Bài thuốc-mónăngiúpchữabệnh
động mạchvành
Ngoài việc sử dụng thuốc men để điều trị bệnhđộngmạch vành, chế độ và
thực đơn ăn uống phù hợp với sinh lý có tác dụng to lớn trong việc điều trị
bệnh mạch vành.
Mộc nhĩ.
Dưới đây là một số mónăn có tác dụng chữabệnhmạch vành, tùy theo hoàn cảnh,
điều kiện và khẩu vị từng người mà áp dụng linh hoạt để có mónăn ngon lại có tác
dụng chữabệnhmạch vành.
Chuối tiêu chấm vừng đen: Dùng 500g chuối tiêu, 15g vừng đen. Vừng đen rang
chín, chuối tiêu chấm vừng đen, ăn hết trong ngày. Có tác dụng hạ huyết áp, tốt
cho bệnhmạch vành.
Rau cần nấu với táo tàu: Dùng 500g rau cần, 200g táo tàu, nấu chín rau cần với táo
tàu ăn. Có tác dụng hạ huyết áp, an thần, tốt cho bệnhmạch vành.
Côn bố nấu với đậu xanh, đậu đỏ: Dùng 150g côn bố, 150g đậu xanh, 150g đậu
đỏ. Cho nước vừa đủ, nấu chín kỹ thêm đường đủ ngọt, ăn cái, uống nước, ăn
thường xuyên. Có tác dụng tốt với bệnhmạch vành.
Mộc nhĩ trắng: Lấy 4g mộc nhĩ trắng, ngâm vào nước nóng, rửa sạch, sau đó cho
vào ấm bằng đất, sắc lấy nước uống, có thể cho vào ít đường trắng. Chia làm 2 lần,
uống hết trong ngày. Uống liên tục có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu, tốt cho
bệnh mạch vành.
Rau chân vịt hấp cách thủy: Dùng 200g rau chân vịt, rửa sạch cho vào 200ml
nước. Hấp cách thủy trong 10 phút. Để nguội sau 1 tiếng, gạn lấy nước, chia làm 2
lần uống hết vào buổi sáng, buổi chiều. Có tác dụng hạ huyết áp, bệnhmạch vành.
Cháo đào nhân thêm gia vị: 10g đào nhân, 30g sinh địa vàng, 100g gạo, 10g hạt
quế, 2 miếng gừng sống. Đào nhân gọt bỏ vỏ, hạt quế nghiền nát, gạo nghiền
nhuyễn, dùng lượng rượu trắng thích hợp chế vào sinh địa, gừng và đào nhân xay
lấy nước. Thêm vào gạo lượng nước thích hợp nấu cháo, sau khi sôi cho nguyên
liệu và nước thuốc vào nấu chín, cho hạt quế nghiền vào.
Canh mộc nhĩ đen: 6g mộc nhĩ đen, một ít đường trắng. Mộc nhĩ đen ngâm nở, rửa
sạch, bỏ vào nồi thêm nước nấu sôi, vặn lửa nhỏ nấu đến nhừ, cho đường cát trắng
vào nấu tan là được. Ăn mộc nhĩ uống canh, mỗi ngày 1 – 3 lần. Có tác dụng: Hoạt
huyết khử hư, giảm chất béo. Chủ trị: Bệnhđộngmạch vành, cholesterol máu,
hoặc tăng huyết áp thuộc chứng khí trệ, huyết ứ.
Canh thịt lợn phật thủ: 10g phật thủ, 30g ý dĩ nhân, 6g mộc nhĩ đen, 50 thịt nạc
heo, gia vị lượng thích hợp. Cho các thứ trên vào nồi nấu canh. Mỗi ngày ăn 1 lần,
có thể dùng thường xuyên. Có tác dụng: lý khí, hoạt huyết, bổ khí. Chủ trị bệnh
động mạch vành, khí trệ huyết ứ.
Sơn tra mật ong: 500g sơn tra sống, 250g mật ong.
Phương pháp chế biến: Sơn tra rửa sạch, bỏ cuống và hạt để vào nồi, thêm vào
lượng nước thích hợp, nấu đến sắp chín, nước gần cạn cho mật ong vào, đun lửa
nhỏ nấu cho đến chín chắt lấy nước. Chờ nguội cho vào chai. Uống mỗi ngày 3 lần,
mỗi lần 20ml. Có tác dụng: tiêu hóa thức ăn, giảm chất béo, tiêu đờm. Chủ trị:
bệnh độngmạch vành, mỡ cao trong máu.
Nấm hương xào củ năn: 250g củ năn, 150g nấm hương ngâm nước cho nở, gia vị
lượng thích hợp. Củ năn bỏ vỏ, cắt miếng, nấm hương rửa sạch, bỏ cả vào chảo
xào, rồi thêm các gia vị như muối, đường, bột ngọt xào cho đến chín. Có tác
dụng: dùng thay thức ăn, giảm chất béo, hóa đờm, tốt cho người bệnhđộngmạch
vành, mỡ cao trong máu và bệnh tăng huyết áp.
Cháo bột ngô gạo tẻ: Quấy bột ngô trong nước lạnh, gạo tẻ cho nước vào vừa đủ,
nấu thành cháo. Cho bột ngô vào cháo quấy đều, đun sôi là được.
Điều trị có hiệu quả bệnh xơ cứng động mạch, bệnhđộngmạch vành, tắc động
mạch cơ tim và tắc tuần hoàn máu. Người mắc bệnh trong máu nhiều mỡ phải ăn
thường xuyên.
Cháo cà rốt, gạo tẻ: Cà rốt tươi vừa đủ, nấu với gạo tẻ thành cháo. Ăn vào 2 buổi
sáng, chiều. Cháo này có thể ăn thường xuyên, kéo dài, có tác dụng chữa và phòng
bệnh tăng huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường thể lực ở người cao
tuổi.
Cháo gạo tẻ, lá sen: Dùng 1 lá sen to, rửa sạch, sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước. Cho 100g
gạo vào nước lá sen, một ít đường phèn, nấu thành cháo. Bàithuốc này chữabệnh
huyết áp cao, nhiều mỡ trong máu, tốt với người bệnhmạch vành.
Cá trắm cỏ nấu với bí đao: Mỗi lần dùng 250 – 500g bí đao, 250 – 500g cá trắm cỏ
(cả con là tốt nhất). Trước hết lấy dầu rán cá chín vàng, sau đó cho bí đao, nước
vừa đủ; ninh trong 3 – 4 tiếng, cho một ít muối và gia vị để ăn. Ăn cả nước lẫn cái,
có tác dụng với bệnhmạch vành.
Quả hồng, nước đường phèn: Mỗi lần 3 quả hồng khô, rửa sạch, cho vào một ít
đường phèn. Hấp cách thủy cho đến khi quả hồng chín mềm là ăn được. Có tác
dụng hạ huyết áp, bệnhmạch vành.
Trà sơn tra lá sen: Mỗi lần dùng 30g sơn tra, 20g lá sen, cho vào 2 bát nước, sắc
lấy một bát, bỏ bã, uống nước. Có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu, tốt cho
người bệnhmạch vành.
.
Bài thuốc - món ăn giúp chữa bệnh
động mạch vành
Ngoài việc sử dụng thuốc men để điều trị bệnh động mạch vành, chế độ và
thực đơn ăn uống. có hiệu quả bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành, tắc động
mạch cơ tim và tắc tuần hoàn máu. Người mắc bệnh trong máu nhiều mỡ phải ăn
thường xuyên.