1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Sáng tạo vì tương lai – Coi trọng tính bền vững ppt

5 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 246,1 KB

Nội dung

Sáng tạo tương lai Coi trọng tính bền vững Nicholas Eisenberger, Andrew Glantz và David Gottesman trên Harvard Business Publishing_Như nguyệt dịch Tuần Việt Nam Nhiều người cho rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang rất xem nhẹ tính bền vững trong kinh doanh nhưng qua những cuộc trao đổi với khách hàng và các xu thế hiện giờ, tôi thấy một sự thực hoàn toàn khác. Nhiều nhà lãnh đạo đã bắt đầu thấy được việc đạt được tính bền vững chính là chìa khoá giúp họ thoát khỏi cuộc suy thoái hiện giờ và tăng trưởng về lâu dài. Nhưng sự bền vững đó sẽ vẫn là một đích đến quá xa vời nếu bạn chỉ biết trông cậy vào các chiến lược marketing xanh hoá hay chỉ dừng lại ở các nỗ lực chưa tới nơi như cam kết sử dụng nhiên liệu có khả năng tái chế. Phương thức lãnh đạo chiến lược dựa trên sự bền vững đòi hỏi mỗi nhà lãnh đạo phải hiểu rõ những xu thế tác động tới đường hướng hoạt động của doanh nghiệp mình và sau đó họ phải sáng tạo để tận dụng được những cơ hội mới hoặc cách thức mới trong kinh doanh. Bạn có thể coi vài dòng dưới đây như những gợi ý giúp bạn thực hiện điều đó: 1. Hiểu các tác động có thể xảy đến với công ty của bạn Trên tầm mô, người ta chưa hề từ bỏ các nỗ lực để đạt đến sự bền vững, trái lại phát triển bền vững hiện đang là mối bận tâm hàng đầu của các quốc gia và của các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực: Năng lượng/cơ sở hạ tầng: Những quy định gần đây của chính phủ Mỹ về việc khuyến khích sáng chế ra các nguồn năng lượng có khả năng tái chế và thắt chặt các tiêu chuẩn khí thải của các phương tiện giao thông đã đem đến đồng thời cả cơ hội lẫn thách thức cho ngành năng lượng và chế tạo ô tô. Trong khi một số nhà sản xuất tỏ ra khá chật vật trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn mới này thì một số khác lại đang tiến rất nhanh nhờ đã biết cải biến sản phẩm và phương thức kinh doanh như General Electric, IBM hay Cisco. Khí hậu: Quốc hội Mỹ đang đẩy nhanh việc phê chuẩn các dự luật bảo vệ môi trường; những điều luật kiểu như Waxman-Markey* (hay còn gọi là điều luật về an ninh và năng lượng sạch Hoa Kỳ) đang tạo áp lực ngày càng lớn, buộc các doanh nghiệp của Mỹ phải tuân thủ các quy chuẩn về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Những điều luật như vậy sẽ tác động đến mọi mặt trong nền kinh tế Mỹ và tác động nhiều hơn cả đến những ngành vốn có lượng khí thải cao như: ngành dịch vụ công, chiết suất dầu mỏ, các ngành sử dụng nhiều năng lượng, và ngành công nghiệp chế tạo ôtô) và các doanh nghiệp thì dường như đang tất bật xây dựng các kế hoạch hành động môi trường cho tổ chức của mình. Minh bạch Với những động thái gần đây của Nhà Trắng như đưa ra biện pháp kiểm soát chi tiêu của các tập đoàn có tài sản nằm trong diện bị giám sát cho tới việc yêu cầu công khai phí thẻ tín dụng, chính quyền Obama dường như đã cho chúng ta thấy họ đang thực hiện triệt để yêu cầu đặt ra với sự minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc công khai thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quản lý doanh nghiệp và tạo dựng một nền tảng vững chắc cho kế hoạch xanh hoá của chính phủ. Một yêu cầu cốt lõi nhất của điều luật Waxman-Markey là buộc các doanh nghiệp thải khí ra môi trường phải công bố dữ liệu về lượng khí họ đã đưa ra môi trường. Hiện nay tại Mỹ, các quy định chặt chẽ của pháp luật bao gồm cả quy định liên quan đến ghi rõ nguồn gốc sản phẩm trên bao bì đã tác động ít nhiều đến các công ty sản xuất hàng tiêu dùng cũng như trong một số lĩnh vực khác. Vậy những thay đổi này sẽ có tác động thế nào đến những tập đoàn toàn cầu? Họ cần làm gì để tận dụng các chiến dịch môi trường này để có thể duy trì và mở rộng vị thế lãnh đạo toàn cầu của mình? Câu hỏi này đưa chúng ta đến gợi ý thứ hai: 2. Nâng tầm mục tiêu hướng tính bền vững thành phương thức đạt đến sự sáng tạo trong kinh doanh Các hoạt động của doanh nghiệp chẳng hạn như: các kế hoạch tái chế, tự giác báo cáo về việc thải khí, cam kết chỉ tiêu dùng các nguồn năng lượng có khả năng tái chế cùng các chiến lược marketing “vay mượn” đến giờ phút này không đủ để đưa các doanh nghiệp lên vị trí dẫn đầu trong ngành của mình, lấy được cảm tình của người tiêu dùng, vượt qua các doanh nghiệp khác và thắng được sức ép từ các tổ chức phi chính phủ. Để đi đầu trong các vấn đề hướng đến tính bền vững, các doanh nghiệp cần phải sáng tạo hơn nữa đối với dòng sản phẩm mình dự định đưa ra thị trường, tìm kiếm những thị trường mới, thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác chiến lược, tạo ra các cuộc đối thoại trong ngành, và tích cực hơn khi tham gia thực hiện các chính sách tiến bộ cộng đồng. Quan trọng hơn cả, khi thế giới đang đề cao tính minh bạch và đang có những biến chuyển không ngừng nghỉ, nếu một doanh nghiệp không thực sự theo đuổi một chiến lược có tính thực tế, thực sự liên hệ và gắn chặt với các yếu tố cốt lõi của chính mình thì nó chẳng thể trụ lâu trên thương trường. Dẫu rằng việc chứng tỏ thành công trong con mắt người khác quả cũng quan trọng nhưng những nhà lãnh đạo thực thụ sẽ không mất công quảng bá cho doanh nghiệp mình chỉ để được nhận tấm bằng khen hay một cái vỗ vai khích lệ mà hơn thế họ muốn sáng tạo để luôn là người dẫn đầu. Trên phương diện liên quan đến tính bền vững, điều này tương đương với việc bạn sẽ phải tìm ra con đường mới để kiện toàn đội ngũ nhân viên và các nguồn lực mà bạn đang có với yêu cầu: đạt được kết quả vượt bậc nhưng gây ra tác động ngày càng nhỏ đến môi trường và tạo ra nhiều giá trị hơn nữa cho các cổ đông. Điều này có nghĩa rằng bạn sẽ sử dụng định hướng tới sự bền vững như một thấu kính để tìm tòi, khám phá ra các giải pháp mới và thị trường mới cho doanh nghiệp của mình. Đó chắc chắn phải là những giải pháp và thị trường mà bạn nhìn thấy từ đó triển vọng đem tới các tác động có lợi cho môi trường và xã hội. Thiết nghĩ, đó mới chính là phát triển bền vững. Trong thực tế, liệu đã có doanh nghiệp nào thực hiện được điều này hay chưa? Doanh nghiệp nào thực sự cam kết về sự phát triển bền vững và họ đã thực hiện cam kết của mình ra sao? Bạn có thể học hỏi điều gì từ họ trên con đường đi đến thành công hay không? 3. Muốn dẫn đầu Hãy học hỏi từ người xuất sắc nhất Hãy nghiên cứu những công ty đi tiên phong trong phong trào phát triển bền vững, thu lượm bí quyết thành công của họ từ đó ra rút kinh nghiệm cho bản thân, tiếp tục sáng tạo và phát triển hơn nữa. Bằng việc lựa theo xu thế “tiêu dùng tại chỗ”, một số doanh nghiệp hàng đầu đã thành công trong việc giảm bớt các tác động bất lợi đến môi trường trong sản xuất đồng thời tiết kiệm được chi phí. Những dụ điển hình có thể kể đến ở đây là trường hợp của Toyota, McDonald’s và American Apparel. Toyota đã sử dụng chính các linh phụ kiện của các nhà sản xuất sở tại để cung cấp cho 13 xưởng sản xuất ở khắp Bắc Mỹ của mình. McDonalds với chương trình “Một Cửa” công khai mình đã sử dụng hoàn toàn thực phẩm địa phương cho sản phẩm của hãng. Đó là, American Apparel sử dụng chương trình “Made in DownTown LA” (diễn giải, tất cả các công đoạn tạo nên sản phẩm đều diễn ra tại Los Angeles) như một phương thức định vị giá trị sản phẩm. Nhờ thế, American Apparel thậm chí có thể nâng giá sản phẩm chút đỉnh và dùng phần chênh lên đó như một khoản giúp họ thực hiện nghĩa vụ môi trường và xã hội như một sự tri ân với cộng đồng sở tại. Không phủ nhận, bất ổn kinh tế đã gây chút khó khăn đối với quyết tâm thực hiện hành động hướng tới tính bền vững. Tuy nhiên, nếu chỉ biết đổ tại cho hoàn cảnh mà từ bỏ nỗ lực dành cho phát triển bền vững thì bạn đã quá thiển cận. Nếu biết nhận ra những cơ hôi mới để theo đuổi và sử dụng chúng như một điểm tựa để thúc đẩy sức sáng tạo của chính mình thì chắc chắn những doanh nghiệp hàng đầu toàn cầu sẽ đi đến thành công. Liệu bạn có đi theo định hướng “tiêu dùng tại chỗ”? Bạn có đề cao tính minh bạch hay không? Hay bạn sẽ theo đuổi những xu thế khác chưa từng được đề cập tới trên đây để tự tìm ra hướng đi riêng tới đỉnh thành công cho chính bạn và công ty của bạn? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi, tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp từ phía các bạn. - Nicholas Moore Eisenberger là giám đốc điều hành của GreenOrder - một công ty hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu đường lối lãnh đạo. Được thành lập từ năm 2000, GreenOrder là một công ty tư vấn quản lý và chiến lược cho các tập đoàn hàng đầu khi đưa ra cho họ các sáng kiến để biến định hướng tới tính bền vững thành giá trị cho doanh nghiệp. Andrew Glantz và David Gottesman là các chuyên gia phân tích của công ty này. * Điều luật An Ninh và Năng Lượng Sạch Hoa Kỳ Năm 2009 (ACES) hay thường biết đến dưới tên gọi điều luật Waxman-Markey (được đặt theo tên của hai hạ nghị sỹ đã đề xướng là Waxman-hạ nghị sỹ bang California và Markey - hạ nghị sỹ bang Massachusetts. ACES là một điệu luật về năng lượng được thông qua tại Hạ Nghị Viện Mỹ ngày 26 tháng 6 năm 2009 với mục đích thiết lập hàng loạt các quy chuẩn về kiểm soát các hoạt động liên quan tới khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhằm đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiện điều luật này vẫn đang chờ thông qua tại Thượng Nghị Viện Mỹ. Nguồn: Tuần Việt Nam . Sáng tạo vì tương lai – Coi trọng tính bền vững Nicholas Eisenberger, Andrew Glantz và David Gottesman. vai khích lệ mà hơn thế họ muốn sáng tạo để luôn là người dẫn đầu. Trên phương diện liên quan đến tính bền vững, điều này tương đương với việc bạn sẽ phải

Ngày đăng: 21/01/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN