1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huyện ủy đan phượng, thành phố hà nội lãnh đạo đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh hiện nay

119 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.

  • Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2019

  • CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

  • PGS,TS. Trương Ngọc Nam\

  • LỜI CAM ĐOAN

  • Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo là cán bộ, giảng viên và nhà khoa học trong Khoa xây dựng Đảng đãluôn quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu tại Học viện; cảm ơn thầy giáo chủ nhiệm lớp cao học K23.2 Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước và các bạn học viên đã luôn động viên để tôi hoàn thành luận văn đúng tiến độ.

  • Qua đây, tôi xin bảy tỏ lòng kính cảm ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Thọ Ánh là cán bộ hướng dẫn đã luôn sát sao, tận tìh chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này.

  • Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí là cán bộ trong cơ quan Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quố, Huyện Đoàn Đan Phượng và các tổ chức chính trị - xã hội huyện Đan Phượng đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi được tiếp cận đầy đủ nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện và nghiên cứu đề tài.

  • Xây dựng và nghiên cứu đề tài khi bản thân là sinh viên mới ra trường. Vì vậy, nội dung của luận văn không thể tránh khỏ những hạn chế, thiếu xót. Tôi rất mong rằng sẽ nhận được nhiều những ý kiến nhận xét, đánh giá, đóng góp quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học để luận văn của tôi được hoàn thiện chất lượng hơn.

  • Xin chân thành cảm ơn !

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

  • Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng ung kích cách mạng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Đồng thời, Đảng luôn đặc biệt quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Qua mỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ ĐTN đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình.

    • 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

    • 2.1. Sách và các đề tài khoa học

    • 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

      • 4.1. Đối tượng nghiên cứu

      • 4.2. Phạm vi nghiên cứu

    • 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

    • 8. Kết cấu của luận văn

  • Chương 1

  • HUYỆN ỦY LÃNH ĐẠO ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

  • - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

    • 1.1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

    • 1.2. Huyện ủy lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Quan niệm, nội dung và phương thức

    • Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra sự phối hợp của các cơ quan Đảng, chính quyền với MTTQ và các tổ chức đoàn thể trong việc tổchức triển khai, thực hiện các chủ trương lớn về công tác dân vận ở địa phương; lãnh đạo, chỉ đạo các phòng ban chuyên môn bảo đảm các điều kiện cần thiết cho Mặt trận, các đoàn thể hoạt động. Định kỳ hàng quý họp giao ban để nghe MTTQ và các đoàn thể báo cáo kết quả hoạt động và giải quyết các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc trong công tác vận động, tập hợp quần chúng nói chung và của từng đoàn thể nói riêng.

    • Đối tượng lãnh đạo: gồm các tổ chức đảng trong đảng bộ huyện, chính quyền huyện; các tổ chức chính trị - xã hội mà đặc bệt là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – tổ chức trực tiếp chịu sự lãnh đạo của Huyện ủy thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Đoàn đồng thời làm nòng cốt công tác tổng hợp Thannh niên.

    • 1.2.2.2. Vai trò của Huyện ủy lãnh đạo Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

    • Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tổ chức bộ máy của Đoàn đủ số lượng và chất lượng, đảm bảo theo Quy chế cán bộ đoàn;đồng thời thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn đủ phẩm chất và năng lực hoạt động thực tiễn; xây dựng Đoàn vững mạnh, xứng đáng là lực lượng dự bị tin cậy, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

    • 1.2.3. Nội dung lãnh đạo của Huyện ủy đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  • Chương 2

  • HUYỆN ỦY ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO

  • ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG,

  • NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

    • 2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Huyện ủy Đan Phượng đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

    • Đan Phượng nằm ở phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội, tại khoảng giữa của trục đường quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội i Sơn Tây. Huyện Đan Phượng là huyện có hệ thống sông Hồng, Sông Đáy chảy qua. Xưa kia là ngã ba sông(Sông Hồng, Sông Nhuệ, Sông Đáy) nên địa hình của huyện là tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa. Chiều cao trung bình là 6-8m. Đan Phượng nằm tại khoảng giữa của trục đường Quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây. Huyện Đan Phượng nằm ở phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội. Phía bắc giáp Sông Hồng (sang bờ bên kia là huyện Đông Anh,Mê Linh). Phía đông giáp Từ Liêm, Hoài Đức. Phía tây giáp Phúc Thọ. Phía nam giáp Hoài Đức.

    • Huyện Đan Phượng có Quốc lộ 32 chạy qua khoảng 4 Km, nếu đi từ phía Hà Nội lên Sơn Tây đến Km 16+500 là ngã Tư Trôi (thuc huyện Hoài Đức) rẽ phải khoảng 300m sẽ đến xã Tân Lập huyện Đan Phượng.So với các Huyện Huyện của thủ đô Hà Nội, Đan Phượng có số khu vực hành chính và diện tích tự nhiên thuộc loại nhỏ nhất (chỉ ngang bằng 1 xã của Huyện Ba Vì, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Chương Mĩ...),nhưng xét về mảng văn hóa giáo dục cũng thuộc hạng đầu của TP HN hiện nay (tất cả các trường Tiểu học, Trung học, Trung học phổ thông trong huyện đã đạt chuẩn Quốc gia, có những xã có số dân khoảng 17.000 người như ở Tân Hội, 14.800 người như ở Tân Lập, hơn 10.000 người như ở Thị Trấn Phùng, Hồng Hà, Phương Đình...)

    • Tốc độ phát triển và đổi mới không ngừng của đất nước đã làm thay đổi cơ bản vùng đất thuộc địa bàn huyện ngày nay, nhiề trường học và khu công nghiệp mọc lên nhưng nhân dân huyện vẫn giữ được truyền thống lịch sử văn hóa cách mạng qua từng thì kỳ, bên cạnh sự tiếp xúc ảnh hưởng và giao thoa giữa văn hóa mang tính làng xã với những loại văn hóa “khác” trái với thuần phong mĩ tục của dân tộc. Do đó, có nơi tình hình xã hội trở nên phức tạp…ảnh hưởng đến một bộ phận thanh niên.

    • Trước tình hình đó, các cấp Đảng ủy, chính quyền và nhân dân huyện Đan Phượng không ngừng nâng cấp, tôn tạo và xây dựng hêm, cộng với nếp sống của các vùng trong huyện đã tạo nên một nét văn hóa riêng, hiện nay bộ mặt của toàn huyện ngày càng được cải thiện góp phần tích cực trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

    • Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, huyện Đan Phượng luôn tăngcường và bảo vệ hệ thống an ninh vững chắc để nhân dân yên tâm lao động sản xuất.

    • Là một huyện có vị trí địa lí khá phức tạp với địa hình rừng núi nên công tác an ninh quốc phòng cũng khá phức tạp. Đặc iệt trong thời gian hiện nay, với sự mở rộng phạm vi diện tích của thủ đô nên huyện Đan Phượng luôn được Đảng, chính quyền và các đoàn thể quan tâm tích cực xây dựng phong trào bảo vệ an ninh của huyện nói riêng và của thành phố nói chung. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, gắn phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổquốc với cuộc đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổcủa các thế lực thù địch. Triển khai đồng bộ chương trình quốc gia phòng chống tộiphạm, phối hợp với các lực lượng, tổ chức các cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, ngăn ngừa tai nạn giao thông và các tệ nạn xã hội.

    • Kinh tế của huyện đã vượt qua ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tiếp tục phát triể khá toàn diện, giữ vững được nhịp độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng, đã huy động được nhiều nguồn lực tập trung cho đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng hiện đại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện trong 5 năm qua đạt 24,7%, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 38 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng (chiếm 43,7%) và dịch vụ - thương mại (chiếm 41,24%), giảm tỷ trọng nông nghiệp (còn 15,06%).

    • Là một huyện ngoại thành có tốc độ đô thị hóa nhanh, trong 5 năm qua toàn huyện có 752 ha đất nông nghiệp thu hồi phục v các dự án xây dựng cơ bản, tuy nhiên, nhờ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hợp lý, hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao nên giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích ngày một tăng, bình quân đạt 66 triệu/ha/năm, đặc biệt có 6 thôn đạt 100 triệu đồng/ha/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân của huyện trong 5 năm tăng 4,14%. Huyện ủy cũng ban hành Nghị quyết xây dựng nông thôn mới, đã triển khai xây dựng điểm tại xã Song Phượng bước đầu cho kết quả tích cực. Cụ thể:

    • * Về nông nghiệp, nông thôn và nông dân

    • Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân giai đoạn năm 2015-2018 đạt 14,7%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1ha cah tác năm 2017 đạt 59 triệu đồng/ha, tăng cao so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyệnkhóa XXđề ra là 46triệu đồng/ha; giá trị sản xuất nông nghiệp/1ha canh tác năm 2017 là 74 triệu đồng/ha, so với chỉ tiêu mà đại hội Đảng bộ huyệnlần thứ XXIđề ra là 62 triệu đồng/ha. Tập trung thực hiện Nghị quyết Trung ương VII về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành. Huyện đã ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới và triển khai xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2018 đến 30 xã trên địa bàn toàn huyện; bước đầu tạo nên sự chuyển biến tích cực trong cách nghĩ, cách làm của nhân dân và chính quyền các xã. Tổ chức thực hiện tốt các chính sách: miễn thuế nông nghiệp; miễn phí thủy lợi; kiên cố hóa hệ thống kênh tưới tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.

    • * Về công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ

    • Về công nghiệp: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2018 đạt 40,7% năm. Khu vực công nghiệp đã thu hút được trê 2.5.000 lao động khu vực nông nghiệp chuyển sang. Tính đến tháng 2 năm 2016 trên địa bàn huyệnđã có 556 doanh nghiệp;26 dự án đầu tư nướcngoài với tổng vốn đăng ký là 4.325 triệu USD góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của huyện.

    • Về thương mại, dịch vụ và du lịch: tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tăng 43,3%/năm. Các ngành dịch vụ hoạt động ổn đnh, giá trị bình quân tăng 32,1% năm, sản phẩm đa dạng với chất lượng ngày càng tốt hơn. Kết cấu hạ tầng thương mại, du lịch từng bước được cải tạo, nâng cấp đã từng bước làm thay đổi phương thức hoạt động thương mại trên thị trường.

    • * Về đầu tư phát triển

    • Trong giai đoạn 2015-2018 đã đưa vào sử dụng nhiều công trình trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, điện lực, trường ọc, bệnh viện. Hoàn thành và đưa vào sử dụng các phòng học của 4 trường đạt chuẩn quốc gia. Cơ bản hoàn thành nâng cấp các trung tâm y tế xã. Ngành điện được đầu tư và quan tâm nhiều hơn phục vụ nhu cầu sản xuất ổn định của nhân dân. Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ hoàn thành các công trình có tính chất chiến lược, quyết định tới sự phát triển kinh tế -xã hội của huyên như: Quốc lộ 32, đường 87 và hệ thống giao thông nông thôn theo hướng bê tông hóa. Tập trung đẩy nhanh tiến độ một số dự án trọng điểm khác như: dự án tôn tạo và nâng cấp đình chùa, các di sản văn hóa.

    • Phương hướng phát triển giai đoạn 2015-2018, huyện Đan Phượng xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm và 2 khâu đột phá. Trong đó hiệm vụ bao trùm là tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; tích cực ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất công nghiệp, làng nghề và sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng hàng hóa và sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới, phát huy mọi nguồn lực đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; đảm bảo an sinh xã hội và phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với các phong trào giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp.

    • Hai khâu đột phá huyện tập trung triển khai trong nhiệm kỳ tới: một là phát huy nội lực, tập trung đầu tư xây dựng kết cu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, trọng tâm là phát triển đường giao thông và các công trình bảo vệ môi trường. Hai là tăng cường công tác xây dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tính tiền phong gương mẫu và tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân.

    • 2.1.1.3. Điều kiện văn hóa -xã hội

    • Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi huyện Đan Phượng giai đoạn 2014 đến nay diễn ra trong bối cảnh Thủ đô và đấtnước có nhiều chuyển biến sâu sắc, ghi dấu nhiều thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước. Cùng với đà phát triển đô thị hóa nhanh của Thủ đô Hà Nội, huyện Đan Phượng sau hơn 10 năm sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội, đã vươn lên với sức bật mạnh mẽ, tạo nên vóc dáng hiện đại của đô thị mới, với môi trường sống sôi động, đầy tiềm năng phát triển, đạt được nhiều kết quả nổi bật về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tạo sự chuyển biến toàn diện, rõ rệt trên các lĩnh vực của đời sống.

    • Dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Huyện ủy Đan Phượng, sự chỉ đạo định hướng của Thành đoàn Hà Nội, Đoàn TNCS HồChí Minh huyện luôn chủ động, sáng tạo, đổi mới nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục; đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng; tập trung xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh và mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh thiếu nhi, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền nhân dân các cấp. Các nội dung, hình thức hoạt động và phong trào thi đua do ĐTN huyện triển khai luôn được sự hưởng ứng tích cực, hiệu quả của các cơ sở Đoàn và đông đảo đoàn viên, thanh thiếu nhi, được lãnh đạo các cấp và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Uy tín, vai trò của tổ chức Đoàn đã được nâng lên và khẳng định rõ nét. Trong nhiệm kỳ qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Đan Phượng luôn là đơn vị có phong trào thi đua xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thủ đô. Trong những năm qua, BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện luôn được củng cố và kiện toàn kịp thời về tổ chức bộ máy. Theo Huyện đoàn Đan Phượng, hiện nay BCH Huyện đoàn do Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2017 - 2022) bầu ra, trong đó:

    • - Số lượng ủy viên BCH Huyện đoàn: 29 đồng chí (trong đó: 08 đồng chí là nữ được cơ cấu khá đều ở các lĩnh vực, địa bàn ủa huyện; đa số độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm 58,4%; trên 30 tuổi chiếm 39%).

    • Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân toàn huyện tiếp tục quan tâm, chú trọng giáo dục, bồidưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên và công tác thanh niên huyện ngày càng phát triển, trưởng thành. Thanh niên là lực lượng khá đông đảo, hiện có khoảng 28.258 thanh niên từ 16 đến 30 tuổi đang cư trú trên địa bàn, chiếm 18.43% dân số huyện (156000người). Trong đó, có 10.600 đoàn viên đang sinh hoạt đoàn tại 49 cơ sở đoàn trực thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Đan Phượng. Nhìn chung, thanh niên huyện Đan Phượng có trình độ học vấn ngày càng cao, có bản lĩnh chính trị, năng động, sáng tạo, có ý chí vươn lên, tinh thần tình nguyện, chủ động chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp. Đại bộ phận thanh niên tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực và trách nhiệm vào công cuộc đổi mới, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước. Trong các lĩnh vực đời sống chính trị - xã hội đều có sự tham gia tích cực của thanh thiếu nhi.

    • Giai đoạn từ năm 2014 đến nay, Huyện đoàn vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì góp phần vào sự nghiệp xy dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; 5 năm liên tục nhận cờ thi đua xuất sắc do Thành đoàn trao tặng, 4 năm liên tục (2014, 2015, 2016, 2017) nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn. Đặc biệt năm 2016, Huyện đoàn vinh dự đón nhận Cờ thi đua xuất sắc do Trung ương Đoàn trao tặng và nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước và Thành ủy Hà Nội, Huyện ủy Đan Phượng,... trao tặng.

    • Những hạn chế trong công tác lãnh đạo của Huyện ủy đã dẫn đến một số hạn chế còn tồn tại của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộn sản Hồ Chí Minh huyện, đó là: vai trò của Đoàn Thanh niên ở một số lĩnh vực, cơ sở còn mờ nhạt, thiếu chủ động trong tổ chức triển khai Chương trình công tác Đoàn, Hội, Đội, trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp ủy; sự phối hợp với các ngành chức năng thiếu chặt chẽ, không cụ thể. Việc triển khai cụ thể hóa hai phong trào hành động cách mạng của Đoàn ở một vài cơ sở Đoàn còn mang tính hình thức, nội dung chưa trọng tâm, chưa gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương và chưa thật phù hợp với tình hình địa bàn và đối tượng đoàn viên, thanh niên do thiếu định hướng của cấp ủy.

    • 2.3. Nguyên nhân và kinh nghiệm rút ra

  • Chương 3

  • MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG

  • SỰ LÃNH ĐẠO CỦA HUYỆN ỦY ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ

  • HÀ NỘI ĐỐI VỚI ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH THỜI GIAN TỚI

    • 3.1. Mục tiêu và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy Đan Phượng, Thành phố Hà Nội đối với Đoàn Thanh niên cng sản huyện trong thời gian tới

    • 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy Đan Phượng đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Ch Minh huyện

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nội dung

Ngày đăng: 24/11/2021, 23:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w