các nội dung đã học Kết quả học tập về kỹ năng cần được đánh giá bao gồm hai loại chính, đó là: 1) kỹ năng thể chất tâm vận: liên quan đến thao tác, động tác lao động chân tay; 2) kỹ năng trí tuệ: liên quan đến các thao tác tư duy1

Kỹ năng thể chất tâm vận, được kiểm tra, đánh giá thông qua việc đánh giá quy trình thực hiện và đánh giá sản phẩm

1.1.2.1 Đánh giá quy trình thực hiện

Đó là đánh giá sự tuân thủ đúng quy trình công nghệ, sự chuẩn xác của từng bước trong quy trình thực hiện công việc,… Đánh giá quy trình thực hiện khi:

- Cần biết người học có thể sử dụng dụng cụ hoặc thiết bị một cách hợp lý hay không;

- Thời gian để thực hiện công việc là quan trọng;

- Có những nguy hiểm về sức khỏe và an toàn trong quá trình thực hiện công việc;

- Nếu quy trình được thực hiện sai hoặc không hợp lý sẽ có thể dẫn đến những sai sót

về mặt chuyên môn, công nghệ hoặc gây ra tốn kém về nguyên vật liệu

1.1.2.2 Đánh giá sản phẩm

1 Nguyễn Đức Trí, Hoàng Anh (2008): Quy trình, phương pháp xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi và tổ chức đánh giá kiến thức nghề NXB Tổng cục dạy nghề Tr.11

Trang 13

Khái niệm sản phẩm được định nghĩa là vật thể được tạo ra hoặc dịch vụ được cung cấp sau khi thực hiện một công việc Sản phẩm có thể là một đồ vật có thể nhìn thấy, có thể nếm và ngửi thấy (thức ăn), có thể nghe và cảm nhận (âm nhạc),…Sản phẩm cũng có thể là một dịch vụ, ở đây không có sản phẩm cụ thể mà chỉ có dịch vụ được thực hiện Việc đánh giá kỹ năng phụ thuộc vào mục tiêu học tập cụ thể cần đạt được theo các khía cạnh khác nhau: Quy trình thực hiện công việc, sản phẩm làm ra, thời gian thực hiện (năng suất), an toàn, thái độ liên quan,…Thông thường người ta đánh giá kỹ năng thông qua đánh giá việc thực hiện quy trình, đánh giá sản phẩm hoặc cả hai Điều quan trọng là cần lựa chọn hoặc thiết kế đúng công cụ đánh giá để làm sao đo được một cách hiệu quả kết quả thực hiện kỹ năng đó

1.2 Quy trình xây dựng module củng cố kiến thức

1.2.1Xác định trình độ học sinh

Học sinh học năm nhất, hệ Trung cấp chuyên nghiệp, chuyên ngành May công nghiệp

1.2.2Phân tích mục tiêu kiến thức môn học

Xác định mục tiêu kiến thức, kỹ năng của từng bài thực tập cụ thể

1.2.3Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá

Điểm khác biệt cơ bản giữa người giáo viên soạn đề thi trắc nghiệm theo lối

mò mẫm tự phát chủ quan với người giáo viên soạn đúng phương pháp khoa học

là ở chỗ xác định đúng được các mục tiêu kiểm tra để viết ra câu hỏi trắc nghiệm Hơn nữa, qua việc xác định các mục tiêu cụ thể người giáo viên sẽ lượng được chính xác các câu trắc nghiệm của môn học và loại trắc nghiệm cần soạn thảo

Vì vậy các mục tiêu được dùng làm căn bản cho việc soạn một bài trắc nghiệm cần phải được người soạn hiểu thật kỹ và thật rõ ràng

Theo TS Dương Thiệu Tống, 3 mức độ mục tiêu kiến thức, thông hiểu và

ứng dụng thường được khảo sát bằng các bài trắc nghiệm ở lớp học

Kiến thức: là khả năng của học sinh nhớ hay nhận ra các sự kiện, các thuật

ngữ, các tiêu chuẩn… mà không cần giải thích Đây là mức độ thành quả thấp nhất trong lĩnh vực nhận thức, vì nó đòi hỏi sự vận dụng trí nhớ mà thôi

Thông hiểu: hiểu bao gồm cả biết nhưng ở mức độ cao hơn là trí nhớ nó đòi

hỏi học sinh viết được cả ý nghĩa của tri thức và biết liên hệ với những gì họ đã học,

đã biết

Trang 14

Có 3 cách để thể hiện chữ hiểu của học sinh trong nhận thức

Chuyển dịch: học sinh có thể truyền đạt lại thông tin thu nhận được bằng một

nguồn khác, bằng các thuật ngữ hay bằng một hình thức khác của thông tin

Giải thích: học sinh có thể sắp xếp lại các ý tưởng thành một dạng mới trong

đầu của mình, suy nghĩ về tính quan trọng của các ý tưởng có liên quan, mối liên hệ bên trong của chúng và sự thích hợp của chúng với các khái quát hóa được hiểu ngầm hay mô tả thông tin trong đầu Sự giải thích có liên quan thể hiện qua suy diễn khái quát hóa hay tóm tắt do học sinh đề ra

Ngoại suy: sự đánh giá hay dự đoán dựa trên hiểu biết khuynh hướng, chiều

hướng hay điều kiện được mô tả trong thông tin Nó có thể bao gồm suy diễn các hệ quả phù hợp với những điều được mô tả trong thông tin

Ứng dụng: sự vận dụng dựa trên sự thông hiểu là mức độ nhận thức cao hơn

sự thông hiểu Khi vận dụng học sinh phải căn cứ vào những hoàn cảnh hoặc điều kiện cụ thể để lựa chọn, sử dụng những tri thức đã học vào việc giải quyết vấn để đó Bên cạnh đó, học sinh cũng cần xác định được mốc kiểm, điểm khóa trong từng quy trình may để thực hành may sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật

 Mốc kiểm

Cho biết cần phải kiểm tra trước khi tiến hành bước kế tiếp Nếu sơ sót không kiểm tra, dù có tiến hành các bước kế tiếp đúng kỹ thuật, kết quả thực hiện cũng không đạt yêu cầu.Vai trò kiểm tra ở đây rất quan trọng, nó quyết định kết quả thực hành

 Điểm khóa

Là chi tiết cần lưu ý nói lên trình độ thành thạo tay nghề Nếu bỏ qua chi tiết này thì cũng không ảnh hưởng gì đến kết quả thực hành, nhưng nếu thực hiện được điểm khóa thì kết quả sẽ tốt hơn

1.1.4 Biên soạn các câu trắc nghiệm Tính tin cậy của bài trắc nghiệm biểu hiện sự ổn định của điểm số đo lường, trong khi tính giá trị của bài trắc nghiệm nói lên được mức độ phù hợp của việc đo lường đối với đối tượng khảo sát Tính tin cậy là tiền đề cho tính giá trị của bài trắc nghiệm

Với mục đích chính là củng cố kiến thức lý thuyết nhằm giúp học sinh hiểu rõ từng quy trình may, xác định được mốc kiểm, điểm khóa của từng bài tập Trong đó tính tin cậy của bài trắc nghiệm không phải là yếu tố quan trọng nhất Điểm số mà

Trang 15

người học đạt được nhằm mục đích chính là cho người học biết được phần trăm kiến thức mà người học đạt được Tính giá trị của bài trắc nghiệm rất quan trọng vì

nó đo đúng những gì mà học sinh học được theo mục tiêu đề ra

Trong một bài trắc nghiệm có thể có nhiều hình thức câu trắc nghiệm, nhưng thông dụng nhất là loại trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, trắc nghiệm đúng – sai, trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi và trắc nghiệm điền khuyết Tác giả chỉ sử dụng 3 loại câu hỏi trắc nghiệm cho đề tài nghiên cứu của mình và chỉ giới thiệu một vài đặc điểm cơ bản của mỗi loại

1.1.4.1 Loại câu trắc nghiệm đúng – sai

Hình thức trắc nghiệm Đúng - Sai là một câu khẳng định gồm một hoặc nhiều mệnh đề, học sinh đánh giá nội dung của câu ấy đúng hay sai Học sinh trả lời bằng cách đánh dấu chéo “X’’ vào phiếu trả lời ở câu thích hợp với chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) Đối với câu đúng, mọi chi tiết của nội dung trong câu trắc nghiệm phải phù hợp với tri thức khoa học Còn đối với câu sai chỉ cần một chi tiết không phù hợp với tri thức khoa học thì toàn bộ câu trắc nghiệm đó được đánh giá là sai

Loại trắc nghiệm này có ưu điểm là dễ soạn thảo, ít mắc sai lầm về kỹ thuật; hình thức trắc nghiệm gọn gàng, ít tốn giấy; ngoại trừ hình vẽ; thời gian trả lời của học sinh khá nhanh - một phút có thể trả lời 3 -4 câu trắc nghiệm

Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm như xác suất may rủi cao 50%; dễ tiết lộ kết quả trong câu trắc nghiệm; dễ có các câu trắc nghiệm không có giá trị

1.1.4.2 Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: ký hiệu "mcq"

Câu trắc nghiệm gồm hai phần:

- Phần tiên đề còn gọi là phần gốc là câu hỏi hay câu bỏ lửng

- Phần giải đáp hay phần lựa chọn gồm một số kết qủa trả lời trong đó có một câu trả lời đúng

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể đặt dưới dạng hình vẽ

Loại trắc nghiệm này có ưu điểm là xác suất may rủi thấp hơn so với trắc nghiệm Đ - S Nếu câu trắc nghiệm là 4 lựa chọn thì tỉ lệ may rủi là 25%, nếu có 5 lựa chọn thì tỷ lệ may rủi là 20%; phân biệt được một cách khá chính xác học sinh giỏi và học sinh kém

Tuy nhiên nó cũng có một số khuyết điểm là mất nhiều thời gian và công sức

để soạn thảo; tốn giấy và mất nhiều thời gian trả lời so với trắc nghiệm Đ – S; học

Trang 16

sinh có thể nhận ra câu trả lời đúng trong các mồi nhử; học sinh nào có óc sáng kiến

có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn phương án đúng đã cho, nên họ có thể không thỏa mãn hay cảm thấy khó chịu

1.1.4.3 Trắc nghiệm ghép hợp

Loại trắc nghiệm này gồm các phần chính như sau:

- Phần hướng dẫn là một câu cho biết yêu cầu ghép từng phần tử của một tập hợp các dữ liệu thứ nhất (ở cột bên trái) phù hợp với 1 phần tử của tập hợp các dữ kiện thứ hai (ở cột bên phải)

- Hai tập hợp các dữ kiện xếp thành hai cột có số lượng các phần tử không bằng nhau Các phần tử ở cột bên trái là những yếu tố để hỏi, còn các phần tử ở cột bên phải là những yếu tố lựa chọn để trả lời Số lượng các phần tử ở cột bên phải bao giờ cũng nhiều hơn số phần tử ở cột bên trái, thông thường nhiều gấp đôi

Hình thức này có những ưu điểm của trắc nghiệm nhiều lựa chọn vì nó như

là một hình thức của trắc nghiệm nhiều lựa chọn Xác suất may rủi để trả lời bằng cách tò mò rất thấp, không đáng kể

Tuy nhiên, có một nhược điểm là rất khó biên soạn câu trắc nghiệm ghép hợp Tốn giấy và thời gian cho cả việc biên soạn và trả lời

1.1.5 Thực nghiệm và thống kê kết quả

Trang 17

CHƯƠNG 2:

THIẾT KẾ BẢNG QUY TRÌNH

Trang 18

2.1 CÁC BƯỚC THIẾT KẾ BẢNG QUY TRÌNH MAY

Tác giả lựa chọn 8 quy trình may sản phẩm tiêu biểu trong chương trình môn học Thực tập may cơ bản để thiết kế module củng cố kiến thức và tiến hành may mẫu sản phẩm Những bài thực tập được chọn bao gồm:

 Quy trình may trụ tay manchette

 Quy trình may bâu sơ mi

 Quy trình may bâu lá sen

 Quy trình may bâu danton

 Quy trình may túi mổ một viền

 Quy trình may túi hông xéo

 Quy trình may túi hàm ếch

 Quy trình tra dây kéo quần tây

Trình tự các bài được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Soạn thảo nội dung quy trình may sản phẩm

 Xác định số bước công việc thực hiện của mỗi quy trình

 Minh họa mỗi bước công việc bằng hình ảnh cụ thể

 Mô tả phương pháp thực hiện các bước trong mỗi quy trình kèm yêu cầu kỹ thuật

Trang 19

BÀI 1: MAY TRỤ TAY MANCHETTE

− Đặt mặt phải tay áo ngửa lên

 kẹp trụ tay nhỏ vô tay sau (bên gần đường sườn tay)

− Tra kẹp trụ tay nhỏ vô tay (xuất phát từ cửa tay đến vị trí bấm chéo góc, dừng lại và lại mũi chỉ)

Trang 20

4

May trụ tay

lớn

− Cặp trụ tay lớn vào cạnh còn lại của đường xẻ Tra kẹp trụ lớn vào cạnh xẻ còn lại

− May bọc chân manchette, đường may cách mép vải 0,8cm

− May lộn manchette theo đường phấn vẽ

− Lộn đẩy mặt phải manchette

ra ngoài, ủi phẳng cho mép vải le

Trang 21

BÀI 2: MAY BÂU CHEMISE

− May lộn lá bâu theo dấu phấn, hai đầu nhọn đặt dây lộn lá bâu

− Phương pháp đặt dây lộn lá bâu: may đến cách đầu nhọn lá bâu 1 mũi chỉ, dừng máy cắm kim xuống, nâng chân vịt lên sau đó đặt đoạn chỉ gấp đôi vào giữa hai lá

Trang 22

bâu Kéo chỉ sát kim, hạ chân vịt xuống, quay bánh xe máy may đi

1 mũi may Nâng chân vịt lên, dùng tay kéo hai đầu sợi chỉ luồn vào bên trong hai lá bâu Quay kim

và tiếp tục may đến đầu lá bâu bên kia thì đặt dây tương tự

− Gấp hai đầu nhọn lá bâu sát đường may, lộn đẩy mặt phải ra

− May lược lá bâu cách đường sang dấu 1mm

− May bọc chân manchette, đường may cách mép vải 0,8cm

− Xếp cho 3 lớp vải trùng nhau theo dấu giữa, hai đầu lá bâu,

Trang 23

may cặp lá ba theo dấu phấn

− Gọt đường may tra bâu vào thân còn 8mm

− Tra bâu vô thân

BÀI 3: MAY BÂU LÁ SEN

− Đặt rập thành phẩm lên mặt trái lá bâu đã ép keo, lấy dấu xung quanh lá bâu

Trang 24

− Đặt rập thành phẩm lên sang dấu đường tra bâu, lấy dấu 3 điểm: giữa cổ sau, hai đầu vai

− Gọt đường may xung quanh cách đường may lộn 0,5cm Hai đầu tròn gọt còn 0,3cm

4

Tra bâu

vô thân

− Thân áo đặt dưới (mặt trái

lên trên (lớp trong úp xuống dưới, lớp ngoài ngửa lên), đầu lá bâu đặt ngay đường cài nút

− Gấp đinh áo theo đường gấp về phía mặt phải thân  trên cùng đặt dây

mép thân áo, bâu áo, dây

Trang 25

viền bằng nhau

− Tra bâu vào thân từ đầu

cổ này sang đầu cổ bên kia Khi may canh các điểm sang dấu cho trùng khớp

ra mặt phải

− Kéo căng lớp vải trên thân áo vào bâu áo sang hai bên, vuốt cho dây viền, nẹp áo nằm êm trên thân, may mí chân cổ

BÀI 4: MAY BÂU DANTON

Trang 26

bâu ngoài đặt lên trên, hai mặt phải úp

vào nhau

− May lộn lá bâu theo dấu phấn

− Nếu lá bâu nhọn: hai đầu nhọn đặt dây lộn góc

− Lấy dấu tra bâu

thân áo

− Đặt ve lên thân áo, hai mặt phải

úp vào nhau Ráp ve vô thân theo dấu phấn

− Lật ve áo, mép vải sang một bên, gấp chân ve vuông góc với đinh áo  chặn chân ve

− Ủi rẽ vai con

Trang 27

− Tra bâu vô thân

êm trên thân, may chặn ve

áo lên thân

lá bâu cách mép gấp 5mm

Trang 28

BÀI 5: MAY TÚI MỔ 1 VIỀN

− Ép keo lên mặt trái cơi túi,

ủi gấp cơi túi

− Đặt rập thành phẩm lên cơi túi  lấy dấu cơi túi

và miệng túi trùng nhau), cơi túi (dấu cơi túi trùng với miệng túi dưới, cách đều hai đầu miệng túi)

− May định hình miệng túi dưới theo rập thành phẩm

− Lật mép vải đáp túi dưới xuống bên dưới

− Đặt rập TP miệng túi, may định hình miệng túi trên

Trang 29

túi cách góc 1 canh sợi

− May chặn lưỡi gà ở hai đầu miệng túi

− Kéo đáp túi trên lên, vuốt

êm đáp túi dưới, diễu mí miệng túi dưới 1mm

− Lật sang mặt trái, kéo thân trước lên trên, vuốt đáp túi dưới nằm êm lên lót túi, may đáp túi dưới vào lót túi

− Vuốt đáp túi trên nằm êm lên lót túi, may luồn đáp túi trên vào lót túi

Trang 30

7 May

hoàn

chỉnh

lót túi

− Gấp mép vải lót túi vô

Trang 33

− Úp mặt trái của đáp túi lên mặt trái của lót túi sau sao cho trùng với mép lưng và cạnh bên sườn túi,may đáp túi lên lót túi

− Cắm kim từ góc miệng túi dưới may theo đường cong

Trang 34

miệng túi đến lưng quần

− Đặt rập TP miệng túi, may định hình miệng túi trên

− Kéo lót túi và thân quần sang hai bên, mép vải nằm về bên lót túi  may diễu 1mm lên nẹp

− Vuốt cho miệng túi nằm êm, cắm kim từ đầu lưng quần thân trước may xuống 23cm theo đường diễu miệng túi, chặn ngang miệng túi đến cách mép vải 1mm sau đó cắm kim và may ngược lên đầu lưng

Trang 35

BÀI 8: MAY DÂY KÉO QUẦN TÂY

− May dây kéo vào đáp dây kéo

Trang 36

trước trái cách đường thành phẩm 1mm về phía ngoài

4

Ráp

một đoạn

cửa quần

− Úp 2 mặt phải thân trước lại với

đáy theo đường phấn vẽ từ điểm cách đầu sườn quần 2cm đến cuối đường xẻ, cắm kim quay ngược lại và may thêm một đường nữa chồng lên đường thứ nhất

ra 3mm Gấp mép vải theo 2 điểm này

− Đặt dây kéo nằm dưới, thân lên trên, mép gấp cách răng dây kéo 2mm

đường may cách mép gấp 1mm

c

Trang 37

− Giữ chặt các lớp vải ngay vị trí đường xẻ, lật thân trước trái lên

và may cạnh dây kéo còn lại vào

Bước 2: Tiến hành may mẫu 4 bảng quy trình may

Căn cứ bảng thống kê mô tả của bước 1, tác giả tiến hành lựa chọn và may mẫu 4 quy trình may bao gồm:

 Quy trình may trụ tay manchette

 Quy trình may túi mổ một viền

 Quy trình may túi hông xéo

 Quy trình may dây kéo quần tây

Bước 3: Trình bày các bước may mẫu của mỗi quy trình may trên giấy Ruky

 Thực hiện bố trí các sản phẩm may mẫu của từng bước trên giấy Ruky một cách hợp lý và dễ hiểu

Trang 38

CHƯƠNG 3:

THIẾT KẾ MODULE

CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Trang 39

3.1 Module củng cố kiến thức của quy trình may sản phẩm cụ thể

Bước 1: Xác định mục tiêu kiến thức, kỹ năng từng bài thực hành cụ thể

TRỤ TAY

MANCHETTE

MỤC TIÊU

Trình bày được cấu trúc của manchette

Trình bày được cách chừa đường may cho các chi tiết Giải thích được nguyên nhân trụ tay bể góc, machette dư hơn vòng cửa tay và cách khắc phục

Thiết kế và cắt được các chi tiết tay áo, trụ nhỏ, trụ lớn, manchette

Tính toán được thông số kích thước trụ lớn, trụ nhỏ, machette Sắp xếp, thực hiện quy trình may manchette theo trình tự hợp lý

SƠ MI

Trình bày được cấu trúc của bâu sơ mi

Trình bày được cách chừa đường may cho các chi tiết Giải thích được nguyên nhân 2 đầu chân bâu, lá bâu không đối xứng và cách khắc phục

Thiết kế và cắt được các chi tiết thân trước, thân sau, lá bâu, vải viền

Tính toán được thông số vòng cổ, vải viền

Sắp xếp, thực hiện quy trình may bâu lá sen theo trình tự hợp lý

LÁ SEN

Trình bày được cấu trúc của bâu lá sen

Trình bày được cách chừa đường may cho các chi tiết Giải thích được nguyên nhân bâu lá sen không nằm êm và cách khắc phục

Thiết kế và cắt được các chi tiết thân trước, thân sau, lá bâu, vải viền

Trang 40

Tính toán được thông số vòng cổ, vải viền

Sắp xếp, thực hiện quy trình may bâu lá sen theo trình tự hợp lý

DANTON

Trình bày được cấu trúc của bâu danton

Trình bày được cách chừa đường may cho các chi tiết Giải thích được nguyên nhân bâu không đối xứng và cách khắc phục

Thiết kế và cắt được các chi tiết thân trước, thân sau, lá bâu, ve

áo

Tính toán được thông số vòng cổ, vải viền

Sắp xếp, thực hiện quy trình may bâu danton theo trình tự hợp lý

TÚI MỔ 1

VIỀN

Trình bày được vị trí, cấu trúc của túi mổ 1 viền

Trình bày được cách chừa đường may cho các chi tiết Giải thích được nguyên nhân miệng túi không vuông góc, bể góc

và cách khắc phục

Thiết kế và cắt được các chi tiết thân quần, đáp túi trên, đáp túi dưới, lót túi

Lấy dấu chính xác vị trí miệng túi trên thân quần, đáp túi

Sắp xếp, thực hiện quy trình may túi mổ một viền theo trình tự hợp lý

TÚI HÔNG

XÉO

Trình bày được vị trí, cấu trúc của túi hông xéo

Trình bày được cách chừa đường may cho các chi tiết Giải thích được nguyên nhân miệng túi nhăn, hở miệng túi và cách khắc phục

Thiết kế và cắt được chính xác các chi tiết thân quần, đáp túi, lót túi

Ngày đăng: 27/11/2021, 09:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w