1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tính bình giá trong ngôn ngữ của chuyên mục diễn đàn trên báo điện tử đảng cộng sản việt nam (khảo sát từ tháng 62012 đến tháng 62013)

115 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài

    • 3. Giả thuyết nghiên cứu

    • 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

    • 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

    • 8. Kết cấu của luận văn

  • Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH BÌNH GIÁ TRONG NGÔN NGỮ CỦA CHUYÊN MỤC DIỄN ĐÀN TRÊN

  • BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

  • 1.1. Những khái niệm cơ bản

  • 1.2. Tính bình giá-đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ chuyên mục Diễn đàn trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

  • Chương 2: THỰC TRẠNG THỂ HIỆN TÍNH BÌNH GIÁ

  • TRONG NGÔN NGỮ CỦA CHUYÊN MỤC DIỄN ĐÀN TRÊN

  • BÁO ĐIỆN TỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

  • 2.1. Tính bình giá thể hiện ở tít

  • 2.2. Tính bình giá thể hiện ở sapo

  • 2.3. Tính bình giá thể hiện ở nội dung

  • 2.4. Tính bình giá thể hiện ở phần kết thúc

  • Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍNH BÌNH GIÁ TRONG NGÔN NGỮ CỦA CHUYÊN MỤC DIỄN ĐÀN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ ĐCSVN

  • 3.1. Một số nhận xét về cách thể hiện tính bình giá trong ngôn ngữ của chuyên mục Diễn đàn trên Báo điện tử ĐCSVN

  • 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tính bình giá trong ngôn ngữ chuyên mục Diễn đàn trên Báo điện tử ĐCSVN

    • 3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của tính bình giá trong ngôn ngữ chuyên mục Diễn đàn trên Báo điện tử ĐCSVN nói riêng.

    • 3.2.2 Chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo đội ngũ nhà báo có trình độ sử dụng ngôn ngữ báo chí nói chung và sử dụng hiệu quả ngôn ngữ bình giá nói riêng

    • 3.2.3. Tăng cường sự tương tác, phản hồi của công chúng

    • Song song với việc nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của ngôn ngữ bình giá; chú ý công tác tuyển chọn, đào tạo đội ngũ nhà báo có trình độ sử dụng ngôn ngữ báo chí nói chung và sử dụng hiệu quả ngôn ngữ bình giá nói riêng, thì việc tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía công chúng, độc giả cũng là việc làm vô cùng cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ, chất lượng tác phẩm báo chí. Thực tế, đây cũng là xu hướng tất yếu của báo chí hiện đại đang ngày càng có sự tương tác nhiều chiều và gần gũi hơn với độc giả. Đây cũng là cơ hội để mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí nhận biết được thị hiếu, mong muốn của độc giả, từ đó có hướng điều chỉnh, đổi mới về nội dung và hình thức cho phù hợp, phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu của bạn đọc.

    • Với thế mạnh của loại hình báo mạng điện tử là tương tác phong phú, đa dạng, linh hoạt, nhiều chiều như thông qua số lượt truy cập, trao đổi email, tham gia các chương trình thăm dò ý kiến, bình chọn, phiếu hỏi, phản hồi dưới dạng bài viết, tham gia diễn đàn … đã giúp cơ quan Báo điện tử ĐCSVN tạo được cầu nối gắn bó giữa tòa soạn với độc giả trong và ngoài nước; giữa người đọc với tác giả bài viết. Tòa soạn có thể nhanh chóng nhận được ý kiến bình luận, nhận xét, chia sẻ tình cảm của rất nhiều người về một nội dung thông tin, thậm chí là phản ứng về cách đưa tin của tờ báo. Bởi, công chúng báo mạng điện tử không chỉ đơn thuần tiếp nhận thông tin mà còn góp phần xây dựng nội dung cho cơ quan báo chí một cách dân chủ, cởi mở.

    • Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự tương tác này ở Báo điện tử ĐCSVN còn nhiều hạn chế. Bộ phận kỹ thuật mới chỉ thống kê chung số lượt truy cập của cả tờ báo hoặc mỗi chuyên mục, chưa có sự thống kê cụ thể ở từng bài viết. Ở hình thức thăm dò ý kiến, Báo mới có dạng câu hỏi trắc nghiệm về vấn đề, sự kiện mang tính thời sự, chưa có kết quả trắc nghiệm chuyên biệt về ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ bình giá nói riêng. Việc trưng cầu ý kiến cũng chưa có sự chuyên sâu về sử dụng ngôn ngữ bình giá trong các bài viết thuộc chuyên mục Diễn đàn, do đó chưa có những đóng góp xác đáng, thiết thực, giá trị từ các chuyên gia ngôn ngữ, các nhà báo thành danh. Bởi vậy, những hạn chế này khiến cho việc sử dụng ngôn ngữ bình giá chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn. Đồng thời, khi nhận được ít ý kiến phản hồi cũng đồng nghĩa với việc cơ quan báo chí cũng như mỗi nhà báo chưa có nhiều cơ hội lắng nghe sự góp ý từ công chúng; chưa có cơ hội mở ra những góc nhìn mới về vấn đề, sự kiện cần bình giá; chưa có cơ hội nhận được những kinh nghiệm, vốn kiến thức trong sử dụng ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ bình giá nói riêng.

    • Từ thực trạng trên cho thấy, Báo điện tử ĐCSVN cần tăng cường hơn nữa sự tương tác giữa cơ quan báo chí với công chúng, đặc biệt là là những ý kiến đóng góp, phản hồi cụ thể về hiệu quả sử dụng tính bình giá trong các tác phẩm báo chí thuộc chuyên mục Diễn đàn. Qua đó, mỗi người cầm bút biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình trong thói quen sử dụng ngôn từ, đồng thời, lựa chọn phong cách viết phù hợp với thể loại của tác phẩm, với thị hiếu của công chúng.

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nội dung

Ngày đăng: 24/11/2021, 17:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w