Khốnkhổvìdịch“giờileo”docôntrùng
Biểu hiện của bệnh giời leo.
Hai tuần trở lại đây, người dân Hà Nội khốnkhổ
với chứng bệnh “giờileo”do công trùng. Các loại
côn trùng ưa sáng bay vào nhà gây ngứa và sinh
bệnh “giờileo” với tốc độ lây lan nhanh.
Cả KTX bị “giờileo”
Em N.T.Nhung (SV năm 3, ĐH Mỹ thuật Công nhiệp
Hà Nội) gọi đến đường dây nóng báo Dân trí phản
ánh: "Khu KTX trường rất đông các bạn học sinh bị
bệnh zona thần kinh. Các mụn nước nhỏ li ti, như nốt
phỏng nhỏ ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, như
ở mặt, cổ, tay, chân, đùi… rất khó chịu. Phòng 406A
của em có 6 bạn thì cả 6 đều bị hiện tượng này. Các
phòng ở khác trong khu KTX cũng diễn ra tình trạng
tương tự.
Em Nhung cho biết thêm, dịch này diễn ra rất thường
kỳ tại KTX. Năm nào cũng vậy, vào thời điểm này là
sinh viên liên tục bị bệnh và các em đều tự điều trị
bằng cách bôi hồ nước và kiêng tắm.
Tuy nhiên theo các bác sĩ, đây không phải là bệnh
zona thần kinh mà là bệnh viêm da do tiếp xúc mà
dân gian vẫn hay quen gọi là “giời leo”.
Chị Nguyễn Thị Thanh (Phúc La, Hà Đông, Hà Nội)
hiện vẫn bị một đường hằn sẹo rất sâu ngay trên đùi
do bị “giời leo”. Lúc đầu, khi phát hiện những nốt
phỏng li ti chạy thành dọc dài khoảng 5cm ngang đùi,
chị điều trị theo kinh nghiệm dân gian, đó là dùng
cơm nếp thai với đậu xanh đắp vào để cho mát.
Nhưng sau đó, nốt phỏng ngày càng nặng hơn, vỡ ra
và sinh mủ nên chị đã phải tới Viện da liễu Quốc gia
để điều trị nhưng do nhiễm trùng sâu nên bệnh đã
lành mà vẫn còn sẹo to. Rút kinh nghiệm, lần này cô
con gái bị “giờileo”dọc ngực và cổ, gây phỏng rát rất
khó chịu chị đã phải vội đưa con tới viện khám.
BS Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện
Da liễu quốc gia cho biết, bệnh “giờileo” không nguy
hiểm, nhưng nếu không biết điều trị đúng cách, bệnh
có thể bội nhiễm gây nhiễm trùng và thường để lại
sẹo sau khi lành bệnh.
Theo kinh nghiệm của bác sĩ thành, bệnh vẫn xuất
hiện rải rác các tháng trong năm, nhưng vào những
thời điểm chuyển mùa thu - đông, trùng đúng vào vụ
gặp của người dân, côntrùng ngoài đồng ruộng hết
chỗ trú, theo ánh sáng bay vào nhà… cũng khiến số
người mắc bệnh viêm da do tiếp xúc với côntrùng
tăng lên.
Nguyên nhân gây bệnh do khi côntrùng bị đập chết,
độc tố trong người chúng sẽ giải phóng ra và gây
kích ứng lên bề mặt da. Vùng da tiếp xúc với độc tố
sẽ bị bỏng rát. Sau khi tiếp xúc với vùng da có độc tố,
lại sờ vào các vị trí khác trên cơ thể, hay sờ vào
người khác… thì rất dễ lây lan. Do dễ lây nên có gia
đình, từ một người bị mắc bệnh, sau lại lan sang 2-3
người khác qua tiếp xúc thông thường. Hay như tại
KTX, do các em sống tập thể đông đúc trong một
phòng, quần áo nhiều khi còn mặc chung… nên sự
lây lan càng lớn hơn.
“Giời leo” khác hoàn toàn Zona thần kinh
Đó là lời khẳng định của bác sĩ Thành, trước hiện
tượng nhiều bệnh nhân, thậm chí cả thầy thuốc dễ
nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này, điều trị không đúng
dẫn đến tình trạng bệnh nhân càng nặng hơn. Nếu
nhầm “giờileo” là bệnh zona và kê thuốc điều trị bệnh
này thì người bệnh bị uống thuốc oan, trong khi vết
thương ngoài lâu khỏi, nhưng không nguy hiểm bằng
nhầm lẫm zona thành bệnh “giời leo”.
Như trường hợp của bà Trần Thị Lý tại Yên Lạc, Vĩnh
Phúc. Khi mới xuất hiện một vệt dài các nốt phỏng li ti
từ khoé miệng dọc lên tai, bà chỉ nghĩ là “giờileo” và
tự điều trị theo kinh nghiệm dân gian. Nhưng tình
trạng bệnh ngày càng nặng hơn, đau nhức tới mức
bà không thể ăn được cơm, méo miệng và đau buốt
lên tai. Cuối cùng bà đã phải nằm viện vừa điều trị,
vừa châm cứu hơn nửa tháng trời mới khỏi bệnh.
BS Thành cho biết, để phân biệt "giời leo" và zona
không khó. Bệnh “giờileo” là viêm da tiếp xúc docôn
trùng", có thể gặp bất kỳ tại vùng da nào trên cơ thể,
nhất là những vùng da hở. Một người có thể bị “giời
leo” cùng thời điểm ở nhiều vị trí khác nhau. Trong khi
đó Zona là bệnh do virus, những vết đỏ giống với
“giời leo”, nhưng chỉ xuất hiện chạy dọc kéo dài theo
dây thần kinh trên cơ thể như: dọc hàm mặt lên mang
tai, dọc cánh tay, dọc thân sườn Và Zona lại chỉ
xuất hiện trên một nửa của cơ thể, hoặc bên phải
hoặc bên trái.
Tuy có thể phân biệt, nhưng khi thấy xuất hiện những
nốt phỏng viêm trên cơ thể, người bệnh nên tới viện
khám. Vì với bệnh “giờileo” điều trị sớm rất đơn giản,
chỉ cần thuốc bôi tại chỗ làm dịu mát và chống viêm.
Trong khi đó, nếu để bội nhiễm sẽ phải uống kháng
sinh và có thể để lại sẹo. Còn nếu là zona thần kinh,
việc điều trị sớm sẽ tốt hơn rất nhiều.
Để phòng bệnh “giời leo”, trong mùa này, người dân
không nên bật đèn sáng trong phòng vìcôntrùng sẽ
theo ánh sáng bay vào nhà. Như tại các vùng nông
thôn, mật độcôntrùng dày đặc nhưng người dân vẫn
phòng được, vì họ chỉ bật một ánh đèn sáng giữa sân
thu hút côn trùng. Ở thành phố có thể bật đèn ở ban
công, còn nếu bật đèn, phải đóng kín hết các cửa.
Còn khi côntrùng bay vào nhà thì nên tắt điện để
chúng tự bay ra. Hoặc nếu côntrùng ở trong tầm với,
có thể lấy tấm rẻ to, ẩm bất ngờ úp chụp vào côn
trùng, rồi dùng rẻ ướt khác lau hết những bụi phấn,
nhựa côntrùngcòn dính lại trên tường. Tuyệt đối
không đập côntrùng bằng tay không vì rất dễ dính
chất tiết của côntrùng dính vào người và gây bệnh.
Còn nếu đã đập côn trùng, ngay lập tức nên rửa thật
sạch dưới vòi nước chảy bằng xà phòng để loại bỏ
chất tiết của côn trùng.
Để tránh lây lan, người bệnh nên tránh sờ tay vào
chỗ phù nề rồi lại chạm vào vùng da khác hoặc người
khác. Cũng không cần phải kiêng tắm. Cũng cần lưu
ý, với quần áo phơi ở ban công, ngoài trời mùa này
chiều xuống nên thu dọn quần áo vào nhà, tránh côn
trùng sà vào quần áo, khăn mặt… khi dùng sẽ gây
bệnh.
. Khốn khổ vì dịch “giời leo” do côn trùng
Biểu hiện của bệnh giời leo.
Hai tuần trở lại đây, người dân Hà Nội khốn khổ
với. bệnh “giời leo” do công trùng. Các loại
côn trùng ưa sáng bay vào nhà gây ngứa và sinh
bệnh “giời leo” với tốc độ lây lan nhanh.
Cả KTX bị “giời leo”