Kt Be É) {995
HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHI MINH HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN of
he
DE TAI KHOA HOC CAP CƠ SỞ |
PHONG SU PHAT THANH VIET NAM HIEN NAY
Chủ nhiệm đề tai: TS Trương Thị Kiên
HÀ NỘI - 2015
Trang 2HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUOC GIA HO CHI MINH HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN
DE TAI KHOA HOC CAP CO SO
PHONG SU PHAT THANH VIET NAM HIEN NAY
Chủ nhiệm đề tài: TS Trương Thị Kiên
HÀ NỘI-— 2015
Trang 3MỤC LỤC Trang: MO BAU l Chuong 1: ‘LY THUYET CO BAN VE THE LOAI PHONG SU PHAT 10 THANH
1.1 Sơ lược sự ra đời của phóng sự 10
1.2 Phóng sự phát thanh - quan niệm, đặc điểm thể loại 14 : 13 Một số yêu cầu cơ bản đối với nhà báo trong sáng tạo 35
phóng sự phát thanh
Chương 2: |THỤC TRẠNG SỬ DUNG PHONG SỰ PHÁT 43
THANH VIỆT NAM HIỆN NAY
21 Giới thiệu sơ lược về hệ VOV1, VOV2 Đài Tiếng nói 43
Việt Nam
2.2 Một số thành công noi bật của phóng sự phát thanh 4+ hiện nay
2.2.1 Đảm bảo ổn định về quy mô, tần số sử dụng 45
2.2.2, ‘Sir dung da dang dé tai 47
2.2.3 lÖn định về chất lượng nội dung thông tin 24
2.2.4 IBám sát mạch thời sự chủ lưu S8
225 Nhiều tác phẩm kết hợp hài hồ ngơn ngữ thông tan ham 60 xúc và ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất văn
2.2.6 ‘Tang cuong s6 luong, chat lượng tiếng động 67
2.2.7 |Đảm bảo ngắn gọn về dung lượng 7
2.2.8 IKết cấu đơn tuyến là chủ đạo 13
Chương 3: | MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TẮNG CƯỜNG CHÁT LƯỢNG 76
_ | PHONG SU PHAT THANH VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 4
3.1.4 Thiên về “đọc” trong nhiêu phóng sự 98
32, Một số đề xuất nhằm tăng cường chất lượng và số 2 lượng phóng sự phát thanh
Trang 5MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
Trong các thê loại báo chí, phóng sự là một trong những thể loại đặc biệt thích hợp với việc mô tả, điều trần hiện thực sinh động, có khả năng gây được những ấn tượng sâu sắc đối với công chúng Từ buổi hoàng kim của phóng sự vào những năm 30 của thế kỷ XX, trải qua những thăng trầm biến thiên phức tạp của cuộc sống, kéo theo sự thăng trầm của số phận thê loại, đến nay, phóng sự vẫn đứng ở vị tríquan trọng trong hệ thông loại thể báo chí Với khả năng
phản ánh những van đề, sự kiện có tính thời sự, đậm ý nghĩa chính trị xã hội, được công chúng quan tâm, dưới dạng một bức tranh hiện thực sinh động, vừa khái quát, vừa cụ thé chỉ tiết, phóng sự là một món ăn tinh thần quý giá của bất
kỳ tờ báo nảo
Với phát thanh cũng vậy Sự xuất hiện của phóng sự có khả năng góp phần tăng cường hiệu quả thông tin cho các chương trình phát thanh.Bên cạnh dòng thông tin thời sự nhanh chóng, cập nhật, ngắn gọn của tin, ghỉ nhanh, phỏng vấn hay bài báo, phóng sự là “cái neo” thông tin, piúp chương trình phat
thanh có độ “đằm”nhất định, để cả nhà báo và thính giả có dịp nhìn nhận vấn
đề, sự kiện hiện thực một cách sâu sắc, đa chiều, từ đó,tìm kiếm cácgiải pháp, sự minh bạch và tính nhân văn
Với thế mạnh đó, hắn nhiên, người ta cho rằng, phóng sự phát thanh hiện nay phát triển mạnh, với tần số sử dụng nhiều và chất lượng không ngừng được
nâng cao Tuy nhiên, thực tế lại đang cho thấy một chiều hướng vận động phức
Trang 6phóng sự thật chất lượng lại không nhiều Chương trình có số lượng phóng sự nhiều trên hệ Thời sự chính trị tổng hợp (từ đây xin được viết tắt là hệ VOVI)
là Điểm hẹn 17 h, với trung bình 30 số phát sóng/ tháng, có khoảng 15 - 17 phóng sự, nhưng những bài vừa đúng tiêu chí, vừa hay, cũng chỉ đếm thưa thớt trên đầu ngón tay Trên VOVI, phóng sự có xu hướng giao thoa mạnh mẽ với thể loại bài phản ánh Trên hệ Văn hoá và Đời sống khoa giáo (từ đây xin được viết tắt là hệ VOV2), các chương trình giữ được chất lượng phóng sự đều đặn từ
xưa tới nay là Diễn đàn các vấn đề xã hội, Diễn đàn giáo dục, Nối vòng tay
nhân ái , thì nhiều khi, đề tài lại không mới và phạm vi phản ánh còn hẹp
Từ thực tế đó, nhiều người đang đặt ra câu hỏi:Những xu hướng vận động của phóng sự phát thanh hiện nay như thế nào? Xu hướng nào là tích cực, xu hướng nào là tiêu cực? Lý do tại sao? Cần chú ý những yếu tố gì để tăng Cường sô lượng và nâng cao chât lượng phóng sự? v.v
Để có thể trả lời câu hỏi này, chúng tôilựa chọn đề tài: “Phóng sự phát thanh Việt Nam hiện nay” Trên cơ sở khảo sátthực tế sáng tạo, sử dung thé loại phóng sự ở một số chương trình tiêu biểu của hệ VOVI, VOV2, Dai TNVN, chúng tôi nêu xu hướng sử dụng phóng sự phát thanh, cả mặt tích cực và tiêu cực Từ đó, để xuất một số ý kiến nhằm góp phần hạn chế tiêu cực, tăng cường số lượng, chất lượng phóng sự phát thanh trên Đài TNVN nói riêng, trên báo phát thanh Việt Nam nói chung
2 Lịch sử vần đề nghiên cứu
Liên quan đến đề tài phóng sự báo chí nói chung và phóng sự phát thanh nói riêng, đã có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu Tiêu biểu là một số cuốn (được
sắp xếp theo thời điểm xuất bản): Tập bài giảng Phóng sự báo chí (Nhiều tác
giả, Irường Tuyên huấn Trung ương I, H., 1981); Tờ điển văn học(Nhiều tác
giả,Nxb Khoa học xã hội, H.1984, tập 2); Cách viết một bài báo (Nhiều tác giả,
Nxb Thông tấn xã Việt Nam, H., 1987); Nghệ nghiệp và công việc của nhà bảo (Hội Nhà báo Việt Nam, H 1992); Phóng sự - tính chuyên nghiệp và đạo đức
Trang 7(M.I.Sostak - Lê Tâm Hang, Ngữ San dịch, Nxb Văn hoá Thông tin, H.1995);
Phóng sự phát thanh và truyền hình (Pierre Ganz - Lý Quang dịch, Vũ Đức
Khuynh hiệu đính, Nxb Thông tấn, H.1995);kÿ luận văn học (Hà Minh Đức
(Chủ biên), Nxb Giáo dục, H.1996); Giáo trình Tác phẩm báo chí (Tạ Ngọc
Tấn (chủ biên), Nguyễn Tiến Hài, Nxb Giáo duc, H.1997); Viét phóng sự (Prank Barton, Nxb Thông tấn xã Việt Nam, H.1997);Phóng sự Việt Nam 1932
— 1945 (Nhiều tác giả - Phan Trọng Thường giới thiệu, Nxb Văn học, H.2000); Làm báo- Lý thuyết và thực hành(Trần Quang, Nxb Đại học quốc gia H 2001);
Nghé làm báo (Philippe Gaillard, Nguyễn Văn Đoá dịch, Nxb Thông tấn, H.2004); Cae thé loai bdo chi (A.A Chertuchonui, Dao Tan Anh, Trần Kiểu Văn dịch, Nxb Thông tan, H.2004); 100 cdu hdi vé cach viét bdo(Dic
Diing,Nxb Ly luan chinh tri, H.-2004); Tae phdm báo chí (PGS, TS Nguyễn Văn Dững chủ biên, Nxb Lý luận chính trị, H.2006)
Những cuốn sách này đã dành hoặc là toàn bộ sách, hoặc là một chương
để nghiên cứu về phóng sự, trong đó, tập trung giới thiệu về sự ra đời, phát triển của thể loại phóng sự trên thé giới và Việt Nam, quan niệm về thể loại phóng sự cùng những đặc điểm của phóng sự báo chí Theo đó, ở các nước có nền báo chí
phát triển mạnh như Anh, Mỹ, Pháp, Đức , nhà báo thường dành sựquan tâm
dénham lượng thông tin trong bài phóng sự Thông tin càng cao, cảng nóng hỗi,
bài phóng sự càng có giá trị Họ ít hoặc không đề cao cái “tôi” cá nhân của tác
giả xuất hiện trong bài phóng sự Tiêu biểu cho lối sử dụng phóng sự theo xu hướng này là một số hãng thông tấn lớn trên thế giới như: CNN, Reuters, AP, UPI, AFP
Trong khi đó, ở Việt Nam, cũng có tác giả đi theo quan niệm nêu trên,
điển hình là nhà báo Phan Quang(Nguyên Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam)
Ông cho rằng: Phóng sự phản ánh tương đối đây đủ quá trình của một sự kiện hay nhiễu sự kiện có quan hệ nhân quả phúc tạp, dẫn người đọc đến một nhận thức nào đó chứ không phụ thuộc vào cách viết bay bướm, dài hay
Trang 8ngăn "(Nhiều tác giả, tập bài giảngPhóng sự báo chí, Trường Tuyên huấn Trung ương I, Hà Nội, 1981); tuy nhiên, phần lớn đồng ý với quan niệm cho rằng, phóng sựcoi trọng cảm nhận, cảm xúc của người viết- tác giả có nhiệm vụ kể hoặc mô rả lại đầu đuôi diễn biến của câu chuyện, sao cho công chúng tiếp nhận thông tin có thê nh» thấy bức tranh thiên nhiên, không gian xảy ra sự kiện được mô tả bằng những nét chấm phá hoặc đặc tả Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra những quan điểm tương đồng về đặc điểm của phóng sự báo chí.Ngoài những nội dung trên, các cuốn sách giới thiệu cho bạn đọc phương pháp khai thác tư liệu cho phóng sự; các kỹ năng sáng tạo phóng sự cơ bản
Trong đề tài này, ngoải những tài liệu nêu trên, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới các cuốn sách được xuất bản gần đây, hoặc những cuốn sách gần gũi hơn với phóng sự phát thanh Đó là các cuốn: Ký báo chí (Nguyễn Đức Dũng, Nxb Văn hố Thơng tin, H.2001); Cuốn Báo Phát thanh (Nhiều tác giả - Phân viện Báo chí Tuyên truyền và Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp biên soạn, Nxb Văn hố thơng tin, H 2002); Cuốn Phóng sự báo chí hiện đại (TS Đức
Dũng,Nxb Thông tan, H 2004); Cuốn Phong su bao chi (TS Nguyễn Thị Thoa và TS Đức Dũng chủ biên,Nxb Lý luận Chính trị, H 2005); Phóng sự - Tư
giảng đường đến trang viết (Huỳnh Dũng Nhân, Nxb Thông tan, H.2009) Những cuốn sách này có tính kế thừa các quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước về quan niệm phóng sự.Đồng thời, tập trung thể hiện rất rõ tiêu chí của phóng sự, phóng sự phát thanh.Chang hạn, trong cuốn Báo Phát thanh, chương XV, tác giả để cập những vấn đề về lịch sử ra đời phóng sự nói chung và phóng sự phát thanh nói riêng, đặc điểm và các dạng phóng sự phát thanh, các bước thực hiện phóng sự phát thanh và những phẩm chất nghề nghiệp cần có của một người làm phóng sự phát thanh
Cuốn Lý luận Báo Phát thanh, tác giả Đức Dũng cũng dành một chương nghiên cứu về phóng sự phát thanh, từ trang 193 đến trang 217 Những nội dung về khái niệm phóng sự, phóng sự phát thanh; đặc điểm của phóng sự phát thanh;
Trang 9kỹ năng thực hiện phóng sự phát thanh được tác giả trình bày khá sâu sắc, với những luận điểm khoa học giàu sức thuyết phục
Cuốn Phóng sự báo chí hiện đại của TS Đức Dũng, đây là công trình nghiên cứu một cách toàn diện về phóng sự báo chí nói chung trong xu hướng phát triển của đời sống xã hội hiện đại Đáng chú ý, tác giả tập trung trình bày những đặc điểm của phóng sự phát thanh hiện đại, những xu hướng phát triển của phóng sự hiện nay, như: dề tài ngày càng đa dạng, xu hướng về chất lượng
thông tin; co ngăn dung lượng: sự nhập cuộc của nhân vật trần thuật
Cuốn Phóng sự báo chí do TS Nguyễn Thị Thoa, TS Đức Dũng chủ
biên, để cập tới những nội dung về sự hình thành và phát triển của phóng sự, đặc điểm thể loại, các dạng phóng sự và kỹ năng sáng tạo tác phẩm phóng sự của nhà báo
Riêng đề tài nghiên cứu về phóng sự phát thanh trên Đài TNVN, đến nay,
đã có một số luận văn, khoá luận của học viên cao học, sinh viên báo chí Bùi
Thị Quyên với đề tài: Phóng sự trên hệ Văn hóa đời sống xã hội, Đài T, iéng noi Việt Nam (khảo sát chương trình Diễn đàn các vấn đề xã hội, Văn hóa đời sống, năm 2008) đã khảo sát, phân tích một cách cụ thể phóng sự trên hai chương trình trên Hệ Văn hóa Đời sống khoa giáo, từ đó, nêu một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng của phóng sự phát thanh trên Đài Tiếng Nói Việt Nam Đề tài “Máng cao chất lượng Phóng sự trong chương trình Thời sự 18h”do Định Thị Phương Thuý thực hiện năm 2010 cung cấp cho người đọc một số tư liệu tốt về cách thức sáng tạo phóng sự của các nhà báo trong chương trình Thời sự 18 gio
Ngoài phóng sự phát thanh, một vài luận văn, luận án dé cap đến phóng
su bao in noi chung Chang han, Ninh Thi Thu Hang (2011) đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ tại trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, với dé tài:
Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiện nay Luận văn hệ thơng hố những vấn đề lý luận về thể loại phóng sự báo chí, tiễn hành khảo sát các yếu tổ nội dung
Trang 10và hình thức của phóng sự trên một số tờ báo ¡n, từ đó, nêu một số giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự báo ïn Ngoài ra, còn một số luận văn, khoá luận khác về phóng sự báo in, phát thanh, truyền hình, ở khoảng thời gian dăm bảy
năm trở về trước
Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, tính tới thời điểm này, chưa có đề tài nghiên cứu nào nghiên cứu về thực trạng sử dụng phóng sự phát thanh trong thời gian gần đây nhất (năm 2014 - 2015) Vì vậy, cũng có kế thừa quan điểm lý luận của các tác giả đi trước, nhưng trên phương diện khảo sát thực tiễn và đánh giá, nhận xét về xu hướng sử dụng phóng sự phát thanh hiện nay, có thể khăng định, đề tài Phóng sự phát thanh Việt Nam hiện nay là công trình mới, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó
3 Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đỗi tượng nghiên cứu của đề tài là phóng sự
phát thanh Việt Nam hiện nay, ở góc độ xu hướng sáng tạo, sử dụng thể loại
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu, khảo sát của đề tài là các phóng sự trên Đài TNVN, thời gian từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 10 năm 2015
Lý do lựa chọn nghiên cứu phóng sự trên Đài TNVN: Đài TNVN là cơ quan phát thanh quốc gia của Việt Nam, là cánh chim đầu đàn của ngành phát thanh, nơi quy tụ nhiều cây bút phóng sự giỏi, và cũng là cơ quan báo chí có tần số sử dụng phóng sự nhiều Do vậy, các tác phẩm phóng sự phát thanh trên Dai
TNVN bộc lộ được nhiều nhất mức độ điển hình về đặc trưng thể loại.Hầu hết
Trang 11Tại Đài TNVN, chúng tôi tập trung nghiên cứu, khảo sát các tác phẩm phóng sựiập trung tại một số chương trình thường xuyên sử dụng thể loại này trênhệ VOVI và VOV2 Cụ thể là các chương trình: Thời sự; Theo dòng thời sự; Điểm hẹn 17h; Nông nghiệp và Nông thôn; Biên giới xanh (VOVI), Diễn
đàn các vấn đề xã hội; Góc nhìn phóng viên, Cuộc sống xanh; Nối vong tay nhân ái Giáo dục và Đào tạo (VOV2) Ngoài ra, trong quá trình khảo sát, chúng
tôi cũng mở rộng sang một vài chương trình kháccó sự xuất hiện thê loại này 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.Muc dich nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát thực trạng sử dụng phóng sự trên Đài Tiếng Nói Việt Nam để nhận diện xu hướng sử dụng thể loạitrên báo phát thanh hiện nay, đồng thời, đề xuất một số ý kiến nhằm góp phân hạn chế
những xu hướng tiêu cực, từ đó, tăng cường số lượng, chất lượng của phóng sự trên Đài TNVN nói riêng và phóng sự trên báo phát thanh nói chung
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, để tài sẽ triển khai những
nhiệm vụ chính như sau:
+ Hệ thống lại một số vấn đề lý luận cơ bản về phóng sự phát thanh dựa trên các kết quả nghiên cứu đã có của nhiều tác giả
+ Khảo sát thực trạng sử dụng, sáng tạo phóng sự phát thanh của nhà
báo Đài TNVN, từ đó, nhận diện xu hướng sử dungthé loai trong giai doan hién
nay
+ Nêu một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hạn chế những mặt tiêu cực, tăng cường hơn nữa số lượng và chất lượng phóng sự phát thanh hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 12- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhìn từ quan điểm lô gic hệ thông, đề
tài này có sự kế thừa các quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước về khái niệm, đặc điểm, các dạng phóng sự, kỹ năng sáng tạo tác phẩm phóng sự, những quan điểm dự báo xu hướng phát triển của phóng sự báo chí nói chung Vì vậy, phương pháp đọc, phân tích các tài liệu tham khảo về phóng sự báo chí, phóng
sự phát thanhcũng như một số tài liệu về báo chí phát thanh có liên quan được
xem là một trong những phương pháp quan trọng
- Phương pháp khảo sát thực tế:Đề đánh giá được vừa khái quát, vừa cụ
thể thực trạng sử dụng phóng sự phát thanh ở Việt Nam hiện nay, chọn mẫu là
Đài TNVN, tác giả phải tiến hành khảo sát thực tế sáng tạo, sử dụng tác phẩm phóng sự của nhà báo thông qua hệ thống văn bản, các file âm thanh phóng sự
được lưu trữ tại Đài TNVN
- Phương pháp thống kê,phân tích, tổng hợp: Thông kê số lượng tác phẩm, phân tích cách thức sáng tạo phóng sự phát thanh dựa trên các yếu tố nội
dung, hình thức, từ đó, tổng hợp thành những luận điểm, kết luận phù hợp về xu
hướng sử dụng phóng sự phát thanh hiện nay
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh cách thức sử dụng, sáng tạo phóng sự đang được các nhà báo áp dụng trên hai hệ VOVI và VOV2 của Đài TNVN nhằm làm rõ một số điểm giống và khác biệt
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận:
Bằng việc nghiên cứu về thực trạngsử dụng phóng sự phát thanh Việt Nam hiện nay, khảo sát tại Đài TNVN, dé tai gop phan bé sung thêm một số kiến thức lý thuyết cơ bản vềphương thức sáng tạo phóng sự phát thanh hiện đạicùngxu hướng vận động, phát triển của thể loại
6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Trang 13Đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên các
trường đào tạo báo chí khi dạy - học về phóng sự, phóng sự phát thanh Những
kết quả nghiên cứu của đề tài còn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho phóng
viên, biên tập viên phát thanh nói chung, nhà báo Đài TNVN nói riêng, giúp họ nhìn nhận lại thực tế sử dụng, sáng tạo phóng sự phát thanh, rút ra những kinh nghiệm nhất định về sáng tạo thể loại, qua đó, gián tiếp góp phần tăng cường chất lượng thông tin trên sóng đài phát thanh Việt Nam hiện nay
7 Kết cầu đề tài:
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
đề tài được bồ trí trong 3 chương:
Chương 1: Lý thuyết cơ bản về thể loại phóng sự phát thanh
Chương 2: Thực trạng sử dụng phóng sự phát thanh Việt Nam hiện nay
Trang 14Chương 1
LY THUYET CO BAN VE THE LOAI PHONG SUPHAT THANH
1.1 Sơ lược sự ra đời của phóng sự
Nghiên cứu về sự ra đời của phóng sự trên thé giới và ở Việt Nam, đã có
nhiều công trình đề cập đến Do vậy, trong phần nảy, với tư cách là thế hệ di
sau, chúng tôi xin phép được hệ thống lại những quan điểm của các nhà
nghiên cứu tiền bối về lịch sử ra đời của phóng sự (cả trên thễ giới và ở Việt
Nam):
1.1.1 Trên thể giới
Trên thế giới, theo các tài liệu, tại nhiều nước phương Tây, ngay từ khi
chủ nghĩa tư bản ra đời,trong xã hội đã nảy sinh sự chênh lệch rõ rệt: kẻ giàu,
người nghèo, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt Đời sống hiện thực vô cùng phong phú, tạo điều kiện dé nhà văn thai nghén và cho ra đời những tác phẩm văn học lớn, đáp ứng nhu cầu nhận thức của con người Tuy nhiên, để có được những tác phẩm văn học có tầm cỡ như vậy, trước hết, các nhà văn viết
báo như một sự tích cóp hiện thực Đội ngũ nhà văn đã góp phần làm manh nha xuất hiện trên báo chí một hình thức mới — mà về sau nảy, các nhà nghiên cứu
gọi đó là thê loại phóng sự
Ngay từ khi mới ra đời, thể loại này đã phát triển mạnh Những người
tham gia viết phóng sự đầu tiên đều là nhà văn có tầm cỡ, mà tài năng của họ đã
có những ảnh hưởng quan trọng đến phẩm giá nghệ thuật và sự phát triển của
thể loại này, như Giăng Cốctô, Ăngdrê Môroa, Gióocgiơ Ghira Tuy nhiên, về
nguồn góc của thê loại phóng sự, cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống
nhất
Trang 15M = = LẺ TT Ep ee
Giáo sư Caren Xtocan (Khoa Báo chí, trường Đại học Sác-lơ, Tiệp Khắc cũ) cho răng: “Người Anh là những người đâu tiên đã sử dụng thuật ngữ phóng sự với nghĩa là sự mô tả một kỳ họp quốc hội, những trận lụi, những đám cháy và những cuộc chiến tranh” Tuy nhiên, cũng theo ông, phải đến khi những tác phẩm như: “Cái vổ”, “Quán trọ” của Êmin Dôla hoặc “Ring ram” cua Opton Xincle ra đời thì phóng sự mới thực sự xuất hiện Bên cạnh đó, lại có những ý kiến cho rằng, phóng sự xuất hiện đầu tiên ở Pháp, gắn liên với sự kiện Công xã
Pari Bài phóng sự đầu tiên là bài: “Cuộc hành hình đẫm máu” đăng trên tờ: “Nước Pháp buổi chiều'`- thắng 10/1879 Có ý kiến lại khẳng định phóng sự chỉ
thực sự định hình phong cách thể loại khi có sự kiện Cách mạng tháng Mười
Nga 1917, mà tác phẩm phóng sự vĩ đại nhat la “ Mudi ngày rung chuyển thể giới” của nhà báo Mỹ Giôn Rít Còn nhà nghiên cứu người Pháp- Nôen Duytơre lại cho rằng “những người đi tiên phóng trong lĩnh vực này có thé la Gidc London va épton Xincle 6 Mỹ với những tác phẩm như: “Dân đưới vực thắm” hoặc “Rừng rậm”
Qua những ý kiến trên, chúng ta thấy rằng, tuy có những ý kiến chưa thống nhất với nhau về nguôn gốc của phóng sự, nhưng, có một điểm chung mà
tất cả các nhà nghiên cứu đều khẳng định, đó là: “Phóng sự” (chữ La tỉnh là
Reportage, chữ tiếng Anh là New Report) xuất hiện trước hết ở phương Táy
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến năm 1950, phóng sự bám
sát thời cuộc để tìm ra những căn nguyên tư tưởng của thời đại, như: chống
chiến tranh, chống phân biệt chủng tộc, sắc tộc Bắt đầu từ thời điểm này, công
chúng không thích những chuyện hư cầu mà khao khát muốn biết tất cả những
sự kiện, vẫn đề chân xác nhất, những ba động đang xảy ra trong cuộc sống
Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các nhà văn, nhà báo và các chủ báo
Rất nhiều tờ báo đã có những rang phóng sự riêng, có sự tham gia của nhiều nhà văn lớn như tờ “Tin ức văn học ” (Pháp) Rõ ràng, sự tham gia đều đặn của các nhà văn trong làng báo ở thể loại phóng sự đã ảnh hưởng đến tính nghệ
1]
Trang 16
thuật và sự phát triển của thể loại này Người viết đã có ý thức tìm tòi phương thức thê hiện mới Bên cạnh những /hiên phóng sự có độ dài hàng trăm trang, là những tác phẩm phóng sự nhỏ gọn, nóng hỗi hơi thở của cuộc sống, vừa có tính
khái quát, vừa chỉ tiết cụ thể, với phong cách thể hiện giàu chất văn học
Từ năm 1970-1980, cùng với những biến động của thế giới, tình trạng tội phạm trẻ em tăng rất nhanh Đó là mảng đề tài nóng bỏng để phóng sự tập trung phản ánh Những năm 80 trở lại đây, phóng sự đã trở thành một trong những thể loại hàng đầu trong đời sống báo chí ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới Không chỉ với báo in hay truyền hình, phóng sự phát thanh cũng phát triển mạnh, được nhiều đài phát thanh đánh giá là thể loại có thể “sử dụng tất cả mọi
khả năng của đài phát thanh, mang đầy đủ tính chất đặc thù của đài phát thanh” [57,tr.131]
1.1.2 Tai Viét Nam
Theo nghiên cứu của một số tác giả, ở nước ta, mầm mống của phóng sự
đã xuất hiện từ rất lâu, qua những tác phẩm như: “Wiệ/ điện UJ Linh” của Lý Tế
Xuyên, “Lĩnh Nam chích quái” của Vũ Quỳnh và Kiều Phú, “Thượng kinh ký sự” của Hải Thượng Lãn Ơng, “Hồng Lê nhất thống chỉ" của Ngô Gia Văn Phái Tuy nhiên, yếu tổ người thật việc thật trong các tác phẩm văn học này là mâm mồng cho sự ra đời của phong cách báo chí nói chung, không riêng gì phóng sự
Sự bùng nỗ của báo chí quốc ngữ và những biến động xã hội đặc biệt ở
nước ta đầu thế kỷ XX là những tác động to lớn đến đời sống báo chí Nhưng
nguyên nhân trực tiếp cho sự xuất hiện cuả phóng sự là những tác động của văn “hoá phương Tây tới tầng lớp trí thức và văn nghệ sĩ Việt Nam Trong nền báo
chí cách mạng, nhà báo Nguyễn Ái Quốc đã khai sinh ra nhiều tác phẩm phóng
sự vừa dỗi dào chất liệu hiện thực, vừa mang tính chiến đầu cao Trên nhiều tờ
báo: Le Paria (Người cùng khd),Lavie ouvriere (Doi sống công nhân), L
Humannie (Nhan dao), La Correspondance Internationale (Tap chi thu tin quốc 12
Trang 17/¿), dưới nhiều bút danh khác nhau, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng báo chí - trong đó có phóng sự- làm vũ khí sắc bén để vạch trần chế độ thuộc địa dã
man và kêu gọi nhân dân các dân tộc bị áp bức đòan kết lại cùng đấu tranh
chống kẻ thù chung Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản tại Pháp năm 1925, mà mỗi chương được coi là một phóng sự giản dị và sâu sắc, cũng nằm trong cái “mạch” văn phong đó Ngoài những tác phẩm phóng sự nỗi
tiếng của nhà báo Nguyễn Ái Quốc, trong thời kỳ này, trên nhiều tờ báo cách
mạng, các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng và nhiều vị lãnh tụ cách mạng khác cũng trực tiếp viết báo, viết phóng sự, góp phần vào
việc định hình phong cách thể loại phóng sự
Trong giai đoạn này, ở nước ta, xuất hiện một đội ngũ nhà văn tham gia viết báo, như: Ngô Tắt Tố, Nam Cao, Nguyễn Văn Vĩnh, Tam Lang, Vũ Trọng Phụng “7i kéo xe” của Tam Lang (năm 1932) được coi là tác phẩm phóng sự đầu tiên của làng báo Việt Nam, nhưng Vũ Trọng Phụng mới là người được mệnh danh là “ng vua phóng sự đất Bắc '' với hàng loạt tác phẩm phóng sự
phản ánh hiện thực cuộc song “mặt trái” của những khẩu hiệu của thực dân
Pháp Những năm 30- 45, phóng sự phản ánh hiện thực cuộc sông rõ nét Tiêu biểu la “Viée làng”, “Tập án cái đình” của Ngô Tất Tố; “Ngõ hẻm `”, “Ngoại ô ` của Nguyễn Đình Lạp và nhất là những tác phẩm phóng sự của “vua phóng sự
đất Bắc” Vũ Trọng Phụng: “Kỹ nghệ lấy Táy”, “Cạm bây người ”, “Cơm thay
,
cơm cô”, “Tôi kéo xe”, “Lục xì”, “Một huyện ăn Tét””
Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 cho đến những nửa năm đầu của thập ký 80, trên báo chí cánh mạng nước ta, bên cạnh thể loại tin và ghi nhanh, phóng sự vẫn được coi là thể loại quan trọng bởi khả năng thông tin đa dạng, có chiều sâu và mang tính khuynh hướng rõ rệt
Từ năm 1986 đến nay, sau đổi mới, báo chí mang hơi thở mới, thể hiện
tiêng nói của nhân dân Phóng sự có điêu kiện bám rễ vào mọi ngõ ngách của
Trang 18đời sống để phản ánh một cách trung thành hiện thực, cả những thành tựu, những điển hình tiên tiên lẫn những tiêu cực mới phát sinh
Hiện nay, phóng sự có vị trí quan trọng trên tất cả các báo cũng như trên
đài phát thanh Ở các đài phát thanh, chẳng hạn như Đải Tiếng nói Việt Nam, đã
hình thành một đội ngũ những nhà báo chuyên viết phóng sự Nếu trên báo m, có nhiều tên tuổi đã được khang dinh qua những trang phóng sự của họ, ví dụ:
Xuan Ba (Tién phong), Huỳnh Dũng Nhân, Vĩnh Quyền, Nguyễn Quang Vinh
(Lao động), Nguyễn Như Phong (An ninh thé giới), Phan Xi Păng (7h giới
moi), Huy Đức, Bình Nguyên, Hoàng Chức Nguyên (Tuổi trẻ), Trường Kiên
(Phụ nữ Thành phố HCM), Trần Huy Quang (Văn nghệ) và đặc biệt cho đến
nay, người ta vẫn nhắc đến “cây gạo cội phóng sự”- nhà báo Hữu Thọ với một niềm cảm phục, thì trên phát thanh, những cây bút phóng sự có uy tín được giới
làm phát thanh biết đến là: nhà báo Trần Lâm, nhà báo Nguyễn Tri Niên, nhà
báo Đình Khải, nhà báo Hoàng Trọng Đan, Vĩnh Trà Lớp trẻ hơn thì có Đồng Mạnh Hùng, Hồng Nhung, Mai Hồng, Hoài Nam, Thiệu Phong, Hồng Quyên, Lệ Hằng, Anh Thu Những tác phẩm phóng sự phát thanh hay đã góp phần tạo ra dư luận xã hội rộng rãi, góp phần đấu tranh xây dựng cuộc sống mới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhiều cuộc thi viết
phóng sự phát thanh đã được tổ chức hảng năm Trong nhiều Liên hoan phát thanh toàn quốc, phóng sự được giải chiếm số lượng giải áp đảo Tại các giải báo chí quốc gia hàng năm, phóng sự phát thanh luôn được tôn vinh Điều đó cho thấy các nhà báo, các dai phát thanh luôn coi trọng thể loại này
1.2 Phóng sự phát thanh — quan niệm, đặc điểm thể loại
1.2.1 Quan niệm về phóng sự, phóng sự phát thanh
1.2.1.1 Quan niệm về phóng sự trên thể giới
Ở môi quôc gia, dân tộc, do truyền thống văn hoá, lối sông và tâm lý tiệp nhận sản phâm báo chí khác nhau, người ta có những tiêu chuẩn khác nhau
Trang 19về thê loại phóng sự sao cho phù hợp với tính cách của dân tộc mình, phù hợp với thời điểm đưa ra quan niệm Mặt khác, mỗi nhà nghiên cứu lại có thể có cách tiếp cận vấn để theo cách riêng Dưới đây là một số quan niệm cơ bản
được chúng tôi ứrícw dẫn lại từ tài liệu Cách viết một bài báo (Nhiều tác giả,
Nxb Thông tấn xã Việt Nam, H., 1987) và Tác phẩm báo chí, tap 2 (PGS.TS
Nguyễn Văn Dững chủ biên, Nxb Lý luận chính trị, H 2006):
Theo tài liệu, người Mỹ thường thiên về ý kiến cho rằng: Phóng sự là
một bản báo cáo tường trình về một sự việc nào đó có tính chất quan trọng, tác động sâu sắc đến xã hội Tiêu biểu cho quan điểm này là nhà văn MácTuen Ong khang dinh, “phóng sự là ghi lai don gian va may móc vệ một hiện tượng, sự vật nào đó chứ không phải là việc sáng tạo” Tuy nhiên, nhà báo Stanny
Johnson va Julian lai cho rang: “Phóng sự là một bài tường thuật hoặc một bài
báo được phát triển và xử lý một cách có tính chất văn học “Người Phápcho
rằng, phóng sự là dé cap đến một vấn đề kinh tế- chính trị- xã hội nào đó hoặc
_ sỐ phận một con người, mà trong đó phải nếu được sự kiện xảy ra như thể nào,
nguyên nhân tại sao, kết cục ảnh hưởng đến xã hội như thế nào? Nói ra duoc
những vấn đê xã hội chưa tưng nói ra Như vậy, người Pháp coi phóng sự là
một bài “điều tra”, nghĩa là, một phóng sự hấp dẫn phải là một tác phẩm khám
phá ra được những điều bí ân đối với công chúng Người Đứclại chú ý đến sự có mặt của tác giá và nhân mạnh đến tính định hướng của bài phóng sự: “Phóng su la mot tường thuật qua sự tự thân trải nghiệm của tác giả, nó nhấn mạnh
hoặc định hướng tới sự việc (sự thậU, đặc biệt là đối với hành dong’
Tại Nga, theo giáo sư Pérénin, Khoa Bao chi, truong DH Lômônôxốp,phóng sự là đi tìm kiếm sự kiện tiêu biểu, điển hình mang tinh quan trọng và có ý nghĩa xã hội, phản ánh trong bài phóng sự đó sao cho sự việc đó đi theo một lôgic nhất định, làm chongười đọc như thầy sự kiện đó đang diễn ra trước mắt mình Còn tại Tiệp Khắc,giáo sư Karen Stocan cho rằng: Phóng sự không còn tự giới hạn trong việc mô tả hiện thực trên bê mặt mà đã đạt tỏi
Trang 20những dạng thức chán xác của hiện thực trong những biên đổi của nó cả về mặt sự kiện cũng như về mặt xúc cảm Trong phóng sự hiện đại, không còn là ghỉ lại một cách giản đơn,mà còn là sự trả lời một loạt câu hỏi phức tạp liên quan dén
cuộc sông của chúng ta
Như vậy, ở các nước có nên báo chí phát triển mạnh như Anh, Mỹ, Pháp, Đức , các quan niệm về phóng sự tuy rất khác nhau nhưng tập trung vào 2 xu hướng cơ bản:
+Xu hướng thứ nhất cho rằng: Phóng sự là kể lại một câu chuyện có thật một cách ngắn gọn, chính xác, các chỉ tiết tập trung trả lời cho các câu hỏi: Cái gì? Xảy ra ở đâu? Xảy ra như thế nào? Có liên quan hoặc ảnh hưởng đến ai? Tại sao lại xảy ra như vậy? Và người phóng viên không cân phải bình luận, lý giải gì thêm, thậm chí, không cần phải lộ mình là một nhân chứng bằng
cách xưng “tôi” trong bài viết.Xu hướng này có quan tâm chung là lượng
thong tin trong bài phóng sự Thông tin càng cao, càng nóng hỗi, bài phóng sự cảng có giá trị Xu hướng này phù hợp với tâm lý tiếp nhận thông tin của người
dân ở những nước phát triển có trình độ khoa học- kỹ thuật và nền công nghiệp
hiện đại
+ Xu hướng thứ 2 cho rằng: Phóng sự là một thể loại báo chí mang tinh chất tổng hợp, kế thừa phong cách sáng tạo của tắt cả các thể loại báo chí khác (như tin, phỏng vấn, tường thuật, điều tra) và cả văn học Chính vì vậy, phóng
sự vừa có khả năng phản ảnh một bức tranh tổng thể hoặc một lát cắt tiêu biểu,
độc đáo của hiện thực khách quan, hoặc đi sâu khám phá số phận một con người hay một tập thể người trong những điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể, lại vừa có khả năng đem đến cho công chúng báo chi những cảm xúc thâm mỹ từ cái hay, cái đẹp của cuộc sống, của con người cụ thể Xu hướng này coi rọng cảm nhận, cảm xúc của người viết- tác giả có
Trang 21chúng tiếp nhận thông tin có thể nhìn thấy bức tranh thiên nhiên, không gian
xảy ra sự kiện được mô tả bằng những nét chấm phá hoặc đặc tả
1.2.1.2 Quan niệm về phóng sự ở Việt Nam
Bằng cách tổng hợp tư liệu từ các cuốn sách: Tập bài giảng Phóng sự báo chí(Nhiều tác giả, Trường Tuyên huấn TƯ LH 1981), Cách viết một bài
báo (Nhiều tác giả, Nxb Thông tấn xã Việt Nam, H.1987), Phương pháp viết phóng sự (Hoàng Minh Phương, Nxb Văn học, TP Hồ Chí Minh, 1994), Ký
báo chí (Đức Dũng, Nxb Văn hố Thơng tin, H.2001),Làm báo- Lý thuyết và
thực hành (Trần Quang, Nxb Đại học quốc gia H 2001), Phong su bao chi (Nguyễn Thị Thoa, Đức Dũng chủ biên,Nxb Lý luận Chính trị, H 2005),7ác
phẩm báo chí, tập 2 (PGS,TS Nguyễn Văn Dững chủ biên, Nxb, Lý luận chính trị, H 2006) , chúng tôixin được điểm lại một vài quan niệm về phóng sự của các nhà báo, nhà nghiên cứu Việt Namnhư sau:
Theo quan điểm của nhà văn - nhà báo Via Trọng Phụng: Phóng sự là thiên truyện kế với cơ sở mà nhà báo đã từng mắt thấy, tai nghe, trừ phi là một thiên “phóng sự trong buông ”- nhà báo nghe người ta kế lại cái mà mình chưa biết bằng tai, bằng mắt Tôi hết sức tránh cái kiểu viết phóng sự như vậy (Thư cho bạn, ngày 31/12/1935 — theoTác phẩm báo chí, tập 2) Theo ông, phóng sự chính là hơi thở của cuộc sống Muốn có phóng sự thì người viết phải tìm tòi,
hoá thân vào hiện thực để cảm nhận, nắm bắt cuộc sông và mô tả lại chúng đề
công chúng cũng như đang được chứng kiến sự kiện từ đâu đến cuối
Nhà báo Phan Quang(Nguyên Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam) cho rằng: Phóng sự phản ánh tương đối đây đủ quá trình của một sự kiện hay nhiều
sự kiện có quan hệ nhân quả phúc tạp, dẫn người đọc đến một nhận thức nào
Trang 22Nhà báo Hoàng Minh Phương thì nhìn thấy phẩm chất tổng hợp của
phóng sự.Ôngnêu ý kiến khăng định,Phóng sự là một thể loại đa năng Trong
phóng sự có phẩm chất của tin, của điều tra, của phỏng vấn, của bình luận và của văn học ” (Phương pháp viết phóng sụ)
Nhà nghiên cứu báo chí Trần Quang thì cho rằng,Phóng sự là dạng bài
lỉnh hoạt và có tính độc lập Hiện thực được thể hiện một cách chính xác, nhanh
chóng mà lác giả là người tận mắt chứng kiến Với tính chất đặc biệt này cua thể loại, phóng sự được thể hiện như hình thức tường thuật có chứa đựng những yếu tố nghệ thuật trong phương pháp thể hiện Trong một tác phẩm phóng sự
được kết hợp một cách chặt chẽ và có tô chức các yếu tô của các thể loại tỉn tức và nghệ thuật ~ chính luận ” (Theo Làm báo- Lý thuyết và thực hành)
Trong Ký báo chí, tác giả Đức Dũng khẳng định, Phóng sự là một trong
những thể loại quan trọng của báo chí, phản ánh sự kiện, vấn dé, con người
theo lôgíc của quá trình phát sinh, phát triển đồng thời thẩm định hiện thực đó thông qua cái tôi tác giả, vừa tỉnh táo lý trí, vừa xúc cảm thẩm mỹ, bằng bút
pháp văn học: miêu tả, tường thuật, kết hợp với nghị luận Cũng gần tương
đồng với quan điểm này, TS.Nguyễn Thị Thoa trong cuốn 7ác phẩm báo chí,
tập 2,xác định, Phóng sự là một thể loại báo chí có nhiệm vụ thông tin cụ thé va
sinh động về con người, sự việc có thật, có tinh thời sự, mang ý nghĩa xã hội, theo một quá trình phát sinh phái triển, thông qua cái tôi- tác giả và bút pháp linh hoạt: miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận
- Như vậy, qua một số ý kiến trích dẫn trên đây, có thé thay những quan điểm đồng nhất về thể loại phóng sự như sau:
+ Thứ nhất, đối tượng phản ánh của phóng sự là sự kiện có thật thuộc
mọi lĩnh vực, mang tính thời sự, có nhiệm vu “#ả lời một loạt cấu hỏi phức tạp liên quan đên cuộc sông của chúng ta `
18
Trang 23+Thứ hai, các tác phẩm phóng sự nhìn chung phải thể hiện được sự việc “theo một lôgic nhất định, làm chongười đọc như thấy sự kiện đó đang diễn ra
trước mốt mình _, nghĩa là, phóng sự phải thé hiện được quá trình vận động phát sinh, phát triển của sự vật, hiện tượng
+Thứ ba, các nhà nghiên cứu đều nhân mạnh vai trò của phóng viên Với thê loại phóng sự, nhà báo không chỉ phải là người '? đi thăm do va ghi lấy việc, hỏi han người thực việc thực ngay tại ehỗ'` mà còn nên là người “ti
thân trải nghiệm '' đễ có thê *“' thẩm định hiện thực thông qua cái tôi tác giả ``
Muốn có được một tác phẩm phóng sự hay thì nhà báo phải dám đến hán vào cuộc sống đề khám phá, phát hiện và làm việc một cách nghiêm túc.Có nghĩa là, nhà báo có thé trực tiếp tham gia vào sự kiện và nói lên tiếng nói của một người trong cuộc.Chính vì vậy, phong cách của tác giả được thê hiện rất rõ trong mỗi tác phẩm phóng sự
* Tóm lại, tông hợp các quan niệm của các nhà nghiên cứu, nhà báo trong nước vả quôc tê, có một số tiêu chí đê nhận biết thé loại phóng sự:
Thứ nhát, đôi tượng phản ánh của phóng sự là những sự kiện, sự việc,
vân đê thời sự nỗi bật, chứa đựng mâu thuẫn hoặc câu hỏi cần giải đáp, được công chúng quan tâm
Thứ hai, phóng sự phản ánh sự kiện, sự việc xảy ra có quá trình diễn biên, đem lại một bức tranh hiện thực có bê dày và chiều sâu
Thứ ba, phóng sự thường có dung lượng tương đối dài trong tương quan so sánh với các thê loại khác
Thứ tư, ngôn ngữ, bút pháp trong phóng sự cũng đa dạng, linh hoạt tuỳ vào đặc điêm đôi tượng, năng khiêu ngôn từ của tác giả Một bài phóng sự có
thê có văn phong mêm mại mượt mà, uyên chuyên giàu xúc cảm, nhưng cũng
có thê dồn dập các ngôn ngữ sự kiện, toát lên sự cứng răn, cương nghị Thứ năm, phóng sự có sự xuất hiện trực tiếp của cái tôi tác giả
19
Trang 24
Vậy, phóng sự là gì? Từ quan điểm của các nhà nghiên cứu, xin tông hợp quan niệm về phóng sự như sau:
Phóng sự là một trong những thể loại báo chí quan trọng, phản ánh sự
kiện, vấn để, con người mang tính thời sự điển hình, được cong chung quan tâm, dưới dạng một bức tranh sống động, vừa khái quát, vừa cụ thể, chị tiết với đủ bê dày và chiễu sâu, được thẩm định thông qua cái tôi tác giả vừa tinh táo lý
trí, vừa xúc cảm thấm mỹ, với sự kết hợp linh hoạt các bút pháp tả, thuật, bình 1.2.1.3 Quan niệm về phóng sự phát thanh
Trên báo phát thanh, do sự chỉ phối bởi đặc trưng loại hình như: là tờ báo chuyền tải thông tin bằng âm thanh tổng hợp, bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc để tác động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận; thông tin tuyến tính, thoảng qua, người nghe khó lưu giữ thông tin, nên theo nhìn nhận của chúng tôi, phóng sự phát thanh có một vài điểm riêng khác so với phóng sự báo
chí (mà cơ bản là phóng sự báo in) như sau:
- Dung lượng ngắn hơn phóng sự báo in
- Kết cấu đơn tuyển: quá khứ - hiện tại - tương lai; hoặc thực trạng-
nguyên nhân - giải pháp; hoặc /heo logie phát triển sự việc, vấn để nhằm đảm
bảo tính dễ nhớ, dễ hiểu của thính giả |
- Phóng sự phát thanh tận dụng tiếng động hiện trường, tiếng động tự
nhiên để tạo hình ảnh sống động, chân thực Bên cạnh đó, còn có thể kết hợp
âm nhạc trong một số trường hợp đề chuyền tải thông tin sinh động hơn
- Do được trình bày bằng lối “đọc kết hợp với nói”, nên ngôn ngữ của phóng sự phát thanh phải là “khẩu ngữ văn hóa” — là lối văn nói nhưng được chọn lọc, gọt giữa, phù hợp với tai nghe của thính giả
- Phóng sự phát thanh ưu tiên từ tượng thanh, tượng hình để đảm bảo thính giả dễ hình dung, tưởng tượng
- Có sự xuất hiện trực tiếp của nhiều lời nhân chứng nhằm làm tăng tính khách quan, chính xác của thông tin và làm đa dạng hoá về mặt âm thanh
Tóm lại, về quan niệm phóng sự phát thanh, chúng tôi cho rằng:
Trang 25Phóng sự phát thanh là thể loại báo chí có nhiệm vụ phản ánh sự kiện,
vấn đề, con người mang tính thời sự điển hình, được công chúng quan tám, dưới dạng một bức tranh sống động, vừa khải quái, vừa cụ thể, chỉ tiết với đủ bê dày và chiễu sâu, được thẩm định thông qua cái tôi tác giả vừa tỉnh táo lý
trí, vừa xúc cảm thấm mỹ, với sự kết hợp linh hoạt các bút pháp tả, thuật, bình,
sự xuất hiện tiếng động, âm nhạc trong chừng mực nhất định 1.2.2 Đặc điểm của phóng sự phát thanh
Ngoài những đặc điểm chung của tác phẩm báo phát thanh, như: tính thời sự, tính chính xác, khách quan, phản ánh thông tin theo mô thức 5W+1H,
từ tiêu chí xác định thể loại phóng sự phát thanh, chúng tôi cho rằng, phóng sự
phát thanh có những đặc điểm riêng dưới góc độ tiêu chí thể loại:
1.2.2.1 Chủ đè tiêu biểu, chứa đựng mâu thuân - câu hỏi được công
chúng quan tâm
Phóng sự kén chọn chủ đề hơn tin, hay phỏng vấn và bài phản ánh Cũng là phản ánh về vấn đề, sự kiện, con người, nhưng chủ để của phóng sự phải tiêu biểu, được công chúng quan tâm hơn so với nhiều chủ đề của tin, bài phản ánh hay phỏng vấn Chăng hạn, cũng là vụ tai nạn lao động, nhưng phóng sự chỉ vào cuộc khi đó là vụ tai nạn nghiêm trọng, gây thương vong hoặc tốn thất lớn Cũng là ô nhiễm nguỗồn nước, nhưng phóng sự chỉ vào cuộc khi nguồn nước ô nhiễm đó ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt của nhiều người, hoặc ảnh hưởng đến cảnh quan văn hoá của cả một vùng, khu vực Phong sự không vào cuộc khi khởi công một cây cầu nhỏ, nhưng một cây cầu lớn nối giao thông hai tỉnh, xố bỏ hồn tồn cảnh chờ thuyền hàng tiếng đồng hồ của người dân là chủ đề của một bài phóng sự
Đặc biệt, chủ đề phóng sự phải chứa đựng một mâu thuẫn, một câu hỏi
nào đó được dư luận quan tâm.Thông thường, không ai đem một vấn đề, Sự việc đã “xuôi chèo mát mái” để làm phóng sự Ví dụ, không phóng sự về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm đường phố khi vấn đề vi phạm an toàn thực phẩm
Trang 26đường phố đã được giải quyết Không có phóng sự về tắc đường khi tình trạng giao thông đã thơng thống trở lại Tất nhiên, người ta vẫn có thể thực hiện một phóng sự về đường thông hè thoáng, nhưng khi đó, phải căn cứ trên câu hỏi: tỉnh trạng đường thông hè thoáng là tạm thời hay mãi mãi? Nó đem lại ích lợi gì
cho người dân? Làm thé nao dé duy trì tình trạng này”
1.2.2.2 Phản ánh hiện thực có quá trình diễn biến, có bẻ day va chiéu sdu, vita khdi quát, viracu thé, song động
Bé day, chiéu sau thong tin la yéu cau bat buộc của phóng sự phát thanh
Dé dat duoc diéu do, phóng sự phản ánh sự kiện, vấn để vừa khái quát, vừa cụ thể, chỉ tiết.Tính khái quát của phóng sự được nhận diện ở cách nêu sự việc —
nêu “vấn đề” Tính cụ thể của phóng sự được nhận diện ở việc làm cho người
nghe hiểu rõ, cặn kế “vấn đề”, sự việc đó Chăng hạn,khi nêu: Wào giờ cao
điểm, Hà Nội tắc đường trầm trọng- đó là chỉ tiết khái quát Nhưng không dừng
lại ở đó Nhà báo phóng sự sẽ đi sâu đặc tả Hà Nội tắc đường tram trong nhu
thế nào, ở những tuyến đường nào, cảnh hỗn loạn của giao thông Hà Nội giờ tan tầm ra sao Thậm chí có thể tả chỉ tiết cái cách người tham gia giao thông trẻo lên vỉa hè; những dòng xe dồn ứ chôn chân một chỗ hàng tiếng đồng hồ; sự mệt mỏi, bấn loạn của người đi đường dưới cái nóng oi bức, ngột ngạt của mùa hè Hà Nội
Trong phóng sự, người ta không chỉ cần biết cái gi mới xảy ra, đang, sẽ xảy ra Điều quan trọng là thính giả muốn biết điều đó xảy ra như thế nào, còn
gì khuất tat ân sâu trong sự việc, sự kiện đó? Không chỉ phản ánh sự việc, vấn
đề ở những chỉ tiết “bề mặt”, phóng sự phát thanh còn đi sâu khám phá những chỉ tiết chìm của tảng băng trôi, nghĩa là tìm kiếm bối cảnh có liên quan đến sự vật, hiện tượng, tìm kiếm nguyên nhân, giải pháp Hoặc, phóng sự phản ánh sự
kiện, sự việc có quá trình, ghi lại từng bước vận động, phát triển của Sự vật từ thấp tới cao, từ lượng đối đến chất đổi, từ trạng thái lạc hậu chuyền thành tiến
bộ với đây đủ chỉ tiết phát sinh, phát triển, vận động nhiều chiều, nhiều tầng
Trang 27Bé dày và chiều sâu thông tin trong phóng sự nhằm mục đích giúp thính giả tiếp
cận với sự thật nhanh, gọn, rành rẽ, cụ thể và sinh động, năm được bản chất của
vấn đề Đó là lý do tại sao chúng ta được nghe cả những phóng sự phát thanh nhiều kỳ
Cũng chính bởi khả năng phản ánh hiện thực có bể dảy, chiều sâu, dung
lượng của phóng sự phát thanh thường dài hơn nhiều so với một số thể loại khác như bải phản ánh, ghi nhanh, bình luận Trung bình trên Đài TNVN hiện nay, một phóng sự phát thanh cũng có thể dài từ 4-5 phút (tương đương 800-1.200
chữ)
1.2.2.3 Sự xuất hiện trực tiếp của cái “tôi” tác giả
Phóng sự nước ngoài dé cao sự khách quan Họ phản đối sự xuất hiện“cái tôi” trực tiếp của tác giả Tuy nhiên, ở Việt Nam, từ truyền thống, phóng sự đã xác lập “cái tôi” tác giả một cách rõ ràng, trực tiếp, từ “ông vua phóng sự đất Bắc” Vũ Trọng Phụng, Vũ Đình Chí đến Huỳnh Dũng Nhân, Đỗ
Doãn Hoảng là thế hệ làm phóng sự hiện đại, đều khẳng định rõ rằng danh xưng “tôi” trong phóng sự là điều cần thiết để “khẳng định trách nhiệm cá nhân
của người viết phóng sự” Xưng tôi trong phóng sự không mâu thuẫn với tính khách quan của báo chí Bằng cách này, nhà báo có thể thể hiện rõ rằng quan điểm, lập trường của mình, đại diện cho tờ báo, không núp dưới bóng hai chữ khách quan mà nêu vấn đề chung chung Chính thế, phóng sự phát thanh cũng xác lập rõ ràng “cải tôi”
Trong phóng sự, cái tôi tác giảxuất hiện với 4 tư cách:
-Cái tôi nhân chứng:Tác giả dan than vao sự kiện, sự việc, là người
chứng kiến, theo dõi quá trình diễn biến; trực tiếp tiếp xúc, trò chuyện với các nhân vật trong câu chuyện; nghiên cứu các tình tiết liên quan đến vụ việc Đây là nhân chứng đáng tin cậy, có tác dụng tạo sự xác thực cho thông tin, chứng tỏ
với thính giả nhà báo đã đền tận nơi, nhìn tận mắt, sờ tận tay, cảm nhận chính
23
Trang 28xác Nhiêu khi, chính cái tôi nhân chứng sẽ giúp tác gia có một ân tượng in đậm trong tâm trí vê sự kiện, con người, vẫn đê, từ đó, giúp họ truyện đạt sinh động và hấp dẫn, có sức thuyết phục
- Cái tôi tran thuật -thẩm định khách quan:Cái tôi trần thuật đóng vai trò quan trọng, kế lại sự việc bằng con mắt thẩm định riêng của từng nhà báo
Cái tôi trần thuật làm nhiệm vụ của người dẫn chuyện, kể lại cho thính giả
những gì họ thấy, nghe, sờ, ngửi, cảm nhận, giúp chuyển tải đến thính giả bức
tranh xác thực, vừa chi tiết cụ thể, vừa có tầm bao quát Khi trần thuật, tác giả
có thê sử dụng nhiều thủ pháp như miêu tả, đặc tả, phác hoạ chân dung Thông qua cái tôi trần thuật với những bút pháp trên, nhà báo thể hiện dấu ấn của riêng
mình, mang đến cho thính giả một góc nhìn, một thái độ riêng, thông qua sự
kiểm định, chiêm nghiệm Chính cái tôi trần thuật — thâm định này đã đem lại
chiều sâu cho bài phóng sự
- Cái tôi chính kiến:Cái tôi chính kiến là hình thức cao hơn của cái tôi thấm định Nhà phóng sự không chỉ trần thuật mà còn phải tham gia bào sự kiện bảu tỏ quan điểm của mình trước hiện thực Nhà báo phải phỏng vấn, kiểm tra
vẫn để, đưa ra bình giá, lý lẽ, đề xuất những kiến nghị, giải pháp hợp lý Không chi phản ánh trung thực vẫn dé, nha báo còn cho thính giả thấy vấn để và thúc
đây nó phát triển theo chiều hướng tích cực Muốn vậy, nhà báo phải có bản
lĩnh, biết lên tiếng bảo vệ sự thật và đấu tranh cho điều mình cho là sai lầm
Chính từ đó, nhà phóng sự có thể buộc các cơ quan chức năng phải lưu tâm, xem xét, giải quyết thoả đáng
- Cái tôi cảm xúc, nội tâm: Đề nhận thức, phản ánh hiện thực một cách sinh động, nhà phóng sự phải như một cái “can ăng ten” để bắt lấy mọi va động
của hiện thực Nhà báo phải vui với nỗi vui của nhân vật, buồn với nỗi buồn của nhân vật, biết vận dụng mọi cảm xúc của mình đề miêu tả, năm bắt tâm lý, nội tâm nhân vật, thể hiện nó với chiều sâu nhân văn Chính thế, một nhà báo chỉ có
Trang 29tích đúng sai, biết định hướng, nêu giải pháp, nhưng càng phải biết xót xa trước những số phận bắt hạnh, cảm thông trước hoàn cảnh kém may mắn, phẫn uất trước những bất công
Việc kết hop nhuan nhuyễn các yếu tô cái tôi tác giả trong tác phẩm có tác dụng giúp những chỉ tiết rời rạc trở nên gan két, hoà quyện, sống động, có chiều sâu Cái tôi tác giả làm tăng độ xác thực và khách quan của thông tin Cái tôi thâm định giúp câu chuyện trở nên minh bạch, rõ ràng: cái tôi chính kiến đưa ra những kiến nghị, để xuất, giải pháp, làm vấn đề có thể được giải quyết tích cực; cái tôi cảm xúc làm người nghe rung cảm Thiếu cái “tôi” tác giả, bài viết sẽ không chỉ thiếu đi tính chân thực khách quan mà còn trở nên nghèo nàn về
giọng điệu, tẻ nhạt về phong cách cá nhân Vì thể, có thể coi cái “tôi” tác giả là một đặc trưng của phóng sự
1.2.2.4 Kết hợp ngôn ngữ viết và ngôn ngũ nói, vừa mang tính hàm xúc,
vừa giàu chát văn
Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt và biểu cảm chủ để tư tưởng của tác phẩm phóng sự Ngoài tính chất chung của ngôn ngữ báo chí như: tính thời SỰ, tính chính xác, tính đại chúng, bài phóng sự phát thanh còn là sự kết hợp nhuằần nhuyễn, linh hoạt ngôn ngữ mang phong cách viết và ngồn ngữ mang phong cách nói (khẩu ngữ).Ngôn ngữ viết thể hiện ở hệ thống từ ngữ được chọn lọc, trau dỗi, got giữa, chọn lọc, cô đọng.Chính ngôn ngữ viết đem lạicho phóng sự tính hàm xúc, chính xác Lượng câu chữ ít, mà chứa đựngchi tiết đầy đủ, chính xác, phủ hợp với dung lượng hạn hẹp trên sóng Đạt được tính chính xác và hàm xúc, nghĩa là ngôn ngữ đã thực hiện được chức năng giao tiếp lý trí hiệu quả
nhất
Ngôn ngữ nói thê hiện ở cách nhà báo sử dụng lời thưa gửi, chào mời,
chúc tụng, cảm ơn; vận dụng tục ngữ, ca dao, dân ca; các phụ từ, trợ từ, quan hệ từ, thán từ (à, ư, nhỉ, nhé, vâng, đạ, ôi, ạ, à, răng, thì, mà, là, còn, đây, đó, này, nữa, sẽ, đang, rât, lăm ); các từ ngữ với sắc thái nghĩa mới, nghĩa ngữ cảnh,
Trang 3099 66
nhu “chay truong”, “chay lop”, “chay điểm”, găm” vàng, đô-la nhằm tăng tính biểu cảm cho bài phóng sự Qua đó, nó có thể biểu đạt được chân thực những trạng thái tình cảm (cảm xúc, tâm ly, thai độ, chính kiến) của nhân vat va
tac giả Ngôn ngữ nói đem lại sự đơn giản, dễ hiểu, than mật, gần gũi với thính
giả
Việc kết hợp linh hoạt cả ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói giúp bài phóng
sự vừa đạt đến độ chính xác, hàm xúc, vừa mang tinh biéu cam cao Dac biét,
bải phóng sự còn sử dụng những ngôn từ giàu chất văn học Để diễn đạt được tỉnh tế cảm xúc nội tâm của tác giả, nhân vật, không gì hay hơn là ngôn từ, bút pháp văn học Đó là việc sử dụng hệ thống từ tượng thanh, tượng hình, những từ khẩu ngữ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, làm cho câu chuyện được đưa đến thính giả một cách giàu hình ảnh và cảm xúc nhất Phóng sự cũng có thể sử
dụng triệt để và linh hoạt các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, liên tưởng,
tương phản, châm biếm, hòi hước, nói giảm nói tránh vào từng hoàn cảnh cụ
thể tuỳ theo ý đồ của tác giả Đây là điều mà các thể loại khác được sử dụng rất hạn chế hoặc không được sử dụng
1.2.2.5 Khả năng gợi hình ảnh qua tiếng động, âm nhạc
Trong phóng sự phát thanh, tiếng động có tác dụng tạo hình ảnh Bài phóng sự cần sự sống động, cho thính giả nghe và hình dung rõ rằng bối cảnh, tình huống, quang cảnh hiện trạng Do vậy, tiếng động hiện trường rất quan trọng Không nhất thiết phải đi suốt chiều dài tác phẩm, nhưng tiếng động nên
xuất hiện ở những vị trí nhà báo miêu tả, tái tạo hiện thực Nó góp phần khăng
định sự xuất hiện của tác giả, tăng tính chính xác của thông tin, đồng thời, tạo sự sông động về mặt âm thanh của bài báo
Ngoài tiếng động, một số phóng sự còn có thể đưa cả âm nhac vao bai
Đó chủ yếu là nhạc không lời, xuất hiện ở những chỗ cần minh hoạ tâm trạng vui, buôn của nhân vật Một đoạn nhạc không lời trầm buồn khi diễn tả cảnh bé
tac trong cuộc sống của một gia đình nghiện thuốc phiện phải sống lang bạt
Trang 31trong hang núi; một đoạn nhạc trữ tình du dương khi đề cập cảm xúc trào dâng
của những kiêu bào lân đầu về quê đón Tết sau hàng nhiều chục năm định cự ở nước ngoài có thê góp phân tạo sự đồng điệu, cảm xúc sâu lăng trong trái tim thính giả
Không lạm dụng tiếng động và âm nhạc Nhưng nhà báo cần phải coi đây là màu sắc đặc biệt cẦn phải có cho một phóng sự phát thanh hiện đại
1.2.2.6 Thường có kết cấu đơn tuyến
Kết cấu của bài phóng sự chính là sự tổ chức, sắp xếp các chỉ tiết theo
thứ bậc nhất định trên cơ sở hiện thực khách quan, tạo thành nội dung tác phẩm,
nhằm hoàn thành ý đồ tư tưởng mà nhà báo hoặc cơ quan báo chí đề ra Kết cấu tác phẩm phóng sự bị quy định bởi 2 phương diện: khách quan và chủ quan Về khách quan, đối tượng phản ánh sẽ quy định lối kết cấu tác phẩm Ví dụ, khi
thực hiện tường thuật thì chắc chắn phải tuân thủ nguyên tắc trình tự diễn biến
Về chủ quan, kết cấu tác phẩm do chính tác giả xây dựng, bị quy định bởi phong cách sáng tạo và ý đồ tư tưởng của nhà báo
Có nhiều dạng kết cấu: kết cấu đẳng lập (mọi chỉ tiết trong bài đều có giá trị ngang nhau, có thể đảo vị trí của các chỉ tiết mà nội dung bài phóng sự
không thay đổi), kết cầu đan xen (các chỉ tiết chính- phụ, không gian- thời gian,
đậm- nhạt, xa- gần, hiện tại- quá khứ- tương lai, chung- riêng ), kết cấu theo
trật tự tuyến tính (việc gì đến trước kế trước, việc gì đến sau kể sau), lối kết cấu
theo lô - gic của quá trình phát sinh, phát triển nội tại của sự việc, vẫn đề (theo mô thức từ lượng chuyển thành chất), kết cấu theo phương pháp quy nạp (chi tiết quan trọng đặt xuống dưới), kết cấu theo phương pháp diễn dịch (chi tiết quan trọng đưa lên đầu)
Do phóng sự là thê loại có dung lượng lớn, với nhiều trường đoạn cunghang chục chi tiết dày đặc, nên kiều kêt câu đan xen cũng có thể được sử dụng Đồng thời, phóng sự phát thanh trọng dụng lối kết cấu đơn tuyến theo
Trang 32Bo er ns 2
trình tự thời gian: chi tiết nào đến trước, kể trước, chi tiết nào đến sau, kể sau;
hoặc cũng trên cơ sở trình tự thời gian, nhưng có thể áp dụng trình tự “thời gian đảo”: đi từ hiện tại — liên tưởng đến quá khứ - vòng trở về hiện tại Ngoài ra, phóng sự phát thanh cũng phù hợp với lối kết cấu theo lô - gic cua quá trình
phát sinh, phát triển nội tại của sự việc, vấn đề Việc áp dụng lối kết cấu đơn
tuyến nhằm giúp thính giả tiếp nhận câu chuyện thuận tiện, đảm bảo tính dễ hiệu, dễ nhớ
1.2.2.7 Kết hợp linh hoạt bút pháp thuật, tả, bình, trong đó, đặc dụng
thuật, tả
Tả là cách nhà báo dùng từ ngữ hình ảnh để mô tả không gian, thời gian, cảnh sắc thiên nhiên, con người, những trạng thái của sự vật, bối cảnh Thuật là
kế lại câu chuyện có thật theo ý đỗ, góc độ đã chọn hoặc theo diễn biến trình tự
của thời gian, sự việc.Khi can phải có chính kiến, tỏ thái độ trước hiện thực khách quan, nhà báo sử dụng lý lẽ dé ly giải hoặc khẳng định vấn đẻ
Trong phóng sự, thuật và tả là hai bút pháp được sử dụng gan ngang nhau Thuật sẽ kém sinh động nếu không có tả Chăng hạn, người nghe sẽ không hình dung ra quang cảnh hễn loạn của vụ cháy chợ như thế nào nếu nhà báo chỉ kể: cảnh cháy chợ gây nên một khung cảnh thật hỗn loạn Bút pháp tả sẽ giúp thính giả không chỉ biết, mả còn có thể nhìn thấy (mường tượng ra)
cảnh cháy chợ hễn loạn ra làm sao, với những chỉ tiết thật cu thé va can canh,
như: lưỡi lửa ngùn ngụt bốc lên, hơi nóng phả ra rát mặt người đứng cách xa hàng chục mét; tiếng còi xe cứu hoả ầm ï như thế nào; cảnh vòi phun nước khẩn trương ra sao; người dân vội vã sơ tán những đồ đạc còn lại; những khuôn mặt tiêu thương đen xì khó bụi với những dòng nước mắt ngoằn ngoèo chảy trên má
như thể nào Bài phóng sự mà kém tả, sẽ khó thành một bài tốt Tắt nhiên, nếu
quá sa đà vào tả những chỉ tiết vụn vặt, sẽ có thể làm loãng chủ đề Vì thế, nhà
báo phải chọn được những chi tiết nổi bật, bản chất để kế và tả
Trang 33Bên cạnh bút pháp thuật, tả, bút pháp bình, bản, nêu cảm xúc trong bài
phóng sự cũng đặc biệt quan trọng Bởi như đã nói, bài phóng sự dụng cái tôi thấm định, chính kiến, cảm xúc Những dòng phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp, những đoạn mạch phát biểu cảm tưởng, thể hiện những rung cảm sâu xa của tác giả trước hiện thực cũng là chất liệu quý cho bải phóng sự, làm nên
mạch điệu, hồn cốt, làm rõ bản chất và câu chuyện 1.2.3 Các dạng phóng sự phát thanh
Có nhiều tiêu chí phân loại khác nhau Trong đó, có tiêu chí về đối
tượng phản ánh, tiêu chí về phương thúc thực hiện, tiêu chí về đụng lượng tác
phẩm
Theo tiêu chí đối tượng phản ánh, có: Phóng sự sự kiện; Phóng sự vấn đề; Phóng sự chân dung; Phóng sự hoàn cảnh, quang cảnh, hiện trạng
Theo tiêu chí là phương thức thực hiện, có:Phóng sự trực tiếp (phóng sự hiện trường); Phóng sự thu băng
Theo tiêu chí dung lượng, thời lượng của tác phẩm, có:Phóng sự ngắn và Phóng sự nhiều kỳ (phong su magazine)
Ở đây, chúng tôi đề cập đến dạng phóng sự chủ yếu theo tiêu chí đối tượng phản ánh:
1.2.3.1 Phóng sự sự kiện
Phóng sự sự kiện, gọi đầy đủ là phóng sự phản ánh các sự kiện thời sự [rong cuộc sống mỗi ngày, có rất nhiều sự kiện, sự việc xảy ra.Có những sự
kiện lớn, có sự kiện bé, có sự kiện ở mức trung bình cả về quy mô và tính
chat.Trong đó, một số sự kiện có thể trở thành đề tài cho phóng sự.Những sự kiện là đối tượng phản ánh của một bài phóng sự thuộc dạng này thường phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
Trang 34- Gợi lên những điêu được công chúng quan tâm
-Chứa đựng mâu thuần hoặc những câu hỏi cần được làm sáng tỏ
VÍ dụ: cũng là sự kiện khánh thành cầu, nhưng chỉ khánh thành những
cây cầu lớn, mang tầm vóc quốc gia thì mới trở thành đề tài của phóng sự Cũng
là cháy chợ, nhưng chỉ những vụ cháy chợ lớn, gây thiệt hại nặng nễ đến tài sản
hoặc tính mạng của con người mới trở thành đề tài của phóng sự; một vụ cháy
rừng nhiều ngày; phiên toà xét xử một vụ trọng án được người dân cả nước
quan tâm; bão lũ, sự kiện sóng thân, lớ đất gây hau qua nang né: những vụ tai nạn nghiêm trọng
Phóng sự sự kiện phải bám sát hiện thực đời sông để phản ánh sự kiện
trong toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của nó.Đây là dạng phóng sự có khả năng đáp ứng yêu cầu thời sự của báo chí vì những sự kiện được chọn thường
phải là những sự kiện vừa mới xảy ra, đang xảy ra
Nhiệm vụ chủ yếu của một phóng sự sự kiện là diễn tả một cách sinh
động quang cảnh, hiện trạng của sự kiện trong toàn bộ dáng vẻ sinh động và phức tạp của nó, làm toát lên được tầm vóc, quy mô, ý nghĩa của sự kiện.Đôi
khi, nó còn có thể đề cập đến nguyên nhân và những vấn đề đặt ra sau sự kiện
Tác giả thường phải huy động ý kiến của nhiều nhân chứng, sử dụng lính hoạt bút pháp thuật, tả để đem lại cho công chúng bức tranh hiện thực sinh động,
chân thực nhất.Nhằm giúp phóng sự sự kiện khác biệt với một bài phản ánh,
điều quan trọng là nhà báo phải có được mộtấn tượng nào đó thật đậm nét về sự - kiện Ví dụ, trong một vụ tai nạn lao động làm hàng chục người thương vong, có
thê là ấn tượng vênỗi đau đớn, tình cảnh thương tâm của các nạn nhân; có thể là an tuong vé su khan trương cấp cứu nạn nhân; có thể là ấn tượng về cảnh tan hoang của công trường đang thi công Sau khi xác định được ấn tuongtdp trung rồi, nha phóng sự tập trung vào việc làm bật nỗi ấn tượng đó qua việc sử dụng
bút pháp thuật, tả, bình, trong đó, thuật là chủ đạo, nhưng tả cũng là bút pháp vô cùng quan trọng
Trang 351.2.3.2 Phóng sự vấn dé
Dạng phóng sự này có nhiệm vụ phản ánh những vấn dé trong đời
sống Vấn đề thường xuất phát từ những sự kiện, sự việc.Nói cách khác, vẫn đề
được hình thành từ rất nhiều những sự việc đang diễn ra hàng ngày Trong sự
việc, sự kiện, người ta có thể tìm thấy vẫn đề nỗi bat Vi du: rẻ em ban bdo, đánh giày mưu sinh trên đường phố -> vấn đề trẻ em lang thang,nhiễu vụ học sinh đánh nhau tại trường học ->vấn đê bạo lực học đường; sự kiện sữa nguyên
liệu nhập khẩu từ Trung Quốc nhiễm chất melamin -> vấn đề vì phạm đạo đức kinh doanh; các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các bếp ăn công nghiệp ->
van dé vi pham vé sinh an toan thuc phẩm, sự việc nhiều quán bar, karaoke bị
phát hiện có tiếp viên hành nghề mại dâm và là tụ điểm hút chích ->vấn để mại dâm, ma tuý trả hình v.v
Từ những vấn để lớn như vậy, mỗi nhà báo sẽ khai thác một góc độ,
hình thành những chủ đề nhỏ, phù hợp Ví dụ: về vấn đề người lao động nông thôn bỏ quê lên thành phố, có tác phẩm đã được đăng tải như: Tôi đi bán
rói vẫn đề mại dâm ma túy , có chủ đề Săn ca-ve, Ma tỷ phá Đồng Bam ; vấn đề lâm tặc có: Hỏ nhau xéo thịt núi Bà đen; Lên núi phá rừng; Làm gì đề “cam mau” cho rừng Quang Binh; van dé bé tic cua người nông dân trong tiêu thụ sản phẩm, có: Ngọt đăng chuyện mía đường; Sâu riêng đã hoá sâu chung ; vân đê lân sông, lân biên gây mắt môi trường sinh thái, có: Làm thị! sống Lèn
Tuy không trực tiêp phản ánh những sự kiện lớn, những tình huôồng nỗi bật, nhưng những vân để mà dạng phóng sự này để cap van co thé long trong đó
diện mạo của những sự kiện, sự việc có liên quan Bởi vì, mọi vân dé xuât phát từ sự kiện và qua sự kiện đề nói lên vẫn dé
Trong thực tế, dạng phóng sự này chiếm tỷ lệ lớn nhất trên các báo, sau đó, đến phóng sự sự kiện và phóng sự chân dung Điều này có nguyên nhân: không phái ngày nào cũng có những sự kiện lớn xảy ra, mặt khác, không phải
Trang 36sự kiện nào cũng có thê trở thành dé tai cho phóng sự, nhưng các vân dé thi
thường trực ở mọi nơi, mọi hic
Muôn trở thành chủ để của phóng su, van dé dé phải đáp ứng các tiêu chí như:
+Vân đê mang tính thời sự, được nhiễu người quan tâm — liên quan đên
cuộc sông, lợi ích của nhiều người
+ Đang tôn tại những mâu thuẫn, những bức xúc cần được quan tâm giải quyết (tuy nhiên, nhà báo không có nhiệm vụ phải giải quyêt tận gôc những mâu thuẫn này, mà chỉ phản ánh, nêu lên kiên nghị hoặc giải pháp để các cơ quan chức năng xem xét)
Mang tính nhân văn (vân để đó đụng chạm tới hồn cảnh sơng của con người, khơi gợi tình thương, trách nhiệm ở đồng loại )
1.2.3.3 Phóng sự chân dụng
Những con người bình thường, với những hành động, việc làm bình
thường, không có gì nồi bật, nỗi trội, thikhông phải là để tài của phóng sự chân
dung Phóng sự chân dung phải nhằm tới những con người có tính cách, phẩm
chất, hành động, việc làm, lối sống đặc biệt, tiêu biểu, mang chiều hướng tích
cực, được thể hiện trong những tình huống, hoàn cảnh điển hình để nhân vật có
thê bộc lộ tính cách, việc làm một cánh hiệu quả và ân tượng nhật
Phóng sự chân dung là sự giao thoa, kết hợp những ưu thế của ký chân dung và phóng sự Trong đó, tính chất của ký được thể hiện ở chỗ, lay con
người cùng việc ghi lại hoạt động của họ làm đối tượng chủ yếu để phản ánh,
còn tính chất phóng sự bộc lộ rõ nhất ở hình thức, cách thức phản ánh chân
dung đó Nếu ở phóng sự báo in, điều này được biểu hiện ở Szpô, cde tit phụ, ở
những chỉ tiết sống động, ở bối cảnh,ở năng lực khái quát phẩm chất, tính cách
nhân vậnà nhất là ở cái góc nhìn mang đậm chất nhân văn của nhân vật trần
thuật Còn ở phóng sự phát thanh, bên cạnh giao thoa với phóng sự chân dung
Trang 37báo in ở năng lực khái quát phẩm chất, tính cách nhân vat va nhat la ở cái góc
nhìn mang dam chat nhan văn của nhân vật trần thuật, tính chât phóng sự thê
hiện rõ rệt ở việc kế, ta sinh động có kết hợp với tiéng dong, dm nhac va loi nhân vát tạo thành vệt thông tin ấn tượng, rõ ràng trong tác phẩm,
Hiện nay, phóng sự chân dung đang có xu hướng phát triển ngày cảng mạnh mẽ Một người mẹ 17 năm trời làm cái barrier (thanh chăn) chăn đường
tàu để giúp mọi người đi qua tránh khỏi tai nạn trở thành đề tài của tác phẩm
phóng sự chân dung; một ông Tư ở thôn Phước Trạch, thị xã Hội An, tỉnh
Quảng Nam đã đem chiếc tàu đánh cá là tài sản dùy nhất của gia đình mình di thé chap cho ngân hàng, vay 100 triệu đồng về cho bà con trong thôn mỗi người vay 1 triệu đồng để làm nhà vệ sinh với mong muốn mọi người nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, phục vụ du lịch; một chàng trai người Mông ở Nà Hang, Hà Giang vốn là người nghèo, chuyên đi săn và thả bò để nuôi gia đình đã vớt cá từ sông Gâm về thả trong 3 chiếc ao nhà mình, không ngờ, đó chính là giống cá
Anh vũ vốn đã từng được coi là sơn hào hải vị để cung tiễn vua; một người đàn
ông ở huyện miễn núi nghèo tỉnh Nghệ An đã tình nguyện trở thành “loa” làng để giúp bả con nghe được đài TNVN và đài tỉnh, đài huyện suốt mấy chục năm
trời; một người đàn bà một mình lặn lội vào rừng đảo mộ liệt sĩ, và đã đào được
hàng trăm hài cốt liệt sĩ, đem lại niềm vui cho hàng trăm gia đình; một người phụ nữ gom góp những đứa trẻ mô côi, nhiễm HIV, các cụ già lang thang cơ nhỡ về nuôi nắng và chăm sóc tất cả trở thành đối tượng phản ánh của phóng sự chân dung Ở những tác phẩm đó, không chỉ có con người với những hành động, việc làm giàu tính nhân văn hoặc mang tính điển hình tiên tiến, mà còn
được trình bày với giọng văn ấn tượng, làm người đọc, người nghe xúc động,
được dẫn dắt khéo léo bởi cái tôi của tác giả
1.2.3.4 Phóng sự quang cảnh, hiện trạng
Trên các loại hình báo chí hiện nay ở nước ta, vẫn thường xuyên xuất hiện những tác phẩm phóng sự có nội dung để cập đến những quang cảnh, hiện
Trang 38trạng của đời sống mà không nhất thiết phải phản ánh các mâu thuẫn hoặc trả
lời những câu hỏi mà cuộc sông đặt ra
Quang cảnh, hiện trạng được phóng sự đề cập đến cũng phải mang tính
điển hình, hoặc là rất tươi đẹp, tích cực, tiễn bộ, hoặc là rất bảo thủ, lạc hậu
Những phóng sự này phải thể hiện được góc độ có chính kiến rõ ràng của tác giả trước những sự thật mà tác phẩm phản ánh Nó phải có khả năng đem lại cho công chúng những thông tin mới mẻ, bể ích, lý thú, sinh động về đời sống xung quanh họ, giúp thính giả có thêm hiểu biết cần thiết để tạo cơ SỞ cho suy nghĩ, nhận thức và hành động thực tiễn
Khi thực hiện dạng phóng sự này, bút pháp miêu tả phải được lưu
tâm.Nhà báo phải miêu tả thật cụ thể, sinh động, chân thực hiện trạng của đời
sống thực tiễn thông qua ngôn ngữ giàu chất văn học, hệ thống tiếng động hiện trường Nói về những buổi chợ thì phải có tiếng ồn ào mặc cả trá giá, tiếng lợn, gà vịt kêu xôn xao; miêu tả quang cảnh làng cm Vòng vào vụ cao điểm, chắc chắn phải có tiếng chày cối, tiếng xe máy chở lúa non về làng, tiếng xe máy rỗ ga chở cốm ra chợ, tiếng người trong một gia đình có truyền thống làm cốm trao đổi, nói cười Đặc biệt, bài phóng sự quang cảnh, hiện trạng phải chú trọng đến việc huy động nhiều lời nhân chứng Thông qua lời kể, tả, phân tích của nhân chứng, các khía cạnh thông tin về quang cảnh đó, hiện trạng đó được hiện lên chân thực, khách quan, đầy đủ, có sức thuyết phục bạn nghe đài
1.2.3.5 Phóng sự điều tra
Nếu căn cứ vào phương thức khai thác thông tin tư liệu và mục đích thông tin,các nhà nghiên cứu còn chia ra dạng phóng sự điểu tra Phóng sự điều tra là dạng phóng sự kết hợp giữa phóng sự báo chí và thể loại điều tra Sự kết hợp này thường diễn ra theo nguyên tắc: Tính chất phóng sự được thể hiện ở những yếu tổ thuộc về hình thức như ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu, sự xuất
hiện của nhân vật trân thuật , còn đặc điệm của điều tra thì thể hiện chủ yêu
Trang 39trong việc huy động những chỉ tiết, số liệu, dữ kiện cụ thể nhằm xây dựng hệ thống luận cứ nhằm làm sáng tỏ logic của vấn đề Đối tượng của dạng phóng sự này chủ'yếu là những vấn đề đang còn những câu hỏi chưa được trả lời hoặc có
nhiều cách trả lời khác nhau Muốn có được phóng sự điều tra, nhà báo phải thâm nhập, lăn xả vào thực tiễn để khám phá, phơi bày, điều trần; liên kết sự kiện dưới dạng quan hệ nhân — qua dé đi đến một kết luận nào đó, và phải chịu
trách nhiệm pháp lý cho những số liệu, chỉ tiết, kết luận mà mình đưa ra trong
bài
Tác giả Đức Dũng trong cuốn sách Phóng sự báo chí hiện đại [13, tr.21]
còn cho rằng, ở một số đải phát thanh nước ngoài, như đài Pháp, người ta lại phân chia phóng sự phát thanh thành “phóng sự thời sự” và “phóng sự magazin” Phóng sự thời sự có thời lượng rất ngắn - chỉ từ 50 giây đến một phút rưỡi Trong một bản tin thời sự dài 15 phút có thể có tới 10 phóng sự được bố trí xen kẽ với tin tức Loại thứ hai là phóng sự magazin thì lại có thời lượng
rất lớn, có thể dao động từ vài phút lên đến 30, thậm chí tới 40 phút trên sóng
phát thanh Với thời lượng dài như vậy, dạng phóng sự nảy tập trung giải thích một chủ đề nào đó Do vậy, quá trình sáng tạo cũng phức tạp, cơng phu hơn Ngồi lời dẫn và các cuộc phỏng vấn đối với các nhân chứng, trong phóng sự magazin còn sử dụng tiếng động và âm nhạc một cách kỹ lưỡng, công phu và có tính nghệ thuật cao, giống như trong một cuốn phim tài liệu nghệ thuật bằng âm thanh.Tuy vậy, ở Việt Nam, hai dạng phóng sự này không phổ biến
1.3 Một số yêu cầu cơ bản đối với nhà báo trong sáng tạo phóng sự
phát thanh
1.3.1 Nắm vững đặc trưng, yêu cầu, phương pháp sáng tạo thể loại
Phóng sự là thể loại khó, trong tương quan so sánh với nhiều thể loại khác, như tin, bài phản ánh, phỏng vấn hay tường thuật rút gọn Vì Vậy, yêu cầu đầu tiên đề viết tốt phóng sự là nhà báo phải năm vững được đặc trưng, yêu
Trang 40cau sáng tạo thể loại cùng những phương pháp khai thác thông tỉn quan trọng: phương pháp tư duy, quan sát, phỏng vấn
Việc nắm vững đặc điểm, đặc trưng thé loại, trước hết, giúp nhà báo phân biệt được phóng sự với các thé loại khác, sau đó, vận dụng trong sáng tạo tác phẩm Chang hạn, vận dụng đặc điểm thể loại để lựa chọn chủ đề cũng bắt buộc nhà báo nắm được đặc điểm nhận diện chủ đề phóng sự: sự kiện, sự việc,
số phận con người phải có “vẫn đề”, có “mâu thuẫn”, có “câu hỏi”, được nhiều người quan tâm, có ảnh hưởng đến nhiều người, thì mới làm phóng sự Hay, đề viết được phóng sự tốt, nhà báo cần có kỹ năng quan sát.Kỹ năng đó được thể hiện ở chỗ, biết “quan sát có mục đích”, quan sát bằng con mắt “phan biện”, và
biết “bắt” lấy những điều khác lạ, bất bình thường của sự kiện, sự việc Trong cuộc sống, nhờ quan sát, nhà báo hình thành nhiều đề tài tốt Chang hạn, lên
vùng cao, thấy người dân bán tóp mỡ phơi khô cho người ăn — thứ tóp mỡ mà
người thành phố loại bỏ, nhà báo có thể viết về đời sống khó khăn của đồng
bảo; qua vùng Xuân Phương, Xuân Đỉnh (Hà Nội) - quê hương của bánh Trung Thu, thấy ven đường phơi đầy những nong bí khô ruồi nhặng bu day, bui bam, nhà báo viết phóng sự về an toàn vệ sinh tại làng nghề làm bánh Trung Thu; quan sát thấy bún phở Hà Nội dé ba ngày không thiu, nhà báo làm phóng sự về sử dụng hàn the trong bún, phở
Ngoài năng lực quan sát, phương pháp phỏng vấn cũng rất quan trọng
Người viết phóng sự tốt phải biết gợi mở cho đối tượng nói và biết lắng nghe moi thong tin — dé bat lay thông tin quan trọng cho bài viết Muốn viết được phóng sự về sử dụng thuốc ép chính hoa quả, không thể chìa micro ra để phỏng: van Tham chi ngay cả khi anh đã nhập vai người buôn hoa quả, cũng không dễ để khai thác thông tin xem người dân có sử dụng thuốc thúc chín không, sử dụng như thế nào Phải khéo léo từng chút một trong lời hỏi, vì phỏng vấn theo chiều hướng tích cực thì dễ, nhưng theo chiều hướng tiêu cực thì khó Nhà báo
phải nắm được đầy đủ thủ pháp đặt câu hỏi kiểm tra, câu hỏi giả định, câu hỏi