a0 renin nạ HE CBÍNH H QUỐC Gh A HỖ CHÍ MINH
HỌC VIÊN BẢO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYỀN
ee
AN THI THANE THU
NANG CRO CHAT LONG CHUONG TRINH TRUYEN HINH TIENG DAN TOc CUA Cc BAI TINH MIEN NOI BONG BAC
LUẬN VĂN THẠC SỸ TRUYỂN THONG DAI CHUNG
Trang 2HOC VIEN BAO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
lp LA
| 47 ÏÌ aN THI THANA THU
NANG CAO CHAT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỂN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC CUA Các ĐÀI TỈNH MIỂN NÚI ĐÔNG BAC
(Khảo sát các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn
tir thang 1/2009 dén thang 6/2009) Chuyên ngành: Báo chí học Mã số : 6032 01 nh € , * `
LUẬN VĂN THẠC SỸ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Trang 3MUC LUC
Chương 1: Chương trình:truyền hình tiếng dân tộc của các đài địa
1.1
1.3
phương - Cơ sở lý luận và thực tiễn
Báo chí với nhiệm vụ thông tỉn tuyên truyền cho đồng bào dân -_ tộc thiêu sô CV t1 0E g31 4v v3 080808 tr 091919
1.2 Đặc điểm về nhu cầu tiếp nhận thông tỉn của đồng bào dân tộc
các tỉnh miền núi Đông Bắc - cnennnh nh
Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc các đài tỉnh miền núi Đông Bắc là yêu cầu bức thiết -:
Chương 2 : Đặc điểm các chương trình truyền hình tiếng dân
2.1 22
24
2.4
tộc của các đài Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn
Quy trình sản xuất và trang thiết bị kỹ thuật - -+s Những đặc điểm về nội dung và hình thức của các trương trình Diện phủ sóng và hiệu quả tác động .« nen nhe Một số vấn đề đặt ra ch nenằ
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình
3.1 3.2
truyền bình tiếng dân tộc của các đài tỉnh miền núi Đông Bắc
Trang 4NHUNG CHU VIET TAT TRONG LUAN VAN
*k k‡$k%*k% & &k®* k%
BTV: Biên tập viên
Trang 5LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu, các sô liệu trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực Các kết luận trong luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khác
Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2009
Trang 61 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân
tộc có vị trí chiến lược quan trọng Các dân tộc thiêu số mặc dù chỉ chiếm
khoảng 13% dân số cả nước với hơn 10 triệu người sống rải rác ở 3/4 lãnh thổ, nhưng lại ở vào những vị trí quan trọng trong quốc phòng và phát triển kinh tế Trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nước đã thường xuyên quan tâm đầu
tư đến sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá giáo dục, an ninh quốc
phòng của đồng bào dân tộc miền núi Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 của Ban
Chấp hành Trung ương khố IX về cơng tác dân tộc, các văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VII, VIL, X, X đều xác định tầm quan trọng
và chiến lược phát triển dân tộc với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Khu vực miền núi Đông Bắc là một trong những vùng chiếm vị trí
trọng yếu của đất nước Đây đã từng là khu căn cứ địa cách mạng, là cái nôi
khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Đây còn là nơi có đông đồng
bào dân tộc miền núi sinh sống, đặc biệt những tinh nhu Ha Giang, Bac Kan,
Lạng Sơn có trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, các tỉnh còn lại tỷ
lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới trên 50% Dưới sự quan tâm đầu tư
thường xuyên của Đảng và nhà nước, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây đã có những bước chuyền biến, văn hoá truyền thống được giữ gìn, các
hủ tục từng bước được đẩy lùi | v
Tuy nhiên, đời sống vật chất và tỉnh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở
đây vẫn còn rất chênh lệch so với các vùng miền khác Kinh tế còn nhiều khó
khăn, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa vẫn còn tình trạng mê tín dị đoan,
Trang 7chấp thông tin Chính vì vậy, ở một số địa phương, đồng bào dân tộc đã bị kẻ xấu lợi dụng xúi dục, kích động, gây mất đoàn kết, làm mất ôn định an ninh chính trị, lòng tin của đồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước phần nào bị suy giảm Hiện tượng “xưng vua”, “tà đạo” ở một số dân tộc trong khu vực thời gian qua là những ví dụ điển hình
Trong các phương tiện truyền thông đại chúng thì hiện nay truyền hình là một trong rhững phương tiện được bà con dân tộc thiểu số yêu thích nhất Thế mạnh của truyên hình là hình ảnh, sự gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của đồng bào dân tộc thiêu số Điều này sẽ đạt hiệu quả tối đa, khi các chương trình truyền hình được phát sóng bằng tiếng dân tộc thiểu số
Cùng với.chương trình VTV5 của đài truyền hình Việt Nam thì các đài địa phương nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cũng đã xây dựng các chương trình truyền hình tiếng dân tộc phát trên sóng truyền hình địa phương với mục tiêu tuyên truyền thông tin, chính sách và những vấn đề của địa phương cho đồng bào dân tộc bằng chính ngôn ngữ của họ Chương trình truyền hình tiếng dân tộc phát trên sóng truyền hình địa phương sẽ là kênh thông tin quan trọng và gần gũi nhất để tuyên truyền hiệu quả chủ trương đường lối chính sách của nhà nước, phản ánh tâm tư nguyện vọng của đồng bào dân tộc của Đảng với nhà nước, góp phần nâng cao đời sống cho bà con nhân dân các dân tộc bằng chính thứ tiếng của bà con Đây là một trong
những chương trình nhận được sự quan tâm và đầu tư của Đảng, Nhà nước và
địa phương Ở khu vực miền núi Đông Bắc, ngoài đài Hà Giang đã có chương trình truyền hình tiếng dân tộc được gần 10 năm, còn lại hầu hết các đài đều mới bắt tay vào sản xuất và phát sóng chương trình này trên sóng truyền hình địa phương trong thời gian từ 4 đến 5 năm
Trang 8kinh nghiệm tự tìm tòi và học các đài bạn là chính Trong cuộc cạnh tranh với
Đài truyền hình Việt Nam và các chương trình từ chảo thu vệ tính Trung
Quốc, các chuơng trình truyền hình tiếng dân tộc của các đài khu vực miền
núi Đông Bắc bộ dường như thua kém về lợi thế Và điều này làm giảm hiệu quả của một kênh thông tin quan trọng cho đồng bào dân tộc thiểu sé
Chính từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc các đài tỉnh miền núi Déng Bac” Khi các chương trình phát sóng bằng tiếng dân tộc của các đài truyền hình địa phương được cải tiến nâng cao chất lượng sẽ mang một ý nghĩa chính trị to lớn: khơi dậy và phát huy cao độ niềm tỉn tự hào chính đáng của đồng bào các
dân tộc, củng cô niềm tin sắt đá của đồng bào dân tộc với Bác Hồ, với Đảng Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng hiệu quả các chương trình truyền
hình tiếng dân tộc chính là góp phần để đồng bào có điều kiện tiếp cận ứng
dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biết cách phát huy nội
lực, làm giàu bằng chính bàn tay khối óc trên mảnh đất quê hương của mình Đây thực sự là một công việc hữu ích nhiều mặt và hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ chính trị của Đảng đặc biệt quan tâm: Phát triển kinh tế xã hội các tỉnh miền núi, giúp đồng bào các dân tộc - nhất là anh em dân tộc thiểu số xoá đói giảm nghèo, vươn lên giàu có
Từ những ý nghĩa thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc các đài tỉnh miền núi Đông Bắc” đang được đặt ra như một yêu cầu cần thiết
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các dân tộc thiểu số luôn được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo và đa dạng của đất nước ta Chính vì vậy, đã
Trang 9văn hoá truyền thống, chữ viết phong tục tập quán Có thể kế những công trình tiêu biểu như: Các dân tộc ít người Việt Nam của nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1978; Văn hoá và sự phát triển các dân tộc ở Việt Nam, nhà xuất bản Văn hoá dân tộc năm 1996, những bài viết của Tiến sỹ Lê Hữu Xanh về tâm lý dân tộc v.v
Trên lĩnh vực lý luận nghiên cứu truyền hình, cũng đã có một số tác phẩm nghiên cứu đặc điểm truyền hình, cách thức tô chức sản xuất chương trình truyền hình, công chúng truyền hình, xu hướng phát triển của truyền hình, giáo trình truyền hình của các khoa báo chí trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền Tuy nhiên những nghiên cứu về chương trình truyền hình, đặc biệt là chương trình truyền hình địa phương và chương trình truyền hình tiếng dân tộc vẫn còn thiếu vắng SN |
ˆ Về công tác tuyên truyền của truyền hình cho đồng bào dân tộc thiêu số cũng đã có một số tham luận và các công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu như:
Trong cuốn các dân tộc thiểu số Việt Nam, có bài viết của Nguyên tông giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Hồ Anh Dũng “Sự nghiệp phát triển
truyền hình ở vùng dân tộè thiểu số” tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở
việc khẳng định sự cần thiết cũng như dự báo khả năng đóng góp cho công tác tuyên truyền của Đài truyền hình Việt Nam đối với vùng dân tộc thiểu số
ˆ Năm 2001, Bộ Văn hố thơng tin đã tổ chức hội thảo “ Tăng cường và
đổi mới công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền nút
Đây là cuộc hội thảo tong kết lại công tác thông tin cho đồng bào dân tộc và miền núi của một số cơ quan báo chí và các tổ chức chính trị xã hội Trong
đó, vai trò của truyền hình cũng được đề cập đến trong một bài tham luận của
Đài Truyền hình Việt Nam Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là những đánh giá
Trang 10Nội dung luận văn phản ánh về công tác thông tin, tuyên truyền về đồng bào dân tộc miền núi trên sóng truyền hình Việt Nam, chưa đưa ra những giải pháp cụ thể Năm 2004, tác giả luận văn thạc sỹ Phạm Ngọc Bách nghiên cứu
đề tài “Chương trình dân tộc và miễn núi trên sóng VTVI - Đài truyền hình
Việt Nam” trong đó đề cập về công tác tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số tuy mới chỉ đề cập trong phạm vi chương trình Dán tộc và miễn núi trên sóng VTVI Tác giả Đỗ Thanh Phúc trong luận văn Thạc sỹ ngành Báo
chí học lại đề cập đến vấn đề “Bảo tồn bản sắc văn hoá trên sóng truyền hình
của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hoà Bình”, khảo sát công tác tuyên truyền để bảo tổn bản sắc văn hoá các dân tộc trên sóng truyền hình địa phương, tập trung ở tỉnh Hoà Bình
Về truyền hình khu vực miễn núi Đông Bắc có luận văn Thạc sỹ Báo chí Bạch Đức Toàn “Hiệu quả của chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh và Truyên hình tỉnh T: uyên Quang”, luận văn đưa ra cái nhìn khái quát về chương trình thời sự của Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang cũng
như hiệu quả của nó, tuy nhiên chưa đề cập đến vấn đề tuyên truyền cho
đồng bào dân tộc thiểu số
Có thê khẳng định, ban thân chương trình truyền hình tiếng dân tộc cũng là một vấn đề mới nên chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào nghiên
cứu về đặc điểm, nội dung, hình thức cũng như cách tổ chức sản xuất một
chương trình truyền hình tiếng dân tộc, đặc biệt là chương trình truyền hình tiếng dân tộc của các tỉnh miền núi Đông Bắc với những đặc thù rất riêng, từ đó tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng chương trình
Trang 113 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Muc dich
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng chất lượng chương trình truyền
hình tiếng dân tộc của các đài phát thanh - truyền hình khu vực miền núi
Đông Bắc về nội dung, hình thức, thời lượng phát sóng, cách tổ chức sản xuất chương trình, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình tiếng dân tộc của các đài phát thanh - truyền hình các tỉnh miền núi Đông Bắc
Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lương chương trình truyền hình tiếng dân tộc: Chủ trương của Đảng và nhà nước về công tác dân tộc cũng như vai trò của chương trình truyền hình tiếng dân tộc
- Nghiên cứu đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực miền núi Đông Bắc bộ,
đưa ra những phác hoạ về đời sống của bà con dân tộc thiểu số nơi đây
- Đánh giá thực trạng chương trình truyền hình tiếng dân tộc trên sóng truyền hình địa phương các tỉnh miền núi Đông Bắc
- Bước đầu khảo sát công chúng để tìm hiểu mức độ tiếp nhận cũng như mức độ hài lòng của công chúng với các chương trình truyền hình tiếng dân tộc trên sóng truyền hình địa phương
- Đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình tiếng dân tộc trên sóng truyền hình các tỉnh miền núi Đông Bắc
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc của các đài tỉnh khu vực miền núi Đông Bắc
Trang 125 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả dựa trên phương pháp luận
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và tư tưởng Hồ Chí Minh; Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm và các chính sách của Đảng,
Nhà nước về vấn đề dân tộc và miền núi và cơ sở lý luận báo chí, truyền
thông trong đời sống xã hội hiện đại Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây:
Phương pháp thu thập, nghiên cứu phân tích tài liệu được sử dụng dé tập hợp những tài liệu về công tác dân tộc miễn núi, về lý luận báo chí truyền hình, về những đặc điểm của các khu vực khảo sát để dùng làm cứ liệu khoa
học cho luận văn
Phương pháp phân tích nội dung tài liệu được sử dụng đề phân tích các chương trình truyền hình tiếng dân tộc trên sóng địa phương khu vực miền núi Đông Bắc Trong phương pháp này có cả phân tích định tính và định lượng
Các phương pháp điều tra công chúng qua Phiếu điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia
Đồng thời, trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi còn sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu khác như phân tích, tổng hợp, so sánh
nhằm thu thập các luận cứ, các ý kiến sinh động từ thực tiễn để thực hiện các
Trang 13- Kết quả luận văn là cái nhìn toàn cảnh về thực trạng chương trình truyền hình tiếng dân tộc trên sóng truyền hình địa phương khu vực miền núi Đông Bắc
- Trên cơ sở phác hoạ diện mạo chung của các chương trình truyền hình tiếng dân tộc trên sóng truyền hình địa phương khu vực miền núi Đông Bắc và khái quát đặc điểm của các chương trình nảy, luận văn cho thấy vai trò,
tầm quan trọng của truyền hinh tiếng dân tộc trong việc thực hiện vụ chính trị
và phục vụ nhu cầu của công chúng đặc thù ở khu vực này Ÿ nghĩa thực tiễn
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh đạo địa
phương và những người trực tiếp làm các chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở các địa phương miền núi Đông Bắc
- Những giải pháp của đẻ tài có thể tham khảo và ứng dụng vào thực
tiễn hoạt động của chương trình truyền hình tiếng dân tộc địa phương, góp
phần nâng cao chất lượng chương trình | 7 Bố cục của luận văn
Trang 14CHUONG TRINH TRUYEN HINH TIENG DAN TOC
CUA CAC DAI TRUYEN HINH DJA PHUONG - _ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN
1.1 BÁO CHÍ VỚI NHIỆM VỤ THÔNG TIN TUYỂN TRUYÊN
CHO ĐÓNG BẢO CÁC DÀN TỌC THIẾU SO
Trải qua các thời kỳ cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc và xây
dựng đất nước, vấn đề dân tộc và công tác dân tộc luôn được sự quan tâm, chỉ
đạo sâu sát của Trung ương Đảng và Chính phủ, thông qua việc xác định mục
tiêu, tao lập các thể chế hoạt động, định hướng nội dung chiến lược và cụ thể cho từng giai đoạn, đầu tư nhân lực, vật lực, lãnh đạo tổ chức thực hiện Vấn
đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước ta đồng thời là biểu hiện của truyền thống văn hóa, nhân văn sâu sắc của ông cha ta
Điều 5 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 nêu rõ:
Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ
giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân
tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa
tốt đẹp của mình [36, tr.5]
Trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, một lần nữa, vấn đề dân tộc miền núi được đề cập đến một cách sâu sắc:
Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu
Trang 15hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa [25, tr.134]
Những năm qua, hệ thống chính sách của Đảng, Nhà nước ta với mục tiêu bao trùm là thực hiện quyền bình đẳng, đoàn kết, tương trợ cùng phát triển giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước Để những chính sách này đi vào cuộc sống, công tác thông tin tuyên truyền luôn được xác định đóng vai trò quan trọng Công tác tuyên truyền ở vùng dân tộc
miền núi là cơ sở để đạt những thắng lợi trên các mặt công tác khác, với vai
trò không chỉ đặt nền móng mà còn mở đường cho mọi hoạt động, công tác ở vùng dân tộc và miền núi Mỗi thắng lợi của từng vùng, từng dân tộc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng ( đều có những
đóng góp quan trọng của công tác tuyên truyền
1.1.1 Công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ đồng bào dân tộc của báo chí trong những năm qua
Ngay những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, ngày 27/11/1989 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 22 về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế — xã hội miền núi trong đó ghi rõ:
Tăng cường các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả phương tiện hiện đại như máy thu thanh catxét, máy thu hình để cải tiến và nâng cao các chương trình phát thanh - truyền hình ở địa phương, phô biến các văn hoá phẩm và tài liệu có nội dung thiết thực, phù hợp với yêu cầu và truyền thống của đồng bào các dân tộc Chú trọng sử dụng ngôn ngữ dân tộc (và chữ viết nếu có) trong công tác thông tin tuyên truyền [4, tr.5]
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã xác định: “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí,
Trang 16nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số” [25,
tr.214] |
Báo chí luôn được coi là lực lượng xung kích trong công tác tuyên
truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số Số lượng báo, tạp chí, bản tin, chương
trình phát thanh, truyền hình, các chuyên mục về miễn núi, dân tộc ngày càng phong phú hấp dẫn Các phương tiện thu phát, diện phủ sóng phát thanh truyền hình được mở rộng và mạng lưới phát hành báo chí ngày càng vươn xa tới các vùng miền núi, vùng xâu, vùng xa
Các loại hình báo chí phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
bao gồm: |
- Phat thanh - truyén hinh :
Đối với khu vực miền núi, nhân dân được xem truyền hình từ đầu
những năm 1990 trở lại đây Trong điều kiện cơ cấu dân cư và địa hình chia cắt thì truyền hình là phương tiện truyền thông hiệu quả Đến nay diện phủ sóng phát thanh đã đạt 95%, truyền hình đạt 85% Đồng thời với việc tăng diện phủ sóng, các đài phát thanh truyền hình còn tăng các chương trình phát sóng bằng tiếng dân tộc thiểu số
Đài Tiếng nói Việt Nam mỗi năm phát sóng 5.763 chương trình phục vụ đồng bào dân tộc miền núi bằng 6 thứ tiếng Mông, Kh, Mer, Ê Đê, Gia
Rai, Ba Na Xê Đăng Đài Tiếng nói Việt Nam đã thành lập Ban dân tộc
chuyên phụ trách tổ chức sản xuất chương trình phát tiếng các dân tộc thiểu số Vì vậy, chất lượng chương trình không ngừng được cải tiến
Đài truyền hình Việt Nam từ tháng 4/1997 mở chuyên mục Dân tộc phát định kỳ vào 20h thứ 4 hàng tuần, thời lượng15 phút phát trên sóng VTVI, sau đó đổi tên thành tạp chí dân tộc và phát triển phát sóng định kỳ chủ nhật hàng tuần với thời lượng từ 25 — 30 phút
Trang 17phát sóng 24 thứ tiếng, thời lượng phát sóng 24h/ngày Các chương trình truyền hình tiếng dân tộc từng bước được cải tiến, nâng cao chất lượng
Nếu như khi bắt đầu chương trình truyền hình tiếng dân tộc năm 2004
mới chỉ có 14 đài tỉnh, thành phố tham gia dự án thực hiện sản xuất các
chương trình truyền hình tiếng dân tộc tại địa phương thì đến thời điểm này đã có trên 40 đài địa phương tô chức sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc để phát sóng trên kênh địa phương và cộng tác với VTV5 Chương trình truyền hình tiếng dân tộc trên sóng địa phương đã trở thành một kênh thông tin quan trọng bố ích và gần gũi với bà con nhân dân các dân tộc thiểu sé
- Các báo, tạp chí:
Hầu hết các báo ở Trung ương như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao
động, Tiền phong, Văn hoá, Văn nghệ, Đại đoàn kết, Phụ nữ Việt nam, Thanh niên, Công an nhân dân, Nông thôn ngày nay, Nông nghiệp Việt Nam và các báo ở các tỉnh miền núi đều thường xuyên đăng tải tin, bài, chuyên mục về
các vấn đề dân tộc, miễn núi Một số tờ báo, tạp chí còn ra các số chuyên đề,
phụ chương, bản tin riêng phục vụ đồng bào dân tộc, miền núi với số lượng phát hành ngày càng tăng
Năm 1992, Thông tấn xã Việt Nam xuất bản Bản tin ảnh và từ 1995 xuất bản thêm chuyên đề Dân tộc miền núi với số lượng bản tin 720.000 số/kỳ, chuyên đề 120.000 số/kỳ phát hành tới các xã thuộc miền núi trong
toàn quốc Tạp chí Dân tộc và miền núi và Báo Dân tộc thuộc Uy ban Dân tộc
Trang 18băng tiếng Việt và in các thứ tiếng: Tày, Thái, Kh, Mer, Mường, Dao, Mông, Hoa, Hre, Ba Na, Chăm, Cao Lan với lượng phát hành 750.941 bản/năm,
phát hành miễn phí cho các lớp học phổ thông trung học cơ sở vùng dân tộc miền núi Báo Văn nghệ dân tộc miễn núi là số chuyên đề của Báo văn nghệ thuộc Hội nhà văn Việt nam có số lượng phát hành 11.000 bản/năm Báo Văn hoá có số chuyên đề “ Nông thôn, Dân tộc, Miễn núi” số lượng 1.000 bản /kỳ phát hành cho các xã miền núi thuộc diện đặc biệt khó khăn[Nguồn 2, tr.17- 25]
Một số tờ báo của các tỉnh thành miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số đã thường xuyên có mặt phục vụ đồng bào miền núi, vùng cao, xa xôi hẻo lánh; nhiều địa phương ra các tờ chuyên đề báo ảnh chữ to, nội dung dễ hiểu,
hình ảnh đẹp như Báo Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Đắc Lắc, Tuyên Quang
nhằm giúp đồng bào dân tộc vùng cao dễ dàng tiếp cận thông tin và là phương tiện góp phần xoá mù chữ, phố biến kiến thức, nâng cao dân trí, củng cố việc
đọc, tiếp nhận thông tin lành mạnh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Lực lượng báo chí đã và đang tham gia có hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đồng thời chuyển tải nhiều thông tin thiết thực đến với đồng bào dân tộc thiêu số đã nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị cho cán bộ đảng viên và nhân dân Củng cố và tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, giúp đồng bào xây dựng, ôn định
Cuộc sống ở thôn bản, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc
Tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng trước mọi âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân
Trang 19thong tin vé khuyén nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm phổ biến kiến thức làm ăn cho đồng bào, hướng dẫn cách cấy trồng chăm sóc vật nuôi, giống cây phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng miền Trong bài viết “công tác
tuyên truyền cho người dân tộc, một số suy nghĩ và định hướng” tác giả Phạm
Văn Dương - Vụ trưởng vụ tuyên truyền, Uỷ ban dân tộc đã khẳng định:
Báo chí trong thời gian qua đều khẳng định hiệu quả tuyên truyền phục vụ vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần tác động, thúc đây sự phát triển chung của đất nước cũng như vùng đồng bào dân tộc thiêu số trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh [1Š]
Bên cạnh những cố gắng và đóng góp rất to lớn của công tác tuyên truyền nói chung và của các báo, tạp chí phục vụ vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng cũng còn một số tồn tại, đó là: |
— Nhìn chung, công tác tuyên truyền mới có bề rộng, chưa đi vào chiều sâu vì vậy chuyến biến nhận thức về chính trị tư tưởng, về quá trình đổi mới
trong bộ phận các dân tộc còn chưa rõ Bên cạnh việc nhắn mạnh đổi mới
trọng tâm là kinh tế cũng cần phải tuyên truyền sâu về xây dựng cơ sở chính trị, về đào tạo bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số, vấn đề an ninh quốc phòng, v.v Có như vậy công tác tuyên truyền chính sách dân tộc của Đảng mới mang tính tông hợp và toàn diện
-Trong tuyên truyền giáo dục còn mang tính xuôi chiều, chưa thể hiện rõ tính chiến đấu Các báo, tạp chí còn nêu nhiều những mặt phải, mặt tốt mà
Ít nêu những mặt trái, mặt chưa tốt như những biểu hiện của tư tưởng chia rẽ dân tộc, tư tưởng hẹp hòi tự tư, mặc cảm, v.v và những phong tục tập quán lạc hậu không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay Những
thông tin phản ánh tâm tư nguyện vọng, tình cảm, những yêu cầu bức xúc của
Trang 20-Hình thức, nội dung tuyên truyền tuy đã có nhiều đổi mới song thật sự chưa hấp dẫn và chưa đáp ứng được đổi hỏi cấp thiết trong đồng bào bởi nội dung thông tin chưa bám sát vào những diễn biến thực tế của đời sống xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời cần chú trong để đối tượng thông tin là đồng bảo vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế
1.1.2.Thé mạnh của chương trình truyền hình tiếng dân tộc trong việc tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số
Hiện thực hoá những chính sách của Đảng, Nhà nước với đồng bào dân tộc, tăng cường và chiếm lĩnh thông tin ở các vùng dân tộc miễn núi, đáp ứng nhu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số muốn có một chương trình truyền hình bằng tiếng dân tộc mình, đặc biệt là những tin tức của địa phuơng mình, từ các lý do đó chương trình truyền hình tiếng dân tộc của các địa phương ra đời
Theo giáo trình 7Truyên thông đại chúng của PGS-TS Tạ Ngọc Tấn thì thuật ngữ chương trình được sử dụng trong hai trường hợp Trường hợp thứ nhất người ta dùng chương trình truyền hình để chỉ nội dung thông tin phát đi trong ngày, trong tuần hay trong tháng zủa mỗi kênh truyền hình hay của cả đài truyền hình Truong hop thir 2, chương trình truyền hình dùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể, với hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ôn định và được phát đi theo định kỳ [45, tr.142]
Đây là khái niệm chung về chương trình truyền hình Với một số đài
như Bắc Kạn, Hà Giang và Quang, chương trình truyền hình tiếng dân tộc đôi khi còn được hiểu là “Tạp chí truyền hình tiếng dân tộc” |
Theo Báo chí truyễn hình của các tác giả GV Cudơnhetxop, X.L Xvich A.la Iuropxki thì thê loại tạp chí truyền hình “là ấn phẩm truyền hình định kỳ (hàng tuần, hàng tháng, trong đó dưới cùng một đầu đề, người ta tập hợp tài
Trang 21Theo quan điểm của tác giả cũng như thực tế ở các địa phương thì thuật ngữ “chương trình truyền hình” thể hiện chính xác hơn bản chất của các chương trình truyền hình tiếng dân tộc Để thuận lợi hơn cho việc khảo sát chương trình truyền hình tiếng dân tộc của các Đài PT-TH Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn trong luận văn, tác giả chỉ sử dụng khái niệm “chương trình truyền hình” Tác giả cũng mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình về chương trình truyền hình tiếng dân tộc địa phương như sau:
Hiểu một cách đơn giản nhất chương trình truyền hình tiếng dân tộc là một chương trình truyền hình được thực hiện bằng tiếng dân tộc Như vậy, Chương trình truyền hình tiếng dân tộc cũng mang đặc điểm của chương trình truyền hình, có nghĩa là gồm các tiêu chuẩn quy định về chủ đè, thời lượng, tính định kỳ và hình thức thể hiện mang đặc thù của loại hình truyền hình chỉ
khác ở ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện chương trình
Còn chương trình truyền hình tiếng dân tộc địa phương giống chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở các tiêu chí: Có chủ đẻ, nội dung phản ánh; phương pháp thể hiện dành cho truyền hình; yêu cầu về thời lượng và tính định kỳ, dùng ngôn ngữ của người dân tộc Song đúng như tên gọi, nó là chương trình truyền hình tiếng dân tộc của một địa phương, thực hiện nhiệm
vụ tuyên truyền phục vụ cho mục tiêu chính trị - xã hội của địa phương đó
Như vậy, phạm vi phản ánh của nó đã có giới hạn trong phạm vi hành chính
của một địa phương cụ thé
Các chương trình truyền hình tiếng dân tộc sau khi ra đời đã nhanh chóng trở thành một kênh thông tin quan trọng với nhiệm vụ đưa chính sách của Đảng, nhà nước đến với bà con nhân dân, góp phần thúc đây phát triển
kinh tế, nâng cao dân trí, bảo tồn các giá trị văn hố dân tộc và ơn định tình
Trang 22Lý luận báo chí truyền hình chỉ rõ: “Truyền hình có khả năng đến với tất cả các tầng lớp dân chúng rộng rãi nhất, thậm chí cả những tầng lớp nằm bên ngoài ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng khác [9, tr.43]
Điều này đặc biệt đúng với đồng bào dân tộc thiểu số thường sinh sống
ở nơi địa hình chia cắt, các báo, tạp chí phải mất thời gian rất lâu mới có thể
phát hành đến nơi thì sóng truyền hình với khả năng “hiện diện khắp nơi” là một trong những phương tiện thông tin đại chúng hiệu quả nhất
Một đặc trưng thứ hai là khả năng chuyên tải thông tin với hình thức hình ảnh chuyển động có kèm âm thanh giúp cho truyền hình có khả năng _ chuyển tải nội dung vô cùng phong phú Truyền hình đem đến cho khán giả
cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh đem lại độ tin cậy, thông
tin cao cho công chúng, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của
COn người |
Truyền hình có khả năng truyền tải một cách chân thực hình ảnh của sự kiện đi xa nên đáp ứng yêu cầu chứng kiến tận mắt của công chúng “Trăm nghe không bằng mắt thấy”, chính truyền hình đã cung cấp những hình ảnh về sự kiện thỏa mãn nhu cầu “thấy” của người xem [42, tr Í]
Điều này giúp cho truyền hình có khả năng đặc biệt trong việc đa dạng hoá chức năng theo một giải tần rất rộng, truyền hình vừa là nhà hát vừa là sân chơi, là công cụ giao lưu Đặc trưng của truyền hình được nhấn mạnh
trước hết ở việc thông tin về hiện thực thông qua các hình ảnh sống động và
xác thực Theo “Báo chí truyền hình” gọi thuộc tính này là khả năng hiện hình trên màn ảnh Nhờ khá năng này hình ảnh truyền hình được cảm thụ trực tiếp bằng cảm giác, vì vậy tiếp cận được số công chúng rộng rãi nhất Truyền hình cũng cho phép người ta nhìn thấy cuộc sống thực, không bị khuấy động, không phải sự kiện của nhà báo hay người chứng kiến mà chính là bản thân
Trang 23Bằng những hình ảnh có màu sắc, kết hợp với âm thanh tạo nên
những âm điệu, cung bậc đa dạng truyền hình có khả năng tạo nên
cảm giác chân thực cho người xem Đây cũng là điều kiện tốt cho người xem tiếp nhận thông tin [35, tr.15]
Đặc trưng trên của truyền hình đã đánh đúng, đánh trúng tâm lý của người dân tộc thiêu số, đó là tâm lý về tư duy trực quan, tin vào những cái cụ
thể Truyền hình phát huy thế mạnh trong công tác tuyên truyền cho người đồng bào dân tộc thiểu số ở chỗ nó cho thấy sự vật hiện tượng ở những chi
tiết, bản thân người xem truyền hình có cảm giác như họ có mặt, trực tiếp
chứng kiến hay đang tham gia vào những sự kiện thực tế đó Tâm lý tiếp nhận đơn giản của người dân tộc sẽ rất háo hức với những hình ảnh thực tiễn
Bên cạnh đó, truyền hình giúp cho những người dân tộc thiểu số hiểu và cảm nhận các nội dung, thông điệp của chương trình một cách dễ dàng hơn vì tiếp nhận thông tin bằng hình ảnh và âm thanh đơn giản hơn so với các phương tiện truyền thông đại chúng khác chỉ có chữ viết, hình ảnh tĩnh, hoặc âm thanh vì nhìn chung trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số chưa cao
Đặc trưng về công chúng truyền hình thường là số đông cũng là một trong những thế mạnh của truyền hình trong lợi thế so sánh với các phương tiện truyền thông khác khi tuyên truyền cho đồng bào dân tộc miền núi Ở đồng bào dân tộc thiểu số, tính cộng đồng được đề cao và truyền hình đáp ứng được đặc trưng tâm lý đó khi cho phép rất nhiều người cùng theo dõi một chương trình một cách trực tiếp
Trang 24Cũng như truyền hình nói chung, truyền hình tiếng dân tộc với thế
mạnh của thể loại truyền hình là thông tin nhanh nhạy, kịp thời, có sự lôi cuốn
rất lớn đối với khán giả trong phạm vi rộng lớn và các sức truyền cảm rất lớn Đặc biệt, truyền hình tiếng dân tộc rất phù hợp với tâm lý tiếp nhận của bà con dân tộc với tư duy trực quan, đơn giản và dễ hiểu vì bằng chính thứ tiếng của người dân tộc vì không phải đồng bào dân tộc nào cũng có thể nghe, hiểu rõ ràng tiếng Kinh
Truyền hình tiếng dân tộc còn đáp ứng tâm lý tự tôn dân tộc, muốn nghe bằng chính tiếng của dân tộc mình Chính vì vậy, phải phát huy những lợi thế của chương trình để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, góp phần tích cực trong việc tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước, ổn định chính trị - xã hội, phát triên kinh tế và tạo lập mơi trường văn hố tinh thần lành mạnh mang đậm bản sắc riêng của các dân tộc là điều cần thiết Đến thời điểm này, trong cả nước đã có trên 40 địa phương sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc với 16 thứ tiếng Đây là con số khẳng định hiệu quả cũng như thế mạnh của chương trình truyền hình tiếng dân tộc trong việc tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiêu số
1.1.3 Các đài phát thanh và truyền hình địa phương với nhiệm vụ tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số
Với vai trò là phương tiện truyền thông cơ sở, có thế mạnh là thông tin sát thực, trực tiếp, cụ thé, là kênh phản hồi nhanh, hiệu quả những tâm tư, suy nghĩ cũng như hành động tình cảm của người dân, hệ thống đài phát thanh - truyền hình địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; các hoạt động chỉ đạo của
Trang 25Về vai trò của hệ thống phát thanh truyền hình địa phương, TS Đức Dũng trong bài viết “Đỗi mới, phát triển hệ thống phát thanh truyền hình địa phương ở Việt Nam” đã khẳng định:
Phát thanh, truyền hình địa phương đang đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân trong việc năm bắt tình hình thời sự chính trị trong nước và quốc tế, những vấn đề liên quan đến các lĩnh
vực kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ và mọi mặt của đời sống,
góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá giải trí của đông đảo các tầng lớp nhân dân [11]
Thông tin của phát thanh, truyền hình địa phương đã thực hiện được yêu cầu hội nhập và giao lưu hợp tác quốc tế, đấu tranh có hiệu quả với các
thông tin sai trái, các quan điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch đồng
thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin giải trí ngày càng đa dạng của nhân ˆ dân Không còn đơn thuần là công cụ thông tin tuyên truyền, một số đài PT — TH địa phương đang dân phát triển trở thành một trong những ngành kinh tế
dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương
Ngoài việc tiếp và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình trung ương, các đài phát thanh truyền hình địa phương còn sản xuất nhiều chương trình hướng tới phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số Các chương trình thời sự hàng ngày cung cấp những thông tin thời sự, các mô hình phát triển kinh tế để bà con dân tộc thực hiện Các chương trình văn hoá văn nghệ khuyến khích ý chí tự tôn, ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của các dân tộc
Song song với việc sản xuất chương trình tiếng phổ thông, các đài địa phương còn có thêm nhiệm vụ là sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiêu số để phát sóng tại địa phương mình, đồng thời phát sóng VTV5
Trang 26kiện di sâu vào những vấn đề của đồng bào dân tộc miền núi, hiểu rõ phong tục, tập quán, thói quen cũng như tâm lý của đồng bào, từ đó đáp ứng nhu cầu thông tin của đồng bào một cách hiệu quả hơn
Dù vẫn còn nhiều tranh cãi về định hướng cũng như quy hoạch các đài phát thanh truyền hình địa phương nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là các đài địa phương trong thời gian qua cũng là một kênh thông tin gần gũi và hữu hiệu với đồng bào dân tộc thiểu số Các đài đã lấp được những chỗ “trống” thông tin mà báo đài trung ương vì ở trên một diện rộng chưa thể để cập đến, và trở thành một nhịp cầu thân thiết, gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và bà con nhân dân các dân tộc thiêu sô ở các địa phương
1.2 BAC DIEM VE NHU CÂU TIẾP NHẬN THÔNGTN _
CUA DONG BAO DAN TOQC CAC TINH MIEN NUI DONG BAC 1.2.1 Một số đặc điểm của các tỉnh miền núi Đông Bắc
Các tỉnh miền núi Đông Bắc gồm Tuyên Quang, Hà Giang, Thái
Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn có những điều kiện đặc thù của vùng
miền núi phía Bắc Đó là địa hình phức tạp, có độ chia cắt, phân địa cao Đa số các tỉnh trong vùng này đều có độ cao dưới 1000 m so với mặt nước biến Có những tỉnh có trên 90% diện tích là đôi núi Đất đai của vùng được cấu tạo
từ đá phiến, có nhiều khoáng sản quý như than đá, thiéc, vonfram, kém, vàng, bạc boxit, sắt
Đây cũng được coi là vùng tập trung nhiêu khoáng sản nhất nước ta, những khoáng sản chiếm 100% của cả nước là đất hiếm, đồng, chì, kẽm
Trong 6 tỉnh miền núi phía Bắc, có 3 tỉnh có đuờng biên giới giáp Trung
Quốc, đó là Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn Đây cũng là khu vực có vị trí quan trọng trong tuyến phòng thủ an ninh, quốc phòng của đất nước
Có thể khái quát một số đặc điểm như sau:
Trang 27Sau gan 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, nhất là trong
10 năm gần đây, với sự đầu tư lớn của Nhà nước, bộ mặt kinh tế - xã hội
miền núi phía Bắc đã có sự thay đổi lớn, đạt được nhiều thành tựu về phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, về xóa đói, giảm nghèo, về phát triển
giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội Khu vực này vẫn được đánh giá là
có tiềm năng phát triển kinh tế, đó là kinh tế cửa khẩu, các di tích văn hoá,
lịch sử và danh lam thắng cảnh, khai thác khoáng sản và kinh tế rừng
Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp, nên đến nay, vùng này vẫn là vùng
nghèo, khó khăn trong cả nước Dân số chiếm trên 5%, dân số cả nước,
nhưng mới tạo ra khoảng 3% GDP chung, thu nhập bình quân đầu người trong vùng mới bằng khoảng 40% bình quân chung của cả nước; tỷ lệ hộ nghèo cao có tỉnh tới 50-60% và có xã tới 80-90% khoảng cách về mọi mặt của vùng miền này với địa phương khác vẫn còn khá xa |
Co cau kinh tế của 6 tỉnh miền núi Đông — Bắc vẫn là cơ cấu nông lâm
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, các ngành dịch vụ Cả 6 tỉnh hiện vẫn nằm trong điện là tỉnh nghèo trong cả nước, trong đó có 37 xã nằm trong diện các xã đặc
biệt khó khăn
Dưới sự quan tâm của Đảng cũng như hiệu quả của các chính sách phát
triển của Chính phủ, các lĩnh vực văn hoá — xã hội ở các tỉnh miền núi Đông
Bắc đã có nhiều khởi sắc 6/6 tỉnh đã hoàn thành phố cập tiểu học và trung học cơ sở, hệ thống y tế cũng đã được nâng cấp Tuy nhiên, mức hưởng thụ văn hoá, dân trí cũng như đời sống văn hoá xã hội ở đây vẫn còn nhiều
khoảng cách so với các tỉnh miền xuôi Vẫn còn những tập tục, hủ tục lạc hậu, trình độ học vấn cũng như nhận thức xã hội của người dân còn thấp
- Là khu vực có truyền thống lịch sử, truyền thỗng cách mạng
Trang 28cạnh đó, đây cũng là mảnh đất với truyền thống cách mạng Đây là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của dân tộc.Vùng đất này gắn liền với sự kiện những ngày đầu dựng nước với những địa danh đã đi vào lịch sử như Bắc Pó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang); Định Hoá (Thái Nguyên) Từ đây, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo thành công
cuộc tong khởi nghĩa cách mạng tháng 8, giành lại độc lập tự do cho dân tộc,
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Chỉ một năm sau khi thành lập nước, năm 1945, nơi đây lại trở thành căn cứ địa vững chắc, vùng chiến khu, là đầu não của công cuộc kháng chiến
chống Pháp Vùng ATK đã đi vào lịch sử với cái tên “ Cao Bắc Lạng, Thái Tuyên Hà” để từ đó, những quyết sách được đưa ra dẫn đến thắng lợi hoàn toàn sau chiến dịch lẫy lừng Điện Biên Phủ
Khu vực miền núi Đông Bắc luôn là căn cứ địa vững chắc của cách mạng, người dân có tắm lòng hồn hâu, sắt son với cách mạng, với Đảng và
Bác Hồ
- Là khu vực có đông dân tộc sinh sống, đa dạng về bản sắc văn hoá Đây còn là vùng đất có đông anh em các dân tộc sinh sống với hơn 40/54 dân tộc thuộc 7 trong 8 nhóm ngôn ngữ và 2 trong số 3 ngữ hệ có ở Việt Nam Trong 6 tỉnh miền núi Đông Bắc, có 5 tỉnh có số người dân tộc
thiểu số chiếm trên 80%, 1 tỉnh có số người dân tộc thiêu số chiếm từ 50 —
70% Theo “Dân số các dân tộc miền núi và trung du Bắc bộ từ sau đỗổi mới” của Tiến sỹ Trần Thế Huệ xuất bản năm 2000
Các dân tộc miền núi phía Bắc phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, các huyện và xã Có tỉnh có tới 46 dân tộc cư trú nhưng có
tỉnh chỉ có 8 — 9 dân tộc Hầu như không có nơi nào có diện tích vai
ba trim km? lai chi có một dân tộc cư trú [ 34, tr.15]
Các dân tộc ở đây chủ yếu là Tày, Dao, Nùng, Mông, La Chí, Hoa, Sán
Trang 29Nói chung, người dân tộc ở đây vẫn giữ được tiếng nói riêng, nhiều dân
tộc còn giữ được các lễ hội, sắc phục, tập quán sinh hoạt văn hoá, kiến trúc
rất độc đáo của mình Văn hoá dân gian các dân tộc tuy có ảnh hưởng qua lại
lẫn nhau song mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng, tạo được tính đa dạng và
phong phú trong đời sống tinh thần của các dân tộc
1.2.2 Tâm lý dân tộc và nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của đồng bào dân tộc các tỉnh miền núi Đông —- Bắc
Trong sách Truyễn thông đại chúng, tác giả Tạ Ngọc Tấn khẳng định
“Điều kiện tiếp nhận thông điệp như trạng thái tâm lý, trình độ nhận thức,
kinh nghiệm sống cũng tham gia chỉ phối quy mô, tính chất của hiệu ứng xã hội truyền thông đại chúng” [45, tr.30]
Tiến sỹ Lê Hữu Xanh trong bài viết “Mối quan hệ giữa tâm lý dân tộc
và chính sách dân tộc” đã định nghĩa:
Tâm lý dân tộc là những cảm xúc, tình cảm, nhận thức, ý chí,
tâm trạng, thói quen, truyền thống, các quá trình, trạng thái, thuộc tính tâm lý của mỗi dân tộc được biểu hiện trong công việc và đời
sống hàng ngày, được hình thành và phản ánh các mối quan hệ của con người trong những điều kiện kinh tế — xã hội nhất định [50, tr 8]
Tâm lý của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miễn núi Đông Bắc vừa là sản phẩm của những yếu tố địa lý, khí hậu, môi trường, kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, đồng thời là động lực thúc
đây việc xây dựng và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta để khai
thác những mặt thuận lợi, tích cực, tiến bộ và khắc phục hạn chế mặt tiêu cực,
lạc hậu nhằm phát huy mọi nguồn lực ở vùng này trong việc xây dựng và
bảo vệ đất nước
Ở mỗi dân tộc khu vực miền núi Đông Bắc đều có tập tục thờ cúng tổ
Trang 30màu sắc huyền thoại và sinh động Một đặc điểm nữa của đồng bào các dân
tộc ở đây là thích hoạt động thực tiễn nhiều hơn các hoạt động về tư duy và
nhận thức Khả năng tiếp nhận thông tin khoa học kỹ thuật, tiếp nhận thông tin báo chí còn nhiều khó khăn Tính tự ti, bảo thủ, cố hữu, cục bộ dân tộc địa
phương, tự do, lòng tự tôn dân tộc thái quá đã khiến cho việc tiếp thu cái mới,
cái tiến bộ diễn ra một cách chậm chạp Hiện nay, vẫn còn nhiều hủ tục, thói quen lạc hậu không dễ dàng có thể thay đổi, chẳng hạn tâm lý học hành không
có chủ đích vẫn tồn tại không ít trong người
Tâm lý đồng bào dân tộc thiểu số thường đề cao tính cộng đồng Nhờ tính cộng đồng này mà đã nhân lên sức mạnh trong việc chống lại sự tàn phá của thiên tai, phá hoại của thú rừng và kẻ xấu lén lút vào bản làm mất ỗn định đời sống bình yên của đồng bào Tuy nhiên, tính cộng đồng này cũng tạo ra sự hoài nghi với những yếu tố xâm nhập từ bên ngoài, kể cả các định kiến đối
với dân tộc khác
Tâm lý của đồng bào dân tộc chỉ tin vào những cái cụ thể, có sự chứng
kiến bằng trực quan sinh động “trăm nghe không bằng một thấy” Chính vì vậy, trên thực tế đồng bào thường làm theo những người làm việc có hiệu quả
cu thé, thiết thực Cu thé, thiết thực đó là cơ sở của niềm tin đối với họ
Trong lịch sử Việt Nam, các nước thực dân đã tìm cách dựng lên các khu tự trị giả mạo của các dân tộc thiểu số để chia rẽ nhân
dân Kết quả của cái quá khứ thuộc địa đó là sự hoài nghỉ của đồng bảo dân tộc thiểu số với những người dân tộc Kinh Bên cạnh đó, ý thức tự tôn dân tộc của đồng bào các dân tộc thiểu số khá cao, nhưng do thực tế phát triển kinh tế - xã hội tụt hậu so với đồng bào
Trang 31Nhu cầu về thông tin mọi mặt đời sống và từng bước bình đẳng về thông tin với đồng bào miền xuôi là nhu cầu chính đáng và thiết thực và cấp bách của đồng bào dân tộc thiểu số cần được đáp ứng
Nhìn chung còn khá nhiều đồng bào nghèo người dân tộc, sống trên các vùng cao và xa xôi không được hưởng lợi nhiều về từ việc tiếp cận và sử
dụng báo chí, sách vở, đài truyền thanh, điện thoại, internet kể cả các hoạt
động văn hoá lưu động như chiếu phim, biểu diễn văn nghệ và các hoạt động
thông tin, văn hoá có định của trạm bưu điện văn hoá xã và nhà sinh hoạt
cộng đồng Phương tiện truyền thông được đồng bào mong đợi là truyền hình (nếu có chương trình phù hợp về ngôn ngữ và và nội dung) và dùng tiếng dân tộc mới có thể giúp người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận thông tin
Nhu cầu thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số tập trung vào chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước liên quan đến đồng bào Họ có nhu cầu tìm hiểu cách phát triển kinh tế cũng như bản sắc văn hoá của các dân tộc anh em, nhu cầu được có tiếng nói phản ánh những vấn đề của địa phương mình của dân tộc mình Họ cũng có đòi hỏi chính đáng là có những sản phẩm báo chí phát bằng tiếng dân tộc mình Vì với đồng bào dân tộc, ngoài tiếng nói của mình được tôn trọng, bình đẳng thì điều quan trọng hơn là nội dung các chương trình bằng tiếng dân tộc cho phép họ tiếp thu thuận lợi hơn khi được nghe bằng tiếng phổ thông
Tuy nhiên, trên thực tế thông tin của Đảng, nhà nước đến với đồng bào
dân tộc miền núi còn hạn chế cả 3 mặt: Số lượng, chất lượng và thời gian
Trang 32bảo nơi đây Có thể nói, nhu cầu thông tin của đồng bào dân tộc miền núi Đông Bắc là rất cao và chưa thực sự được đáp ứng thoả đáng
Điều cần nhận rõ là hiện nay bà con dân tộc miền núi Đông Bắc không
chỉ thiếu thông tin mà còn diễn ra tranh chấp thông tin khi âm thầm, khi xáo động, nhưng thật sự quyết liệt không thể xem thường Những phần tử xấu trong các địa bàn dân tộc miền núi và các thế lực phản động quốc tế đang thúc đây sự tranh chấp thông tin với Đảng, Nhà nước ta
Khu vực miền núi Đông Bắc theo điều tra của dự án phủ sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam có thể thu được trên 30 đài nước ngoài phát sóng bằng tiếng Việt Đặc biệt, có đài Malani và đài Nguồn Sáng của Philippin có các chương trình phát thanh bằng trên 20 các thứ tiếng dân tộc Chúng tìm mọi cách lôi kéo người dân vào vùng ảnh hưởng chính trị tỉnh thần
của chúng, kích động hận thù, chia rẽ dân tộc, xuyên tạc chủ trương, chính
sách đúng đắn của Nhà nước, gieo rắc tâm lý mê tín dị đoan, sùng bái tà đạo, lỗi sống ăn chơi hưởng thụ trong một bộ phận thanh niên dân tộc
Để thay đổi tình hình miễn núi, dân tộc thì trong tổng số các giải pháp phải triển khai, giải pháp thông tin tuyên truyền có vị trí đặc biệt, nếu không nói là giải pháp đầu tiên trong mọi giải pháp Và các chương trình truyền hình tiếng dân tộc của các địa phương ra đời, góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu thông tin của đồng bào dân tộc miền núi, đáp ứng tâm lý của đồng bào muốn được nghe, xem chương trình truyền hình bằng tiếng của dân tộc mình
| 1.2.3 Cac dai phat thanh va truyén hinh Tuyén Quang, Ha Giang, Bắc Kạn với nhiệm vụ sản xuất chương trình truyền hình (iếng dân tộc 1.2.3.1 Đài Phát thanh và Truyên hình Tuyên Quang
Trang 33thêm nhiệm vụ mới là: thực hiện tờ báo hình điện tử và trở thanh Dai PT-TH Tuyên Quang hôm nay
Ngày đầu mới thành lập chỉ có 3 kỹ sư, nay đã có 160 cán bộ công
chức trong đó có 1 thạc sỹ, trên 90 cán bộ công chức có trình độ cao đẳng và
đại học; còn lại đều được đào tạo trung cấp và công nhân kỹ thuật chuyên ngành Các trạm truyền thanh cơ sở được duy trì và tăng cường Bốn huyện xa trung tâm đài tỉnh (Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Sơn Dương) và 5 khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa đều có trạm phát lại truyền hình Hàng năm, hệ thống PT-TH toàn tỉnh đã tiếp và phát sóng Đài Tiếng nói Việt Nam trên 47.000 giờ, tiếp va phát sóng Đài Truyền hình Việt Namtrén 75 000 giờ; phát chương trình phát thanh địa phương trên 2.400 giờ
Từ tháng 6/2008, Đài Phát thanh và Truyền hình Tuyên Quang chính thức tách kênh riêng, phát sóng 18 tiếng ngày Trong đó các chương trình tự sản xuất lên tới khoảng 10 tiếng/ngày Cùng với chương trình thời sự là các chuyên mục chuyên đề phản ánh toàn diện các lĩnh vực của tỉnh.Cho đến nay diện phủ sóng đã đạt 95% dân số toàn tỉnh Tỷ lệ dân số được nghe đài Phát
thanh đạt 92% Về truyền hình, đến nay diện phủ sóng đã đạt 95% Tỷ lệ dân số được xem truyền hinh dat 85%
Tổ tiếng dân tộc của Đài Phát thanh và Truyền hìnhTuyên Quang hiện có 6 người, trong đó có 2 biên tập viên, 4 phát thanh viên 1 Biên tập viên dân tộc Mông, 1 biên tập viên dân tộc Dao, 2 phát thanh viên tiếng Tày và 2 phát
thanh viên tiếng Dao Trình độ 3 đại học, 3 đang theo học đại học báo chí Tổ
tiếng dân tộc có nhiệm vụ sản xuất các chương trình phát thanh và truyền hình tiếng dân tộc phát sóng trên kênh địa phương và trên VTV5
Trang 34tiéng Tay Cũng từ tháng 6/2008, số lượng chương trình tăng lên I chương trình 30 phút/ngày, phát 2 chương trình ngày và phát lại vào ngày hôm sau trên sóng địa phương Đài cũng vẫn tiêp tục cộng tác với VTV5 gửi phát sóng
5 —7 chương trình truyền hình tiếng dân tộc mỗi tháng
1.2.3.2 Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn
_Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn được thành lập theo Quyết định số 18/QĐ-UB ngày 09/01/1997 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn sau khi tỉnh Bắc Kạn tách ra từ tỉnh Thái Nguyên và ổi vào hoạt động với 41 cán bộ, viên chức Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, đến nay số biên chế của đơn vị là 56 (bao gồm cả hợp đồng là 86 người)
Lúc mới thành lập, Đài PT-TH Bắc Kạn gồm 5 phòng chuyên môn
Trong quá trình hoạt động, Đài PT-TH Bắc Kạn luôn củng cô tô chức bộ máy Đến nay, tổ chức bộ máy của Đài Phát thanh -Truyền hình Bắc Kạn được kiện
toàn bao gồm Ban Giám đốc và 9 phòng chuyên môn nghiệp vụ (Phòng Tổ
chức — Hành chính, Thư Ký Biên tập, Thời sự, Chuyên đề, Tiếng Dân tộc,
Quản lý sự nghiệp - Dịch vụ- Quảng cáo, Văn nghệ - Thể thao - Giải trí, Sản xuất chương trình, Truyền dẫn phát sóng)
Hiện Đài PT - TH Bắc Kạn chưa có kênh phát sóng riêng, tổ chức sản xuất chương trình thời sự khoáng 30 phút/ngày Còn lại chủ yếu tiếp sóng các
kênh của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài có 6 đài huyện và 45 trạm phát lại
truyền hình Tý lệ hộ được xem Truyền hình Việt Nam đạt 75% Số giờ phát sóng chương trình truyền hình địa phương hàng năm đạt trên 3000 giờ, riêng chương trình tiếng dân tộc đạt 1000 giờ Số giờ tiếp sóng truyền hình Việt Nam đạt 52.000g1ờ/năm
Phòng Tiếng dân tộc là một trong 9 phòng chuyên môn của Đài Phát
thanh và Truyền hìnhBắc Kạn, thực hiện chức năng, nhiệm vụ thông tin tuyên
Trang 35nước bằng tiếng dân tộc nhằm nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu
số trên địa bàn tỉnh |
Phòng Tiếng dân tộc có 3 thứ tiếng( Tày — Nùng, Dao và Mông), tong SỐ có 7 người, l Trưởng phòng, 1 Phó phòng Trong đó: Tiếng Tày Nùng 2 người, Tiếng Dao 3 người, Tiếng Mông 2 người( đang hợp đồng dài hạn) Về trình độ chuyên môn: Có 3 đại học báo chí, 1 đại học văn hố, 2 trung cấp (khơng chuyên ngành), còn 4 phát thanh viên chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, hiện đang theo học lớp báo chí tại chức ở tỉnh Tuyên Quang( 1
Tày, 1 Dao và 1 Mông) |
Năm 2003, Đài bắt đầu tổ chức sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc theo dự án truyền hình tiếng dân tộc của VTV5 Căn cứ theo yêu cầu của VTV5 cũng như nhu cầu thông tin của địa phương, Đài tổ chức sản xuất 2 chương trình tiếng Mông và tiếng Dao Tiếng Mông 1 chương trình/tháng, tiếng Dao 2 chương trình /tháng thời lượng 30 phút/chương trình Các chương trình này được gửi phát sóng VTV5 và gửi tới các trạm phát lại, nơi có đông đồng bào dân tộc Mông và Dao sinh sống để phát cho bà con xem
1.2.2.3 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Giang
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 5 tháng 9 năm 1991 theo quyết định có 382 của UBND tỉnh Hà Giang Ban đầu mới thành lập đài chỉ gồm Ban Giám đốc, Phòng tổ chức hành chính, Ban Biên tập, tổ phát xạ, Tổ kỹ thuật Tổng biên chế toàn ngành, kế cả đài huyện thị là 100 người
Hiện nay, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Giang đã phát triển, có 5 phòng, ban, 11 đài huyện thị với tổng số biên chế toàn ngành lên tới 272 người Thời gian phát sóng phát thanh 120 phút I ngày gồm 3 ban tin vang
các thứ tiếng: Kinh, Mông, Dao Hiện Đài Phát thanh và Truyền hìnhHà
Trang 36gian phát sóng truyền hình 60 phút/ngày, chương trình truyền hình buổi tối phát sóng lại vào sáng hôm sau Thời gian tiếp sóng truyền hình là 18h/ngày, phát thanh 18h/ngay
Diện phủ sóng phát thanh của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hà
Giang dat 96% dan số, có 98% dân số được phủ sóng truyền hình
Phòng Phát thanh - Truyền hình dân tộc tỉnh Hà Giang có tong biên chế là 08 người Trong đó 1 trưởng phòng kiêm biên tập chương trình chung Còn lại 7 phát thanh viên trong đó có 2 dân tộc Tày, 3 dân tộc Dao và 2 dân tộc Mông Tổ tiếng dân tộc có 2 người có trình độ đại học, còn lại là trung cấp và tốt nghiệp phổ thông
Theo đề nghị của Đài, ngày 2/12/1997 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Giang đã có công văn số 1943 cho phép Đài PT-TH tỉnh Hà Giang xây dựng phát sóng chương trình Truyền hình dân tộc Thực hiện công văn trên, Đài đã xây dựng chương trình Truyền hình bằng tiếng Mông và Dao chuyền băng xuống phát tại 43 trạm TVRO và các trạm phát lại Truyền hình ở các xã biên giới; xã
vùng sâu, vùng xa; cụm liên xã nơi có nhiều đồng bào dân tộc Mông và Dao sinh sống tại các huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, VỊ
Xuyên, Hoang Su Phi, Xin Man
Từ năm 2000 thực hiện dự án Truyền hình tiếng dân tộc của Đài
Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hà Giang đã xây dựng chương trình tiếng Mông gửi xuống phát kênh VTV5 của Đài Truyền
hình Việt Nam Được sự nhất trí của Ban truyền hình dân tộc Đài truyền hình
Việt Nam, bắt đầu từ tháng 3/2005 Đài PT-TH tỉnh Hà Giang xây dựng thêm
chương trình truyền hình tiếng Dao gửi phát kênh VTV5 của Đài truyền hình
Việt Nam
Trang 37toàn tỉnh để đồng bào các dân tộc được xem chương trình truyền hình tiếng dân tộc của đài truyền hình Việt Nam
Từ năm 2005 Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hà Giang đã xây dựng thêm chương trình tiếng Dao gửi xuống phát kênh VTV5 của Đài Truyền hình Việt Nam, cả hai chương trình tiếng Mông và Dao luôn đảm bảo duy trì mỗi tháng từ 6 đến § chương trình gửi đi phát sóng kênh VTV5 Đến năm 2009 Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hà Giang tiếp tục xây dựng chương trình tiếng Tày gửi xuống phát kênh VTV5 của Đài Truyền hình Việt Nam Bên cạnh đó Đài còn phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh Hà Giang xây dựng chương trình khuyến nông bằng truyền hình tiếng Mông và Dao in băng đưa xuống phát tai 16 tram phát lại truyền hình cơ sở xã, cụm liên xã nơi có đông đồng bào Mông và Dao sinh sống, trung tâm một số
huyện: Đông Văn, Mèo Vạc, Xín Mân và trạm công trời Quản Bạ
1.3, NANG CAO CHAT LUQNG CHUONG TRINH TRUYEN HINH
TIENG DAN TQC O CAC DAI TINH MIEN NUI DONG BAC LA YEU CAU BUC THIET
Theo đánh giá tại Hội nghị công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiêu số và miền núi thì “Thông tin bằng tiếng và chữ của các dân tộc còn ít và chất lượng chưa cao Dân tộc nào cũng có tiếng nói riêng nhưng chỉ có26 dân tộc có chữ viết, trong đó có nhiều dân tộc đã lâu không được dạy và đọc
nên số người đọc được và hiểu được không nhiều” [4, tr.39]
Trang 38chưa cao, nhiều chương trình vẫn chỉ là biên dịch các chương trình tiếng phố thông của đải tỉnh Chương trình được sản xuất từ vùng
đồng bào dân tộc và sản xuất phục vụ đồng bào dân tộc còn ít, thiếu về số lượng, lại chưa đáp ứng được yêu cầu của đồng bao[2, tr.10]
Cac chuong trinh truyén hinh tiếng dân tộc của các đài tỉnh miền núi Đông Bắc nói chung, của các đài Hà Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang nói riêng cũng khơng nằm ngồi thực trạng đó Trong 3 đài, chỉ có Đài Hà Giang nằm trong dự án sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc của Đài truyền hình Việt Nam từ năm 2001 Còn 2 đài Tuyên Quang và Bắc Kạn tham gia sản xuất chuơng trình truyền hình tiếng dân tộc bằng cách tự tìm hiểu, tự sản xuất, phát sóng tại địa phương, sau đó cộng tác phát sóng tại VTV5 từ năm 2005 Chính vì vậy, chất lượng chương trình có rất nhiều vấn đề đáng bàn
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành TW lần thứ 7 (khố IX) về cơng tác dân tộc đã xác định nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách của công tác xây dựng đời sống văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là “tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình; tăng cường của hoạt động văn hố, thơng tin, tun truyền hướng về cơ sở Tăng cường thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số ”[26, tr.L7]
Như vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chương trình
truyền hình tiếng dân tộc đang là yêu cầu đặt ra với các đài truyền hình miền
núi Đông Bắc |
1.3.1 Những đòi hỏi của công chúng
Trang 39Trong phiếu khảo sát đưa ra những câu hỏi về mức độ tiếp nhận thông tin, đánh giá của khán giả về chương trình và ban đầu khảo sát về nhu cầu của công chúng
Qua thực tế điều tra cho thấy, chỉ có 30% đồng bào thường xem chương trình truyền hình, còn lại thỉnh thoảng xem Trong đó đó, chỉ có 22% xem từ đầu đến cuối (Phụ lục 1, tr.120) Điều này cho thấy, chương trình truyền hình tiếng dân tộc chưa thu hút được chính đối tượng phục vụ đặc thù của mình Chính vì vậy, tỷ lệ đánh giá chương trình truyền hình tiếng dân tộc tốt chỉ đạt 12%, khá 19% còn lại là trung bình và yếu
Bảng 1.1 Đánh giá của công chúng về chất lượng chương trình Số ý kiên St | Địa phương Tốt Khá T.Bình Yếu 1 Ha Giang 6 11 28 25 2 Bac Kan 11 13 36 10 3 Tuyén Quang 20 31 77 22 Cộng 37 55 141 57 Tỷ lệ 12% 19% 47% 20%
Cũng trên 60% cho rằng nội dung chương trình, các đề tài chương trình đặt ra chưa phù hợp với mong muốn của bà con 32% cho rằng thông tin cham, 65% cho rang cach dua tin chưa hấp dẫn Những con số thống kê cho thấy yêu cầu nâng cao chất lượng của các chương trình này là yêu cầu cấp thiết để các chương trình truyền hình tiếng dân tộc phát huy hiệu quả tích cực, hướng tới đối tượng công chúng đặc thù của mình
Trang 40người tiêu thụ báo chí, là công chúng Công chúng đang thay đổi, và điều đó đòi hỏi những nhà báo cũng phải thay đổi” [37, tr.53]
Cùng với việc nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc thì đa dạng hoá các chương trình cũng là một trong những nhu cầu của công chúng truyền hình các đài Tuyên Quang, Hà Giang, Bac Kan Da dang hoá các chương trình truyền hình tiếng dân tộc có nghĩa là việc tăng thêm các chương trình truyền hình tiếng dân tộc trên sóng truyền hình địa phương Cả 3 tỉnh Tuyên quang, Hà Giang, Bắc Kạn đều có trên 20 dân tộc sinh sống nhưng
mỗi tỉnh mới chỉ thực hiện được chương trình truyền hình tiếng dân tộc với 2, 3 thứ tiếng Như vậy, vẫn còn rất nhiều các dân tộc khác chưa được xem các
chương trình truyền hình bằng chính thứ tiếng của mình
Điều đáng quan tâm ở đây là các dân tộc này cũng chiếm tỷ lệ dân số khá lớn và có nhu cầu chính đáng có được thông tin, tuyên truyền bằng chính tiếng dân tộc mình Đó chính là căn cứ tin cậy để các đài Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn tiếp tục đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các chương trình
của rnình
1.3.2 Thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa chính trị xã hội của chương
trình truyền hình tiếng dân tộc, nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc, miền
núi, tuyên truyền những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đồng bảo dân tộc vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, nâng cao dân trí, xây dựng đời sống văn hoá tỉnh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, thì yêu cầu nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình tiếng dân tộc là tất yêu trong giai đoạn hiện nay Nhat là khi công cuộc đổi mới đã và đang đem lại nhiều thành quả tốt đẹp, nhưng do nhiều lý do, đồng bào dân tộc thiểu
số vẫn còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế