= api HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN
KHOA PHAT THANH — TRUYEN HINH
ĐÈ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
TIENG ĐỘNG VÀ ÂM NHẠC PHÁT THANH
Chủ nhiệm đề tài : TS Trương Thị Kiên
Trang 2Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 MỤC LỤC LOI MO DAU Sơ lược về ngôn ngữ phát thanh và các thành tố của ngôn ngữ phát thanh
1 Khái niệm báo phát thanh
2 Quan niệm về ngôn ngữ báo phát thanh
3 Mối quan hệ giữa lời nói — tiếng động — âm nhạc trong ngôn ngữ báo phát thanh hiện nay
4 Những yếu tô quy định việc sử dụng tiếng động và âm nhạc trong báo phát thanh hiện nay
Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tiếng động trên sóng phát thanh
1 Khái niệm tiếng động phát thanh
2 Đặc điểm của các dạng tiếng động phát thanh 3 Dạng thức xuất hiện tiếng động phát thanh 4 Vai trò của tiếng động phát thanh
Khai thác và sử dụng tiếng động trên sóng phát thanh 1 Yêu cầu của tiếng động phát thanh
2 Cách thức khai thác và sử dụng tiếng động phát thanh
Khái niệm, dạng thức và vai trò của âm nhạc trên sóng phát thanh
1 Các thành tố của ngôn ngữ âm nhạc
2 Dạng thức xuất hiện âm nhạc trong báo phát thanh 3, Vai trò của âm nhạc trong chương trình âm nhạc độc lập
Trang 3Chương 5
Chương 6
4, Vai trò của âm nhạc trong chương trình kết hợp thông
tin và âm nhạc
5, Vai trò của âm nhạc trong chương trình tin tức thời sự Đặc điềm của âm nhạc trong các chương trình tin tức thời sự phát thanh
1 Phân loại âm nhạc trong báo phát thanh
2 Đặc điểm của âm nhạc trong chương trình tin tức thời sự
phát thanh
Khai thác và sử dụng âm nhạc trong báo phát thanh
Trang 41 Xác định mục tiêu học phân T' iéng động và Âm nhạc phat thanh
- Hoc phan 7 iéng động và âm nhạc phát thanh nhằm trang bị cho
người học những kiến thức lý thuyết cơ bản về vai trò, đặc điểm, yêu cầu của
tiếng động và âm nhạc trên sóng phát thanh; đồng thời, giúp người học nắm được những kỹ năng khai thác, sử dụng tiếng động, âm nhạc trong các tác phẩm báo phát thanh và các chương trình phát thanh
- Cùng với các môn học khác của chuyên ngành phát thanh, học phần Tiếng động và âm nhạc phát thanh góp phần hình thành phẩm chat, năng lực nghề nghiệp của người phóng viên, biên tập viên phát thanh hiện đại
2 Phân bổ thời gian lên lớp:
Học phan Tiéng động và âm nhạc phát thanh gồm 45 tiết (3 đơn VỊ
học trình), trong đó :
- Lên lớp phần lý thuyết : 15 tiết - Nghe báo cáo thực tế : 5 tiết
Trong phần báo cáo thực tế, người báo cáo là phóng viên dai Tiếng nói Việt Nam (đài TNVN) sẽ trao đổi về một trong số những nội dung: cách
thu âm và sử dụng tiếng động; cách sử dụng các dạng nhạc trong tác pham va
chương trình phát thanh hoặc kinh nghiệm tác nghiệp thực tế khác
- Thực tế, thực hành tại phòng máy và ngoài hiện trường, kiểm tra
học trình: 25 tiết
3 Điều kiện tiên quyết
- Để tiếp nhận tốt học phần 7; iéng động và âm nhạc phát thanh, sinh
viên cần được học trước các môn cơ sở như: 7úc phẩm báo chí đại cương,
Trang 5- Ngoài thời gian lên lớp, sinh viên phải dành thời gian nghe các chương trình phát thanh trên đài phát thanh (có thể xem cả trên truyền hình), thu âm các tác phẩm, chương trình có sử dụng tiếng động, âm nhac dé nghe lại, phân tích cách thức nhà báo sử dụng tiếng động, âm nhạc Phương pháp này giúp sinh viên tự tích luỹ và bổ sung kiến thức thực tiến
-Sinh vién doc va nghiên cứu tài liệu, giáo trình có liên quan đến nội
dung môn học ở nhà
-Sinh viên có phương tiện hỗ trợ: đài, máy ghi âm, băng/đĩa; có điều kiện được thực hành tại Studio phát thanh
4 Nội dung học phần:
Học phần được chia làm 6 chương, gồm:
Chương 1 : Sơ lược về ngôn ngữ phát thanh và các thành tổ của ngôn ngữ phái thanh
Chương 2 : Khái niệm, đặc điêm và vai trò của liêng động trên sóng
phát thanh
Chương 3 : Khai thác và sử đụng tiếng động trên sóng phát thanh Chương 4 : Khái niệm, dạng thức và vai trò của âm nhạc trên sóng phát thanh
Chương 5: Đặc điểm của âm nhạc trong các chương trình tin tức thời
su phát thanh
Chương 6 : Khai thác và sử dụng âm nhạc trên sóng phát thanh 3 Hướng dẫn tô chúc, phương pháp thực hiện và đánh giá môn học: - Giáo viên trình bày những vấn đề lý thuyết quan trọng và hướng dẫn sinh viên thảo luận trên lớp
Trang 6tích các khía cạnh: vai trò, đặc điểm của tiếng động, âm nhạc trong băng âm thanh đó; đánh giá hiệu quả của tiếng động, âm nhạc
- Tổ chức, hướng dẫn sinh viên thực hành trong Studio và ngoài hiện trường về cách thức khai thác, sử dụng tiếng động, âm nhạc trong các tác phẩm và chương trình phát thanh
Yêu cầu chung: Sau khi học, sinh viên năm được những van dé ly thuyết cơ bản về tiếng động, âm nhạc trong báo phát thanh, đồng thời, biết
cách khai thác, sử dụng tiếng động, âm nhạc một cách tương đối thành thạo
- Thi và kiểm tra:
+ Kiểm tra 3 học trình bằng hình thức viết hoặc dựa vào những sản phẩm bài tập cụ thể Điểm học trình chiếm 30% tổng điểm môn học
+ Kiểm tra học phần: Hình thức kiểm tra học phần là làm bài tập thực hành và vẫn đáp trực tiếp tại Studio Điểm học phần chiếm 70% tổng điểm
môn học
6 Phương tiện, vật chất đảm bảo:
Để có thể tiếp nhận đầy đủ nội dung học phần, phương tiện, vật chất cần có gồm:
- Giáo trình môn học, tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung môn
học, phan, bảng, bàn ghế, máy cát-xét lớn (để nghe băng trên lớp), máy ghi âm cá nhân (3 sinh viên /Imáy), Studio phát thanh với các trang bị cần thiết
(máy tính, bàn trộn, micrô, máy ghi âm chuyên dụng, băng cát-xét, đĩa CD),
7 Tài liệu tham khảo: * Tài liệu tiếng Việt:
Trang 72 Đức Dũng, Lý luận báo phát thanh, Nxb Văn hố Thơng tin, Hà
Nội, 2003 (từ trang 256 đến trang 276)
3 Đức Dũng, Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà
Nội 2002 (từ trang 158 đến trang 173)
4 GS/TS Vũ Văn Hiển - TS Dức Dũng chủ biên, Phát thanh trực riếp, NXB Lý luận Chính trị, 2007, 5 Xminốp, Các thể loại báo chi phát thanh, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2004 (từ trang 246 đến trang 262) 6 Nguyễn Đình Lương, Nghề báo nói, Nxb Văn hố Thơng tin, Hà Nội, 1993 (từ trang 138-146)
7 Tạp chí Phát thanh - Đài Tiếng nói Việt Nam, tir s6 1-nay
- Một số chương trình phát thanh mẫu đã phát sóng ở Đài Tiếng nói
Việt Nam
* Tài liệu tiếng Anh:
1 John Allen, The BBC News Styleguides, xuat ban thang 3/2003, nguon: www BBCtraining.com 2 Chandra Avinash, Writing jor Radio, http:/journalism20.nuvvo.com/lesson/7582-writin ø-for-radio 3 Gilson Dave, Writing a Radio Script, http://www bsideradio.org/?page_id=25
4 Ivor Gaber, Paul Kavuma, Stephen Eriaku (2007), Handbook for _ the URN Advanced Radio Journalism Course in Political Reporting, Uganda
5 Peter Hiillen - Thorsten Karg (2006), Manual for Radio
Journalists, Deutsche Welle, Dw-akademie, 53110 Bonn, Germany
Trang 8Lời mở đầu
Ông G Maccôni, người đã có nhiều cống hiến cho sự ra đời và phát triển của báo phát thanh, đã gọi phát thanh là “giọng nói của Thượng dé” Giọng nói đó không chỉ được tạo nên bởi lời nói ~ với hệ thống ngôn từ chọn
lọc, được thê hiện bang những giọng nói truyền cảm, mà còn được tạo nên bởi tiêng động và âm nhạc
Ngay từ khi báo phát thanh mới ra đời, tiếng động và âm nhạc đã
được sử dụng một cách có chủ ý Đứng bên cạnh lời nói, tiếng động, âm nhạc gan bó chặt chẽ với nhau, với lời nói, không thể tách rời Một mặt, nó làm cho lời nói hay hơn, đẹp hơn, hiệu quả hon, mặt khác, nó góp phần cung cấp thông tin, tạo xúc cảm nghệ thuật cho tác phẩm, chương trình Bên cạnh đó,
sử dụng tiếng động, âm nhạc một cách hiệu quả sẽ giúp đem lại sự thư giãn, giải trí hữu ích cho thính giả, từ đó, giúp làn sóng phát thanh bay cao hơn, vuon xa hon
Có thé khang định, trong phát thanh hiện đại, tiếng động, âm nhạc sẽ
ngảy cằng có vai trò quan trọng hơn, là thành tố ngôn ngữ không thể hoặc không nên khuyết thiếu đối với nhiều tác phẩm, chương trình, bởi nó phù hợp
với nhu cầu tiếp nhận của thính giả Tuy nhiên, thực tế hiện nay, chưa có bất
kỳ tài liệu, giáo trình nào hướng dẫn nhà báo phát thanh hiểu về vai trò, đặc
điểm của tiếng động, âm nhạc cũng như cách khai thác, sử dụng chúng
Như vậy, đối với sinh viên — những người chưa có kinh nghiệm tác nghiệp thực tế, sử dụng tiếng động, âm nhạc đúng, hấp dẫn là điều không đơn giản Chính vì vậy, để cương học phần 4 nhạc và Tiếng động phát thanh trước hết giúp sinh viên hiểu được vai trò, đặc điểm, yêu câu của tiếng động, âm nhạc trong tác phẩm, chương trình phát thanh, sau nữa, thông qua những hoạt động thực hành phù hợp, giúp sinh viên biết cách khai thác, sử dụng
Trang 9nội dung lý thuyết chỉ chiếm khoảng 1⁄4 thời lượng môn học Số thời gian con lại dành cho thực hành
Dựa theo cách đặt tên môn học : 7ï iéng động và âm nhac phái thanh,
phạm vi dạy và học sẽ phải bao gồm tất cả các dạng tiếng động và âm nhạc được xuất hiện trên sóng Như vậy sẽ rất rộng và khó đối với sinh viên phát thanh - những người ra trường sẽ chủ yếu làm công tác viết tin, bài, sản xuất
chương trình tin tức thời sự Vi vậy, trong học phần này, chúng tôi chỉ tập
Trang 10Chương 1
Sơ lược về ngôn ngữ phát thanh và các thành tố của ngôn ngữ phát thanh
1 Khái niệm báo phát thanh
Báo phát thanh là loại hình báo chí sử đụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thông truyền thanh, truyền đi âm thanh, trực tiếp tác động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận [17, tr.75]
Trong tương quan so sánh với cách thức thông tin của các loại hình báo chí khác như báo in, truyền hình, báo mạng, phương tiện chuyến tải thông tin duy nhất của phái thanh là sử dụng âm thanh tổng hợp gốm lời nói, tiếng động, âm nhạc, tác động trực tiếp vào thính giác đối tượng tiếp nhận
Tiếp nhận băng thính giác có nhiều tiện lợi Thính giả có thể vừa làm việc, vừa nghe đài Thông tin phát thanh không được hỗ trợ bởi cử chỉ, điệu bộ, dáng vẻ, bối cảnh sống động như trong truyền hình, cũng không được hỗ trợ bởi tranh ảnh cụ thê như trong báo in, nhưng bằng phương thức sử dụng âm thanh tổng hợp dé dua thông tin trực tiếp tới tai người nghe, phát thanh có khả năng kích thích trí tưởng tượng vĩ đại của thính giả Nhà báo phát thanh có thể sử dụng gần như cả một thế giới âm thanh vô tận đề zá¡ hiện cuộc sống bằng âm thanh, vẽ nên những búc tranh hiện thực sinh động trong tâm trí người nghe Nhà báo phát thanh có thể đưa thính giả đến bất cứ nơi đâu, gặp
gỡ bất kỳ ai, chứng kiến bất kỳ cảnh tượng nảo: một bãi biển xinh đẹp ở
Vinper land - Nha Trang, hay một trận động đất kinh hoàng làm rung chuyển Hati, một vụ đánh bom đẫm máu ở Ápganixtan hay một núi lửa phun trào dữ đội ở Iceland Chính sự liên tưởng, ký ức giàu có, phong phú vốn có ở mỗi con người đã làm cho thông tin bằng lời nói - với sự hỗ trợ của tiếng động,
âm nhạc, trở nên hoàn chỉnh, toàn ven, sống động hơn, sự lĩnh hội của thính
Trang 112 Quan niệm về ngôn ngữ báo báo phát thanh
Theo quan điểm của chúng tôi, ngôn ngữ báo phát thanh là sự kết
hợp đặc biệt giữa một bên là sản phẩm ngôn ngữ tự nhiên của con người (lời nói), với một bên là phi ngôn ngữ (tiếng động, âm nhạc), tôn tại dưới đạng âm thanh, dùng làm phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin báo chí giữa nhà báo (đài phát thanh) và thính giả
Dưới góc độ báo chí học, các nhà nghiên cứu phát thanh gọi ngôn ngữ báo phát thanh là ngôn ngữ âm thanh tổng hợp, gồm lời nói, tiếng động,
âm nhạc
Như thế, /ởi nói thực chất là một thành tố của ngôn ngữ phát thanh,
nhưng nó khác với thành tô tiếng động, âm nhạc ở chỗ, chất liệu tạo nên lời nói là ngôn ngữ tự nhiên của con người, trong khi đó, chất liệu tạo nên tiếng động là những tiếng ồn do con người, vạn vật tạo nên trong quá trình phát sinh, phát triển, được nhà báo ghi âm lại có chủ đích dé dua vao bai phat
thanh; chât liệu của âm nhạc là giai điệu, tiệt tâu
Vậy, lời nói phát thanh là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản, lời nói
phát thanh là sản phẩm ngôn ngữ tốn tại dưới dạng âm thanh của những đối tượng tham gia vào hoạt động trao đổi thông tin trên sóng đài phái thanh với tư cách là cơ quan bao chi
Chức năng lớn nhất của lời nói nhà báo là cung cấp thông tin về sự kiện, vấn để với đầy đủ bể dày và chiều sâu, với đầy đủ tính chất đa dạng, phong phú, phức tạp của nó; đồng thời, khơi nguồn phản hồi của đối tượng tiếp nhận thông tin, khuyến khích, tạo cơ hội cho lời nói của công chúng xuất hiện nhiều hơn trên sóng Bên cạnh đó, lời nói của nhà báo trên sóng phát thanh Quốc gia còn có tác dụng định hướng, dẫn dắt lời ăn tiếng nói của công chung toan dan
Quan diém vé tiéng dong, 4m nhac sé lan luot duoc đưa ra trong các
Trang 123 Mối quan hệ giữa lời nói -tiếng động- âm nhạc trong ngôn ngữ báo phát thanh hiện nay
Âm nhạc - với tư cách là một thành tố của ngôn ngữ báo phát thanh,
bao gom nhạc hiệu, nhạc cốt, nhạc nên, nhạc chuyên mục Nhạc hiệu, nhạc tiết mục 1a dau hiéu dé nhan biét chuong trinh, tiét mục; nhạc cắt làm nhiệm vụ phân cách các tin bài, tiết mục; nhạc nền bổ sung ý nghĩa chủ để cho tác phẩm, tạo cảm xúc Việc sử dụng các lát nhạc trên còn có tác dụng đem lại sự sống động cho tác phẩm, tạo khoảng nghỉ ngơi ngăn mà tích cực cho thính
giả Những dạng nhạc này tự thân không tồn tại độc lập trong chương trình tin tức thời sự, mà phải đi cùng lời nói Nếu thiểu chúng, tác phẩm và chương
trình đễ trở nên đơn điệu, tẻ nhạt hoặc dễ trở nên lộn xộn vì sự phân tách
thông tin bằng lời nói chắc chắn kém rõ ràng hơn sự phân tách bằng những
tín hiệu âm nhạc quen thuộc
Tiếng động được coi là kí hiệu thứ ba của ngôn ngữ phát thanh Trên sóng phát thanh, nhà báo sử dụng cả dạng ống động tự nhiên và tiếng động nhân tạo, nhưng trong tác phẩm báo chí, tiếng động tự nhiên được dùng chủ yếu Đây là những tiếng động do vạn vật hoặc con người tạo nên trong quá
trình vận động, phát triển, được nhà báo thu lại một cách có chủ ý để đưa vào
bài phát thanh Trong tác phẩm, tiếng động có vai trò như: tham gia cung cấp thông tin về thời gian, không gian, về hoàn cảnh hay tâm trạng, tính cách của nhân vật; gdp phan tăng tính xác thực, khách quan cho thông tin; tạo hình ảnh cho một bài phát thanh; thể hiện những sắc thái biểu cảm cho tác phẩm; tạo sự sinh động Thiếu tiếng động, tác phẩm báo chí sẽ dễ đơn điệu, thiếu hơi
Trang 13ở Việt Nam hiện nay, loại tác phẩm này hiện chưa được sử dụng) Tiếng
động thường phải đi kèm lời nói hoặc nằm trong chỉnh thể tác phẩm
Thực tế, có những tác phẩm, chương trình mà trong đó, lời nói, tiếng
động, âm nhạc hòa lẫn vào nhau, cùng nâng đỡ thông tin, đem đến hiệu quả
tích cực Trong những chương trình đó, ngồn ngữ phát thanh là sự cộng hướng của cả lời nói, tiêng động, âm nhạc
Tuy nhiên, hiện nay, ở Đài TNVN, nếu nói ở phạm vi tac pham,
nhiéu tac pham tin, phóng sự, bài phản ánh, ngôn ngữ âm nhạc vả tiếng động
chưa được tận dụng Cụ thể, khảo sát 37 chương trình ở hệ VOVI, VOV2 Đài
TNVN năm 2008-2010 (dựa theo khảo sát trong luận án Tiến sĩ “Lởi nói trong
bao phái thanh hiện nay" của chúng tôi), cho thấy: mm ” So lan Thời lượng Tỉ lệ (%) Sử dụng tiếng động 37 29,5/596,6 phút 4,9% Sử dụng âm nhạc 98 61,3/596,6 phút 10,3%
Tiếng động kể trên bao gồm 7)7; iéng động đồng thời với lời nhân chứng tại hiện trường, 2) Tiếng động làm nên cho lời nhà báo, 3) Tiếng động độc lập
(không kèm với lời nói) Trong đó, tiếng động độc lập và tiếng động đi kèm lời nha bdo — vén thé hiện đậm đặc nhất đặc tính của ngôn n cũ tiếng động, lại được sử dụng rất ít, chỉ 4 lần với 3,2 phút/596,6 phút VỀ âm nhạc, âm nhạc kể trên
bao gồm: / ) Nhạc hiệu chương trình và nhạc chuyên mục, 2) Nhạc cắt, 3) Nhạc
nên, 4) Bai hat minh hoa, trong d6, nhac nén va bai hat minh họa có tần xuất
thấp nhưng lại có thời lượng dài nhất
Như vậy, tổng thời lượng dành cho tiếng động và âm nhạc là
20,8/596,6 phút, chiếm 15,2%, Điều đó đủ cho thay, thoi lượng chú yếu trong
Trang 14Vậy, thời lượng dành riêng cho /ởi nói nhà báo là bao nhiêu? Cũng
trong các chương trình được khảo sát ở hệ VOVI, VOV2 Đài TNVN năm 2008-2010, cho thấy: Thời lượng Thời lượng Thời lượng Thời lượng Tổng thời TD, AN cua nhan của cộng tác | của nhà báo lượng chứng viền 15,2% 14,6% 0,5% 69,7% 100%
(Bang 2: Thời lượng của lời nói nhà bảo trong ngôn ngữ phái thanh) Như vậy, nếu tính cả thời lượng mà lời nói nhà báo hòa vảo tiếng
động, âm nhạc, thì thời lượng lời nói nhà báo xuất hiện trên sóng khoảng trên
70% Đây là tỉ lệ rất cao trong tương quan so sánh với ngôn ngữ tiếng động và âm nhạc Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi trong truyền thông bằng lời nói như phát thanh, sử dụng lời nói như phương tiện chính yếu là điều tất nhiên Nhưng chính thực tế đó cũng đang đặt ra yêu cầu quan trọng về việc tăng cường ngôn ngữ tiếng động, âm nhạc trong các tác phẩm, chương trình
phát thanh, để vừa đảm bảo tính chính xác, hấp dẫn của thông tin lời nói, vừa
đảm bảo tăng cường khả năng tạo hình ảnh, tạo sự sống động trong chuyển tải thông tin, thu hút sự chú ý của người nghe
Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng tiếng động, âm nhạc trong tác
phẩm như thế nào cho đúng, cho hay, cho hiệu quả là điều không đơn giản Đề cương này sẽ giúp sinh viên hiểu được bản chất của tiếng động phát thanh, đặc điểm cũng như cách sử dụng tiếng động phát thanh trong tác phẩm, chương trình
4 Những yếu tố quy định việc sử dụng ngôn ngữ tiếng động và âm nhạc trong báo phát thanh hiện nay
q St ra đời của các chương trình phát thanh hiện dai
Ở Việt Nam, từ năm 1993, nhờ Dự án SIDA của Thụy Điển và các khóa
Trang 15phương và cả Đài TNVN bắt đầu áp dụng phương thức trực tiếp vào sản xuất chương trình Phát thanh hiện đại có thể được tính từ đây Chương trình phát
thanh hiện đại, hiểu đơn giản, là những chương trình có nhiều đổi mới so với
phát thanh truyền thống: ”Đổi mới từ cách thông tin, cách thể hiện, cải tiễn chương trình đến nâng cao chất lượng âm nhạc và âm thanh, vừa phát huy bản sắc truyền thông Việt Nam vừa mau chóng hội nhập vào thể giới dang co nhitng chuyén bién manh mé trong thời đại bùng nồ thông tin ` [3; tr.222]
Phát thanh trực tiếp, phát thanh tương tác, những chương trình phát thanh
“nhiều màu sắc” mang đậm bản sắc hiện đại với cách sử dụng đậm đặc tiếng
động, âm nhạc ở Đài TNVN và các đài phát thanh địa phương là xu thế tất yếu Chang han, néu nghe chương trình phát thanh của đài BBC (Anh), chúng ta
dễ dàng nhận thấy, hầu như các tin tức, bài phản ánh, phóng sự của họ sử dụng đa
dạng và giàu có tiếng động Âm nhạc cũng được kết hợp sôi động và phong phú Xu thế làm phát thanh hiện đại này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới phương thức sáng ngôn ngữ, bao gồm cả lời nói, tiếng động, âm nhac Chang han, (rong các chương trình phát thanh thu in, nhà báo thường sáng tạo văn bản
ngôn từ trước khi đọc, nói trên sóng Do được chuẩn bị từ trước đưới dạng văn
bản, câu từ thường được chau chuốt, gọt giữa hơn, ít từ thừa, từ lặp hơn, nhưng cầu trúc câu phức tạp hơn, và do đó, thường thiên về ngôn ngữ viết Lời nói đơn
thoại cũng được sử dụng nhiều hơn Phương thức đọc và đọc kết hợp với nói được
sử dụng chủ yếu Còn trong chương trình hiện đại, phương thức mới với phong cách khẩu ngữ tô ra đặc dụng Trong phát thanh truyền thống, tiếng động ít được
sử dụng Phát thanh hiện đại hướng nhiều hơn tới việc làm cho tác phẩm thực sự sống động, chân thực với sự hiện diện của tiếng động đậm đặc hơn Chính vì vậy, bên cạnh việc sử dụng lời nói, nhà báo phải biết cách sử dụng tiếng động, âm
nhạc phù hợp với từng tác phâm và từng dạng chương trình phát thanh cụ thẻ b Sự thay đổi về đặc điểm và nhu cầu tiếp nhận thông tin của thính giả
hiện nay
Trang 16Sự phát triển nhanh như vũ bão của khoa học công nghệ đã tạo điều kiện cho
thính giả được tiếp cận với nhiều loại hình truyền thông đại chúng Không chỉ có truyền thông trong nước, mà còn là các kênh truyền thơng nước ngồi Phong cách
noi tin, giang tin, lỗi trò chuyện thân mật, gần gũi, giàu tính hội thoại; cách sử dụng tiếng động, âm nhạc đậm đặc trong những chương trình phát thanh, truyền
hình trực tiếp của nhà báo nước ngoài đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiếp nhận
lời nói phát thanh của thính giả Việt Nam Thính giả hiện đại không có nhiễu thời gian để nghe một tác phẩm có dung lượng dài, kém sinh động, hap dẫn Nhà báo
không còn là người áp đặt thông tin một chiều mà phải là người tương tác, chia sẻ, không còn là người thuyết giảng mà phải là người bạn đồng hành với thính giả
Như vậy, nếu muốn lôi kéo được thính giả, bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng nội dung, hình thức thể hiện cũng là vấn đề rất quan trọng Am
nhạc trong các chương trình phát thanh độc lập, trong các chương trình phát thanh thời sự có tác dụng giúp thư giãn, giải trí, nâng cao độ sáng rõ trong trình bảy tác phẩm, chương trình và tăng cường tính nghệ thuật — một yêu tố ngôn ngữ không thể thiểu của phát thanh hiện đại Cùng với đó, thính giả cũng mong muốn được
nghe những tác phẩm tin tức sông động, chân thực, giảu hình ảnh được tạo lập bởi
tiếng động Tất cả những yếu tô đó đang thúc đây sự hiện diện ngày cảng đa sắc, đa dạng của ngôn ngữ tiếng động và âm nhạc
2 28 2k
Nội dung ôn tập Chương 1: 1 Khái niệm ngôn ngữ phát thanh?
2 Mối quan hệ giữa lời nói -tiếng động- âm nhạc trong ngôn ngữ báo phát thanh hiện nay?
Trang 17Chương 2
Khái niệm, đặc điểm và vai trò
của tiếng động trên sóng phát thanh
1 Khái niệm tiếng động phát thanh
Tiếng động là một trong ba thành tổ của ngôn ngữ phát thanh: lời nói,
tiếng động, âm nhạc Như Phần 1 đã khang định, lời nói là thành tố chính
trong ngôn ngữ phát thanh, hiện nay, trên đài phát thanh Quốc gia cũng như đài phát thanh địa phương nói chung, trong các chương trình tin tức thời sự, thời lượng dành cho tiếng động rất ít Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận được vai trò, tam quan trọng của tiếng động Cũng như lời nói, âm nhạc, tiếng
động thường xuyên được sử dụng trong phát thanh, bất kể chương trình tin tức
thời sự hay trong các câu chuyện truyền thanh, sân khấu truyền thanh
Vậy, tiếng động phát thanh là gì? Theo tìm hiểu của chúng tôi, cho đến
nay, chưa có tài liệu nào đưa ra khái niệm về tiếng động phái thanh Dựa vào
Từ điền tiếng Việt [1§; tr.987]:
Tiếng là cdi ma tai có thể nghe được, Tiếng động là tiếng phát ra do sự va chạm nói chung
có thể hiểu đơn giản, tiếng động là những âm thanh (hay những tiếng ồn) do con người và vạn vật tạo ra trong quá trình vận động phát sinh, phát triển mà bằng thiết bị đo lường, người ta có thể đo được mức âm lượng (đè- xi-ben, viết tắt là dB) va tai người có thể nghe được
Từ đó, có thể cho rằng:
Tiếng động phái thanh là những âm thanh của cuộc sống, do con người và vạn vật tạo nên, hoặc là những âm thanh mô phỏng tiêng động tự nhiên, được nhà bảo ghi âm và sử dụng một cách có chủ ý trong bài phát thanh, nhằm làm tăng hiệu quả của tác phẩm, chương trình
Trang 18Cụ thể hơn, tiếng động trên báo phát thanh là dạng tiếng động tự nhiên của cuộc sống, do vạn vật hoặc con người tạo nên trong quá trình vận
động, phát triển, hoặc là dạng tiếng động do nhà báo mô phỏng lại tiếng động tự nhiên, được nhà báo ghi âm và sử dụng một cách có chủ ý để làm tăng hiệu quả của tác phâm hoặc chương trình phát thanh
Cũng như lời nói, âm nhạc, tiếng động thường xuyên được sử dụng trong phát thanh, bất kế chương trình tin tức thời sự hay trong các câu chuyện truyền thanh, sân khấu truyền thanh Nó được xem như một thành tố của ngôn ngữ báo phát thanh, bên cạnh lời nói và âm nhạc
2 Đặc điểm của các dạng tiếng động phát thanh a Dang tiéng động phân chia theo nguồn gốc, xuất xứ
Dựa theo tiêu chí về nguồn góc, xuất xứ của tiêng động, có thê chia tiêng động phát thanh thành hai dạng: //êng động tự nhiên và tiếng động nhân lạo
- Tiêng động tự nhiên
Tiêng động tự nhiên là dạng tiêng động do vạn vật hoặc con người tạo nên trong quá trình vận động, phát triên
Chang han, /iêng chim hói, tiêng gà gáy, tiêng dê kêu, tiếng cho sua doang, tiêng nước chảy róc rách, tiếng ôn của đám đông ở chợ, tiéng xe cé trên đường phó, tiêng khoan căt bê tông, những đoạn âm nhạc, tiếng mưa
gió, sâm chớp, tiêng nói cười trong một hội thơ, tiếng trông mỗ trong một buôi châu văn đêu là những tiêng động tự nhiên, có thê do vạn vật hoặc
con người tạo nên
- Tiêng động nhân tạo
Trang 19Ví dụ: gõ /ay vào bàn để tạo nên tiếng giày của người đi trên sàn nha; huyt sdo dé tạo tiếng chìm hót; dùng ống hút thổi vào thau nước để tạo tiếng nước sôi; chuyển động những mảnh vải dây để tạo tiếng gió bão; tạo tiếng đóng cửa bằng sự va chạm của hai miếng gỗ; tạo tiếng mưa nhỏ bằng cách lấy chổi tre quét lên giấy báo hoặc vò giấy gói đồ nhè nhẹ; tạo tiếng ngựa đi bằng cách lấy hai quả dừa khô gõ vào nhau theo nhịp di; tạo tiếng chạy của tàu điện bằng cách kéo lê xích sắt trên một tắm tôn; giả tiếng gà gáy, tiếng chó sủa
- Tiếng động thật và tiếng động giả
Ngoài cách gọi là tiếng động tự nhiên và tiếng động nhân tạo, còn có
ý kiến gọi là iếng động thật và tiếng động giả Theo cách gọi này, tiếng động
thật là tiếng động thu được trực tiếp từ chính của vật đó phát ra; tiếng động giả là tiếng động được tạo ra bằng phương pháp gián tiếp giống với một
tiếng động thật nào đó
Trong tài liệu Các thể loại báo chí phát thanh (Nga) [19, tr.23], tác
giả Xminốp gọi iếng động là tiếng ôn Theo chúng tôi, về bản chất, tiếng
động và tiếng ồn có thể giống nhau, đều là những âm thanh tự nhiên của cuộc sống, do con người và vạn vật tạo ra trong quá trình vận động, nhưng khi
được nhà báo phát thanh sử dụng vào tác phẩm, chương trình, ở đây, lại có sự
khác biệt nhất định Trong phát thanh, tiếng ồn là những âm thanh mà chúng ta không mong muốn, nói cách khác, khi có những tạp âm không mong muốn lọt vào micro làm giảm hiệu quả của tac phẩm, âm thanh đó được gọi là tiếng ồn Ví dụ: nhà báo phỏng vấn nhân chứng, nhưng tiếng xe cộ trên đường quá lớn
át lời nhân chứng, đó là tạp âm, có thê gọi là tiếng ôn
Còn tiếng động, về bản chất, cũng là âm thanh, là tiếng ồn của cuộc sống, nhưng được nhà báo chọn lọc, mô tả, sử dụng một cách có chủ ý; hoặc
nếu ngẫu nhiên lọt vào băng từ, tiếng động đó lại có tác dụng hỗ trợ ý nghĩa thông tin, làm đẹp cho tác pham phát thanh
Trang 20b Dạng tiếng động phân chia theo cách thức nhà bảo sử dụng tiếng động
Dựa theo tiêu chí này, cũng có thể phân ra hai dạng tiếng động: ứiếng động đông thời và tiếng động độc lập
- Tiếng động đẳng thời:
Tiếng động đồng thời được hiểu là tiếng động được xuất hiện đồng
thời với các thành tố âm thanh khác như lời nói của phóng viên hoặc lời nói
nhân chứng, hoặc xuất hiện đồng thời với âm nhạc (tất nhiên, trường hợp này
rất hãn hữu) Khi lời nói phóng viên xuất hiện (ví dụ: phóng viên tường thuật
sự việc, miêu tả sự kiện, đặt câu hỏi ) hoặc khi lời nói nhân chứng xuất hiện
thì tiếng động hiện trường mới xuât hiện
Ví dụ: trong bài phản ánh vệ một đêm hội thơ, lời nói nhân chứng được xuất hiện đồng thời trên nền tiếng động hiện trường: tiếng ngâm thơ, tiếng nhạc đệm, tiếng trống phách, tiếng ôn ào của khán giả Hoặc trong
mot bai viết về chợ hoa ngày Tết, lời nói nhân chứng được xuất hiện đồng
thời trên nền tiếng động hiện trường: fiếng người bán người mua trao đi đổi lại, tiếng cười nói, tiếng xe máy nỗ giòn giã đèo hoa đến hoặc chở hoa äi Với dạng tiếng động nảy, lời nói nhân chứng và tiếng động hiện trường gan bo khang khít với nhau, tương hỗ nhau, chỉ có thể tách rời các thành phần âm thanh này với nhau bằng phần mềm kỹ thuật có tính năng chuyên nghiệp, nhưng đây là công việc rất cầu kỳ và ít được sử dụng
- Tiếng động độc lập
Tiếng động độc lập là tiếng động xuất hiện trong tác phẩm hoặc chương trình phát thanh một cách riêng biệt, không đi liền với bất kỳ một thành tố âm thanh nào khác Nói cách khác, tiếng động độc lập là tiếng động không đi kèm với lời nhân chứng, không làm nên cho nội dung thông tin, mà
xuất hiện một cách độc lập Khi tiếng động dứt thì mới đến nội dung thông
Trang 21Ví dụ: với bài phản ánh về hoạt động của một xưởng rèn dao, tác giả tái tạo khung cảnh hiện trường bằng cách sử dụng một chuỗi âm thanh: tiếng búa gõ chát chúa vào đe sắt, tiếng cắt sắt, tiếng than nồ lốp bốp Khi những âm thanh đó lăng xuông và kết thúc, lời nói của phóng viên mới xuât hiện
Trong các vở kịch truyền thanh, những tiếng động độc lập có cơ hội
xuất hiện nhiều Ví dụ, trong một vở kịch, thính giả được nghe những tiếng
động: tiếng xe máy to dân rôi tắt hắn, tiếng chó sửa rộ lên mừng rỡ, tiếng két của cảnh cửa gỗ cũ kĩ được mở ra, tiếng giấy nện trên nên nhà gạch, tiếng lạch sạch của những món đô cứng được chủ nhân xếp đặt lên bàn, sau đó mới được nghe giọng phều phào của nhân vật người cha: “7uán đã vé a con?”, “Vâng ạ, con đã vê”
Thậm chí, từ khả năng xuất hiện một cách riêng biệt này, một số nhà
báo đã có ý tưởng thực hiện những fác phẩm tiếng động dễ sử dụng xen kế
trong các chương trình phát thanh Trong đó, nhà báo xây dựng bức tranh
thong tin, phan anh, miéu ta tinh hudng, quang canh, hién trang hoan toan
bằng tiếng động tự nhiên Thậm chí, từ khả năng xuất hiện một cách riêng biệt này, một số nhà báo đã có ý tưởng thực hiện những /ác phẩm báo chí bằng tiếng động Trong đó, các chỉ tiết bằng lời được thay thể hoàn toàn bởi
các chỉ tiết bằng tiếng động Ví dụ: khi muốn kể câu chuyện về đoàn tàu vào
sa, các chỉ tiết tiếng động có thể được sắp xếp lần lượt theo lôg¡c hành động xảy ra ở hiện thực: tiếng loa của phát thanh viên nhà ga (thông báo đoàn tàu
T đã về đến ga, hành khách sửa soạn hành lý chuẩn bị xuong tau), tiéng tau
hú còi vào ga môi lúc một to dân, tiếng rình rịch của bánh tàu nghiễn vào đường ray mỗi lúc một rõ, tàu dừng lại, tiếng động cơ bé dan va tat han Tiép
đó là một chuỗi âm thanh ồn ào: tiếng lục đục hành lý va chạm, tiếng ồn ào
của hành khách gọi nhau, chào nhau dưới sân 8a, tiếng nhân viên soát vé, tiếng mời chào của cánh xe ôm, cánh lái xe, tiếng động cơ tắc-xi no may to
lên, rồi bé dán và tat han
Trang 22Hoặc nếu có tác phẩm với chủ đề: Thành phó lúc bình minh, nhà báo
cũng có thể tạo thành một /ác phẩm tiếng động theo cách hiểu, tiếng động là
nguyên liệu duy nhất để nhà báo kể chuyện Ở đó, những tiếng động đặc
trung nhất của thành pho buổi bình minh được nhà báo thẩm định, chọn lọc,
xắp xếp theo quy luật tư dụy để người nghe có thể dễ dàng hình dung được về một thành phố trong tâm thức của mình
Thực tế, trong cùng một tác phẩm, nhà báo có thể chỉ sử dụng tiếng động đi kèm lời nói, tiếng động đi kèm thông tin hoặc tiếng động độc lập Nhưng trong nhiều tác phẩm, cả ba dạng tiếng động trên đều cùng được sử dụng
3 Dạng thức xuất hiện tiếng động phát thanh a Dạng thức xuất hiện tiến ø động nhân tạo
Tiếng động nhân tạo thường được sử dụng trong các vở kịch truyền
thanh, câu chuyện truyền thanh, sân khấu truyền thanh , cd tac dung hé tro nội dung vở kịch, làm nỗi bật tâm trạng, tính cách nhân vật, hoàn cảnh sống,
bối cảnh không gian, thời gian
Trên thực tế, tiếng động nhân tạo được sử dụng rất hạn chế trong các
tác phẩm tin tức thời sự Thính giả rất tinh tường, và những tiếng động nhân tạo rất dễ bị nhận ra trong bài phát thanh Nếu không có gì bắt buộc, nhà báo không nên sử dụng tiếng động nhân tạo vì những tác phẩm tin tức thời sự vốn yêu cầu tính chính xác, khách quan và sự trung thực Chỉ trong trường hợp nhà báo không thu được tiếng động để sử dụng cho tác phẩm, nhưng nếu có tiếng động thì hiệu quả của tác phẩm sẽ được tăng lên, thì nhà báo cũng nên thử sử dụng tiếng động nhân tạo Chắng hạn, nếu bài viết phản ánh về cảnh mò tôm bắt ốc của những đứa trẻ nghèo vùng biển thì việc dùng tờ giấy bảo
mỏng vo nhẹ vào nhau thành từng đợt chậm rãi, khi thu vào máy ghỉ âm có
Trang 23rơi sót lại trên bến, đưới thuyền Tuy nhiên, phải đảm bảo rằng bạn có đủ kỹ năng để tạo nên những tiếng động nhân tạo như thật, vì điều này không hề đơn giản Nếu sử dụng không khéo, có thể gây phản tác dụng
b Dạng thức xuất hiện tiếng động tự nhiên
Tiếng động tự nhiên thường được sử dụng trong các tác phẩm tin tức
thời sự phát thanh Tính chính xác, chân thực, khách quan của sự kiện, sự
việc yêu cầu nhà báo phải sử dụng tiếng động tự nhiên Chỉ trong một vài
trường hợp thật đặc biệt, khi nhà báo không có điều kiện thu âm tiếng động,
họ mới sử dụng tiếng động nhân tạo Nhưng trường hợp này, nếu không sử
đụng một cách thật nghệ thuật và hợp lý, chắc chắn sẽ không thu hút thính
giả Ở một vài đài phát thanh lớn thường có “kho tiếng động”, thậm chí, một số nhà báo cũng có kho tiếng động của riêng mình Khi đến hiện trường, họ cô gắng thu thật nhiều tiếng động, thu nhiều loại tiếng động khác nhau, sau
đó, cất vào máy tính ở những thư mục riêng vả khi cần, họ có thể sử dụng
nhiều lần cho nhiều bài viết khác nhau Chăng hạn, /iếng động xe cộ giờ cao điểm ở Hà Nội được sử dụng cho những bài viết vê giao thông, tiếng chó sửa, tiếng gà gáy, tiếng dễ kêu được sử dụng cho những bài viết về nông thôn; tiếng ôn ào của một phiên chợ với những chỉ tiết đặc trưng của nó có thể
được sử dụng cho những bài viêt vê chợ quê, chợ vùng cao v.v
Các Ban hoặc Đài phát thanh nên có thư viện tiếng động, cả tiếng động tự nhiên và tiếng động nhân tạo để hỗ trợ cho nhà báo trong trường hợp nhà báo không thu được tiếng động hoặc tín hiệu âm thanh kém Kho tiếng
động này đặc biệt cần thiết cho việc thực hiện các chương trình văn nghệ
phát thanh, các chương trình kịch truyền thanh hay sân khấu truyền thanh Ngoài ra, với những tác phẩm tin tức thời sự, trong điều kiện nhà báo không thể ghi âm tiếng động hiện trường, nhưng do yêu cầu của tác phẩm, nhà báo có thể chọn tiếng động trong kho tư liệu để lây những tiếng động phù hợp cho vào bài báo nhăm làm tăng hiệu quả tác động của tác phâm
Trang 24Với tư cách là một thứ ngôn ngữ đặc biệt của phát thanh, thông thường, tiếng động tự nhiên trong các tác phẩm tin tức thời sự phát thanh được xuất hiện có chứ ý kèm lời nhân chứng hoặc lời phóng viên khi phóng viên
thu âm tại hiện trường Chẳng hạn, phỏng vẫn một bà nội trợ về giá cả thực phẩm
tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến từng bữa ăn của gia đình, phóng viên không lấy
ý kiến của họ tại nhà, trong không gian im ang, ma lay y kiến tại chợ hoặc siêu thị đông đúc Những âm thanh ồn ào của chợ, những tiếng chào mời, mặc cả XI xao xuất hiện bên cạnh lời nói tạo nên một khối âm thanh sống động và gan bó chặt
chẽ với chủ đề tác phẩm
Nghệ thuật sử dụng tiếng động trong tác phẩm phát thanh thể hiện rõ nhất ở những tác phẩm mà nhà báo ghi âm lại tiếng động hiện trường và dùng nó như một thứ øgồn ngữ tồn tại bình đăng với lời nói Trong đó, có những
đoạn tiếng động đứng độc lập, có những đoạn làm nền, với thời lượng và âm
lượng hợp lý Ví dụ trong phóng sự "7ng bay đáng xuân” (phát sóng ngày
7/3/2011 trên hệ Văn hóa Đời sống và Khoa giáo (VOV2), Đài Tiếng nói Việt
Nam) nói về nét đẹp của tà áo dài dân tộc, tác giả đã sử dụng tiếng động đậm đặc trong tác phẩm Mở đầu là hơn ba giây tiếng động độc lập với nội dung là
tiếng nhac tom chat, tiếng hát ả đào về mùa xuân, đưa đến cho thính giả một
cảm xúc rất nhẹ nhàng, thư thái trong không gian Tết cổ truyền cận kề Sau đó, phần giữa tác phẩm, ở những đoạn cụ Lê Thị Minh Hương đi đến tiệm áo dài lấy áo, đoạn cụ và bạn bè rủ nhau về dự lễ Tổ nghề thợ may áo dài đều có tiếng động nền Đó là tiếng động ở tiệm may áo dài, tiếng động trên phố
phường ồn ào tấp nập xe cộ qua lại Qua những đoạn tiếng động, thính giả nhìn thấy hình ảnh những tà áo đài Việt Nam dịu dàng, thướt tha, trong không
øian mùa xuân tuyệt đẹp
Bên cạnh tiếng động được sử dụng một cách cJ ý, trong nhiều tác phẩm tiếng động có thể xuất hiện ngấu nhiên kèm lời nhân chứng Nghĩa là,
khi thu âm lời nhân chứng tại hiện trường, tại nơi họ làm việc, tiếng ồn có thể
Trang 25thông tin, hiệu quả của tiêng động có thê có hoặc không, có thê ít hoặc nhiêu, nhưng sự dụng công của phóng viên là không có
- Về thời điểm xuất hiện trong tác phẩm, có thể nói, không có bất kỳ quy định cứng nhắc nào về thời điểm xuất hiện tiếng động Để thấy rõ hơn điều này, chúng tôi đã gợi ý cho sinh viên Trịnh Thị Doan, lớp phát thanh K27, Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện khảo sát 25 tác phẩm phóng sự về thời điểm xuất hiện tiếng động trong những tác phẩm này ở khóa luận tốt nghiệp “7iếng động trong phóng sự phái thanh” (Khảo sát chương
trình Điển đàn các vấn đề xã hội, hệ VOV2, Đài Tiếng Nói Việt Nam, từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2011), kết quả: Đâu tác phẩm Giữa tác phâm Cuối tác phẩm Tiếng động độc lập 10 0 0 Tiêng động nên 4 11 0
Như vậy, trong số 25 tác phẩm sử dụng tiếng động thì có 14 tác phẩm tiếng động được xuất hiện ngay đầu tác phẩm (chiếm 56%), I1 tác phẩm không sử dụng tiếng động xuất hiện đầu tác phẩm mà xuất hiện trải dài theo lời dẫn phóng viên và lời phát biểu của nhân chứng (chiếm 44%), không có tác phâm nào sử dụng tiếng động làm kết thúc cho tác phẩm Trong số 14 tác phẩm có tiếng động xuất hiện đầu tác phẩm thì có 10 tác phẩm sử dụng tiếng động độc lập, 4 tác phẩm sử dụng tiếng động làm nên cho lời dẫn phóng viên
[4 tr.28] |
Như vậy, có thể thấy, tiếng động thường xuất hiện nhiều nhất ở ngay
phần đầu tác phẩm Điều này có thể có lý do là tác giả muốn tạo ấn tượng cho tiếp nhận của thính giả ngay từ đầu Và cũng bởi tiếng động tạo hình ảnh rất tốt, nên tiếp cận tiếng động ngay từ đầu tác phẩm sẽ giúp tạo nên một bức
tranh hiện thực sống động, để người nghe bước vào thế giới hiện thực đó và
tiếp nhận những nội dung khác một cách dễ dàng hơn Sau phần đầu, tiếng
Trang 26động cũng hay xuất hiện ở phần giữa tác phẩm Phần kết tác phẩm cũng thường là phần kết luận vấn đẻ, nên tiếng động ít được sử dụng hơn
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, sử dụng tiếng động trong tác phẩm là một sự sáng tạo Không có bất kỳ nguyên tắc cứng nhắc nào Một tác phẩm viết về lễ hội chùa Hương, mở đầu bằng tiếng động chèo thuyền trên sông Hương đưa du khách viễng thăm động Hương Tích, phần giữa miêu tả không gian, quang cảnh, hiện trạng du khách lễ chùa, và kết thúc lại quay lại tiếng chèo thuyền trên sông đưa du khách trở về, đó cũng là sự lặp lại tiếng động một cách nghệ thuật, có tác dụng nâng tầm tác phẩm
- Về thời lượng tiếng động được sử dụng trong tác phẩm, cũng theo gợi
ý khảo sát của chúng tôi, khóa luận của Trịnh Thị Doan cũng đã chỉ ra, trong các phóng sự được khảo sát: “Thời gian sử dụng tiếng động độc lập thường
ngăn hơn so với tiếng động nên Trung bình tiếng động độc lập được sử dụng trong các tác phẩm phóng sự là từ 4 đến 9 giây Với tiếng động nên (tiếng động đồng thời) thì thời lượng dài hơn, trung bình từ 10 đến 30 giây” [4, tr.27]
Việc sử dụng thời lượng cho tác phẩm, tất nhiên, còn tùy thuộc vào từng thẻ loại, từng chủ đề, đối tượng phản ánh Có những tác phẩm mà tiếng động có thể đi gần hết chiều dài tác phẩm, nhưng cũng có những tác phẩm mà tiếng động chỉ xuât hiện ngâầu nhiên, kèm lời nhân chứng
-Vé sự phù hợp giữa tiếng động và thể loại, thực tế cho thấy, tiếng động
có thể xuất hiện ở nhiều thể loại : tin, tường thuật, phỏng vấn, phóng sự, bài phản ánh, phi nhanh, thậm chí trong các băng tư liệu kết hợp của thé loại toa dam hoặc
giao lưu Tuy nhiên, nó thích hợp nhất trong các tác phâm phản ánh về quang
cảnh, hiện trạng, tình huồng, tái tạo hiện thực sinh động với bề dày và chiều sâu
của nó, bởi sức mạnh lớn nhất của tiếng động chính là khả năng tạo hình ảnh, cảm
xúc Vì vậy, có thể nói, tiếng động đặc biệt phù hợp với các thê loại (xếp theo thứ
tự mức độ phù hợp): tường thuật trực tiếp; phi nhanh trực tiếp; phóng sự; bải phản
Trang 274 Vai trò của tiếng động phát thanh
Về mặt lý thuyết, ta đễ dàng nhận thấy tiếng động có vai trò khá quan trọng trên sóng phát thanh Cụ thể:
q Tiếng động tham gia cung cấp thông tin
Tiếng động dù ngắn hay dài đều chứa đựng thông tin Đó có thé la
thông tin về thời gian, không gian, địa điểm, quang cảnh, hiện trạng, hoàn
cảnh hay tâm trạng, tính cách của nhân vật Từ đó, tiếng động góp phần làm
nỗi, rõ hơn chủ đề, nội dung tác phẩm
Ví dụ, tiếng động tham gia cung cấp thông tin về không gian, bầu không khí ngột ngạt vì tắc đường vào giờ cao điểm trên đường phố Hà Nội trong phóng sự: "W tắc trong ý thức văn hóa giao thông" (phát sóng ngày
17/2/2011 trên hệ VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam, viết tắt là TNVN) Trong
tác phâm, mở đầu, tác giả đã dành 3 giây cho tiếng động độc lập là tiếng ôn ã còi xe, tiếng động cơ xe ẩm ào, tiếng còi hướng dân giao thông xen lan tiếng người đi đường vang lên Sau 3 giây tiếng động độc lập, bắt đầu từ giây thứ 4 là lời của phóng viên:
"5 giờ chiêu, trên tuyển đường Chùa Bộc, Thái Hà, Tây Sơn kẹt cứng các phương tiện, người và xe chen chân, nhích từng đoạn ngắn Ơtơ dàn hàng ba, hàng bốn, lấn hết đường của các phương tiện khác "
Như vậy, chỉ với 3 giây tiếng động, nhưng người nghe có thể cảm
nhận hiện hữu một bầu không khí ngột ngạt, nóng bức, khét lẹt khói xe như
chính họ đang tham gia giao thông Rõ ràng, trong trường hợp nảy, tiếng
động đã hỗ trợ đắc lực trong việc đem đến cho thính giả một sự hình dung rõ
ràng về không khí, quang cảnh tắc đường Thậm chí, người nghe có cảm giác trong đoạn phản ánh này, ngôn ngữ quan trọng nhất là tiếng động, còn lời nói đóng vai trò hỗ trợ cần yếu
Trang 28dong hồ báo thức, tiếng nước trong phòng vệ sinh, tiếng đánh răng rửa mặt, tiếng dụng cụ nhà bếp, tiếng mẹ gọi con thúc đậy cho thông tin về buổi sáng sớm trong một gia đình ở thành phó
b Tỉ iéng động gia tăng tính chính xác, khách quan cho thông tin được chuyển tải bằng lời nói
Trong các tác phẩm phản ánh, phi nhanh, phóng sự, ở những đoạn miêu tả quang cảnh, hiện trạng, thính giả có thê bắt gặp trên sóng những cụm
}
từ như “chứng tôi đang có mặt tại ”, “trước mắt chúng lôi là ", “rất đông
vui, náo nhiệt”, “rát ôn ào bụi bặm”, “phòng chờ khám luôn chật kín bệnh
,
nhân”, “tiếng hò reo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng mặc cả xỉ xao ” Nếu không có tiếng động đi kèm lời nói trong những tình huống này, thì không phải thông tin nảo nhà báo đưa ra cũng thực sự thuyết phục thính giả
Ví dụ trong phóng sự nói về hiểm họa của tại nạn giao thông trong địp Tết Tân Mão 2011 (phát sóng ngày 17/2/2011 trên VOV2, Dai TNVN), nhà báo thông tin bằng lời: Số nạn nhân do tại nạn giao thông trong dịp Tết năm nay là hơn 400 người, phòng cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức, Hà Nội
luôn chật kín nạn nhân Tiếp đó là lời của người nhà nạn nhân /huật lại câu
chuyện tai nan xảy ra, đưa ra lời ước, lời khuyên
Đi cùng lời nói là những tiếng động nền: riếng còi xe và tiếng động cơ xe cấp cứu chạy vào bệnh viện; tiếng ồn của cảnh chuyển nạn nhân xuống cáng cứu thương và đưa vào phòng cấp cứu; tiếng rên la, tiếng bác sĩ, tiếng dụng cụ thăm khám trong phòng bệnh; tiếng rên của nạn nhân, tiếng người nhà nạn nhân rì râm, tiếng bước chân di lai trong phòng
Nếu thiếu văng tiếng động, thính giả có thể đặt câu hỏi: có đúng là
nhà báo có mặt tại bệnh viện để phản ánh những điều đang mắt thấy, tai nghe
Trang 29c Tiếng động tạo hình ảnh, vẽ lên trong tâm trí người nghe bức tranh cuộc song hiện thực sinh động, chân thực
Không chỉ hỗ trợ thông tin, làm tăng tính chính xác, khách quan, tiếng động còn gop phan tao hinh ảnh cho một bài phát thanh Không có gì ngạc nhiên khi người ta nói: “76¡ £hích phát thanh bởi vì hình ảnh của nó tốt
hơn”, điều đó có nghĩa là tiếng động có khả năng đánh thức những chiều
cạnh liên tưởng phong phú còn tiềm ấn trong trí não mỗi con người
Ví dụ trong tác phẩm: "Lễ hội Bà Chúa Kho - còn đó những lộn xôn”
(VOV2, Đài TNVN, phát sóng ngày 19/2/2011), trong phần mở đầu, tác giả
đã sử dụng một chuỗi tiếng động nên là tiếng gọi nhau í ới của khách thập
phương, tiếng mời chào khách mua lễ của các chủ quán, của những người bán hàng rong Ở phần giữa tác phẩm, tác giả cũng sử dụng một đoạn âm thanh độc lập là tiếng thầy cúng đang cúng thuê dải gần 2 giây, sau đó được
vuốt nhỏ để làm nền cho đoạn lời nói:
“Có lẽ, những âm thanh này không còn lạ đổi với nhiều dụ khách thập phương khi đến lễ chùa Bà Chúa Kho Chỉ với 30 nghìn đồng đến 40 nghìn đông một lần khấn, gia chủ chi can đọc tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp là ngay lập túc những bài khẩn đã được lập trình sẵn được vang lên trước bàn tho "
Nghe tiếng động, cùng với nội dung được thể hiện bang lời, ai đã một
vài lần đi chùa có thể hình dung ngay ra cảnh những người cúng thuê mặc áo
thầy tu đang lam ram khan tụng trước điện thờ và sau đó nhận về vài trăm, vài
chục tiền công Bên cạnh họ, “gia chủ” cũng đang xì sụp cúi lạy, miệng thành
kính niệm nam mô liên hoi
Hay nghe những (iếng ổn ào xe cộ đường phố, tiếng gọi xe tắc xi,
tiếng động cơ xe rõ dân và chậm lại, tiếng hai người rao đổi trên nên động
cơ xe, tiếng động cơ xe rộ lên và nhỏ dần Đó chính là một bức tranh hiện thực sinh động vẽ lên trong tâm trí người nghe cảnh một người đàn ông đứng
trên đường phô, vay xe tac xi và đên một khách sạn nào đó
Trang 30Đêm 21/10/2007, trên Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc phát một phóng sự về lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em ở một vùng nông thôn Kiến Giang, Trung Quốc Bài viết dài hơn chục phút, được lấp đầy bởi tiếng động: /iếng trẻ em trong trẻo đọc bài, tiếng giảng bài của cô, tiếng én ào giờ ra chơi,
tiếng hò reo khi tan học Những âm thanh của cuộc sống hiện thực tràn vào,
day ap trong bai viét Bằng việc sử dụng tiếng động tự nhiên hỗ trợ cho ngôn từ, dù có thể người nghe không hiểu được tiếng Anh, nhưng qua tiếng động, tác giả vẽ lên trong trí tưởng người nghe bức tranh về ngôi trường đây năng vàng và cây xanh, về những gương mặt, những ánh mắt, những nụ cười trẻ thơ, về khung cảnh sân trường náo nhiệt trong phút giải lao, trong giờ tan học Mặc dù chưa một lần đặt chân lên vùng đất xa xôi ấy, mà người nghe cảm thấy rất gần gũi, rất thân thuộc
Có lẽ từ khả năng tạo sự hình dung, tưởng tượng kì diệu của tiếng động, một số nhà báo phương Tây đã mạnh dạn sáng tạo “tác phẩm tiếng động”, trong đó, ngôn ngữ duy nhất là ngôn ngữ tiếng động
d Tiếng động thể hiện những sắc thái biểu cảm cho bài phát thanh Một thể mạnh của phát thanh là khả năng gợi cđm xúc Nếu khéo biết sử dụng từ ngữ, giọng nói, ngôn ngữ âm nhạc cùng các tiếng động, phát thanh có thể chuyển tải bất kỳ thứ cảm xúc nảo, dù là tế vi nhất, của con người Cũng như ngôn ngữ và âm nhạc, tiếng động có thê làm cho người ta vui, có thê làm cho người ta buồn, có thể làm dây lên sự thương cam ‘hay
phẫn nộ Ví du, một bài viết về sự tàn phá khốc liệt của cơn bão làm hàng
trăm ngôi nhà bị sập, hàng chục người bị chết và mất tích, trong đó, chuỗi
tiếng động về tiếng khóc nức nở, ai oán của người mẹ có con bị chết, tiếng
Trang 312010 ngày 13/2/2011, Đài TNVN) khiến ai nghe cũng sẽ thấy lâng lâng một
niềm xúc động, một nỗi bồi hồi xao xuyến, một tình yêu thanh tao đối với
gia đình, quê hương, dân tộc
Tháng 1/2008, trên truyền hình Quảng Ngãi và truyền hình Việt Nam
có phát một phóng sự về bạo hành trẻ em ở nhà trẻ, cụ thể là ở nhà trông trẻ
của bà Hoa ở thành phố Quảng Ngãi Giả sử phóng sự này được phát trên dai phát thanh, thì đó là một tác phẩm chứa đầy tiếng động tự nhiên Đó là tiếng quát măng, hăm doaạ của bà Hoa, tiếng trẻ con khóc thét lên, tiếng thìa gỗ vào chén bát Chỉ cần những tiếng động ấy thôi - không cần thêm vào quá nhiều lời dẫn của phóng viên cũng khiến thính giả vô cùng phẫn nộ việc làm vô nhân tính tại nhà trông giữ trẻ này Chỉ cần những tiếng động ấy thôi cũng khiên người nghe phải lên tiêng, khiên báo chí phải vào cuộc
Tương tự như vậy, trong một bài ghi nhanh về øgày gặp mặt của những cựu chiến binh nhân ngày giải phóng Miễn Nam, tiếng cười nói, tiếng chào hỏi, giọng hát vắng ra từ hệ thống loa đài và những chuỗi âm thanh khác đã cho người nghe cảm nhận thấy không khí vui mừng phần khởi của ngày gặp mặt
e Tiếng động có thể đóng vai trò tương đương với những lời dẫn
tin
Tiếng động đóng vai trò như lời dẫn, đặc biệt là trong các câu chuyện truyền thanh, kịch truyền thanh Trong nhiều trường hợp, thay bằng hệ thong
lời dẫn, một chuỗi âm thanh tự nhiên có thể cho người nghe hiểu được hoàn
cảnh giao tiếp của nhà báo, hiểu được không gian, thời gian, nội dung tiếp theo sau của câu chuyện
Ví dụ: Thay bằng lời dẫn: Mới rồi, chị ta đóng sâm cửa lại, lên xe máy và phóng vù đi, tiếng động trong trường hợp này sẽ là tiếng cửa đóng sam, tiếng gót giây giậm mạnh xuống nên sân gạch, tiếng xe máy no to, gion gid roi sau do tat dan
Trang 32Với các tác phẩm báo chí, tiếng động cũng có thể thay lời dẫn hoặc trợ giúp cho lời dẫn Một chuỗi âm thanh tự nhiên có thê cho người nghe hiểu được hoàn cảnh giao tiếp của nhà báo, hiểu được không gian, thời gian, nội dung tiếp theo sau của câu chuyện Ví dụ, trong phóng sự: “Nỗi niềm ngày
trở về" (phát sóng ngày 3/3/2011, VOV2, Đài TNVN) nói về niềm hạnh phúc
của những người lao động Việt Nam làm việc tại Li-bi được Chính phủ tạo điều kiện trở về đoàn tụ gia đình, sau lời dẫn:
“23h, ngày 2 tháng 3, chuyên cơ mang số hiệu VN6568 bay tu Ai Cap chở 318 lao động Việt nam ở Lybia trở về nước Những cái bắt tay, những cái
ôm thật chặt, niêm vui xen lân cả những giọt nước mắt ”
là chuỗi âm thanh về khơng khí đồn rụ người thân, gia đình ở sân bay
quốc tế Nội Bài - Hà Nội Đó là tiếng cười, tiếng khóc, tiếng nói nghẹn ngào _ của những người thân khi nhìn thấy chồng, cha, anh em mình trở về, và ngược lại Bốn giây tiếng động hiện trường đã thay thế được hàng chục từ ngữ miêu tả Hơn thế nữa, nó còn dẫn dắt thính giả đến với tâm trạng của những người
trong cuộc một cách tự nhiên, đề họ cùng vỡ òa một niém xúc động
Hoặc, với bài phản ánh có chủ đề Äểm tôm đã trở lại với bữa ăn
hàng ngày của người dân (sau đợi dịch tả hoành hành), thay vì dẫn lời: “Thưa các bạn, chúng tôi đang có mặt tại một nhà hàng đông đúc và sang
trong nhất của Thủ đô Hà Nội, nhà hàng thịt chó Sơn Hải ở phố B Tai day,
các bàn ăn đã chật kín khách Không khí ồn ào bởi những tiếng va chạm của bát đũa, ly cốc, tiếng nói cười rôm rả, tiếng chúc tụng nhân dịp đầu xuân của
1
hàng trăm thực khách ", nhà báo có thê sử dụng ngay những tiếng động
hiện trường mà máy ghi âm có thể ghi lại được, thêm vảo đó, chỉ cần nói một
câu: Chúng tôi đang có mặt tại một nhà hàng đông đúc và sang trọng nhất
của Thủ đô Hà Nội, nhà hàng thịt chó Sơn Hải ở phố B và đi luôn vào
Trang 33ø Tiếng động được ghỉ cùng lúc với lời thoại thì tạo thành một chỉnh thể gắn bó khang khit, tạo thành một phần tình huỗng giao tiếp
Nó tham gia thể hiện nội dung câu chuyện, thê hiện trạng thái nhân vật, tính cách nhân vật, thể hiện sự chuyên động của cốt truyện, của thông tin Ví dụ, một vở kịch truyền thanh diễn tả cảnh mội người đàn ông say
rượu đang trong cơn giận đữ, thì người ta có thể sử dụng một loạt tiếng động: tiếng mâm bát đũa rơi vỡ loảng xoảng trên nên gạch, tiếng chó kêu ăng ăng vì bị mâm bát ném vào người, tiếng khóc thút thít của những đứa trẻ đứng nép trong góc nhà Thông tin chứa đựng trong tiếng động ấy có tác
dụng làm rõ, làm sâu sắc thêm văn bản lời thoại, làm cho nó súc tích hơn về
phương diện âm thanh
Trong các tác phẩm tin tức thời sự, tiếng động cũng tham gia mạnh
mẽ vào quá trình thể hiện nội dung câu chuyện, thể hiện trạng thái, tính cách nhân vật, thé hiện sự chuyển động thông tin Ví dụ, cũng trong chương trình
phát thanh đặc biệt đón Giao thừa 2070 ngày 13/2/2011, lời nhân chứng nói về cảm xúc khi tham gia Lễ hội dâng hương ở tượng đài Lý Công Uẩn, Hà Nội vào giờ khắc trước giao thừa trên nền tiếng động là bản nhạc lễ, tiếng ồn ào của người dân di đón giao thừa; lời của các bạn sinh viên ĐH Ngoại thương Hà Nội đi hái lộc đẩu xuân trong đêm giao thừa về những ước nguyện cho năm mới an lành trên nên pháo hoa, tiếng ẳn ào của đường phố đông đúc Lời và tiếng động đã gắn bó khăng khít, cùng làm nồi bật không khí thành kính, trang nghiêm nhưng cũng rất phân khởi ở tượng đài, trước giờ khắc piao thừa, Dòng cảm xúc ở thính giả có lẽ đến từ tiếng động hiện trường
nhiều hơn là đến từ lời nói Như vậy, nếu thiểu tiếng động, bài viết sẽ chống
chênh khả năng biểu đạt ý nghĩa và cảm xúc
h Tiếng động góp phân đa dang hoa am thanh, tạo sự sinh động cho tác phẩm và ch wơng trình phát thanh
Âm thanh chính là tài nguyên của phát thanh Tác phẩm hoặc chương trình phát thanh bao giờ cũng hướng tới việc tạo nên sự sống động bằng cách
Trang 34da dạng các thành tố âm thanh: sử dụng nhiều dạng lời nói, sử dụng nhiều lát nhạc, sử dụng tiếng động Một bài phóng sự, bài phản ánh quang cảnh, hiện
trang , nếu có tiếng động hợp lý, chắc chắn sẽ đánh thức thính giác, xúc
giác của người nghe Khi đó, thính giả sẽ tiếp nhận hào hứng hơn, bởi vì tai người nghe bao giờ cũng hướng tới những âm thanh đa dạng, phong phú và - sinh động
Ví dụ, nếu làm phép so sánh đoạn lời không có tiếng động đi kèm:
Chúng tôi đến thăm gia đình cụ Nguyễn Thế Chất ở Hoàng Mai, Hà Nội Không khí đón giao thừa tràn ngập trong ngôi nhà
với, cũng đoạn lời này, nhưng đi kèm tiếng động: Mở đầu là bản nhạc dân tộc thường phát trong dịp Tết + Lời chúc mừng năm mới của Chủ tịch nước vang lên từ tivi + tiếng nỗ rượu sâm-banh + lời chúc TẾI của các thành viên trong gia đình dành cho nhau + tiếng cười + tiếng hát của cháu bé + tiếng vỗ tay hoan hô
thì rõ ràng, tiếng động làm bài viết sống động hơn, những âm thanh chân thực của những gia đình Hà Nội đón Giao thừa thiêng liêng ùa tràn trong tác phâm, khiến người nghe hào hứng tiếp nhận
RK
Nói tóm lại, tiếng động có vai trò quan trọng trong một tác phẩm phát thanh Nó không chỉ hỗ trợ nội dung thông tin, tạo hình ảnh cho bài phát
thanh, đem lại sắc thái tình cảm cho thông tin, mà còn đánh thức xúc giác của người nghe, tạo sự nhiệt tình trong tiếp nhận
Trang 35Tiếng động kể trên bao gồm 1)7ïếng động đồng thời với lời nhân chứng tại hiện trường, 2) Tiếng động làm nên cho lời nhà báo, 3) Tiếng động độc lập
(không kèm với lời nói) Trong đó, tiếng động độc lập và tiếng động đi kèm lời
nhà báo - vôn thê hiện đậm đặc nhất đặc tính của ngôn ngữ tiếng động, lại được
sử dụng rất ít, chỉ 4 lần với 3,2 phút/596,6 phút
Như vậy, tổng thời lượng dành cho tiếng động là 29,5/596,6 phút, chiếm 4/9% (tất nhiên, trong nhiều trường hợp, thời lượng dành cho tiếng động cũng là thời lượng dành cho lời nói) Điều đó đủ cho thấy, /hời lượng cho tiếng động được sử dụng với tỉ lệ rất thấp trong báo phát thanh Nếu có, cũng thường chỉ được sử dụng đi kèm ý kiến nhân chứng Thậm chí, bài phản ánh về cuộc giao lưu có chủ đề “Diễn đàn thanh niên nông thôn - thời cơ và thách thức " (Đài PT-TH Hà Nội, ngày 6-10-2007), nhưng tiêng động không
được sử dụng Với bài viết này, nhà báo có thể đọc trên nên tiếng động tự
nhiên, sẽ giúp bài viết có sức sống, sinh động Hay bài phản ánh về vùng lũ ở Thạch Thành, Thanh Hoá (trong cơn bão số 5), phóng viên đã xuống tận nơi, nhưng quang cảnh sống của người dân, cảnh sinh hoạt, lao động của người dân hấu như chỉ được phản ánh thông qua lời nói
Hoặc bài viết về Lễ hội Nguyễn Trung Trực ở đền thè Nguyễn Trung Trực phái trong chương trình Thời sự 12h, ngay 7/10/2007, chi co lời tường
thuật đơn điệu của nhà báo Không khí sôi động, những lời ồn ào của hàng
ngàn người đến viếng và thắp hương, tiếng kèn, trồng chỉ xuất hiện khoảng năm giáy cùng với lời nói của nhân chúng Lễ ra, với một sự kiện giàu bản sắc văn hoá như vậy, nhà báo phải tái tạo được không gian lễ hội, đưa người nghe đến với Lễ hội trong tâm linh bằng việc sử dụng dày đặc lời nói của nhân chứng và những tiếng động hiện trường Mô típ các tác phẩm về ngày hội ca trù, chèo, tuông lẽ ra nên có tiếng động tự nhiên xuyên suốt chiều dài tác phẩm, nhưng hầu như những tiếng động đó vẫn còn vắng bóng
Trang 36động Nhưng có lẽ lý do sâu xa hơn, là nhiều người chưa thực sự coi trọng
vai trò của tiếng động trong tác phẩm
Theo nguyên lý của báo phát thanh, một bài phát thanh- nhất là ở
những thể loại như tường thuật, phản ánh, ghi nhanh, phóng sự, với chủ đề
liên quan tới quang cảnh, hiện trạng, nhà báo nên cố gắng “lấp đầy” không gian bằng tiếng động Thính giả luôn mong chờ những chương trình phát thanh sinh động, trong đó có cả lời của phóng viên (biên tập viên), lời nói nhân chứng, những tiếng động của cuộc sống, có những nốt nhạc làm mềm lại tâm hồn con người
a 2k
Nội dung ôn tập Chương 2
1 Khái niệm tiếng động phát thanh?
2 Các dạng tiếng động phát thanh?
Trang 37Chương 3
Khai thác và sử dụng tiếng động
trên sóng phát thanh 1 Yêu cầu của tiếng động phát thanh
Phân này chủ yêu đê cập đên những tiếng động được xuất hiện có chứ ý trong bài báo phát thanh Theo đó, tiếng động cần đáp ứng những yêu câu:
a Tiếng động phát thanh (tiếng động tự nhiên) khi được sử dụng trong chương trình phát thanh phải là “tiếng động thật, giống như thật”
Nói cách khác, tiếng động đó phải là bản sao âm thanh tự nhiên từ
cuộc sống hiện thực Mặc dù được ghi âm lại, được chọn lọc hoặc cắt xén,
thêm bớt, sửa chữa, nhưng nhà báo phải tuân thủ theo nguyên tắc “giống như thật” Một âm thanh tự nhiên dùng trong tác phẩm mà không giống với âm thanh thực ngoài đời thì sẽ gây phản tác dụng
Ví dụ, nhà báo có thể ghi âm tiếng ôn ào giờ tan học với thời lượng lên đến 10-15 phút, sau đó, cắt lọc, chỉ lấy khoảng 5 phút tiếng động để đưa vào bài viết, nhưng 5 phút đó, người nghe phải nghe được những âm thanh đặc trưng của giờ tan trường một cách trung thực nhất, “giống như thật”
Cần rất hạn chế sử dụng những tiếng động được làm giả hoặc lắp ghép trong studio cho các tác phẩm tin tức thời sự Tuy nhiên, trong trường hợp nhà báo không thu được tiếng động để sử dụng cho tác phẩm, mà nếu có tiếng động thì hiệu quả của tác phẩm sẽ được tăng lên, thì đừng chần chừ gì mà không sử dụng tiếng động được lưu trữ (trong kho) và lắp ghép chúng với nhau Nhưng phải đảm bảo rằng bạn có đủ kỹ thuật và kinh nghiệm để tạo nên những tiếng động như thật, vì điều này không hề đơn giản Nếu sử dụng không khéo, có thể gây phản cảm, phản tác dụng
Trang 38b Về mặt nội dung, tiêng động phát thanh có nhiệm vụ làm sáng rõ bôi cảnh, không gian, thời gian, tâm trạng, tính cách của sự vật, hiện tượng, con người được đề cập trong tác phẩm
Nói cách khác, nội dung của tiếng động trong các tác phẩm phát thanh thường đẻ cập đến khung cảnh không gian, thời gian, địa điểm của sự vật, hiện tượng, đồng thời được sử dụng nhằm khắc họa rõ thêm tâm trạng, tính cách của những con người được đề cập đến trong tác phẩm
c Tiếng động phải có thông tin
Không nên đưa vào bài phát thanh những tiếng động vô thưởng vô phạt, hoặc tiếng động rối rắm, phức tạp, làm hạn chế hiệu quả của tác phẩm Mỗi tiếng động phát thanh (ở đây nhấn mạnh đến tiếng động độc lập) được sử dụng trong tác phẩm phải đủ đời, đủ rộng, ấu sâu để diễn đạt trọn vẹn một
thông tin nào đó, đem đến cho thính giả một hình dung, một sự tưởng tượng
phù hợp Sẽ rất không hợp lý nếu chúng ta sử dụng tiếng động mà người nghe không hiểu đó là tiếng động gì, hoặc tôi tệ hơn là tiếng động đó có thể làm hỏng nội dung thông tin bằng lời nói Chăng hạn, chúng ta thử so sánh hai đoạn tiếng động được sử dụng trong bài viết về tình trạng quá tải ở bến xe khách Giáp Bát (Hà Nội) ngày giáp Tết (bài tập của sinh viên lớp phát thanh K29, Học viện Báo chí và Tuyên truyền):
Chi dé TD co thong tin TD khong có
bài viết thông tin
Quá tải| - Tiếng động bối cảnh: Tiếng động ở bến xe: | -Chỉ có tiếng
ở bên xe | tiếng động cơ xe ra vào bên; tiếng đám đông | động cơ và khách hành khách trong khi chen lấn, xô đẩy; tiếng bắt | tiếng ồn ào ngày xe; tiếng phụ xe mời chảo lẫn tiếng thúc giục | không rõ ràng
giáp Tết | hành khách của hành
- Tiếng động trọng tâm: Tiếng động trong | khách ở bên k Ậ QIÁ 5 py An an gat xe chạy suốt chiếc xe cụ thể: tiếng hành khách ổn ào đòi xe | *© SAY
Trang 39
chạy; tiếng than phiên của hành khách vì không | chiêu dài tác còn chô ngồi; tiêng hành khách phản đôi nhà xe | phâm một tiêp tục bắt khách; tiêng phân bua của nhà xe | đoạn miêu tả thực trạng ở bên xe
d Tiếng động phải mang tính đặc trưng
Tiếng động mang tính đặc trưng nghĩa là nó là những chỉ tiết có thể
giúp nhà báo phản ánh đúng ý đồ, làm cho thính giả không nhằm lẫn với bất kỳ loại tiếng động nào khác Thực tế, khi giao bài tập thu tiếng động đặc
trưng cho một chủ để cụ thể, nhiều sinh viên chưa thành công, thu tiếng động
cho chủ đề này, nhưng người nghe lại hiểu sang chủ đề khác, hoặc hiểu sai chủ đề Để làm được điều này, mỗi người cân liên hệ sang thực tế để hiểu rõ những tiếng động đặc trưng của từng chủ dé như sau:
Chủ đề Tiếng động đặc trưng
Phiên chọ vùng quê | Tiếng người cười nói gọi nhau lao xao (giọng địa phương), tiêng mặc cả trả giá, tiêng gà vịt, tiêng lợn kêu, tiếng chó sua đoảng, tiếng mỡ rán bánh xèo
xẻo
Ngân hàng Am thanh của máy đêm tiên kêu lạo xạo
Bưu điện Tiếng chuông điện thoại kêu, tiếng điện thoại viên
tra loi, tiéng giao dich mua tem
Giao thôn £ Tiếng xe cô trên đường & &§ P phố
Ngồi trưởng Lời cô giáo giảng, lời trẻ ê a đọc bài, tiếng nô đùa của học sinh giờ ra choi; tiéng trong trường
Vùng quê Tiêng đê kêu đêm, tiếng gà gáy sảng, tiêng ve rấmm 36
Trang 40ran trưa hè Bếp ăn Tiếng bát đũa va chạm nhau leng keng, lạo xạo Khung cảnh của một nhà hàng
Giọng nói và âm thanh khung cảnh của nhà bếp, tiếng bát đũa, tiếng dao thìa, tiếng rót rượu, tiếng
a
ZO
Giờ ra chơi ở trường liêng trồng ra chơi, tiếng trẻ em nô đùa ở sân trường, những âm thanh của các trò chơi nhảy đây, choi bi, choi bong
Khung cảnh tự nhiên hoang dã
có chim và tiếng côn trùng, nhưng bạn phải cộng
thêm tiếng la hét của chó sói từ xa, hoặc cận cảnh
tiếng bước chân đang tiền lại gân, và tiếng xích
e Tiêng động phải rõ ràng, trung thực, chính xác
Điều tối ky là sử dụng tiếng động mà thính giả nghe không hiểu đó lả âm thanh gì/ tiếng động gì, hoặc nhằm tưởng đó là tap 4m Chang han: Tiếng động định thu Thính giả nghe thành Tiêng ôn ào của giờ tan học Tiếng ôn ào của công nhân tan sở Tiêng chèo thuyền Tiêng mưa rơi Tiêng đoàn tàu vào ga Tiêng xe ô tô chạy