Bệnhđộngmạchvành:Đừngchủ quan!
Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnhđộngmạch vành tăng từ 2-3 lần sau thời kỳ
mãn kinh. Ở Mỹ, bệnhđộngmạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu cho giới nữ, tuy nhiên nhiều người vẫn thường đánh giá thấp mối đe dọa
của bệnh này.
Nguy cơ mắc bệnh cao ở phụ nữ mãn kinh
Bệnh độngmạch vành gây nên bởi những mảng bám được hình thành từ
mỡ, cholesterrol và các chất khác trên thành độngmạch vành. Lâu dần, các mảng
bám này lớn lên và làm hẹp dòng chảy của máu, đồng thời làm giảm lượng máu
chứa chất oxy dẫn về tim. Nếu các mảng bám này không ổn định, bị vỡ nứt, máu
sẽ đóng cục lại tại những chỗ vỡ nứt trên các mảng bám đó, khiến máu không thể
lưu thông, và hậu quả là dẫn đến chứng nhồi máu cơ tim.
Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh độngmạch vành tăng từ 2-3 lần sau thời kỳ mãn
kinh. Sự gia tăng này hoàn toàn không giải thích được nguyên nhân, nhưng lượng
cholesterol, chứng cao huyết áp và lượng chất béo đóng xung quanh vùng bụng
nhiều - trong giai đoạn này – được đánh giá là những nguy cơ làm phát sinh bệnh
nghẽn độngmạch vành ở phụ nữ.
Những cuộc nghiên cứu y học về bệnh tim trước đây thường tập trung vào
đàn ông. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học nhận ra rằng có sự khác biệt rõ nét về
bệnh độngmạch vành giữa đàn ông và phụ nữ. Chẳng hạn, những người đàn ông
bị nhồi máu cơ tim thường có những biểu hiện đặc thù như: cơn đau thắt ngực,
khởi đầu từ ngực và lan ra vai, cổ, cánh tay.
Ở phụ nữ cũng có những triệu chứng tương tự, nhưng còn thêm những dấu
hiệu phụ khác như: khó thở, ợ nóng, nôn mửa, đau hàm, đau lưng và cảm giác mệt
mỏi. Chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ thường xảy ra khi họ lo lắng hoặc bị căng
thẳng thần kinh, ngay cả lúc ngủ. Trong khi ở đàn ông, nhồi máu cơ tim thường
xảy ra khi luyện tập thể dục hay trong lúc đang làm việc.
Do phụ nữ không thường xuyên có những biểu hiện nhồi máu cơ tim đặc
thù, nên thường chậm trễ trong việc điều trị và đối diện với nguy cơ tử vong nhiều
hơn đàn ông.
Phòng ngừa bệnh, cần có lối sống lành mạnh
Để giúp người dân nhận thức được mối hiểm họa trên, Hiệp hội Tim Mỹ đã
có những hướng dẫn đặc biệt giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh độngmạch vành ở
phụ nữ.
Những hướng dẫn này đề cập đến sự thay đổi lối sống, sử dụng thuốc men
và điều trị hooc-mon ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Dưới đây là những thay
đổi cần thiết về lối sống giúp ngăn ngừa bệnh độngmạch vành.
- Không nên hút thuốc và tránh hít thở khói thuốc thụ động.
- Thường xuyên luyện tập những bài tập với cường độ vừa phải, khoảng 30
phút/ngày, như đi nhanh. Việc này sẽ hữu ích hơn cho bạn nếu được thực hiện vào
tất cả các ngày trong tuần.
- Ăn những thực phẩm có lợi cho tim, hạn chế các loại thực phẩm có độ béo
và lượng cholesterol cao.
- Duy trì chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 24,9 và số đo vòng eo
dưới 88 cm.
- Trong trường hợp bạn đã có những triệu chứng của bệnh độngmạch vành,
cần tránh lo lắng và muộn phiền.
- Không nên uống rượu.
- Tránh những loại thực phẩm làm tăng huyết áp, giảm ngay việc ăn mặn
nếu bạn đang bị chứng huyết áp cao.
. Bệnh động mạch vành: Đừng chủ quan!
Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh động mạch vành tăng từ 2-3 lần sau thời kỳ
mãn kinh. Ở Mỹ, bệnh động mạch vành. người vẫn thường đánh giá thấp mối đe dọa
của bệnh này.
Nguy cơ mắc bệnh cao ở phụ nữ mãn kinh
Bệnh động mạch vành gây nên bởi những mảng bám được hình