1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

De thi Ngu van

6 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 31,69 KB

Nội dung

Từ việc cảm nhận những câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng” Và “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Anh/ch[r]

Trang 1

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KÌ I HỆ CĐSP K34

Môn thi: Cơ sở văn hóa Việt Nam – Văn học dân gian

Chuyên ngành: SP Ngữ văn (Văn - Địa)

Hình thức thi: Tự luận Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (5.0 điểm)

Bằng những dẫn chứng cụ thể, anh/chị hãy chứng minh: Nghệ thuật ẩm thực truyền thống của người Việt thể hiện tính tổng hợp, tính cộng đồng và tính biện chứng.

Câu 2 (5.0 điểm)

Hãy viết bài văn kể lại truyền thuyết Con rồng cháu tiên theo trí nhớ và cách

hiểu của anh/chị Dạy cho học sinh lớp 6 văn bản này, anh/chị cần nhấn mạnh điều gì?

Ghi chú: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu.

- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Người ra đề

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Trang 2

TRƯỜNG CĐSP BẮC NINH

HƯỚNG DẪN CHẤM THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KÌ I HỆ CĐSP K34

Môn thi: Cơ sở văn hóa Việt Nam – Văn học dân gian

1 Bằng những dẫn chứng cụ thể, anh/chị hãy chứng minh: Nghệ thuật

ẩm thực truyền thống của người Việt thể hiện tính tổng hợp, tính cộng

đồng và tính biện chứng

a Yêu cầu về kĩ năng:

- Bài viết có lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục

- Trình bày sáng rõ, hạn chế lỗi chính tả

- Khuyến khích bài viết với bố cục hoàn chỉnh (3 phần mở-thân-kết)

b Yêu cầu về kiến thức: SV có thể triển khai theo nhiều cách khác

nhau và lấy các dẫn chứng khác, dưới đây là một số gợi ý:

*Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt, thể hiện:

- Cách chế biến thức ăn, đồ uống: đủ ngũ vị, ngũ sắc

VD: Nước chấm, canh, kho cá

- Trong cách ăn:

+ Có nhiều món: cơm, canh, rau, dưa, cá, thịt

+ Tác động vào mọi giác quan

+ Tổng hợp cái ngon của nhiều yếu tố: thức ăn, nơi ăn, dụng cụ, bạn

bè…

* Tính cộng đồng trong NT ẩm thực người Việt, thể hiện:

- Ăn chung, quây quần qanh mâm cơm – các thành viên phụ thuộc

chặt chẽ với nhau

- Thể hiện rõ ở nồi cơm, các món trong mâm và bát nước chấm ->

dùng chung

* Tính biện chứng, linh hoạt trong nghệ thuật ẩm thực người Việt

- Tính biện chứng âm - dương:

-> Hài hòa âm dương của thức ăn với nhau: Người Việt phân biệt thức

ăn theo 5 mức (ứng với Ngũ hành):

+ Hàn: Lạnh – âm nhiều = Thủy

+ Nhiệt: Nóng – dương nhiều = Hỏa

+ Ôn: Ấm, dương ít = Mộc

+ Lương: Mát, âm ít = Kim

+ Bình: Trung tính = Thổ

-> Người Việt tuân thủ nghiêm ngặt quy luật âm dương bù trừ và

chuyển hóa khi chế biến món ăn

VD: Cá: hàn, lạnh, âm + Gừng: nhiệt, nóng, dương

+ Sự quân bình âm dương trong cơ thể: Người Việt sử dụng thức ăn

như những vị thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình âm dương trong

cơ thể VD: nóng, sốt (dương) thì ăn cháo hành (âm)…

+ Sự quân bình âm dương giữa con người – môi trường tự nhiên: ăn

theo mùa

VD: Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể

Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè

-> Biết chọn đúng bộ phận có giá trị: Chuối sau, cau trước; Tôm nấu

0.5

0.5 0.5

0.5

0.5 0.5

0.5

0.5

0.5

0.5

Trang 3

Hãy viết bài văn kể lại truyền thuyết Con rồng cháu tiên theo trí nhớ

và cách hiểu của anh/chị Dạy cho học sinh lớp 6 văn bản này, anh/chị

cần nhấn mạnh điều gì?

a Yêu cầu về kĩ năng:

- Bài viết có bố cục 3 phần, rõ ràng, mạch lạc

- Băn phong chuẩn mực, hạn chế lỗi chính tả

- Bài viết thể hiện rõ là một bài văn kể chuyện, có tích hợp với văn

biểu cảm và nghị luận

b Yêu cầu về kiến thức:

* Kể lại truyền thuyết Con rồng cháu tiên:

- Giới thiệu được nhân vật, hoàn cảnh xuất thân nhân vật:

+ Lạc Long quân – nòi rồng, thường ở dưới nước, sức khỏe vô địch,

có nhiều phép lạ

+ Âu Cơ – giống tiên, dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao, xinh

đẹp tuyệt trần

- Những tình tiết phát triển của truyện:

+ Âu cơ đi dạo xuống phương Nam, gặp LLQ -> trở thành vợ chồng

+ AC có mang, sinh ra một cái bọc trăm trứng, ở thành 100 con, mặt

mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần

+ LLQ không thể sống lâu trên cạn -> trở về thủy cung

+ AC buồn phiền, gọi LLQ lên than thở -> Họ quyết định chia con (50

xuống biển theo cha, 50 lên non theo mẹ) Tuy nhiên, giao hẹn với

nhau, khi gặp khó khăn thì phải giúp đỡ lẫn nhau, không sai lời hẹn

+ Người con trưởng theo AC dược tôn làm vua, lấy hiệu Hùng Vương,

đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang Mười mấy đời

truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu Hùng Vương

+ Người Việt ta, con cháu vua Hùng, khi nhắc đến nguồn gốc của

mình , thường xưng là con Rồng cháu Tiên

* Khi dạy ch HS lớp 6, cần nhấn mịnh giá trị nội dung, nghệ thuật và ý

nghĩa của truyện:

- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (hình tượng nhân vật thần,

hình tượng cái bọc trăm trứng ) nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc

giống nòi

- Truyện thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người

Việt

0.5

0.5 0.5

0.5

0.5 0.5

0.5

0.5

0.5 0.5

Trang 4

TRƯỜNG CĐSP BẮC NINH

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KÌ I HỆ CĐSP K34

Môn thi: Cơ sở văn hóa Việt Nam – Văn học dân gian

Chuyên ngành: SP Ngữ văn (Văn - Địa)

Hình thức thi: Tự luận Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (5.0 điểm)

Theo anh/chị nét bản sắc văn hóa nổi bật nhất của dân tộc ta là gì? Là một trí thức trẻ, anh/chị đã, đang và sẽ làm gì để giữ gìn, phát huy nét bản sắc văn hóa ấy?

Câu 2 (5.0 điểm)

Từ việc cảm nhận những câu ca dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng”

“Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 800 từ) nói lên suy nghĩ của mình về tình yêu thương và sự sẻ chia.

Ghi chú: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu.

- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Người ra đề

Nguyễn Thị Hồng Nhung

Trang 5

HƯỚNG DẪN CHẤM THI KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KÌ I HỆ CĐSP K34

Môn thi: Cơ sở văn hóa Việt Nam – Văn học dân gian

1 Theo anh/chị bản sắc văn hóa nổi bật nhất của dân tộc ta là gì? Là

một trí thức trẻ, anh/chị đã, đang và sẽ làm gì để giữ gìn, phát huy

bản sắc văn hóa ấy?

a Yêu cầu về kĩ năng:

- Bài viết có lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục

- Trình bày sáng rõ, hạn chế lỗi chính tả

- Khuyến khích bài viết với bố cục hoàn chỉnh (3 phần mở-thân-kết)

b Yêu cầu về kiến thức: Có nhiều cách trình bày khác nhau, tuy nhiên

SV phải bàn đến một số nội dung cơ bản dưới đây:

* Những biểu hiện của bả sắc văn hóa Việt Nam:

- Ngôn ngữ (tiếng Việt)

- Tập quán – tín ngưỡng – nghi lễ:

+ Tập quán – tín ngưỡng thờ vật tổ, sùng bái tự nhiên

+ Nghi lễ vòng đời, từ trước khi sinh ra đến sau khi mất đi

+ Các đồ vật dùng trong nghi lễ và các hình thức tế lễ

- Luật tục, phong tục: là thiết chế văn hóa vô hình, là luật pháp riêng

cảu cộng đồng được mọi thành viên tuân theo

- Lễ hội, trò chơi dân gian

- Trang phục, trang sức

- Nghệ thuật ẩm thực

* Bản sắc văn hóa nổi bật nhất của dân tộc ta: SV có thể lựa chọn 1

trong các biểu hiện của bản sắc văn hóa nêu trên Tuy nhiên, phải dùng

lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục để chứng minh

VD: Ngôn ngữ (tiếng Việt) là nét bản sắc văn hóa nổi bật nhất của

người Việt

*Vì sao khẳng định như vậy?

- Khi tiếp xúc với một nền văn hóa, cái đầu tiên bắt gặp đó là lời ăn,

tiếng nói

-> Mỗi dân tộc đều có một tiếng nói riêng, “ tiếng ta còn thì nước ta

còn” (PQ).- Ngôn ngữ (tiếng Việt) – nét bản sắc văn hóa riêng, không

trộn lẫn với bất cứ dân tộc nào trên thế giới Tiếng Việt trải qua bao

thời gian, bao biến thiên vẫn luôn được bảo tồn và phát huy

- Người Trung Hoa, người Pháp muốn đồng hóa người Việt nhưng

chúng ta vẫn giữ được tiếng nói riêng, bản sắc văn hó riêng nên âm

mưu đồng hóa thất bại

- Trên địa bàn VN có 54 dân tộc cùng sinh sống nhưng chúng ta đã

chọn tiếng nói và chữ viết của người Kinh làm tiếng nói chung Thông

qua tiếng nói, nhiều nét bản sắc văn hóa khác, với các giá trị đặc trưng

của văn hóa dân tộc được bộc lộ, được bảo tồn và phát huy

* Làm gì để giữ gìn và phát huy nét bản sắc văn hóa ấy?

Giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt

+ Bản thân:

0.5

1.0

0.5 1.5

1.5

Trang 6

- Nói, viết đúng, hay, chuẩn ngữ pháp và chính tả

- Không dùng ngôn ngữ mạng, không viết tắt, nói tắt, dùng từ lịch sự,

không nói cụt, nói tiếng lóng nhiều

- Đọc sách, báo và sưu tầm những câu thơ, câu văn, câu châm ngôn hay

+ Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia

2 Từ việc cảm nhận những câu ca dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng”

“Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 700 từ) nói lên suy

nghĩ của mình về tình yêu thương và sự sẻ chia.

a Yêu cầu về kĩ năng:

- Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng thuyết

phục

- Trình bày sáng rõ, hạn chế lỗi chính tả

- Khuyến khích bài viết giàu cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo của người

viết

b Yêu cầu về kiến thức: Có nhiều cách khác nhau để bày tỏ suy nghĩ,

quan điểm của cá nhân, dưới đây là một số gợi ý

* Giải thích và nêu cảm nhận về hai câu ca dao:

- Câu 1: “Nhiễu điều thương nhau cùng”.

-> Giống như mảnh vải nhiễu đỏ phủ lên trên giá gương, tưởng chừng

là thừa, là không cần thiết nhưng lại có tác dụng để che chắn bụi bặm,

để cho tấm gương luôn sáng trong Con người cũng vậy, luôn cần sự

đùm bọc, chở che và tình yêu thương để có thể sống tốt, sống đẹp

-> Cha ông đời xưa khuyên cháu con, đã là người trong một nước, dù

khác nhau về dòng tộc, dù xa nhau về khoảng cách địa lí nhưng vẫn cần

và nên yêu thương, gắn bó, đùm bọc lẫn nhau Có như vậy thì nước

mới mạnh, dân mới yên

- Câu 2: “Bầu ơi chung một giàn”.

-> Dùng hình ảnh bầu và bí, dù khác giống nòi, dù không chung gốc

nhưng vẫn cùng nhau sinh trưởng, phát triển vì có tình yêu thương và

sự sẻ chia tác giả dân gian khuyên chúng ta phải biết yêu thương, sẻ

chia, giúp đỡ lẫn nhau

=>Lời ca dao ngọt ngào, tràn đầy tình cảm cũng là lời khuyên bảo chí

tình với mỗi người về lẽ sống ở đời

* Bàn về tình yêu thương và sự sẻ chia

- Thế nào là yêu thương và sẻ chia?

- Những biểu hiện cụ thể của tình yêu thương và sự sẻ chia trong cuộc

sống? (dẫn chứng)

- Bản thân đã nhận được và sẻ chia tình yêu thương như thế nào?

* Khẳng định tình yêu thương và sự sẻ chia luôn cần thiết dù ở bất cứ

thời đại nào, hoàn cảnh nào, với bất cứ ai Con người không thể sống

tách rời khỏi cộng đồng và cũng không thể tồn tại nếu thiếu tình yêu

thương, đùm bọc, sẻ chia

0.5

0.75

0.75

0.5 1.0 1.0 0.5

Ngày đăng: 26/11/2021, 00:12

w