Be nnn He , 247
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYEN TRUYEN
BAO CHI DIEU TRA
DE TAI NGHIEN CUU CAP CO SO
Chủ nhiệm đề tài : PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng
Don vi quan ly : Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đơn vị chủ trì : Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trang 2Thư ký đề tài: ThS Lê Thu Hà
Cộng tác viên:
l TẾ Lê Thị Nhã, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2 TS Nguyễn Thị Trường Giang, Học viện Báo chí và Tuyên truyền 3 Th§ Nguyễn Tri Thức, Tạp chí Cộng sản
4 ThS Lê Thu Hà, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
5 Th§ Lương Thị Phương Diệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
6 Nhà báo Mai Phan Lợi, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Phân công biên soạn:
Mở đầu: PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng, ThS Lê Thu Hà
Chương 1: PGS,TS Dé Thi Thu Hang, TS Lé Thi Nha
Chương 2: Nhà báo Mai Phan Lợi, TS Nguyễn Thị Trường Giang
Chương 3: PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng
Trang 3Trang
Mở đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về báo chí điều tra 16
Chương 2: Điều kiện về pháp lý, vấn đề đạo đức và trách nhiệm xã
hội của nhà báo điều tra 48
Chương 3: Quy trình tô chức, thực hiện báo chí điều tra 89
Chương 4: Kỹ năng và phương tiện thực hiện nghiệp vụ báo chí diéutra 116 Chương 5: Sáng tạo tác phẩm báo chí điều tra 145
Tài liệu tham khảo _ 164
Trang 4BBT BTV Nxb PGS PV TAND ThS TT &TT TS UBND
Trang 5DE CUONG CHI TIET HOC PHAN
Tên học phần: Điều tra Mã số môn học: Phân loại môn học: Chuyên ngành Số đơn vị học trình: 3 Mục đích môn học an 2 - Về tri thức
Sinh viên báo chí sau môn học này nắm được các khái niệm cơ bản, đối
tượng, phương pháp, về điều tra trong hoạt động báo chí, quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí điều tra, các kỹ năng cơ bản của phóng viên điều tra, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nhà báo điều tra, vấn đề môi trường pháp lý, thách thức nghề nghiệp và vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội của nhà báo điều tra nói chung và điều tra chong tiêu cực, chống tham nhũng nói riêng
* Về kỹ năng
Sinh viên được hướng dẫn và thực hành nhiều nhất các kỹ năng sau đây:
- Yêu cầu và kỹ năng tác nghiệp phóng viên điều tra - Kỹ năng sáng tạo tác phẩm điều tra
- lăng cường khả năng làm việc theo nhóm thông qua các bài tập _ nhóm, thực tế nhóm | - Tăng cường khả năng thuyết trình, tư duy, tự nghiên cứu, phân tích - đánh giá sản phẩm báo chí - Thực hành và sáng tạo tác phẩm báo chí điều tra * Vê thái độ:
Trên cơ sở tri thức và kỹ năng nêu trên, sinh viên báo chí có định
hướng gia tri đúng đắn về nhân cách nhà báo, xây dựng lòng tự trọng và tự tôn nghề nghiệp, có ý thức tôn trọng công chúng báo chí, hình thành trách
nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp
6 Phân bỗ thời gian:
Trang 6
- Phân thực hành : 15 tiết (thực tế: X 2= 30 tiết)
- Thảo luận và phân tích tác phẩm trên lớp 15 tiết 7 Giảng viên tham gia giảng dạy môn học TT | Họ và tên Cơ quan công tác Chuyên ngành 1 |PGS,TS Dé Thi Thu | Khoa Bao chi- Báo chí
Hằng Học viện Báo chí và Tuyên
2 | TS Lé Thi Nha Khoa Bao chi- Hoc vién | Bao chi
Báo chí và Tuyên truyền
3 | Th§ Lê Thu Hà Khoa Báo chí- Học viện | Báo chí
Báo chí và Tuyên truyền
4 |Th§ Nguyễn Tri Thức | Vụ trưởng Vụ Hỗ sơ sự | Báo chí
kiện, Tạp chí Cộng sản
5 _ | TS Nguyễn Ngọc Oanh |Khoa Quan hệ quốc tê, | Báo chí
Học viện Báo chí và Tuyên
truyền
6 | Nhà báo Ngô Chí Tùng | Phó ban Thời sự, Báo Lao | Báo chí động
7 | Th§ Lương Thị |Khoa Báo chí- Học viện | Báo chí
Phương Diệp | Bao chi va Tuyén truyén
8 |Nha báo Vũ Đình |Nguyên Phó trưởng khoa | Báo chí
Hương phụ trách, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền
9 | Nha bdo Mai Phan Loi | Phó Tông thư ký tòa soạn | Báo chí
Báo Pháp luật TPHCM
10 | TS Nguyễn Thị|Phó trưởng Khoa Phát | Báo chí
Trường Giang thanh Truyền hình -
HVBCTT
Trang 7
Sinh viên năm thứ ba, đã học môn Cơ sở lý luận báo chí, tác phẩm báo chí đại cương, học đồng thời hoặc sau các môn như Lao động nhà báo, Viết
tin tức, bai phan anh, phỏng vấn 9, Nội dung môn học
- Nội dung tổng quát và phân bồ thời gian: 45 tiết: 30 tiết lý thuyết,
thảo luận và thực hành trên lớp và 15 tiết thực hành (nhân 2)
- Nội dung chỉ tiết Trong đó Tổng Thảo s3 Tiêu TT Nội dung so Ly luận, ˆ uk , luan, tiết | thuyết | bài ' kiêm tra tập 1 Bài 1: Lý luận chung về báo chí | 6 điều tra
2 | Bài 2: Điều kiện về pháp lý, vẫn | 9 15 phút
đê đạo đức và trách nhiệm xã hội của nhà báo điều tra
3 Bài 3: Quy trình sáng tạo tác |6
phâm báo chí điêu tra và quy
trình tô chức các tuyên bài điêu
tra ở toà soạn báo
4 Bài 4: Kỹ năng và phương tiện | 12
Trang 8" Báo cáo kinh nghiệm của nhà báo
x" Thực hành kỹ năng nghiệp vụ báo chí thực địa = Dong vai 11 Tổ chức, đánh giá môn học: TT | Cách thức đánh giá Trọng số Thái độ học tập | 0,1 2_ | Kiểm tra điều kiện (1 bài thảo luận và một bài phân tích 0,3 tác phẩm) 2| Bài tập sáng tạo tác phâm cuỗi môn học/Thi hết môn 0,6 ĐMH= KTĐK x Trọng số + TL x Trọng số + THMI x Trọng số
12 Phương tiện vật chất đảm bảo: phòng học có máy chiếu projector, có loa nối với máy tính hoặc tăng âm đặt ngoài, đảm bảo có thể chiếu phim học tập cho sinh viên học, thảo luận hoặc thực hành
13 Tài liệu tham khảo: - Sách, giáo trình chính:
+ Tác phẩm báo chí tập 2 (2006), Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Nxb Lý
luận chính trị
+Giáo trình Báo chí điều tra (2014), Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, PGS,TS Đỗ Thị Thu Hằng (chủ biên), Giáo trình nội bộ
+ Bdo chi diéu tra (2004), A.A Chertưchơnưi, Nxb Thông tấn - Sách, tài liệu tham khảo:
+ Các thể loại báo chí (2004), A.A Chertưchơnưi, Nxb Thông tấn
+ Tài liệu về điều tra của MEC, Trung tâm đào tạo bảo chí VTV
+ Các tác phẩm điều tra đạt giải báo chí quốc gia
+ Đề tài, luận văn, khóa luận về điều tra
KET CAU CUA GIAO TRINH Mở đầu
Chương 1: Lý luận chung về báo chí điều tra
Trang 9Chương 2: Điều kiện về pháp lý, vấn đề đạo đức và trách nhiệm xã hội
của nhà báo điều tra
Chương 3: Quy trình tô chức, thực hiện báo chí điều tra
Chương 4: Kỹ năng và phương tiện thực hiện nghiệp vụ báo chí điều tra Chương 5: Sáng tạo tác phẩm báo chí điều tra
Trang 10MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Báo chí điều tra được coi là “búa tạ” thúc đây tính chiến đấu của tờ
báo Báo chí điều tra đáp ứng nhu cầu thông tin minh bạch, khách quan của
công chúng, tiềm ân sức mạnh có thể tạo nên sự tác động mạnh mẽ nhiều mặt đến đời sống xã hội Hoạt động báo chí điều tra được coi là một bộ phận cầu
thành những nỗ lực chung của báo chí và toàn xã hội chống tham những, lãng
phí, gian lận thương mại, ngăn ngừa các loại tội phạm Mọi hành vi phạm
pháp được công khai hóa, giúp cho việc xử lý nghiêm khắc, khách quan, công
bằng, làm trong sạch và lành mạnh môi trường xã hội
Điều tra trước hết là phương pháp cơ bản của nghề báo, trong đó bao gồm các thao tác như: phỏng vấn, nghiên cứu tâm lý, quan sát, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh Dù nhà báo viết tin, phóng sự, bài thông tấn hay ghi nhanh, bình luận, điều tra thì cũng đều phải sử dụng phương pháp
điều tra nhằm xác minh tính xác thực của thông tin, tạo căn cứ để xem xét,
nhìn nhận sự kiện, vẫn đẻ, từ đó tìm ra được bản chất của sự thật để phản ánh
nó trong tác phẩm báo chí của mình
Tác phẩm điều tra có nhiều khác biệt với cách hiểu về phương pháp
điều tra như trên Với tư cách là một thể loại trong nhóm các thé thong tan
báo chí, điều tra có mục đích thông qua trình bày sự thật dé giải thích và giải đáp những vấn để, câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra, góp phần vào giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống, thúc đây cuộc sống phát triển Tác phẩm điều tra thường xuất hiện khi cần câu trả lời cho một câu hỏi nào đó Nhiệm
vụ của bài điều tra là giải thích, làm sáng tỏ những vấn đề đang có nhiều ý
kiến tranh luận, nhiều quan điểm khác nhau; bám sát những mâu thuẫn tồn tại trong cuộc sống, tái hiện lại, tìm ra bản chất, xu hướng vận động phát triển và
đôi khi là hướng giải quyết mâu thuẫn đó Tuy nhiên, không giống với cách
trả lời bằng nghệ thuật lập luận (như tác phẩm bình luận) hay thông qua
Trang 11một bức tranh toàn cảnh vừa khái quát, vừa chỉ tiết, sống động (như trong phóng sự), thể loại điều tra trả lời những câu hỏi rên cơ sở của một logic chặt
chẽ, thông qua một hệ thống các bằng chứng được bố trí hợp lý nhằm làm
sáng tỏ bản chất của các sự vật, hiện tượng Hàng ngày, trong cuộc sống của
chúng ta thường xuyên xuất hiện rất nhiều mâu thuẫn, nhưng không phải mâu thuẫn nảo cũng là đối tượng của tác phẩm điều tra Dé trở thành đối tượng phản ánh trong một tác phẩm điều tra, mâu thuẫn đó phải tồn tại trong một
vấn đề, trong một hoàn cảnh tiêu biểu, có ý nghĩa
Với cả hai phương diện trên, dù là phương pháp tác nghiệp không thể
thiếu của phóng viên hay là một thể loại chủ lực của báo chí, điều tra ngày
càng thể hiện vai trò quan trọng trong báo chí hiện đại Nhất là, khi báo chí truyền thống đang có nguy cơ sụt giảm mạnh về lượng phát hành và lượng
công chúng, các bài điều tra chuyên sâu, hấp dẫn, nóng hỗi trên báo chính là
“cứu cánh” của báo in
Hệ thống tài liệu lý thuyết về thể loại điều tra ở các trường đào tạo báo
chí vẫn còn ít trong khi nhu cầu học lý thuyết và kỹ năng điều tra của sinh viên là không hề nhỏ Bên cạnh đó, thực trạng làm điều tra phòng chống tiêu cực
_ ở Việt Nam vẫn còn nảy sinh nhiều vấn đề (ở nhiều tòa soạn, số lượng phóng
viên chuyên viết điều tra ít, kỹ năng nghề nghiệp của phóng viên khi tác nghiệp điều tra còn yếu, chất lượng bài điều tra chưa cao ) cần được giải quyết
Tháng 3/ 2014, Học viện báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch và Trung tâm sáng kiến truyền thông và phát triển tổ chức
Hội thảo khoa học quốc tế “Kinh nghiệm Việt Nam và quốc tế về nghiệp vụ
báo chí điều tra” Trong bài tham luận của mình, PGS,TS Nguyễn Văn Dững khẳng định: “Ngày nảy, trong khi chúng ta một số người nói đến thể loại điều tra thì các đồng nghiệp phương Tây dùng khái niệm báo chí điều tra Như
ˆ^ RK A A ` ? A ° ^ ` ` r ,x H ~ 1
vậy, vân đề không dừng ở thê loại điều tra, mà là báo chí điêu tra”
' Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Kinh nghiệm Việt Nam và thế giới về nghiệp vụ báo chí điều tra”
(2014) Học viện Bao chi và Tuyên truyện, Dai str quan Dan Mach va Trung tam Sáng kiên truyện thông và
Trang 12Báo chí điều tra nên hiểu dưới góc độ nào? Xu hướng mới của báo chí
điều tra hiện đại? Những nguyên tắc tác nghiệp của phóng viên? Tiêu chí của
một bài điều tra hay? Yêu cầu về pháp lý, đạo đức của nhà báo? chính là
những câu hỏi mà đề tài Giáo trình Báo chí điều tra nghiên cứu, phân tích và
chứng minh
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Báo chí điều tra hay thể loại điều tra được nhiều tác giả cũng như nhóm tác giả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
Khái niệm báo chí điều tra có nguồn gốc từ báo chí phương Tây William Gaines, tác giả người Mỹ với hai cuốn sách “Iwmvestigative Reporting ƒor Print and Broadcast” (Tam dich: Phong sw diéu tra cho bdo in, phát thanh và truyén hinh) va “Investigative Journalism: Proven Strategies for Reporting the Sfory” (Tạm dịch: Báo chí điều tra: chiến lược kiểm chứng và công bố vụ việc trên báo chí) Trong 2 cuỗn sách này, W Gaines hướng dẫn chi tiết kỹ thuật làm báo điều tra Thông qua việc nghiên cứu, phân tích các tình huống tiêu biểu về kỹ năng làm báo điều tra mang tính thiết yếu và thực tế
Trang web của Mạng lưới báo chí điều tra toàn cầu - Global Investigative
Journalism Network? công bố cuốn tài liệu dưới dang file pdf có tên gọI“S?ory
- Based Inquiry: A manual for Investigative Journailists” (Tam dich:Qui tac
đựa trên câu chuyện có thật dành cho nha bdo diéu tra”) cha mot nhém tac
giả, chủ biên: Mark Lee Hunter Các quy tắc như hình thành giả thuyết, thẩm tra, sử dụng các nguôn tin chính thức và không chính thúc, tổ chúc tài liệu, đữ liệu, viết các bài điễu tra, điều chỉnh chất lượng thông qua xem xét yếu tô
kỹ thuật và đạo đức, và cuỗi cùng là xuất bản tác phẩm được nhóm tác giả
trình bày khá cụ thé trong 8 chương của cuốn sách
Nxb Thông tấn trong năm 2004 đã xuất bản hai cuốn của A.A Chertưchơnưi: Báo chí điều travà Các thể loại báo chí Trong hai tác phẩm
này, Chertưchơnưi nhắc đến báo chí điều tra với tư cách là một thê loại hoạt
*Link: http://gijn.org/resources/investigative-journalism-manuals/
Trang 13động của phương tiện truyền thông đại chúng “tập hợp những mục đích, phương tiện, phương pháp điều tra và phân loại các “chủ thể” , cho phép xem
xét nó trong một lại hình độc lập trong hoạt động báo chí” 3, Các yếu tố đối tượng, mục đích, sự xuất hiện của tác giả trong bài điều tra, đữ liệu cần thiết,
phương pháp điều tra, vạch kế hoạch điều tra, điều tra tham những, được tác giả phân tích rất sâu sắc với nhiều ví dụ cụ thể từ các bài báo và tờ báo
trên thế giới
Trong Hướng dẫn cách viết báo (2010), nhóm tác giả Jean - Luc Martin - Lagardette quan niệm “điều tra là thê loại báo chí mang tính chất soạn thảo,
đôi khi mang tính xã hội học: tính chất của thể loại này là “phát hiện sự thật”
hoặc điểm lại tình hình về một vấn đề, một sự việc, một người hoặc một nhóm
người”? Tác giả cũng cho rằng “một khái niệm cơ bản của điều tra là đối chiếu các dư luận và các sự việc với nhau Vì thế, phương pháp tiến hành điều tra báo chí cũng giống như phương pháp tiến hành điều tra tư pháp và nghiên
cứu khoa học””
Về các nghiên cứu của tác giả trong nước, có một số giáo trình, tài liệu chuyên khảo, hội thảo, đề tài, luận văn, khóa luận làm về điều tra Trong đó, chủ yếu các tác giả đều nghiên cứu điều tra với tư cách là một thể loại
báo chí Công trình đầu tiên về điều tra có thể kể đến Giáo trình Nghiệp vụ
bdo chí của Trường Tuyên huấn Trung ương, xuất bản năm 1977 Với bài giảng “Máy vấn đề về công tác điều tra và thể loại điễu tra trên báo” có thể coi đây là nghiên cứu đầu tiên về thể loại này của lý luận báo chí Việt Nam được công bố
Nhà báo Hữu Thọ cung cấp cái nhìn cơ bản về lý luận thể loại điều tra
trong Tác phẩm báo chí tập 2 (2006), Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Nxb Lý
luận chính trị Trong đó, nhiều ví dụ điển hình kế từ thời kỳ báo chí truyền
thống cho đến báo chí hiện đại được lồng ghép trong các phân tích đã chứng
` A.A Chectưchơnvi, Báo chí điều tra, NxB Thông tắn, sách dịch 2014, tr 7 _
“Jean - Luc Martin - Lagardette(2010), Hướng dân cách việt báo, Nxb Thông tân, tr 94
Trang 14minh rằng điều tra thực sự là một dạng bài chủ đạo, hấp dẫn của báo chí, là
“đỉnh cao” của các cây bút chắc tay trong các tòa soạn báo
Đề tài khoa học Diéu tra trong hoạt động báo chí (2013), Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, chủ nhiệm đề tài: PGS, TS Nguyễn Đức Dũng cũng tập trung làm sáng tỏ hai những vấn đề lý luận và thực tiễn của điều tra trong hoạt động báo chí trên hai phương diện: hoạt động điều tra của nhà báo và thể loại, tác phẩm báo chí điều tra
Về nhóm các tài liệu tham khảo, chuyên khảo chuyên sâu về điều tra thường được công bố bởi các trung tâm nghiên cứu, công ty truyền thông, các cơ quan báo chí Điển hình như “Sổ fay phóng viên điểu tra” (2012), Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin chọn lọc những kinh nghiệm tác nghiệp cũng như sáng tạo tác phâm điều tra của các phóng viên Ngài ra, có thê kế đến các tài liệu của
truyền thông MEC, Trung tâm đào tạo báo chí Đài Truyền hình Việt Nam
Một nguồn thông tin cơ bản khác là tuyển tập Các fác phẩm điều tra
đạt giải báo chỉ quốc gia các năm của Hội Nhà báo Việt Nam Mặc dù những
tuyển tập này chỉ in tác phẩm, không có phân tích, đánh giá, lý luận, nhưng
van là tài liệu không thê thiếu cho nhiều nghiên cứu viên, bởi tính chất điển
hình, được thâm định và công bố giải thưởng từ hội đồng chấm giải mang tầm cỡ quốc gia của các tác phẩm
Một vài năm trở lại đây, báo chí điều tra trở thành đề tài “nóng” của các
nghiên cứu, đặc biệt là hội thảo Một loạt hội thảo được tổ chức mang tầm cỡ
quốc tế, quốc gia, các cấp khác có liên quan đến đề tài này Báo chí điều tra trong các hội thảo này tập trung về yếu tổ tác nghiệp nghiệp vụ của phóng viên và các vấn đề pháp lý, đạo đức của nhà báo điều tra
Hội thảo Báo chí điều tra và lợi ích công do Trung tâm nghiên cứu truyền thông và phát triển (RED Communication) - tổ chức khoa học phi
chính phủ trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, phối
hợp với Đại sứ quán Anh tổ chức diễn ra tại Hà Nội ngày 7.2.2012
Trang 15Dat van dé "loi ich công" trong một thể loại báo chí đặc thù, nguy hiểm, các
nhà quản lý báo chí, các nhà báo, chuyên gia cũng thảo luận về quyền miễn trừ trách nhiệm đối với các nhà báo trong tác nghiệp vì lợi ích công - điều từ lâu không thể thiếu ở báo chí một số quốc gia phát triển Quyền tác nghiệp, thu thập thông tin đối với nhà báo là hết sức quan trọng, do đó việc đảm bảo
quyền này cho nhà báo cũng rất quan trọng RED, trong một nghiên cứu thực tế, cho hay, về các biện pháp mà nhà báo có thể thực hiện để thu thập thông
tin, hiện chưa có văn bản pháp luật nào nêu cụ thể, song đang có hai luồng
quan điểm Thứ nhất cho rằng, nghề báo là nghề tự do nên nhà báo được phép
làm những việc mà luật pháp không cấm để thu thập thông tin, miễn là việc đó không vi phạm đạo đức (đạo đức nghề nghiệp của người làm báo) và thuần
phong mỹ tục nói chung Thứ hai cho răng nhà báo chỉ được sử dụng các biện pháp thu thập thông tin mà luật pháp quy định (tại điều 6, điều 7, điều 8 và điều 15 Luật Báo chí); những việc mà các điều luật nói trên không quy định mà nhà báo tự tiễn hành sẽ phải chịu trách nhiệm
Hội thảo khoa học quốc tế Báo chí trong quá trình toàn cầu hóa: cơ
hội, thách thức và triển vọng diễn ra vào 10/2013 tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyền có một phiên về báo chí điều tra Trong đó, các tác giả đề cập đến chuyển đổi mô hình điều tra, hành lang pháp lý cho điều tra
Một trong những hội thảo quốc tế chuyên sâu đầu tiên về báo chí điều tra và nghiệp vụ nhập vai được tổ chức tại Việt Nam là Kinh nghiệm Việt
Nam và quốc tế về nghiệp vụ báo chí điều tra diễn ra ngày 31/3/2014 với sự tham gia của hơn 100 phóng viên và các nhà quản lý báo chí Hội thảo do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trung tâm Sáng kiến Truyền thông và Phát
triển, Văn phòng Đại diện Hội Nhà báo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
đồng tổ chức, do Đại sứ quán Đan Mạch tài trợ Hội thảo tập hợp các bài tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà báo; đồng thời giới thiệu tuyển chọn tác phâm hay của một sô nhà báo việt điêu tra trong nước Qua đó, các tác giả cho
Trang 16
điều tra với nghiệp vụ không kém báo chí quốc tế Họ đưa ra ánh sáng nhiều việc có lợi ích công như chống tội phạm, giang hồ có tổ chức, các hành vi tham nhũng tiêu cực, bảo vệ an tồn sức khoẻ, mơi trường với người dân Nếu báo chí điều tra bị yếu đi thì sẽ mất một chỗ dựa quý giá cho người dân, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp khi cần lên tiếng đảm bảo sự công bằng, phải
trái trong xã hội.Hiện nay,các nhà báo điều tra cần được pháp luật bảo vệ khi hành động vì lợi ích công Họ cần được sự hỗ trợ bài bản từ nhà nước, từ ban biên tập, được đầu tư nghiệp vụ tốt hơn để đảm bảo sự chính xác, khách quan
trong các bài báo, tránh những sai sót đáng tiếc
Các công trình trên thường nghiên cứu về một khía cạnh hoặc lý luận
hoặc thực tiễn, hoặc dưới dạng tuyên tập bài viết, tác phẩm Trong đó, chưa
có giáo trình chính quy đảo tạo cho sinh viên chuyên sâu về điều tra
Khác so với những công trình nghiên cứu đã nêu trên, không chỉ dừng
ở hoạt động điều tra của nhà báo hay đề cập đến lý thuyết thể loại điều tra, với đề tài“Giáo trình Báo chí điều tra” này, chúng tôi xem xét báo chí điều tra
như một /oại hình hoạt động báo chí, trong đó cơ quan báo chí và nhà báo tác động một cách có hệ thống vào việc tiến hành các hoạt động điều tra nhằm phát hiện các sự kiện, các mâu thuẫn, những sai lầm, từ đó thực hiện chức năng giám sát xã hội của báo chí, buộc các cá nhân, những cơ quan, tổ chức
có trách nhiệm buộc phải giải trình hoặc phải có những hành động mang tính sửa giải trình hay những hành động mang tính chất sửa chữa
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích hệ thống hoá lý thuyết, mô tả, phân tích quy trình, kỹ năng của báo chí điều tra, hướng dẫn cho sinh viên báo chí sử dụng phương tiện tác nghiệp báo chí điều tra cho sinh viên báo chí, phân tích những vẫn đề về môi trường pháp lý và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo điều tra, trên cơ sở đó, thúc đây ý thức và trách nhiệm, đạo đức nghè nghiệp của sinh viên báo chí trong lĩnh vực báo chí điều tra trong tương lai
Trang 173.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu trên, đề tài cần thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây:
- Hệ thống hoá lý thuyết về báo chí điều tra
- Mô tả, phân tích quy trình tổ chức, thực hiện các dự án báo chí điều tra ở cơ quan báo chí, kỹ năng của tác nghiệp của nhà bao điều tra nói chung và
vấn đề sử dụng các phương tiện kỹ thuật cho quá trình tác nghiệp của nhà báo điều tra Từ đó, trang bị cho người học báo chí kiến thức, hướng dẫn thực hành kỹ năng làm báo điều tra cho họ
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thể loại điều tra như: khái niệm
điều tra và thê loại tác phẩm báo chí điều tra, đặc điểm của thể loại báo chí
điều tra, vai trò của các tác phẩm báo chí điều tra trong công tác phòng chống _
tiêu cực
- Trên cơ sở phân tích góc độ pháp lý và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo điều tra, đề tài chỉ ra những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của phóng _viên khi viết điều tra phòng chống tiêu cực, giúp sinh viên báo chí sắp ra trường hay những phóng viên mới vào nghề điều tra có thêm những bài học
kinh nghiệm quý báu khi muốn thực hiện những tác phâm điều tra
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối trợng nghiên cứu
Đối tượng chính đề tài hướng đến nghiên cứu là báo chí điều tra - như là
một loại hình báo chí đặc biệt, trong đó kỹ năng tác tác nghiệp và viết thể loại
báo chí điều tra là thành tố nội dung nòng cốt 4.2 Phạm vì nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống lý thuyết và thực tiễn tác
nghiệp của báo chí điều tra tại các cơ quan báo chí ở Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu các tác giả, tác phẩm ở các cơ quan báo chí cụ
Trang 18các Hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia tổ chức trong nước, các cuộc toạ đàm
báo chí điều tra, chúng tôi tiến hành phân tích, nhận diện vấn đề nghiên cứu
Š Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3.1 Co sé ly luận
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là những kiến thức căn bản
về báo chí nói chung và thể loại điều tra nói riêng Các lý thuyết báo chí truyền thông cơ bản chúng tôi sử dụng bao gồm:
- Lý thuyết về chức năng của báo chí nói chung và báo chí điều tra nói riêng, như một loại hình hoạt động truyền thông đại chúng góp phần quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý, giám sát xã hội Nói cách khác,
mục đích của báo chí điều tra không phải là “bới lông tìm vết? đơn thuần mà
hướng tới việc phát hiện ra những mâu thuẫn, đưa ra ánh sáng những vụ việc vi
phạm từ đó thúc đây trách nhiệm giải trình, hành động giải trình, hành động sửa chữa, hướng tới một xã hội ngày càng hoàn thiện về môi trường pháp luật, giàu tính nhân văn, phục vụ tốt hơn cho mỗi công dân trong xã hội đó
- Lý thuyết về thể loại tác phẩm báo chí của nhóm tác giả Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, trong đó khẳng định điều tra là thể loại thuộc nhóm thể
loại thông tấn
- Điều tra của được nhìn nhận như một phương pháp thu thập thông tin
trong quy trình sáng tác tác phẩm báo chí Chúng tôi sử dụng khung lý thuyết
của các các giả Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Văn Dững, Lê Thị Nhã, Nguyễn Ngọc
Oanh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) khi tiếp cận luận điểm này
- Lý thuyết xã hội học báo chí và tâm lý học báo chí của các tác giả Mai Quỳnh Nam, Nhạc Phan Linh, Đỗ Thị Thu Hằng khi tiếp cận nhận diện và phân tích công chúng của báo chí điều tra ở nước ta hiện nay
- Ngoài các lý thuyết đã nêu trên, chúng tôi cũng coi trọng việc phân tích
Trang 195.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện: Phương pháp quan sát; phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp; phương pháp phỏng vẫn;
nghiên cứu các trường hợp, tác phẩm điều tra đoạt giải báo chí quốc gia, các
tác phẩm điều tra tạo được dư luận xã hội tích cực
Bên cạnh đó, trong khuôn khô của đề án “Đào tạo báo chí điều tra”, đề
án thắng giải VACI 2013 và 2014 của Khoa Báo chí, chúng tôi có cơ hội tổ
chức các cuộc sinh hoạt nghiệp vụ báo chí điều tra, toạ đàm nghiệp vụ báo chí điều tra, từ đó thu thập dữ liệu nghiên cứu của đề tài
6 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của nghiên cứu 6.1 Ý nghĩa lý luận
- Hệ thống hóa lý thuyết báo chí điều tra trong hệ thống báo chí Việt Nam hiện nay
- Xây dựng tiêu chí, yêu cầu về kiến thức và kỹ năng tác nghiệp cho nhà báo trong hoạt động báo chí điều tra, đặc biệt là điều tra phòng chống tham
nhũng và tiêu cực hiện nay
6.2 Giá trị thực tiễn
- Cung cấp tài liệu cho nghiên cứu viêc, giảng viên, nghiên cứu sinh, học
viên cao học, sinh viên tham khảo trong quá trình nghiên cứu, học tập, thực hành nghề nghiệp
- Cung cấp những bài học kinh nghiệm thực tiễn cho các nhà báo và cơ quan báo chí nâng cao chất lượng viết điều tra nói riêng và tác nghiệp báo chí nói chung
7 Kết cầu của đề tài
Trang 20Chương 1
LY LUAN CHUNG VE BAO CHI DIEU TRA
1.1 Điều tra báo chí và thể loại tác phẩm báo chí điều tra
Để nắm được bản chất của báo chí điều tra, ta cần phải hiểu được một
số khái niệm công cụ như: điều tra, phương pháp điều tra trong tác nghiệp
của nhà báo, điều tra xã hội học, điễu tra hình sự Các khái niệm như thể loại
tác phẩm báo chí điều tra, phóng sự điễu tra cũng cần được làm rõ
1.1.1 Điều tra - một phương pháp nghiệp vụ báo chí nhằm truy tìm sự thật để viết báo
Theo từ Đại £ừ điển Tiếng Việt, điều tra là tìm hiểu, xét hỏi để biết rõ sự
thật) Điều tra là đặt ra vấn đề, đặt ra câu hỏi, khám phá sự vật hiện tượng
và đi tìm lời giải đáp Có thể nói, xét đến cùng bất kỳ hoạt động có mục đích nào của con người đều trải qua quá trình điều tra, xem xét, đánh giá, rút kinh
nghiệm nhằm đạt được sự hoản thiện nhất định Với nghĩa rộng đó, điều tra là
quá trình tự nhận thức của con người trong tất cả các hoạt động nhằm phản ánh, tìm tòi, đánh giá sự vật hiện tượng để đưa ra một tri thức, khái niệm,
phương pháp phù hợp với hoạt động thực tiễn
Điều tra xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như điều tra xã
hội học, điều tra hình sự
Điều tra xã hội học hay còn gọi là nghiên cứu xã hội học là việc thu
thập, xử lý, tổng hợp, khái quát các thông tin, các tài liệu thực tế với sự đảm
bảo về tính đại diện và độ tin cậy trên cơ sở phù hợp với mục tiêu, đề tài
nghiên cứu Điều tra xã hội học là bộ phận không thê thiếu của quá trình nhận
thức xã hội học Nó giúp cho khả năng nhận thức các quá trình, các hiện
tượng xã hội đảm bảo sự đây đủ và đúng đắn Điều tra xã hội học được thực
hiện qua các phương pháp kỹ thuật của xã hội học như: Phương pháp phân
tích tài liệu, quan sát, phỏng vấn, thực nghiệm Thông tin thu được trong
Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nxb Văn hóa - Thông tin, HN 1999, tr.638
Trang 21điều tra xã hội học có đặc tính thực nghiệm, đại diện, tong thể, gắn liền với
tập hợp các cá nhân hay tập hợp sự kiện, không gắn với cá nhân riêng biệt Điều tra hình sự là môn khoa học pháp lý có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng Trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, điều tra
hình sự có nhiệm vụ tiến hành thu thập chứng cứ xác định tội phạm và người
thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án Điều tra
hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự Điều tra hình sự chỉ bắt đầu khi có dấu hiệu cấu thành tội phạm và phải được Pháp Luật hình sự, Bộ Luật tô
tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định Trong quá trình
điều tra, các cơ quan có thâm quyền tiễn hành áp dụng mọi biện pháp theo
quy định của pháp luật nhằm phát hiện, tổng hợp, nêu giả thiết, thu thập
chứng cứ để chứng minh tội phạm và người phạm tội Trong điều tra hình sự,
các điều tra viên sử dụng các phương pháp nghiệp vụ như: quan sát, đo đạc,
thực nghiệm, so sánh, mô hình hóa
Trong hoạt động báo chí, điều tra thường được xem xét ở 2 bình diện
cơ bản: Hoạt động điều tra (thao tác nghiệp vụ) theo nghĩa rộng và thể loại diéu tra theo nghĩa hẹp
- Hoạt động điều tra trong tác nghiệp báo chỉ
Trong báo chí, hoạt động điều tra của nhà báo là thao tác nghiệp vụ thường xuyên, liên tục trong quá trình đi tìm dữ liệu, chứng cứ để minh chứng
hoặc bác bỏ một luận điểm nào đó
Nhiệm vụ của báo chí dù ở thể loại nào, tùy vào mức độ và thời điểm thông tin đều phải trả lời các câu hoi chi chét: What?(Cdi gi) Who?(Ai)
Where?(ở đâu) When?(Khi nào) Why?(Tại sao) How?(Như thế nào) Bản
thân việc đi thu thập chứng cứ, dữ liệu, bằng chứng để trả lời các câu hỏi
nêu trên chính là quá trình điều tra Thông tin thu thập được từ phương pháp
điều tra có thể xuất hiện trong bat cứ thể loại nào, dù là tin, bài phản ánh hay
Trang 22Nguyên tắc của báo chí là phải chân thật, khách quan Một tác phẩm báo chí dù hay đến mấy cũng phải đảm bảo tính khoa học, tức là phải viết
bằng thông tin, sự kiện đã được điều tra, kiếm chứng Có thể nói, sứ mệnh của nhà báo là đi tìm sự thật, thông tin bằng sự thật Do vậy, điều tra được khang
định là thao tác nghiệp vụ không thể thiếu trong hoạt động thu thập thông tin
của nhà báo nhằm truy tìm sự thật |
Bat kỳ một sự kiện nào nảy sinh trong thực tiễn, trách nhiệm của nhà
báo là ngay lập tức phải vào cuộc điều tra, nghiên cứu, tìm nguyên nhân, kiêm
tra chứng cứ sau đó mới được công bố thông tin Trong thế giới “bội thực”
thông tin như hiện nay, vai trò của của nhà báo trong việc điều tra, cung cấp
những thông tin sự thật, đúng bản chất càng trở nên quan trọng, nặng nề hơn
Bên cạnh trách nhiệm đối với công chúng, nhà báo phải chịu trách nhiệm về
pháp luật và đạo đức Luật Báo chí hiện nay quy định báo chí phải: hông tin
trung thực về mọi mặt của tình hình đát nước và thế giới Không được đưa tín sai sự thật, xuyên tac, vu khống nhằm xúc phạm danh đự của tô chức, danh dự, nhân phẩm của công đán Trong Quy định về đạo đức báo chí Việt Nam cũng ghi rõ, nhà báo phải: hành nghé trung thực khách quan, tôn trọng sự thật |
Hoạt động điều tra báo chí gan liền với các phương pháp thu thập và xử
lý thông tin của nhà báo như: nghiên cứu tư liệu văn bản, quan sát, phỏng vấn Các phương pháp cơ bản này được ví như chìa khóa giúp nhà báo mở cánh cửa thông tin và truy tìm sự thật Nhà báo phải nắm vững ưu điểm và hạn chế của mỗi phương pháp để kết hợp một cách khéo léo, phù hợp với từng tình huống cụ thể Phương pháp nghiên cứu tư liệu văn bản cung cấp
những thông tin “giấy trắng mực đen”, có có sở, giá trị pháp lý Phương pháp
quan sát giúp nhà báo tiếp cận trực tiếp với sự vật, hiện tượng Thông tin từ quan sát có thể đem lại những dấu hiệu cần thiết để tiến tới thâm định bản
chat của sự kiện Người ta thường nói ăm nghe không bằng một thấy Thông qua nghe, nhìn phóng viên có thể thấy được những dữ liệu thê hiện bản chất
của sự kiện căn cứ vào những dâu hiệu bên ngoài có thê cảm thụ được Thông
Trang 23tin điều tra được qua phương pháp phỏng vấn có tính chất khách quan từ
nguôn tin trực tiếp Đặc điểm này tạo nên giá trị và mức độ tin cậy cao cho thông tin Nếu khai thác một cách khéo léo, phóng viên có thể nắm giữ trong
tay những thông tin độc quyên không có mặt trong các bản báo cáo Phỏng vấn cũng được cho là phương pháp điều tra tỉnh vi vì bên cạnh thông tin nhà báo còn có thể cảm nhận được tình cảm, thái độ, tâm lý của những người tham gia đối thoại qua tín hiệu phi ngôn ngữ như cử chỉ, thái độ, âm sắc giọng nói
Điều tra báo chí khác với điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật Trong điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật, các điều tra viên đưa ra các
giả thiết, chọn lựa giả thiết hợp lý nhất của vụ việc, và chứng minh bằng các
chứng cứ để hình thành cơ sở luận tội Trong điều tra báo chí, các nhà báo
cũng xây dựng các giả thiết xác đáng và chứng minh nhưng mục đích chính của họ là “thu hút sự chú ý của công chúng tới hiện tượng hay nhân vật của bài báo, buộc độc giả hay bạn xem truyền hình phải suy nghĩ về chuyện xảy ra”) Báo
chí điều tra có tính chất định hướng bạn đọc Về thực chất, nhiệm vụ của báo chí
điều tra là đi tìm thông tin để trả lời câu hỏi mà công chúng quan tâm chứ không
phải đi tìm chứng cứ phục vụ các cơ quan chức năng như công an, viện kiểm sát,
tòa án Vì vậy, điều tra báo chí cũng thường bắt đầu do yêu cầu của công chúng thông qua dư luận xã hội, đơn thư tố giác, đơn thư yêu cầu
Theo nhà báo Nguyễn Văn Hải, Phó Văn phòng đại diện báo Tuổi trẻ tại Hà Nội, báo chí giữ một vị trí quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng chống tham những Báo chí vừa là kênh tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống tham những, cảnh báo, phòng ngừa tham nhũng: đồng thời báo chí cũng là kênh giám sát, phát hiện và đấu tranh với các biểu hiện, các vụ
việc tiêu cực, tham nhũng, giám sát việc xử lý và đấu tranh phòng chống tham
những của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong xã hội Điều tra phòng chống tham những của báo chí và điều tra phòng chống tham những của cơ
quan công an có khi song hành hỗ trợ lẫn nhau, có khi lại độc lập (báo chí
Trang 24
điêu tra trước - công an vào cuộc sau hoặc có khi công an kết luận rôi - báo chí điều tra phát hiện tiếp sai phạm) Có thể so sánh sự khác biệt giữa điều tra
của báo chí và điều tra của công an theo bảng dưới đây: Tiêu chí so sánh Điêu tra của báo chí Điều tra của cơ quan công an Chủ thể thực hiện diéu tra Điều tra từ phát hiện của phóng viên, cộng tác viên, của cơ quan báo; tiếp
nhận thông tin từ đơn thư, phản ánh của bạn đọc; từ
nội dung làm việc của cơ quan chức năng (kiêm
toán, thanh tra, kiểm tra Đảng, Ban nội chính, công an, kiểm sát, tòa án,
tư pháp ) Nói chung nguôn rộng hơn so với cơ quan điều tra
Điều tra từ trinh sát nội bộ
của công an; từ nguồn tin tố giác tội phạm (trong đó báo
chí được xem là một nguồn
tin tố giác tội phạm); từ kiến nghị của cơ quan chức năng
(kiểm toán, thanh tra, kiểm
tra Đảng, nội chính, công an, kiêm sát, tòa án ) Quyên hạn/ được phép làm gì trong quá trình điểu tra? Quá trình điều tra được phép quan sát, tiếp xúc đối tượng, phỏng vấn, yêu cầu cơ quan chức năng
cung cấp tài liệu, tự thu
thập các tài liệu chứng
r
cư
Quá trình điều tra được phép
tô chức theo dõi, tiếp
xúc/mời/triệu tập đối tượng
(tùy mức độ hợp tác và tùy giai đoạn điều tra), được thâm vấn, yêu cầu cơ quan chức năng cung cấp tài liệu (bao gồm cả cơ quan báo chí, trừ việc yêu cầu tiết lộ nguồn
tin), tự thu thập tải liệu
chứng cứ Tuy nhiên, quá
Trang 25
trình điêu tra chỊu sự giám sát của Viện kiêm sát, luật sư Báo chí ít bị việc giãm sat nay Bién phap nghiép vu duoc phép sw dung Được phép sử dụng một số biện pháp nghiệp vụ:
sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình đặc biệt (có giấy
phép của cơ quan chức năng), được sử dụng tiền,
tài liệu (được sự đồng ý
của Ban biên tập cơ quan
báo chí từ trước) để tiếp
cận đối tượng, được phép nhập vai dé tiếp cận bản
chất sự việc (với điều
kiện không vượt giới hạn
sang mức vi phạm pháp luật), không được phép
gài bẫy đối tượng
Được sử dụng nhiêu biện
pháp nghiệp vụ theo quy định của ngành công an (ghi
âm, ghi hình, giám sát đặc
biét), sử dụng tiền, tài liệu để
tiếp cận đối tượng, được
nhập vai (giới hạn rộng hơn
so với báo chí, ví dụ trinh sát
Vào vai người mua ma tủy hiện đang vận dụng khá phổ biến), được phép gài bẫy
(môi bẫy) đối tượng (tuy
nhiên theo từng trường hợp cụ thê chứ không dùng phổ biến) Chứng cứ Chứng cứ của báo chí là tài liệu giấy tờ, âm thanh, hình ảnh, clip nhằm chứng minh nội dung bài điều tra là đúng đắn, | những con người, những vân đê nêu trong bài điêu
tra là xác thực Chứng cử của công an là tài
liệu giấy tờ, âm thanh, hình
ảnh, clip được thu thập
một cách hợp pháp (theo Bộ
luật Tố tụng hình sự và theo
các quy định về tô chức cơ |
quan diéu tra hinh Sự), có thể
chuyển hóa thành chứng cứ
trước tòa đê buộc tội đôi
Trang 26tượng Kiểm chứng thông tin Báo chí thực hiện theo quy trình kiểm chứng
thông tin của báo chí và
Ban biên tập của toà soạn
báo phải chịu trách nhiệm về thông tin đăng tải
Làm theo quy trình t6 tung
rất chặt chẽ, đưới sự giám sát của Viện kiểm sát, luật sư và
giai đoạn sau là tòa án (thâm phán, các hội thâm nhân dân trong hội đồng xét xử Sử dụng kết quả diéu tra như thé nao?
Két qua diéu tra được đăng tải công khai trên báo (một phần hoặc toàn bộ) Sau cùng thường là cơ quan chức năng vào
cuộc, kiểm tra, xử lý hành chính/hình sự người liên quan đến sai phạm hoặc người/tỗ chức sai phạm tự đứng ra nhận trách nhiệm và xử lý cán bộ
Kết quả điều tra được chuyên
đến Viện kiểm sát để lập cáo
trạng truy tố (có thể được công khai ngay hay không
tùy nội dung sự vụ) Viện
kiểm sát sau khi ra cáo trạng
sẽ chuyển tòa án để xét xử,
sẽ có người bị xử ly hình
sự/hành chính
Nguôn: Nguyễn Văn Hải, báo Tuổi Trẻ, Tham luận Toạ đàm “Phối hợp giữa báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật trong điều tra phòng chống tham những, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tháng 10/2014)
Với tư cách là phương pháp nghiệp vụ báo chí nhằm truy tìm sự thật, điều tra báo chí thường bắt đầu từ phát hiện của phóng viên, cộng tác viên,
của cơ quan báo, hoặc thông tin từ đơn thư bạn đọc, phản ánh của bạn đọc; từ
nội dung làm việc của cơ quan chức năng Trong khuôn khô áp dụng của Luật báo chí, khi thực hiện điều tra báo chí, nhà báo được quyền quan sát, tiếp xúc đôi tượng, phỏng vẫn, yêu câu cơ quan chức năng cung cập tài liệu, tự thu
thập các tài liệu chứng cứ , được phép sự dụng các biện pháp nghiệp vụ báo
Trang 27chí, quy trình kiểm chứng thông tin của báo chí để tiến hành điều tra Kết quả
điều tra được đăng tải (một phần hoặc toàn bộ) công khai trên các sản phẩm
báo chí Ban biên tập của toà soạn báo và người đứng đầu cơ quan báo chí
phải chịu trách nhiệm về thông tin điều tra đã đăng tải
Khi làm điều tra báo chí, nhà báo việc phối hợp sử dụng các phương pháp điều tra khác một cách hợp lý có thể đem lại những hieu qủa nhất định, chang hạn như nếu có kỹ năng điều tra xã hội học thì việc nghiên cứu thăm dò sẽ thuận lợi hơn Điều tra báo chí và điều tra hình sự có khi song hành, hỗ trợ lẫn nhau, có
khi được tiễn hành độc lập với nhau (báo chí điều tra trước - công an vào cuộc sau; hoặc có khi có kết luận của cơ quan điều tra rồi - báo chí điều tra phát hiện thêm/ tiếp những sai phạm) Thực tế báo chí điều tra phòng chống tham những ở nước ta cho thấy, báo chí là một nguồn thông tin tố giác tội phạm quan trọng cho cơ quan công an (Ví dụ: Nữ nhà báo điều tra Thu Trang, Báo Phụ nữ Tp Hồ Chí Minh bằng nghiệp vụ điều tra báo chí độc lập đã cung cấp thông tin tố giác hàn
vi buôn bán trẻ em của hai phụ nữ đã từng làm bảo mẫu ở chùa Bồ Đề, Quận Long Biên, Hà Nội vào đầu tháng 8/2014)
1.1.2 Thể loại tác phẩm báo chí điều tra
1.1.2.1 Khái niệm thể loại tác phẩm báo chỉ điều tra
Trong giáo trình “Tác phẩm báo chỉ" (Tập 1), tác giả Tạ Ngoc Tan cho rằng: thê loại tác phẩm là một khái niệm chỉ tính qui luật loại hình của tác
phẩm báo chí Thể loại là sự thống nhất có tính qui luật - lặp lại của các yếu tế
nội dung và hình thức trong một loạt tác phẩm báo chí (Ở)
Tác giả Định Văn Hường nêu rõ, “thé loại báo chí là xd ludn, bình luận,
phỏng vấn, ghỉ nhanh, tường thuật, tin, phóng sự, điều tra được sử dụng
phổ biến, rộng rãi trên các loại hình báo chí hiện nay”()
Thể loại báo chí, trong đó có điều tra, là vẫn đề phức tạp nảy sinh nhiều ý
kiến khác nhau Cũng giống như phỏng vấn, bản thân từ “điều tra” vừa có thể
`Tác phẩm báo chỉ” (Tập 1), Tạ Ngoc Tan, Nxb Nxb Giáo dục, HN 1995, tr27
Trang 28tiếp cận như một danh từ vừa có thể tiếp cận như một động từ Mặt khác, khi
quan niệm về điều tra, mỗi tác giả từ các góc nhìn, mục đích, nhiệm vụ của
mình đã đưa ra những ý kiến khác nhau Trong đó, có người nghiêng về kỹ năng, phương pháp điều tra, có người tiếp cận ở góc độ thê loại Ngoài ra, cũng có tác giả đề cập chung cả phương pháp, kỹ năng điều tra và thể loại điều tra Trong mục này nêu ra các quan niệm xem xét điều tra ở góc độ thé
loại là chủ yếu
Tác giả A.A Chertưchơnưi trong cuốn “Các thể loại báo chỉ?” nhẫn
mạnh: ở phương Tây, điều tra báo chí chỉ rõ một thê loại xác định của các ấn phẩm báo chí Theo tác giả, “thật khó nhầm lẫn một bài điều tra báo chí thực sự với bất kỳ một thể loại nào khác” Tính chất đặc biệt, độc đáo của điều tra báo chí được quyết định bởi tác động của đối tượng, mục đích, phương pháp
điều tra và những đặc điểm của sự trình bày các tài liệu đã thu thập được (9 Nha báo Hữu Thọ trong cuốn Tác phẩm báo chí (tập 2) cho rằng: Thể
loại điều tra xuất hiện với nhiệm vụ chủ yếu là đi sâu vào trả lời câu hỏi tại sao, bằng cách lục tìm dấu vết sự kiện, con số với bút pháp phân tích khoa học, lập luận lôgíc”(C”)
Trong cuốn 7Để loại báo chí, tác giả Trần Quang quan niệm: “Điều tra
là một thể loại chính luận báo chí phản ánh tương đối đầy đủ quá trình liên kết
nhiều sự kiện có quan hệ nhân quả theo một chủ đề mà trong đó các dữ kiện
được sắp xếp một cách lôgíc nhằm làm rõ sự thật của vấn đề mà công chúng
đang quan tâm”(?) |
Khi ban vé thé loai diéu tra trén bao mạng điện tử, tác giả Đức Dũng viết: “Với tư cách là một thể loại trong nhóm các thê loại thông tan bao chi,
tác phẩm điều tra có mục đích thông qua trình bày sự that dé giải thích và giải
Cac thé logi bdo chi, A.A Chertuchonui, Nxb Thông tân, HN 2004, tr.290
'`Tác phẩm báo chí(Tập 2),PGS TS Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Nxb Lý luận Chính trị, HN 2006, tr.237 Thể loại báo chí, Nhiều tác giả, Nxb ĐH QG TP HCM, HN 2005, tr.89
Trang 29đáp những vấn đề, câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra , góp phần vào giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống, thúc đây cuộc sống phát triển”()
Trong cuốn Nghẻ nghiệp và công việc của nhà báo, tác giả cho rằng: Điều tra phải phản ánh tương đối đầy đủ quá trình của sự kiện, hay đúng hơn,
quá trình liên kết nhiều sự kiện có quan hệ nhân quả, theo một chủ đề và phải
dẫn dắt sự suy nghĩ của người đọc theo chiều hướng để tới một kết luận nào
đó (®
Nhìn chung, quan niệm của các tác giả về thé loại điều tra đều nhấn mạnh chủ yếu tới sự phân tích, lý giải bản chất, nguyên nhân qua tính chất logic của các dữ kiện trong bài điều tra
Với tư cách là hoạt động, phương pháp tác nghiệp trong nghề báo nói chung, đối tượng của điều tra khá rộng Tuy nhiên xem xét dưới góc độ thể
loại, và thực tế hiện nay, đối tượng của bài điều tra thường là những sự kiện
nóng hỗi, bức xúc, có “sóc tôi”, có mâu thuẫn, có vấn đề đòi hỏi phải điều tra
tìm ra sự thật Những bài điều tra biểu dương, điều tra điển hình tiên tiến như
thời kỳ trước đây thì trong giai đoạn gần đây hầu như không xuất hiện trên báo chí
Mặt khác, hoạt động điều tra của nhà báo là quá trình khó khăn, phức tạp, tốn thời gian Vì vậy trên thực tế, có khi bài điều tra mới chỉ nêu ra vấn
đề, đi tìm dấu vết, chứng cứ và định hướng cho bạn đọc có cái nhìn đúng đắn về chiều hướng phát triển hoặc kết quả của sự việc Trong cuốn Báo chí điểu
fra, tác giả A.A Chertưchơnưi cũng dẫn ra quan điểm của một nhà báo Mỹ
làm việc trong một tòa soạn nỗi tiếng nhất ở Mỹ chuyên hoạt động điều tra
cho rằng, mục tiêu của báo chí điều tra chủ yếu là ở chỗ: tìm tới các sự kiện
nằm sâu dưới bề mặt nhằm giúp bạn đọc hiểu được rằng điều gì đang xảy ra trong thế giới ngày càng phức tạp của chúng ta?(”)
"Sang tao tac phẩm báo mạng điện tử, TS Nguyễn Thị Trường Giang (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, HN 2014, r.297
'*Nghẻ nghiệp và công việc của nhà báo, Hội Nhà báo VN, HN 1992, tr.235
Trang 30Từ những phân tích trên, có thể tổng kết quan niệm về thể loại tác phẩm báo chí điều tra như sau:
Điều tra là thể loại tác phẩm báo chí phản ánh những sự việc, hiện tượng, con người trong “hoàn cảnh có van dé”, những thông tin có nhiéu udn
khúc, nhiều mâu thudn, thường không có sẵn lời giải đáp từ các cơ quan công quyên hoặc cơ quan chuyên môn, qua sự phân tích, lý giải, lần tìm chứng cứ làm sáng tỏ nguyên nhân, kết quả hoặc chiếu hướng phát triển của sự việc,
hiện tượng và con người đó
Vậy phóng sự và điều tra khác nhau ở điểm nào? Phóng sự chủ yếu trả lời câu hỏi #ow? (Như thế nào), còn điều tra đi lần tìm chứng cứ trả lời câu hỏi Why?(Tại sao) Tuy nhiên có một số bài, mặc dù mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng trả lời cả hai câu hỏi #ow? Wjy? Có lẽ vì thế khi bàn đến điểu
tra các nhà nghiên cứu thường nhắc tới phóng sự điêu tra Theo nhà báo Hữu
Thọ, điều tra nghiêng về nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn qua sự
kiện; còn phóng sự điểu tra nghiêng về nghiên cứu, đánh giá thực tiễn qua
miêu tả sự kiện (!') Tuy nhiên sự nhận biết này cũng khó phân định rõ ràng
Ban biên soạn The Missouri Group trong cuỗn Nhà báo hiện đại, sử
dụng thuật ngữ phóng sự điễu tra và cho rằng: phóng sự điều tra chính là
khuấy động tình trạng hiện hành, là đò dẫm vào những góc tối, đặt những câu hoi thang thừng về những vấn đề nhạy cảm, gây nhiều tranh cãi Phóng sự
điều tra là loại tường thuật tốn tiền, tốn thời gian ("”) Trên báo chí hiện nay,
bên cạnh các bài điều tra, một số tác phẩm cũng được đăng tải với tên gọi: phóng sự điều tra
Nhóm tác giả Khoa Phát thanh - truyền hình, Phân viện Báo chí và
Tuyên truyền, trong cuốn Phóng sự báo chí xuất bản năm 2005 khẳng định:
“Phóng sự điều tra là là những tác phẩm báo chí kết hợp được ưu thế của hai _
thể loại Phóng sự và Điều tra Sự tuân thủ này thường tuân thủ theo nguyên tắc
'°Tác phẩm báo chí(Tập 2),PGS TS Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Nxb Lý luận Chính trị, HN 2006, tr.236
Nhà báo hiện đại, The Missouri Group, Nxb Trẻ, HN 2007, tr.395,
Trang 31sau: tính chất của phóng sự được thể hiện qua hình thức của tác phẩm ( ), còn tính chất điều tra được thể hiện chủ yếu qua nội dung, trong việc huy động chỉ
tiết, số liệu, đữ kiện nhằm làm sang td cai logic bên trong thé hién ban chat su
that ma tac phẩm đề cập téi.”!* Do dé, cé thé thay cốt lõi nội dung và quy trình sáo tạo tác phẩm báo chí của điều tra và phóng sự điều tra chỉ là tương tự như
nhau, điểm khác biệt cơ bản nằm ở hình thức thể hiện tác phẩm mà thôi
Vai trò, vị trí của thể loại điểu tra trong hệ thống thể loại tác phẩm báo chí
Điều tra là thể loại kén đề tài, không xuất hiện thường xuyên như tin tức nhưng nó được xem là thé loại “trọng pháo” của báo chí Bên cạnh các thê
loại khác, điều tra có vi tri quan trọng, thể hiện tính chiến đấu, khả năng tìm
tòi, khám phá; khẳng định sy rín, đẳng cấp của người làm báo và tờ báo
Trong cuốn Njà báo hiện đại, các tác giả cho rằng: Phóng sự điều tra
được xem là “thể loại tột đỉnh” của nghề báo và phóng viên viết điều tra thường được cho là “những tay kỳ cựu trong lĩnh vực tường thuật chuyên
ngành, dày dạn qua tháng năm và kinh nghiệm thực tế” ('?
Có người ví báo chí điều tra như là “búa tạ”, “đại bác” thể hiện và
thúc đây tính chiến đấu của tờ báo Điều tra có sức hút lớn, gây được sự quan
tâm, chú ý nhiều nhất của độc giả Nhiều tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh
Niên, Lao Động, Pháp luật TP HCM, Tiền Phong, Dân Trí đã khắng định
được uy tín, đẳng cấp riêng của mình nhờ những loạt phóng sự điều tra đầy uy lực Do vậy, trên các tờ báo, bài điều tra, phóng sự điều tra thường được đặt ở
vị trí quan trọng, là “bài đỉnh” trong tổng thể tờ báo, được đầu tư một điện tích xứng đáng và được chăm chút về mặt kỹ thuật trình bày (tít, chappeau, hình ảnh ) Nhiều tờ báo lớn hiện nay đều mở các cuộc thi phóng sự, phóng
sự điều tra để “mời gọi” các cây viết giỏi về báo mình và để thu hút bạn đọc
Nhiều bài điều tra, phóng sự điều tra đã tạo nên tên tuổi của nhà báo, sự mên mộ của bạn đọc đôi với tác giả cũng như cơ quan báo chí Có lẽ vì thê,
'# Nguyễn Thị Thoa, Đức Dũng (chủ biên), Nguyễn Ngọc Oanh, Lê Thị Kim Thanh (2005), Phóng sự báo
chí, Nxb Lý luận chính trị, hà Nội, tr 103
Trang 32nhiều cơ quan báo chí rất quan tâm và tạo điều kiện cho phóng viên thực hiện các loạt bài điều tra, phóng sự điều tra Nhiều phóng viên, nhất là phóng viên trẻ mới vào nghề cũng muốn thử sức, trải nghiệm và đầu tư rất nhiều tâm sức
cho thể loại này
Có thể nói, trong điều tra chúng ta tìm thấy phẩm chất của tin, của
phóng sự, của phỏng vấn, của bình luận Điều tra là thể loại đa năng Sự đa
năng đó đã đặt ra yêu cầu đối với người làm điều tra buộc họ cũng phải là một
| phóng viên đa năng Trong hoạt động thu thập và xử lý thông tin làm điều
tra, sự đa năng đó thê hiện ở việc nhà báo phải „hanh nhạy như người làm tin,
sắc sảo như người làm bình luận, kéo léo như người làm phỏng vấn, nhập
cuộc Và trải nghiệm như người làm phóng sự
Điều tra, phóng sự điều tra có sức cám dễ bạn đọc, những người luôn
khao khát được thoả mãn được tìm hiểu các sự việc, hiện tượng xã hội, nhưng
lại luôn đặt ra những thách thức đối với người viết thể loại này Với nhiều nhà
báo, thể loại điều tra là một trong những thể loại phức tạp nhất trong công
việc làm báo bởi mỗi từ viết ra đều có thê được khẳng định bằng tài liệu: phải
xúc lên hàng ngàn tấn “quặng” mà cũng không biết liệu có tìm được mẫu kim cương nào không” (”°)
1.1.2.1 Đặc điểm của thể loại điễu tra
Đặc điểm của thể loại điều tra được quyết định bởi đối tượng, mục
đích, phương pháp điều tra và sự trình bày các tài liệu đã thu thập được
- Bài điều tra đề cập tới những “hoàn cảnh có vấn đề”, có mâu thuân
cần giải quyết
Tính chất “cấp bách” của đối tượng phản ánh trong điều tra khu biệt nó với các thê loại khác như tin, bài thông tắn, phỏng vấn, bình luận Bài điều
tra phản ánh những sự việc, hiện tượng, con người trong “hoàn cảnh có vấn đê”, có mâu thuần cân giải quyêt Đây là đặc điểm nỗi bật nhât của bài điêu
*®°Nghiệp vụ báo chí, lý luận và thực tiễn, V.V.Vôrôsilốp, Nxb Thông tắn, HN 2004, tr.192
Trang 33tra và cũng là vẫn đề được nhiều nhà báo đề cập khi nghiên cứu và sáng tạo
thể loại này
Khi phân loại, so sánh các thể loại báo chí tác giả A.A Chertưchơnưi cho rằng: Đối tượng điều tra báo chí thường là hiện tượng tiêu cực “bức xúc”,
những “trường hợp không bình thường” ỨŒ})
Trong Báo chí điều tra, một lần nữa tác giả lại làm rõ: đối tượng điều tra báo chí trước hết là các loại tội phạm, các vụ tai nạn, xung đột khác nhau,
các bí mật mà có ai đó tìm cách giấu giếm công chúng Từ xác định đó, tác giả chia đối tượng của điều tra có thể thuộc một trong 3 nhóm sau:
+ Những vụ việc chưa được khám phá, những tai nạn khó hiểu, những
tội ác khét tiếng mà tội phạm chưa bị bắt và không ai có thể trả lời câu hỏi:
Tại sao? Như thế nào?
+ Những vụ án đã được khám phá nhưng vẫn gây mối nghi ngờ nhất
định đối với nhà báo
+ Những vụ án chưa được khám phá và chưa được điều tra
Như vậy, “hoàn cảnh có vấn đề” là hoàn cảnh bất thường, xuất hiện nhiều câu hỏi, nhiều nghi vấn cần được xác minh, giải đáp Khi nghiên cứu
nội dung tác phẩm điều tra, tác giả Đức Dũng cũng chỉ ra rằng: đối tượng
phản ánh của điều tra là những sự thật chứa đựng mâu thuẫn đang cần có câu
trả lời hoặc đã có nhiều cách giải đáp khác nhau nhưng chưa có một cách đúng đăn nhất Và tác phẩm điều tra phải làm rõ những thông tin còn chứa
nhiều uân khúc, nhiều mâu thuẫn, thường không có sẵn lời giải đáp từ các cơ
quan công quyền hoặc các cơ quan chuyên môn (?)
Điểm lại những tác phẩm điều tra trên báo chí hiện nay, tính chất cấp
bách và đối tượng phản ánh “có vấn đề” của thể loại này được thê hiện khá rõ
ràng ngay từ đầu đề tác phẩm, ví dụ:
Các thể loại báo chí, A.A Chertuchonui, Nxb Thông tấn, HN 2004, tr.290
Trang 34- Nao vét sông Thị Vải - sự mờ đm kinh tởm (Thanh Niên 22- 24/4/2013)
- Nhức nhối nạn đóng “hụi chết” cho cảnh sát giao thông trên Quốc lộ 20 (Pháp luật TP HCM 10-14/12/2012)
- Cảnh sát trật tự cơ động làm luật (Thanh Niên 17-19/12/2012)
- Thực hư về những bất thường tại một trung tâm cai nghiện (Pháp luật
TP HCM I-2/2/2012) -
- Vạch trần mánh khóe đinh tặc (Tuôi Trẻ 12/11/2011)
- Kinh hoàng heo siêu nạc (Thanh Niên 27-29/2/2012)
- - Bài báo điều tra có giá trị thời Sự và ý nghĩa xã hội cao bởi nó phơi bày
sự thật nhăm đảm bảo tính chất minh bạch, công bằng, dân chủ trong xã hội Có lẽ vì thế, báo chí, trong đó có báo chí điều tra, được vinh danh là một trong những lực lượng tham gia giám sát, phản biện xã hội, đâu tranh phòng, chống tiêu cực trong xã hội khá hiệu quả Thực tế đã chứng minh, trong sé
cac vụ việc tiêu cực bị cơ quan pháp luật xử lý có những vụ việc đo báo chí
phát hiện và cảnh báo _
Qua các bài điều tra, nhiều hành vi phạm pháp được công khai hóa, giúp cho việc xử lý của các cơ quan chức năng nghiêm khắc, khách quan, công bằng hơn Hàng loạt các bài điều tra nóng bỏng về tệ nạn mại dâm, ma
túy, mãi lộ, lừa đảo, ô nhiễm môi trường, đền bù đất đai, làm bằng cấp giả,
buôn bán trẻ em đã được các nhà báo phát hiện và phơi bày tạo được sự
quan tâm, ủng hộ trong dư luận quần chúng nhân dân
Có thể nói, xuất phát từ “hoàn cảnh có van dé” được phat hién va vach trần đó, báo chí điều tra tiềm ẩn sức mạnh to lớn có thể tạo nên sự tác động
mạnh mẽ đến đời sống xã hội
- Điều tra gắn liền với phân tích sự kiện, truy tìm chứng cứ hướng tới
mot kết luận hoặc chiều hướng phát triển của kiện, van dé
Mục dich của điều tra là tìm minh chứng, lý giải nguyên nhân để cuối cùng dân đên kêt luận sự việc Tuy nhiên như đã trình bày, đôi tượng “có vân
Trang 35dé” ma bai điều tra hướng tới thường phức tạp hoặc được che đậy, giấu giếm
Do vậy, để đạt được mục đích, trả lời câu hỏi mà bạn đọc quan tâm nhà báo
thực hiện điều tra phải xác định cho được gốc rễ, nguyên nhân, làm rõ những động lực ấn kín Câu hỏi chủ yếu mà nhà báo điều tra đưa ra là : Tại sao? Và một câu hỏi nữa cũng quan trọng không kém là: Như thế nào?
Nếu phóng sự chỉ ra sự việc thì điều tra là chứng minh sự việc đó
Trong bài điều tra sử dụng các /uận cứ, luận chứng để chứng minh luận điểm
Luận điểm là những khía cạnh nội dung trực tiếp cấu thành chủ đề bài điều
tra Luận điểm thường ngắn gọn, cô đúc, có sức khái quát cao chứa những nhận định, giả thiết, đánh giá, quan niệm Luận điểm được chứng minh bằng các luận cứ Trong điều tra, /„ận cứ là những số liệu, bằng chứng, chỉ tiết Cụ thể, xác thực có giá trị nhằm chứng minh các luận điểm nêu ra Luận chứng là sự tô chức, kết nối, triển khai các luận cứ và luận điểm trong bài điều tra nhằm dẫn dắt người đọc đến với các luận điểm một cách rõ ràng, rành mạch Luận chứng trong bài điều tra thể hiện qua những lập luận chặt chẽ, xác đáng
Các phương pháp logic thường được sử dụng trong bài điều tra là
chứng minh và bác bỏ Đây được cho là những khâu quan trọng nhất trong việc xác định tính xác thực của các kết luận trong quá trình điều tra Chứng mỉnh
là sự xét đoán lôgic trong đó khẳng định hoặc bác bỏ sự việc, vấn đề thông qua các luận điểm đã được kiểm chứng trong thực tế Bác bỏ là một hành động lôgic
khi vạch ra tính giả dối hoặc không xác thực của các luận điểm
Nói đến điều tra là nói đến sự phân tích, lý giải, tìm kiếm nguyên nhân,
bản chất, xu hướng phát triển của sự kiện, vấn đề thời sự Điều tra không chỉ mô tả sự kiện mà còn làm sáng tỏ sự kiện qua hệ thống minh chứng đầy đủ, cụ thé
và chỉ tiết Do vậy, yếu tố quan trọng làm cho điều tra tồn tại và neo đậu được trong lòng độc giả là hệ thống các chứng cứ, chỉ tiết xác thực, hấp dẫn
Chứng cứ là một yếu tố sống còn trong điều tra Do vậy, để làm nên
Trang 36làm công việc đãi cát tìm vàng, một việc vất vả, công phu và không phải lúc
nào cũng gặp may mắn |
Điều tra chỉ xuất hiện trên báo chí khi phải cần đên chứng cứ để làm
sáng tỏ một sự kiện, van đề quan trọng Bài điều tra phải tập hợp được những chứng cứ, số liệu, chỉ tiết cụ thể, xác đáng không thê chối cãi Do vậy, ở một số báo, quy trình thâm định, triển khai các bài điều tra hết sức nghiêm cần Có những
loạt bài điều tra không chỉ có phóng viên thực hiện mà có cả sự vào cuộc của Ban biên tập (Trưởng Phó ban) Phóng viên phải báo cáo với người có trách nhiệm quá trình thu thập thông tin, chứng cứ liên quan đến đề tài điều tra Sau khi Trưởng,
Phó ban trực tiếp kiểm tra, thâm định bước đầu nội dung, chứng cứ, nếu thấy đầy
đủ sẽ cho triển khai viết bài Nếu chứng cứ chưa chặt chẽ, thuyết phục phóng viên thực hiện sẽ phải tiếp tục tác tác nghiệp, bỗ sung chứng cứ đây đủ mới được tiễn
hành viết bài Với những dé tai điều tra nhạy cảm, quan trọng, báo-sẽ thành lập nhóm phản biện đề tài nhằm kiểm tra chứng cứ, xem xét những sơ hở hoặc “lễ
hồng” trong hệ thống các chứng cứ để chỉnh sửa, bố sung Tổng Biên tập sẽ là người thầm định cuối cùng và quyết định xem đăng hay không đăng `
Một bài điều tra điều tra tốt trước hết phải có chủ đề rõ ràng Nếu xem chủ
đề bài điều tra là một câu hỏi cần phải trả lời thì nhiệm vụ của nhà báo là đi tìm tài liệu, nhân chứng, dấu vết để xâu chuỗi, phân tích và trả lời một cách chân
thực, thuyết phục câu hỏi đó Khác với phóng sự, điều tra không nặng về miêu tả
mà thiên về cắt nghĩa, giải thích để định hướng bạn đọc qua câu trả lời Câu trả
lời chính xác, thuyết phục sẽ tạo ra hiệu quả xã hội rộng lớn của bài điều tra
Bên cạnh đó, thái độ của tác giả trong bài điều tra phải rõ ràng, dứt khốt khơng nên có ý kiến lập lờ gây nhiều cách hiểu khác nhau Trong thực
tế, không phải mọi vấn đề đặt ra đều được trả lời đúng nhưng trách nhiệm của
nhà báo trong điều tra chí ít cũng phải có phương hướng trả lời rõ
- Đặc điểm về hình thức bài điều tra
Trang 37điều tra chỉ dài trên đưới 1000 từ nhưng có khi phải đăng tới vài kỳ trên báo
Thường thì những sự việc An chứa những mâu thuẫn, những sự việc được che
đậy một lớp vỏ giá mạo bên ngoài hoặc được giấu kín mới là đối tượng đích đáng của bài điều tra Bản thân các sự kiện cũng phát sinh, phát triển đến một
diễn tiến nhất định nào đó thì bản chất mới lộ rõ Điều tra sự thật do vậy là
một hành trình gian nan, phức tạp, tốn nhiều thời gian, tiền của, công sức Có
những bài điều tra thực hiện hàng vài tháng, thậm chí cả năm trời mới có kết
quả Vì vậy, trên báo chí hiện nay thường xuất hiện những loạt bài điều tra
hay còn gọi là điều tra dài kỳ Ví dụ bài Nạo vét sông Thị Vải - sự mờ ấm kinh
tom dang 3 ky trén bao Thanh Niên từ ngày 22, 23, 24/4/2013; Nhức nhối nạn đóng “hụi chết” cho cảnh sát giao thông trên Quốc lộ 20 đăng 5 kỳ trên báo
Pháp luật TP HCM từ 10, 11,12,13,14/12/2012); Kinh hoàng heo siêu
nạcđăng 3 kỳ trên Thanh Niên từ 27, 28.29/2/2012
Do nhiệm vụ quan trọng của điều tra là phải hướng tới một kết luận rõ
ràng, dứt khoát nên bố cục của bài điều tra phải thực sự chặt chẽ, mạch lạc,
khoa học Phương pháp thẻ hiện nỗi bật trong bài điều tra là trình bày và phân
tích sự kiện Mỗi chứng cứ, luận cứ nêu ra phải được tính toán, bố trí một
cách hợp lý, lôgic nhằm làm sáng tỏ vấn đề Khi thể hiện bài điều tra không
có chỗ cho cảm xúc lãng mạn, ngẫu hứng Cấu trúc bài điều tra phố biến nhất
là: Nêu vấn đề - trình bày - phân tích - kết luận vấn đề Sự kiện phải được
trình bày rồi mới phân tích và sự phân tích phải dựa trên cơ sở sự kiện đó rồi mới đi sâu vào bản chất các sự kiện và tìm các mối quan hệ giữa các sự kiện
để tìm lời giải Việc tổ chức, sắp xếp các chứng cứ có thể linh hoạt, khéo léo
nhưng mục đích cuối là làm thế nào để bài điều tra mạch lạc, hấp dẫn, thuyết phục và bạn đọc tiếp nhận một cách đễ dàng nhất
Ngôn ngữ trong bài điều tra là ngôn ngữ kết hợp giữa tính chất sự kiện
và chính luận; đảm bảo sự lôgic, chính xác và chặt chẽ trong việc trình bày
vẫn đề Viết điều tra càng nhiều tư liệu, nhiều minh chứng càng tốt, không thể
Trang 38các con số, tư liệu, bạn đọc cần sự phân tích, bình giá sâu sắc, lý giải rõ ràng
sự việc từ góc nhìn đa chiều Bên cạnh đó, để tránh sự khô khan, trong bài
điều tra có thể sử dụng các phương tiện cú pháp làm tăng thêm tính hấp dẫn, sinh động của tác phẩm
Nhiều người cho rằng, điều không thể thiếu trong một số bài điều tra báo chí thường là sự hiện diện của chính tác giả trong số các nhân vật can dự
vào câu chuyện được họ đề cập trong bài viết của mình Sự hiện diện của tác
giả, đặc biệt với tư cách như một nhân chứng đóng vai trò quan trọng làm nên
sức thuyết phục của bài điều tra Mặc dù còn có rắc rối về đạo đức, pháp lý, nhưng các phóng viên khi thực hiện bài điều tra nhất là điều tra về sự việc nhạy cảm, tiêu cực thường sử dụng nghiệp vụ nhập vai Ví dụ phóng viên vào
vai phụ xế để ghi nhận tình trạng “làm luật? của Cảnh sát giao thông: vai
người lái xe ôm và gái quê lên tìm việc để điều tra quá trình bán người vào tụ
điểm mại dâm; vai lái buôn để điều tra tình trạng nhập hàng lậu Trung Quốc
về Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái
Ngôn ngữ tác giả trong bài điều tra vì thế xuất hiện khá đậm đặc Đôi
khi, bạn đọc cần có bằng chứng để biết rằng nhà báo đã đến điều tra tận nơi,
mắt thấy, tai nghe chứ không phải ngồi nhà nghiên cứu báo cáo và tưởng
tượng Ngôn ngữ tác giả trong bài điều tra thể hiện cũng rất linh hoạt: lúc là
người chứng kiến, lúc là người dẫn dắt, kết nối các sự kiện để cuối cùng xâu
chuỗi vấn đề, đi đến kết luận Nhà báo Hữu Thọ tổng kết, một trong các
nguyên nhân tạo nên sức hấp dẫn của bài điều tra là: nhiều bạn đọc không có
Trang 39Tuy nhiên, trong một số bài điều tra, “cái tôi” tác giả có thể xuất hiện
an sau những con số, chỉ tiết và những đánh giá, nhận định về sự kiện đó
1.2 Báo chí điều tra - hoạt động báo chí đặc thù với cốt lõi là điều tra báo chí và thể loại điều tra
Nói đến điêu tra báo chí là nói đến một phương pháp đặc thù của báo chí của nhà báo khi tìm kiếm, kiêm chứng và phơi bày một sự thật Điều tra
cũng được gọi tên với tư cách là một thê loại tác phẩm báo chí thuộc nhóm
thể loại thông tấn, với tên gọi ngắn gọn là £hể loại điều tra Trong giáo trình
này, chúng tôi đề cập đến khái niệm báo chí điểu fra, như một loại hình hoạt
động báo chí, có mục đích, đối tượng, phương thức tác nghiệp đặc thù, trong
đó sử dụng điểu tra báo chí và thể loại điểu tra là phương thức có tính nòng
cốt trong sang tạo báo chí |
1.2.1 Báo chí điều tra: khái niệm, mục đích, đối tượng và các nhóm noi dung
1.2.1.1 Khái niệm báo chí điều ra
Trong một nghiên cứu có tiêu để “Điều tra trong hoạt động báo chí”, tác giả Nguyễn Đức Dũng cho rằng báo chí điều tra là giai đoạn thứ ba trong 3 giai đoạn của báo chí thế giới với mức độ tăng dần vẻ sức tác động vào đời sống xã hội (3 giai đoạn cụ thể là: báo chí thông tin truyền truyền; báo chí điều tra; báo chí giải pháp) “
Trung tâm báo chí điều tra (CIR) có trụ sở tại Mỹ cho rằng: Báo chí điều tra là theo đuổi các câu chuyện bị che dấu về những cá nhân và tổ chức có ảnh hưởng đến cuộc sống cộng đồng “Đây là những câu chuyện khó khan,
khó ráp nối và khó để nói ra Thường phải mất nhiều tháng nghiên cứu và
hàng trăm cuộc phỏng vấn, lần theo những mối dẫn dắt , kiểm tra nguồn tin, ”” Đó là chưa kế những rắc rối và cuôi cùng việt ra được một câu chuyện
pháp lý mà nhà báo và cơ quan báo chí buộc phải đôi mặt, chắng hạn như báo
chí bị kiện trở lại
Nguyễn Đức Dũng (2013), Điều tra trong hoạt động báo chí, Báo cáo tông luận, Đề tài nghiên cứu khoa
Trang 40Mark Lee Hunter va céng su, trong cuén “Story - Based Inquiry: A manual for Investigative Journailists” (Tam dịch: Qui tắc dựa trên câu chuyện có thật dành cho nhà báo điều tra”) cho răng báo chí điều tra là hình
thức làm báo có nhiều điểm khác biệt với báo chí thông thường Trong tài liệu
được công bố bởi UNESCO này đã mô tả bản chất của báo chí điều tra (Investigative Journalism) thông qua so sánh với báo chí nghị trường (Conventional Journalism) như bảng dưới đây: *°
Bảng so sánh báo chí nghị trường và báo chí điều tra Báo chí nghị trường Báo chí điều tra Quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin
- Thông tin được thu thập và đăng tải định kỳ theo từng ngày, từng tháng và từng tuần - Thông tin chỉ được công bố khi đảm bảo tính chặt chẽ và hoàn thiện
- Việc thu thập và tìm kiêm thông tin diễn ra khá nhanh, thường sau khi kết thúc vấn đề thì tác giả không nghiên cứu mở rộng thêm
- Sau khi thông tin được chứng thực và đăng tải thì nhà báo vẫn có thể tiền hành các nghiên cứu mở rộng và chuyên sâu
- Nội dung thường ngắn gọn và dừng lại ở mức cung cấp thông tin tôi thiêu
- Bài viết chứa đựng tôi đa thông tin xoay quanh vấn đè Vi vay tác giả có thê việt dài
- Có thê sử dụng các nguồn tin dé việt bài mà không cân những tài liệu nghiên cứu sâu khác
- Bài viêt cân những tài liệu liên quan đê đôi chiêu hoặc đê phủ nhận nguôn thông tin đã đăng tải
Nguôn
thông -Tính trung thực của nguôn thông