1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng đảng về tư tưởng của đảng cộng sản việt nam

78 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

SHAS VP Le Ob Dot

HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

KHOA: XAY DUNG DANG

—_.- va e -— —-

XÂY DUNG DANG VE TU TUGNG |

Trang 2

| | | Trang MUC LUC PHAN MO DAU 3 NOI DUNG 5

Chương I: Vị trí tâm quan trọng xây dựng Đảng về tư tưởng 5 1.1 Khái niệm, đặc điểm, mối quan hệ xây dựng Đảng về tr tưởng 5 1.1.1 Khái niệm: Tư tưởng, hệ tư tưởng, xây dựng Đảng về tư tưởng 5

1.1.2 Đặc điểm xây dựng Đảng về tư tưởng 6

1.1.3 Mối quan hệ xây dựng Đảng về tư tưởng 8

1.2 Vai trò xây dựng Đảng về tr tuong 12 1.2.1 Vai trò dự báo và định hướng tư tưởng 12- 1.2.2 Xây dựng Đảng về tư tưởng là công tác cơ bản của Đảng ở

mọi thời kỳ cách mạng 14

1.2.3 Xây dựng Đảng về tư tưởng góp phần quan trọng đấu tranh

bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

đường lối quan điểm của Đảng ở mọi thời kỳ cách mạng 15

1.2.4 Xây dựng Đảng về tư tưởng góp phần xây dựng nền văn

hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa 17

Chương II: Nội dung xây dựng Đảng về tư tưởng 19 2.1 Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn 19

2.1.1 Vai trò nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn 19 _ 2.1.2 Thực trạng nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn của ¡Đảng 21 2.1.3 Một số nguyên tắc và giải pháp cần nắm vững 22 2.2 Giáo dục lý luận chính trị trong Đảng 23

2.2.1 Vai trò, tầm quan trọng của công tấc giáo dục lý luận

chính trị trong Đảng 23

2.2.2 Nội dung giáo dục lý luận chính trị, ˆ 26

_x 2.2.3 Yêu cầu, nguyên tắc, phương pháp cần quán triệt 27

2.2.4 Thực trạng và phương hướng _ 3Ó 2.3 Đấu tranh chống các quan điểm, luận điểm sai trái, phân động 41 -

Trang 3

2.3.1 Vi tri tầm quan trọng cuộc đấu tranh 2.3.2 Nội dung cuộc đấu tranh

2.3.3 Phương châm, phương pháp đấu tranh

2.3.4 Thực trạng và phương hướng cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay

2.4 Xây dựng hệ thống tổ chức-cán bộ-cơ sở vật chất

2.4.1 Xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy điều hành công tác tư tưởng

2.4.2 Xây dựng đội ngũ làm công tác tư tưởng

2.4.3 Đầu tư, quản lý, sử dụng các phương tiện làm công tác tư tưởng Chương II: Nâng cao chất lượng xây auaal¿ tư tưởng trong thời kỳ

CNH-HDH đất nước -

3.1 Cơ sở khoa học để nâng cao chất lượng xây dựng Đảng về tư tưởng trong thời kỳ CNH —- HĐH đất nước

3.1.1 Xây dựng Đảng về tư tưởng hiện nay có những thuận lợi cơ bản 3.1.2 Những khó khăn, thách thức xây dựng Đảng về tư tưởng và công tác tư tưởng của Đảng đang phải đối mặt

3.1.3 Yêu cầu xây dựng Đảng về tư tưởng và công tác tư tưởng

của Đảng trong thời kỳ mới-thời kỳ CNH-HĐH đất nước

3.2 Nội dung tăng cường nâng cao chất lượng xây dựng Đảng về tư tưởng trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước

3.2.1 Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận và

tổng kết thực tiễn, góp phần giải đáp những vấn đề bức xúc của

Đảng và của cuộc sống

3.2.2 Nang cao tính chiến đấu sắc bén của công tác tư tưởng

Trang 4

PHAN MG DAU

I TINH CAP THIET CUA DE TAI

- Xây dựng Đảng về tư tưởng là một trong ba mặt thống nhất của khoa

học Xây dựng Đảng (Xáy dựng Đảng về chính trị, xây dựng Đảng về tư

tưởng và xây dựng Đảng về tổ chúc)

- Xây dựng Đảng về tư tưởng góp phần quan trọng xây dựng Đảng ta thống nhất về chính trị, tư tưởng, tỉnh thần, thống nhất ý chí và hành động Xây dựng Đảng về tư tưởng thực chất là công tác tư tưởng trong Đảng, là

xây dựng Đảng về mặt trí tuệ và đạo đức

- Sự nghiệp Cơng nghiệp hố-Hiện đại hóa đất nước đã đòi hỏi Dang phải ngang tầm với nhiệm vụ chính trị, trước hết về mặt trí tuệ và đạo đức Việc xây dựng giáo trình xây dựng Đảng về tư tưởng là góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng xây dựng Đảng về tư tưởng nói chung, giáo dục lý luận chính trỊ nói riêng trong các trường Đảng và Trung tâm bồi dưỡng lý

luận chính trị |

- Hiện nay chúng ta chưa có bộ giáo trình xây dựng Đảng vỀ tư tưởng

Khoa xây dựng Đảng — Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng chỉ có giáo trình nội bộ chưa được xã hội hoá Với ý nghĩa đó, việc xây dựng giáo trình:

xây dựng Đảng về tư tưởng là vô cùng cần thiết, ít nhất cũng đáp ứng trong |

giai doan hién nay

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ TÀI

- Đề tài này lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở

lý luận Lấy đường lối quan điểm của Đảng làm quan điểm và phương pháp

chỉ đạo

—~ Đề tài này dựa trên các thành tựu nghiên cứu của khoa học xây dựng

Trang 5

- Đề tài này còn dựa trên cơ sở thực tiễn khoa đã giảng dạy cho nhiều

khoá tập trung và tại chức trong và ngoài trường chuyên ngành Xây dựng Đảng

HI CÁI MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Đây là cuốn giáo trình có thể là lần đầu tiên được xuất bản tại Việt

Nam Nếu ra đời sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng: giảng dạy nói chung, chất lượng giáo dục lý luận chính trị nói riêng

IV Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Giáo trình này ra đời hy vọng sẽ góp phần quan trọng dạy cho sinh viên chuyên ngành xây dựng Đảng trình độ Đại học, đồng thời là cơ sở quan trọng

để các Trung tâm bồi dưỡng 1ý luận chính trị làm tài liệu tham khảo

V KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI GỒM

- Lời mở đầu -3 Chương

+ Chương |: VỊ trí tầm quan trọng xây dựng Đảng về tư tưởng _+Chương II; Nội dung xây dựng đẳng về tư tưởng

Trang 6

NO} DUNG

CHUONG I:

VỊ TRÍ TÂM QUAN TRỌNG XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ TƯ TƯỞNG

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC DIEM, MOI QUAN HE XAY DUNG DANG VE TƯ TƯỞNG

1.1.1 Khái niệm

- tư tưởng là phản ánh của hiện thực trong ý thức, là biểu hiện của

quan hệ con người đối với thế giới xung quanh.!

Bất cứ tư tưởng nào cũng đều do chế độ xã hội điều kiện sinh hoạt vật

chất của con người quyết định Trong xã hội có giai cấp tư tudng bao gid | cũng mang tính giai cấp, biểu hiện lợi ích vật chất của các giai cấp trong xã

hội “Tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết Nhưng khi tư

tưởng, lý luận thâm nhập được vào quân chúng sẽ biến thành sức mạnh vật chất ” (C.Mác) Tư tưởng chỉ đạo hành động của con người Tư tưởng tiến ees bộ, cách mạng, tạo ra hành động cách mạng, đem lại lợi ích cho con người

Tư tưởng cơ hội sẽ có hành động cơ hội Việc truyền bá chủ nghĩa Mác- _Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh vào cần bộ đảng viên và quần chúng là rất cần

thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay

- He tu tưởng: là hệ thống những quan điểm lý luận, thể hiện sự nhận

thức và đánh giá hiện thực xung quanh, xuất phát từ những lợi ích xã hội nhất định Hệ tư tưởng mang tính lý luận, nghĩa là được hệ thống hoá một cách

duy lý, khác tâm lý xã hội gắn liền với cuộc sống của ý thức đời thường Hệ

tư tưởng gồm các tư tuong, quan điểm về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp | quyền tôn giáo, đạo đức, Thẩm mỹ, triết học Hệ tư tưởng bao giờ cũng gắn _với một giai cấp và bao vé loi ich của giai cấp đó.?

Trang 7

- Hê tư tưởng của giai cấp công nhân và Đảng Công sản Việt Nam:

là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

- Hệ tư tưởng chính tri: là hệ thống tư tưởng, lý luận, quan điểm của một giai cấp, một chính đẳng, bảo vệ lợi ích của giai cấp đó, được biểu hiện thành các quan điểm chính trị, cụ thể hoá trong cương lĩnh, đường lối, chính

sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước

- Xây dựng Đảng về tư tưởng: Xây dựng Đảng về tư tưởng, thực chất

là công tác tư tưởng trong Đảng; làm cho toàn Đảng đúng vững trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênhn, tư tưởng Hồ Chí Minh, thông suốt đường lối chính trị của Đảng, nâng cao phẩm chất của cán bộ đẳng viên (CBDYV), là đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, chống mọi ảnh hưởng của chủ nghĩa không

vô sản Trong điều kiện đảng cầm quyền, đi đôi với việc giáo dục nền tư tưởng và đường lối chính sách, Đảng cần phải coi trọng nâng cao kiến thức

văn hóa, khoa học kỹ thuật, năng lực tổ chức và quản lý cho cán bộ Đảng

viên Ì

1.1.2 Đặc điểm xây dựng Đảng về tư tưởng

1.1.2.1 Xây dựng Đảng về tư tưởng luôn thống nhất hai mặt “Xây”

"và “Chống”, trong đó xảy là chủ đạo

Trong xã hội ta hiện nay không chỉ tổn tại hệ -thống- tư tưởng chính thống, chủ đạo, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các tư tưởng tiến bộ khác, mà còn tồn tại cả các tư tưởng không vô sản như: Tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản, tàn dư hệ tư tưởng phong kiến, hệ tư tưởng tư sản; tư tưởng cơ hội, thực dụng và các tư tưởng tôn giáo; chúng tồn tại không chỉ trong xã hội mà cả trong cán bộ đẳng viên Mức độ nhiều íttrong _ xã hội và mỗi con người phụ thuộc vào: sự giáo dục của Đảng về tư tưởng

chính thống; sự tu dưỡng rèn luyện của mỗi cá nhân, sự tấn công của kẻ thù

Trang 8

trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá Tư tưởng chính thống và không chính thống

tồn tại bên nhau, thẩm thấu, đấu tranh phủ định lẫn nhau Do đó, xây dựng Đẳng về tư tưởng một mặt xây dựng tư tưởng chính thống đồng thời phải đấu

tranh chống tư tưởng phi vô sản, trong đó xây là chủ đạo Khi chống các hệ

tư tưởng phi vô sản, tuyệt đối không phủ định sạch trơn mà phải kế thừa có chọn lọc tính khoa học và nhân văn trong mỗi học thuyết, vì chúng đều là sản

phẩm của tư duy nhân loại

1.1.2.2 Xây dựng Đáng về tư tưởng thuộc lĩnh vục tỉnh thần

Nhu cầu con người rất rộng và đa dạng, song chủ yếu hai nhu cầu: Vật chất và tinh thần; không thể thiếu một trong hai nhu cầu trên Xây dựng

Đảng về tư tưởng thuộc lĩnh vực tỉnh thần Điều đó có nghĩa là Đảng phải hết

sức quan tâm đời sống không chỉ vật chất mà cả tinh thần Đặc điểm này cũng nói lên: những vấn để tư tưởng, tinh thần, nảy sinh trong Đảng và ngoài xã hội chỉ được giải quyết bằng tư tưởng, tính thần, tuyệt đối không

được dùng biện pháp tổ chức, hành chính để xử lý các tình huống tư tưởng

nảy sinh Làm như thế không những hiệu quả không cao mà còn trái quy luật tư tưởng, thiếu tính thuyết phục về lý trí, không được “tâm phục, khẩu phục” của đối tượng Dùng các biện pháp đó còn biểu hiện sự yếu kém của hình thức phương pháp tư tưởng của chủ thể Tuy nhiên, trong quá trình công tác

tư tưởng, ngoài biện pháp tư tưởng còn phải kết hợp với công tác tổ chức,

kinh tế để tăng tính hiệu quả của công tác tư tưởng

1.1.2.3 Xây dựng Đảng về tư tưởng có chủ thể và khách thể >

- Chủ thể xây dựng Đảng về tư tưởng là Đảng Cộng sản cấp ủy các cấp, Bí thư cấp uỷ, cán bộ đảng viên làm công tác tư tưởng của Đảng

- Khách thể (đối tượng) của xây dựng Đảng về tư tưởng là các tổ chức

Đảng, cấp uỷ, cán bộ Đảng viên

- Nếu chủ thể, khách thể xây dựng Đảng về tư tưởng là những cá nhân _thì đôi khi lại đối chỗ cho nhau, tuỳ vị trí cụ thể quy định Thời điểm này là

chủ thể, thời điểm khác có khi lại là khách thể Ví dụ: khi cán bộ, Đảng viên

Trang 9

làm công tác tuyên truyền, giáo dụ, phổ biến Nghị quyết của Đảng thì lúc

này là chủ thể Ngược lại cũng con người đó khi được nghe tuyên truyền giáo dục, học tập lý luận, Nghị quyết, khi đó họ là đối tượng

1.1.3 Mối quan hệ xây dựng Đảng về tư tưởng

Xây dựng Đảng về tư tưởng có rất nhiều mối quan hệ: quan hệ giữa ba mặt xây dựng Đảng, quan hệ với công tác tư tưởng và các hệ tư tưởng

1.1.3.1 Mối quan hệ xây dựng Đảng về tư tưởng với xây dựng Đảng

về chính trị

Đảng ta cho rằng, xây dựng Đảng là thống nhất ba mặt: xây dựng Đảng

về chính trị, xây dựng Đảng về tư tưởng và xây đựng Đảng về tổ chức Giữa

chúng có mối quan hệ tác động, chi phối lẫn nhau, trong đó xây dựng Dang

- về chính trị giữ vai trò quyết định, chi phối hai mặt kia về phương hướng, nội

dung, nguyên tắc cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động

Mặc dù xây dựng Đảng về tư tưởng bị xây dựng Đảng về chính trị quyết định nhiều mặt quan trọng, song khi đã hình thành và ổn định, nó sẽ

tác động tới xây dựng Đảng về chính trị như: cung cấp cơ sở khoa học để xây

dựng cương lĩnh, đường lối, Nghị quyết đúng đắn phù hợp từng giai đoạn _

cách mạng | | Sự tác động của xây dựng Đăng về tu tưởng, tới xây dựng Đẳng về ——— —€hính trị thường theo hai chiều hướng sau: Nếu đường lối Nghị quyết c¡ của

Đảng đúng đắn (cách mạng và khoa học) thì xây đựng Đảng về tư tưởng và công tác tư tưởng sẽ nhân sức mạnh, tính hiệu quả của đường lối lên gấp

nhiều lần Nó cùng với xây dựng Đảng về tổ chức thực hiện thắng lợi đường _ lối, Nghị quyết của Đảng; đồng thời thông qua tổ chức thực hiện lại bổ sung

hoàn chỉnh đường lối Ngược lại, khi đường lối, Nghị quyết có “vấn đề” thì

_ không những xây dựng Đảng về tư tưởng gặp rất nhiều khó khăn, mà còn đôi _

Trang 10

trình độ, tính chiến đấu cao; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chúc

Đảng không ngang tầm

1.1.3.2 Mối quan hệ xây dựng Đảng về tư tưởng với xây dựng Đảng

về tổ chức

Đây là mối quan hệ phổ biến mang tính quy luật của Đảng ta và của

bất cứ Đảng chính trị, tổ chức xã hội, tôn giáo nào

Xây dựng Đảng về tư tưởng và xây đựng Đảng về tổ chức luôn kết hop,

thống nhất trong phối hợp tổ chức thực hiện và hoàn thiện đường lối, Nghị quyết của Đảng Mọi đường lối, Nghị quyết của Đảng sẽ không đi vào cuộc sống và thành hiện thực sinh động nếu thiếu sự thống nhất, kết hợp của hai mặt này

Mối quan hệ phổ biến này còn xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của chúng trong quá trình kết hợp

Xây dựng Đảng về tư tưởng và công tác tư tưởng trang bị cho toàn Đảng nhận thức tư tưởng, lý luận khoa học, đường lối quan điểm của Đảng, trị thức tiến bộ nhân loại, làm cơ sở hình thành lý tưởng, niềm tin, bản lĩnh chính trị vững vàng, động cơ để hành động cách mạng; xây dựng đời sống tỉnh thần, cắt nghĩa các hiện tượng của đời sống xã hội, vươn tới làm chủ tự nhiên xã hội và bản thân có đũng khí đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối quan điểm của Đảng, đấu tranh có hiệu quả, có tính

thuyết phục các tư tưởng và hệ tư tưởng phi vô sản

Tuy nhiên, như Các Mác đã từng nói: “ Bản thân tư tưởng chẳng làm

được cái gì hết, muốn thực hiện được các tư tưởng phải có một lực lượng thực

tién” ', D6 chinh là công tác tổ chức, cán bộ Tư tưởng chỉ có thể nảy sinh và

_ tồn tại trong một tổ chức tương ứng Tổ chức có lành mạnh cách mạng thì -—những-tư tưởng tiên tiến mới nảy nở và củng cố; lại phải thông qua tổ chức

thực hiện thì tư tưởng cách mạng mới biến thành hành động cách mạng

Trang 11

Chính xây dung Dang về tổ chức và công tác tổ chức nó “biến” lý tưởng,

niềm tin, nhận thức thành hiện thực sinh động; nó định hướng sự phát triển mỗi cá nhân và nhân sức mạnh con người lên hàng chục lần Vì thế, Lê nin

,

cho rằng: “Sau khi có đường lối đúng, vấn đề chủ chốt là tổ chức thực hiện

1.1.3.3 Mối quan hệ xây dựng Đảng về tư tưởng với các hệ tư tưởng - Mối quan hệ với nền tẳng tư tưởng-chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Đây là mối quan hệ cơ bản, chi phối tất cả các mối quan hệ khác

Trước hết, xây dựng Đảng về tư tưởng phải xuất phát từ nên tảng tư tưởng

làm cơ sở lý luận để xây dựng Đảng vững mạnh về cả ba mặt, đặc biệt là xây

dựng Đảng về tư tưởng Chỉ trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh làm nền tảng tư tưởng mới có cơ sở khoa học xây dựng cương lĩnh,

đường lối, chính sách, những vấn đề cơ bản của cách mạng, định hướng sự phát

triển xã hội, cắt nghĩa cá hiện tượng của đời sống xã hội trong nước và thế

giới mới có cơ sở lý luận đấu tranh chống các tư tưởng thù địch bảo vệ mục

tiêu lý tưởng của Dang va con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân

dân ta Mặt khác, xây dựng Đảng về tư tưởng phải có nghĩa vụ đấu tranh bảo vệ và phát triển nên tẳng tư tưởng cho phù hợp với cuộc sống |

Lênin cho rằng: “Chúng ta không hề coi lộ luận của Mác như là một cái gì xong xuôi bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng, lý luận đó chỉ đặt nên móng cho các môn khoa học mà những người XHCN cần phải phái -

triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn lạc hậu với cuộc sống”.' - Mối quan hệ với các hệ tư tưởng khác

Đến nay, loài người đã thừa nhận có ba hệ tư tưởng đã và đang tồn tại ˆ

Trang 12

hệ tư tưởng nối tiếp nhau tạo thanh mét “dong chday” của tu duy nhân loại

Mỗi hệ tư tưởng ra đời đều mang trong mình bản chất cách mạng và khoa

học nhất định, hệ tư tưởng sau “cao hơn”, cách mạng hơn, tiến bộ hơn hệ tư tưởng trước Hệ tư tưởng của giai cấp vô sản không chỉ khoa học, cách mạng, tiên tiến mà còn nhân đạo nhất so với các hệ tư tưởng Sở đi nó cách mạng, khoa học, tiên tiến nhất vì các nhà kinh điển đã biết phủ định biện chứng, phủ định có kế thừa, có chọn lọc tính khoa học và nhân văn các hệ tư tưởng của nhân loại Do đó, xây dựng Đảng về tư tưởng và công tác tư tưởng của Đảng trong quá trình đấu tranh chống các hệ tư tưởng phi vô sản phải luôn chú ý, chúng ta chỉ chống mặt chính trị, xã hội của nó, còn kế thừa chọn lọc tính

khoa học và nhân văn Đại hội Đảng VI Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng

định: “Tôn giáo là nhu cầu tỉnh thần của một bộ phận nhân dân đạo đức tôn giáo có điều phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa ” Chính Đảng ta đã thực hiện tốt đi huấn của Lênin: “Ngay frong các học thuyết phản động nhất cũng lấp lánh những hat tri tué”

1.1.3.4 Mối quan hệ xây dựng Đảng về tu tưởng với công tác tư tưởng của Đảng

Công tác tư tưởng của Đảng có hai quá trình: công tác tư tưởng trong Đảng và công tác tư tưởng ngồi xã hội Cơng tác tư tưởng trong Đảng, thực

chất là xây dựng Đảng về tư tưởng Công tác tư tưởng của Đảng cũng là

“hoạt động của Đảng tác động đến cán bộ Đảng viên và nhân dân, nhằm phát triển truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối

quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và những tư tưởng tiên tiến cách mạng và khoa học Qua đó hình thành ở cán bộ Đảng viên và nhân dân thế giới quan phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cộng sản xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, cúng cố và nâng cao niêm tin vào _-

con đường XHCN, công cuộc đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao ý

chí cách mạng tiến công, phát huy tính tự giác sáng tạo thực hiện thẳng lợi nhiệm vụ cách mạng, góp phần hình thành những con người mới, xã hội mới,

Trang 13

đấu tranh chống lại những luận điểm sai trái, phản động, bảo vệ chủ nghĩa

Mac-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, giữ gìn

và phát huy bản sắc dân tộc ”

Xây dựng Đảng về tư tưởng và công tác tư tưởng có điểm chung thống nhất: có chủ thể chung là Đảng Cộng sản, cấp uỷ các cấp , đều lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng: nội dung

giáo dục cơ bản giống nhau; đều có mục đích chung, tiêu chuẩn chung là trang bị nhận thức, xây dựng niềm tin để có hành động cách mạng

Tuy nhiên, giữa chúng cũng có sự khác nhau tuy không phải là khác - biết và không cơ bản: Nội dung giáo dục rộng, hẹp có khác nhau; hình thức,

phương thức giáo dục cũng khác như: cán bộ Đảng viên chủ yếu là học tập ˆ trung, được bố trí thời gian rõ ràng cụ thể, còn công tác tư tưởng đối với quần

chúng chủ yếu qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi phổ biến

Nghị quyết, nói chuyện thời sự Công tác tư tưởng trong Đảng (xảy dựng Đảng về tư tưởng) là quá trình thứ nhất và quan trọng nhất Khách thể xây

.dựng Đảng về tư tưởng là cán bộ Đảng viên Hai quá trình công tác tư tưởng

ẹ trong Đảng và ngoài xã hội có mối quan hệ tác động, bổ sung cho nhau

1.2 VAI TRÒ XÂY DỰNG ĐẢNG VỀ TƯ TƯỞNG

1.2.1 Vai trò dự báo và định hướng tư tưởng

Xây dựng Đảng về tư tưởng và công tác tư tưởng là công tác-cø-bản————— mặt trận hàng đầu của Đảng Muốn thắng kẻ thù giai cấp trước hết phải thắng

trên lĩnh vực tư tưởng lý luận Chúng ta đã có cơ sở lý luận, đó là chủ nghĩa Mac-Lénin, tu tưởng Hồ Chí Minh cách mạng và khoa học Về học thuyết, chúng ta đã và nhất định sẽ chiến thắng các hệ tư tưởng phi VÔ sản, tuy nhiên, trên thực tế có chiến thắng kẻ thù hay không còn phụ thuộc vào nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành công tác tư tưởng trong Đảng và ngoài xã

hội; công tác tuyên truyền đối ngoai, tan cong ké thi giai cấp Để làm được điều đó, rất nhiều vấn đề phải quan tâm, song điều quan trọng là chúng ta

Trang 14

trên cơ sở đó để định hướng tư tưởng trong Đảng và ngoài xã hội Ông cha ta thường nói: “Biết địch, biết ta, trăm trận đánh, trăm trận thắng”, “tâm nhìn

càng xa, thành công càng hơn (Nguyễn Trãi)

Có dự báo tư tưởng đúng mới có cơ sở định hướng tư tưởng, cơ sở xác định nội dung hình thức, phương pháp xây dựng và đấu tranh tư tưởng phù hợp tạo ra sự nhất trí cao trong Đảng và toàn xã hội về chính trị, tư tưởng và

tổ chức; giữ vững nền tảng tư tưởng, trận địa tư tưởng, đường lối quan điểm

của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chiến thắng kẻ thù trên mặt trận tư

tưởng, lý luận, văn hóa

Ngày nay, trong điều kiện thông tin đa đạng nhiều chiều, dân chủ trong

Đảng và ngoài xã hội ngày càng mở rộng, thì việc dự báo, định hướng tư _ tưởng là vô cùng quan trọng Đảng phải định hướng không chỉ văn hóa ẩm thực mà cả “món ăn”, tỉnh thần cho toàn xã hội, kiên quyết không để dan tu chọn “nón ăn” tinh thần Biết kịp thời ngăn chặn các luồng văn hoá tư tưởng _phi vô san, độc hại, đặc biệt là chiến lược “Diễn biến hòa bình” của chi

nghĩa đế quốc tấn công vào trong Đảng và xã hội ta

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh đã

để lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm quý giá về sự báo, định

hướng tư tưởng, đặc biệt vào các thời điểm bước ngoặt của cách mạng, hoặc lúc cách mạng gặp khó khăn

—_ Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, trong qua trình lãnh đạo cách mang

đã rút ra những bài học quý giá về định hướng, dự báo tư tưởng: “Kinh

nghiệm lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, ở những bước ngoặt của cách mạng, hoặc khi tình hình thực tiễn diễn biến phúc tạp, cần sớm có định hướng chính trị, tư tưởng Lúc nào chậm chạp, chập chờn thì tư tưởng của

Trang 15

cao, xử lý định hướng kịp thời thì toàn Đảng, toàn xã hội sẽ nhanh chóng ổn

định tư tưởng ”.'

1.2.2 Xây dựng Đảng về tư tưởng là công tác cơ bản của Đảng ở

mọi thời kỳ cách mạng

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930) mới có khoa học xây dựng Đảng nói chung, xây dựng Đảng về tư tưởng nói riêng Đảng Cộng

sản là sự thống nhất ba mặt: xây dựng Đảng về chính trị, xây dựng Đảng về tư tưởng, xây dựng Đảng về tổ chức trong đó, xây dựng Đảng về tư tưởng

và công tác tư tưởng là công tác cơ bản của Đảng góp phần quan trọng thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng

Xây dựng Đảng về tư tưởng cung cấp cơ sở khoa học (lý luận và thực

tiễn) để xây dựng Đảng ta vững mạnh về ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ

chức, xây dựng hệ thống chính trị, tư tưởng các lĩnh vực của đời sống xã hội; giải quyết các vấn dé cơ bản của cách mạng, đánh giá tình hình thế giới và

trong nước Làm cho Đảng ta xứng đáng là: “Đại biểu của trí tuệ, của văn

,

mình; xứng đáng là đội tiên phong trong phong trào cộng sẳn quốc tế”

Xây dựng Đảng về tư tưởng có mặt ở các thời kỳ, các giai đoạn cách

mạng; nó luôn đi trước, đi cùng, ổi sau trong xây dựng và tổ chức thực hiện

cương lĩnh, đường lối, Nghị quyết của Đảng —

Trong điều kiện Đảng Cộng sản cầm quyền, xây đựng chủ nghĩa xã hội

đi đôi với việc tăng cường giáo dục lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng nó còn rất coi trọng nâng cao kiến

thức toàn diện, năng lực lãnh đạo tổ chức, quản lý cho cán bộ đảng viên

Xây dựng Đảng về tư tưởng và công tác tư tưởng là mặt trận hàng đầu, _đấu tranh bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng, đường lối quan điểm của

' Văn kiện đại hội Đảng VIII Đẳng Cộng sản Việt Nam — NXB chính trị quốc gia

Trang 16

Đảng Nó còn là trận địa “nóng bỏng” đấu tranh chống các hệ tư tưởng phi vô sản và các hệ tư tưởng thù địch lạc hậu, cổ truyền, đặc biệt là chiến lược

“diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc

1.2.3 Xây dựng Dang về tư tưởng góp phần quan trọng đấu tranh

bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường: lối quan điểm của Đảng ở mọi thời kỳ cách mạng

1.2.3.1 Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận là một đòi hỏi khách quan trong lịch sử

Ph.Ăng-ghen cho rằng cuộc đấu tranh giữa các g1a1 cấp với nhau không

chỉ trên lĩnh vực kinh tế, chính trị mà cả đấu tranh tư tưởng lý luận “Đây la cuộc đấu tranh gay go nhất và quyết liệt nhất” (Lênin), vì trong cuộc đấu

tranh này “không cho phép thoả hiệp hữu khuynh, nhân nhượng” (C.Mác)

Đấu tranh tư tưởng lý luận mang tính phổ biến bởi vì không chỉ các giai cấp,

các chính Đảng mà cả các tổ chức tôn giáo cũng đấu tranh với nhau Thời

C.Mác, Lênin, Hồ Chí Minh đã đấu tranh quyết liệt thì ngày nay càng quyết

liệt hơn vì đây là cuộc đấu tranh của hai giai cấp, hai hệ tư tưởng cuối cùng trong lịch sử (giữa vô sản và tư sản) Cuộc đấu tranh này càng quyết liệt hơn vì chủ nghĩa tư bản đang ở thời kỳ “đấy chết”, “tột cùng”, “nên chúng sẽ

phản kháng gấp trăm, ngàn lần” (Lênin) Âm mưu thủ đoạn của chủ nghĩa

đế quốc trong chiến lược “Diễn biến hoà bình ” và các cuộc tấn công làm tan

rã các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu là một minh chứng hùng

hồn

1.2.3.2 Nội dung cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận

- Các nhà kinh điển đã có công xây dựng nên hệ tư tưởng của giai cấp

-_Yô sản đó là chủ nghĩa Mác-Lênin Các Đảng Cộng sản trên thế giới trong đó

có Đảng Cộng sản Việt Nam phải có nghĩa vụ đấu tranh bảo vệ và phát triển

học thuyết này Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, trách nhiệm chính thuộc

về xây dựng Đảng về tư tưởng và công tác tư tưởng của Đảng -

Trang 17

Dang ta cho rang chúng ta phải đấu tranh bảo vệ tất cả các học thuyết, các nguyên lý khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin đã được lịch sử thừa nhận

Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, theo tinh thần Nghị quyết TW 6 lần 2

khoá VIII Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta phải tập trung bảo vệ và phát triển ba học thuyết nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin cho nó phù hợp với

thực tiến Đó là học thuyết về giá trị thặng dư, học thuyết về hình thái kinh

tế-xã hội, học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản Đây là ba học thuyết kẻ địch tập trung tấn công đòi xóa bỏ Vì các học thuyết này nói lên

nguồn gốc, nguyên nhân, con đường diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản Học thuyết “sứ mệnh lịch sử giai cấp vô sản” nói lên lực lượng vật chất đào mồ chôn chân chủ nghĩa tư bản

Trong xây dựng Đảng, chúng ta phải đấu tranh, bảo vệ phát triển học

thuyết: các nguyên lý xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin trong điều kiện

Đảng Cộng sản cầm quyền

Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng Đảng về tư tưởng và công tác tư tưởng phải đấu tranh bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nên tảng tư tưởng của Đảng, của nhân dân Việt Nam, là đời sống tinh thần của xã hội ta

Trong quá trình đấu tranh bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh cần chống các

biểu hiện sau: _

- Tuyét đối hoá tư tưởng Hồ Chí Minh, hoặc đối lập với chủ nghĩa

Mac-Lénin

- Chéng biểu hiện chỉ nói nhiều tư tưởng Hồ Chí Minh ma ít hoặc | khong | làm theo tư tưởng đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh

Trang 18

1.2.4 Xay dung Đảng về tư tưởng góp phần xây dung nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa

- Văn hoá là tất cả các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng

tạo ra Nó thể hiện năng lực bản chất của con người và khả năng cải tạo thực tiến nhằm phục vụ nhu cầu chính đáng của con người

Đảng ta cho rằng “Văn hoá là nên tảng tỉnh thần của xã hội, là động

luc tinh thân, là mục tiêu của sự phát triển xã hội” Nhưng văn hoá chỉ phát triển đúng hướng có lợi cho con người khi được định hướng chính tri, tu

tưởng đúng đắn, khoa học Có nghĩa là xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hướng dẫn, soi đường; phải lấy đường lối, quan điểm của Đảng làm định hướng chính trị, đó là “Độc lập dân tộc phải gắn liên với chủ nghĩa xã hội ”

- Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa (Hồ Chí Minh) Con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sản phẩm của

ba cuộc tách mạng (Cách mạng quan hệ sản xuất, Cách mạng khoa học kỹ

thuật và Cách mạng tư tưởng văn hoá), là kết quả xây dựng của 4 cái mới:

(nền kinh tế mới, nên văn hoá mới, chế độ mới và con người mới xã hội chủ nghĩa)

Để có con người mới xã hội chủ nghĩa chúng ta phải tiến hành đồng bộ

2 mặt: “xảy” và “chống”, trong đó xây là chủ đạo Chúng ta phải xây dựng

tư tưởng tình cảm, lối sống, lẽ sống xã hội chủ nghĩa, “Mình vì mọi Người,

mọi người vì mình ”, tư tưởng đạo đức tác phong Hồ Chí Minh cho con người Việt Nam Đồng thời chúng ta cũng phải chống mọi quan hệ sản xuất lạc hậu cổ truyền, chống các luật tục, tập quán lạc hậu, chống chủ nghĩa cá nhân, tính tiểu tư sản, tư tưởng cơ hội, thực dụng, văn hoá lạc hậu phân tiến bộ

Xây dựng Đảng về tư tưởng và công tác tư tưởng của Đảng có tầm quan

trọng rất lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Nó luôn là công tác cơ

bản, mặt trận hàng đầu Lịch sử cách mạng Việt Nam gần 70 năm qua, 15

Trang 19

năm đổi mới, nhất là các bước ngoặt của cách mạng càng khẳng định vai trò dẫn đầu của xây dựng Đảng về tư tưởng và công tác tư tưởng của Đảng

Khi khẳng định tầm quan trọng của xây dựng Đảng về tư tưởng và công

tác tư tưởng chúng ta cân chống những biểu hiện sau:

- Khuynh hướng khuyếch đại, thổi phồng, cường điệu vai trò tư tưởng,

lý luận

- Khuynh hướng coi nhẹ hoặc hạ thấp vai trò tư tưởng, lý luận

Xét về triết học: Khuynh hướng thứ nhất biểu hiện chủ nghĩa duy tứ tâm trong công tác tư tưởng

Khuynh hướng thứ hai biểu hiện chủ nghĩa duy vật máy móc thô thiển

Tuy biểu hiện có khác nhau song cả hai khuynh hướng trên đều hạ thấp

Va1 trò tư tưởng, lý luận

- Khuynh hướng coi thường người làm công tác tuyên truyền cổ động, ngại sang làm công tác bên Đảng, đặc biệt là ở Ban tuyên giáo -

Trang 20

CHUONG II

NOI DUNG XAY DUNG DANG VE TƯ TƯỞNG

2.1 NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ TỔNG KẾT THUC TIEN

2.1.1 Vai trò nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn

Lý luận: Theo nghĩa rộng là tổng hợp tri thức nói chung của con người

thành hệ thống Theo nghĩa hẹp, lý luận là tri thức của con người về tự nhiên

và xã hội

Thực tiễn: là toàn bộ hoạt động của con người tác động vào tự nhiên, xã hội tạo ra những điều kiện cần thiết cho cuộc sống

Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Trong tác phẩm “2m gi” Lênin đã nêu ra luận điểm nổi tiếng: “Không

có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng” `, “Chỉ Đảng nào được một lý luận tiên phong hướng dẫn, thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sỹ tiên phong ”.ˆ

Một Đảng that su 14 Dang Macxit chân chính được suy tôn là lực lượng

lãnh đạo cách mạng, khi Đảng ấy được trang bị và không ngừng phát triển | một cách sáng tạo lý luận khoa học - đó là chủ nghĩa Mác-lênin

Không có công tác nghiên cứu lý luận nghiêm túc, không thể có điều kiện xác định đúng đắn cương lĩnh, đường lối, Nghị quyết của Đảng một cách khoa học Lý luận đem lại cho công tác tư tưởng của Đảng khả năng kết hợp sự nhận thức đúng đắn trên cơ sở khoa học về tình hình, nhiệm vụ cách mạng, về đường lối chính sách của Đảng với sự giác ngộ về lợi ích của giai cấp công nhân của nhân dân lao động và của dân tộc, làm cho xây dựng Đảng về tư tưởng và công tác tư tưởng có tính thuyết phục cao, tác động đến

- †Lênin toàn tập NXB-TB, M, 1975, tập 6 tr30-32

ˆ— ` _ ^ Lênin toàn tập NXB-TB, M, 1975, tập 6 tr30-32

Trang 21

tư tưởng, tình cảm cán bộ đảng viên và nhân dân cả lý trí và tình cảm cách mạng

Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn là tiền đề để Đảng xây dựng ra

cương lĩnh, đường lối Ngay từ mới ra đời, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin,

trong điều kiện cụ thể của đất nước, Đảng ta đã đề ra được cương lĩnh chính

trị đúng đắn cách mạng và khoa học (3/2/1930) Khi các nước XHCN Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phe XHCN không còn, Đảng ta vẫn sáng suốt đề ra cương lĩnh mới xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) Đây là cương lĩnh thời kỳ cách mạng XHCN ở Việt Nam, chỉ rõ 5 bài học kinh nghiệm quý báu, khẳng định con đường, mô hình CNXH ở Việt Nam

Trong nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn cần quán triệt lời đặn

của Lênin: “Giải pháp lý luận đúng đắn sẽ bảo đảm thành công chắc chắn

A ⁄ A a ` a” A ` a” A + a? ~

trong cong tac tuyén truyền và cổ động và nếu không có nội dung tu tưởng rõ ràng, sâu sắc thì công tác tuyên truyền cổ động chỉ là sáo mép” ! Do đó trong thực tế, công tác tư tưởng gặp không ít khó khăn khi những vấn đề lý

luận chưa được lý giải cặn kế và có căn cứ khoa học xác đáng

Công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn là một mặt của cuộc

đấu tranh giai cấp Nó góp phân nâng cao tính chiến đấu sắc bén tính thuyết phục của công tác tư tưởng

Một bài viet thuc su có tính chiến đấu cao khi bài viết đó có cơ so lý ‘nan và thực tiễn, có tính cách mạng và tính thuyết phục cao

Đảng ta là một bộ phận của phong trào cộng sản quốc tế Vì trách nhiệm trước giai cấp và dân tộc mình đồng thời vì trách nhiệm trước phong trào cộng sản quốc tế Đảng ta có bổn phận tích cực tham gia cuộc đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin

Có được thành tựu trên đây vì Đảng ta có tính thần cách mạng triệt để

trong nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn Do đó Đảng ta đã thu được

"V.ILênin toàn tập-tập 7-NXB Tiến Bộ Matscova tr.281 (Bản tiếng Nga)

Pt

Trang 22

nhiều kinh nghiệm quý bau, nhất là kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, kinh nghiệm xây dựng CNXH và kinh nghiệm trong sự nghiệp đổi mới đất nước Những kinh

nghiệm đó là tài sản quý báu của Đảng và nhân dân ta Chúng ta khuyến

khích học tập kinh nghiệm nước ngoài, nhưng chúng ta cũng phản đối tư

tưởng chỉ học tập kinh nghiệm mà không ởi sâu nghiên cứu tình hình thực tế

và kinh nghiệm nước mình, không năng xuống cơ sở học tập và tổng kết kinh nghiệm của quần chúng Vì tầm quan trọng của thực tiễn mà Đảng ta cho

rằng tổng kết kinh nghiệm là một mặt không thể thiếu của nghiên cứu lý

luận

Từ vị trí tầm quan trọng của nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiến, nên trong nhiều văn kiện Đảng đều tổng kết: “Lạc hậu về lý luận là nguyên

nhân của mọi nguyên nhân `

2.1.2 Thực trạng nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn của

Đảng

— - Thực rang: Những năm đổi mới vừa qua công tác lý luận của Dang có những thành tích và bước trưởng thành nhất định

“Công tác nghiên cứu lý luận đã góp phần đắc lực vào quá trình đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, đề xuất cơ sở lý luận và thực tiến để Đảng hoạch định chủ trương chính sách đổi mới, bước đầu hình thành được những quan điểm về sự nghiệp đổi mới, khẳng định những nguyên tắc cơ bản của

công cuộc đổi mới theo con đường XHCN góp phần định hướng tư tưởng, xây dựng sự nhất trí trong Đảng, giữ vững ổn định chính trị Việc tổng kết

thực tiễn được chú trọng hơn, sinh hoạt lý luận được dân chủ, cởi mở đáng

kể Kết quả nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn đã tạo ra cơ sở quan

trọng nâng cao chất lượng xây dựng Đảng về chính trị tư tưởng và tổ chức,

chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, phát hiện được nhiều vấn đề xuất phát

từ thực tiến cách mạng Việt Nam và thế giới từ đó chỉ ra những định hướng

Trang 23

chính trị tư tưởng, những quan điểm chỉ đạo công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH ở Việt Nam, quan điểm đối ngoại phù hợp tình hình thực tế

- Tuy nhiên, nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn của Đảng còn tồn

tại “Trình độ lý luận của Đảng nhìn chung chưa thoát khỏi tình trạng lạc

hậu chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, chưa kịp thời giải đáp có căn cứ khoa học, đủ sức thuyết phục những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra Tình trạng xa rời thực tiễn, ít tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, thiếu điều tra cơ

bản trong hoạt động lý luận còn khá phổ biến Cấp uỷ Đảng và các cấp

chính quyển chưa đặt đúng vị trí vai trò nghiên cứu lý luận và tổng kết hực

tiên là cơ sở vạch ra chủ trương.chính sách, là khâu đâu tiên của quá trình ra các quyết định chính trị, kinh tế, xã hội”

2.1.3 Một số nguyên tắc và giải pháp cần nắm vững

vu

2.1.3.1 Một số nguyên tắc cần nắm vững

Kết hợp nhuần nhuyễn việc khai thác kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh những giá trị của nên văn minh nhân loại

với thực tiễn cách mạng nước ta: -

- Lý luận gắn với thực tiễn Lý luận là tiền dé của hoạt động thực tiễn,

soi sáng hoạt động thực tiễn Song thực tiễn là tiêu chuẩn của chan lý, là

nguồn cung cấp tư liệu, kink nghiém cho hoat dong nghiên cứu lý luận

- Kịp thời phát hiện và kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng, có

căn cứ khoa học và đủ sức thuyết phục tất cả những quan điểm lý luận không khoa học

- Phải nhận thức và xử lý đúng mối quan hệ giữa lý luận và chính trị, khoa học và đường lối

| Te 2.1.3.2 Một số giải pháp cần nắm vững i en

- Cần xây dựng Đảng và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác lý luận

có trình độ cao, đủ sức giải đáp những vấn đề thực tiễn đặt ra

' Văn kiện ĐCSVN Khoá IX NXB Chính tị Quốc gia HN 2004 tr 77

Trang 24

- Cần xây dựng quy chế hoạt động nghiên cứu lý luận và quản lý công tác lý luận theo hướng: Phát huy tự do sáng tạo, tìm tồi, khám phá chân lý vừa đề cao tính khách quan khoa học, tính đảng của người làm công tác lý luận, tạo ra bầu không khí dân chủ cởi mở trong hoạt động nghiên cứu lý

luận và tổng kết thực tiễn

`_- Tổ chức hợp lý các cơ quan làm công tác lý luận của Đảng, nhà nước,

đoàn thể; sắp xếp các cơ sở đào tạo theo hướng khắc phục tình trạng xa thực tế, phân tán, trùng lắp

- Trang bị cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu lý luận và

tổng kết thực tiễn, hiện đại hoá cơ sở vật chất hoạt động thông tin; mở rộng

hợp tác và g1ao lưu quốc tế

- Cấp uỷ và chính quyền các cấp, các đoàn thể quần chún cần đẩy

mạng hoạt động để tổng kết thực tiến không ngừng bổ xung; phát triển hoàn

thiện chủ trương Nghị quyết lãnh đạo Duy trì có nền nếp chế độ rút kinh

nghiệm, sơ tổng kết hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cấp mình, ngành

mình

- Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định việc nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn Đảng phải định hướng chiến lược

phát triển khoa học nói chưng và lý luận nói riêng, phát triển đội ngũ, ban

hành chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu lý luận và

_tổng kết thựctiễn -

2.2 GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRI TRONG DANG

2.2.1 Vai tro, tam quan trọng của công tác giáo dục lý luận chính tri trong Dang

- 2.2.1.1 Công tác giáo dục lý luận chính trị có vai trò và ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Trang 25

Vai trò và tầm quan trong của công tác giáo dục lý luận chính trị,

trước hết bắt nguồn từ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ

_ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân

lao động giải phóng mình và giải phóng xã hội C.Mác đã viết: “Vũ khí của

sự phê phán cố nhiên không thể thay thế đựơc sự phê phán của vũ khí, lực

lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quân chúng ”}

V.Lêm thường nhấn mạnh: “Không có lý luận cách mạng cũng không thể có phong trào cách mạng” và “chỉ Đảng nào được lý luận Hiên phong hướng

dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong” ?

Đối với mỗi cán bộ đảng viên cũng như giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thông qua công tác giáo dục lý luận chính trị do Đảng tiến hành mới có điều kiện hiểu biết nắm vững chủ nghĩa Mác- Lênin, mới có tầm nhìn rộng lớn, có cơ sở lý luận để hoàn thành công việc được giao, có khả năng vận động, lãnh đạo quần chúng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng Điều này như Lênin đã chỉ rõ: dạy cho giai cấp công nhân tự nhận thức được mình, có ý thức về mình, đem khoa học thay thế cho mộng tưởng Chúng ta phải tích cực giáo dục chính trị cho giai cấp công nhân, cố gắng phát triển ý thức chính trị của giai cấp công nhân Không tiến hành công tác giáo dục lý luận chính trị thì hoạt động chính trị tất nhiên biến thành trò

chơi, bởi vì hoạt động đó chỉ khi nào và trong chừng mực nào nó phát động —————¬ được quần chúng làm cho hợ quan tâm và thúc đẩy họ tích cực tham gia

các sự kiện thì nó mới có ý nghĩa trọng đại

Điều đó cho thấy rõ vai trò to lớn của công tác giáo dục]ý luận chính trị trong tiến trình phát triển phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đội tiên phong giai cấp công =

nhân

€.Mác "Lời nói đầu phê phán triết học pháp quyền của Hêgen”, KT HH

Trang 26

2.2.1.2 Cong tac gido dục lý luận chính tri git vai tro quan trong trong mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Thực tiễn đất nước ta hơn bẩy thập kỷ qua đã khẳng định: Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi

của cách mạng Việt Nam Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sắng lập và rèn

luyện đã luôn luôn nghiên cứu nắm vững, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối chính trị đúng đắn, đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng Đường lối đó đã thấm sâu vào quần chúng nhân dân thông qua công tác giáo dục lý luận chính trị do Đản ø tiến hành với những hình thức, phương pháp phong phú và sinh động nhằm nâng cao ý thức chính trị, giác ngộ cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dan Vi vay, Đảng ta đã huy động sức mạnh của toàn dân tộc làm nên những thành tựu và thắng lợi rực rỡ của cách mạng Việt Nam

Công tác giáo dục lý luận chính trị có vai trò to lớn trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin- lý luận cách mạng và khoa học với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đã dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Sự kiện đó đã đánh đấu bước ngoặt căn bản của lịch sử cách mạng Việt Nam, cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước mấy chục năm đã chấm đứt Đó là kết qua cha quá trình nghiên cứu, vận dụng phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- LênIn vào

điều kiện cụ thể của nước ta, là sự chuẩn bị tích cực và đây đủ về chính tri; tu ————

tưởng và tổ chức của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tập thể cán bộ lão thành cách mạng

Công tác giáo dục lý luận chính trị còn có vai trò to lớn trong công tác xây dựng Đảng vững manh, có đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng Vì

vậy, vấn đề nâng cao trình độ lý luận Mác- Lênin cho cán bộ, và đẳng viên là -

_ một vấn đề thường xuyên Các cấp uý Đảng phải thật sự coitrọng-giáo- dục m nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đẳng viên theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới “Mọi cán bộ, đẳng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ _ Chốt phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính

Trang 27

trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn Học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đẳng viên và phải được quy định thành chế độ Lười học tập, lười suy nghĩ, kkhông thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, những hiểu biết mới cũng là biểu hiện của sự thoái hoá ” ! Ñgày 12/05/1999,

Bộ Chính Trị (Khoá VI) đã ban hành Quyết định 54- QĐ/TW về chế độ học

tập lý luận chính trị trong Đảng

2.2.2 Nội dung giáo dục lý luận chính trị

Xót về bản chất của công tác giáo đục lý luận chính trị cho thấy: đó là

quá trình tác động có mục đích, có hệ thống nhằm giác ngộ, nâng cao nhận thức chính trị cho quần chúng, hướng họ tham gia vào cuộc đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo

Vậy, công tác giáo dục lý luận chính trị do Đảng ta tiến hành là một

quá trình tổ chức, giáo dục, truyền bá chủ nghĩa Mác- LêN¡n, tư tưởng Hồ

Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong Đảng và trong nhân dân, nhằm từng bước xây dựng thế giới quan, phương , pháp luận khoa học, nhân sinh quan cộng sản, tạo nên bản lĩnh chính trị vững vàng, niềm tin vững chắc vào mục tiêu lý tưởng XHCN, nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, đạo đức và lối sống lành mạnh, tỉnh thần tự giác và tính tích cực trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN

Về mục đích, yêu cầu của công tác giáo dục lý luận chính trị và việc

học tập lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dan, Chủ tịch Hồ Chí | Minh đã chỉ rõ:

“4 Học để mà sửa chữa: Hăng hái theo cách mạng, điều đó rất hay

Trang 28

b Học đểtu dưỡng đạo đức cách mạng: Có đạo đức cách mạng thì mới hy sinh tận tụy với cách mạng, mới lãnh đạo được quần chúng đưa cách

mạng tới thắng lợi hoàn toàn

c Học đểtin tưởng: Tin vào đoàn thể, Tìn tưởng vào nhân dân

Tin tưởng vào tương lai của dân tộc

Tìm tưởng vào tương lai của cách mạng

Cá tin tưởng thì lúc ra thực hành mới vững chắc, hăng hái, lúc gặp khó khăn mới kiên quyết, mới hy sinh

8 Học để hành: Học với hành phải đi đôi Học mà không hành thì học

v6 ich Hanh mà không học thì hành không trôi chảy” 1

2.2.3 Yêu cầu, nguyên tắc, phương pháp cần quán triệt

2.2.3.1 Một số yêu cầu của quá trình dạy học lý luận chính trị - Tính quy định xã hội đối với quá trình dạy học lý luận chính tri

Mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện, điều kiện vật chất của quá trình dạy học lý luận chính trị đều xuất phát và phục vụ cho nhu cầu xã hội, nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn lực con người, nhu cầu bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng hệ thống chính

trị, để đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá í đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy học và lý luận chính trị Đây là vấn đề có tính quy luật, quy định toàn bộ quá trình tổ chức hoạt

động giảng dạy quản lý quá trình dạy học và tổ chức học tập, rèn luyện của học viên trng nhà trường cũng như trung tâ, bồi đưỡng chính trị Tuyệt đối

_€.Mác-P.Ăngghen, Toàn tập, NXB CTQG, HN, 1995, t.1 tr.580 -

Trang 29

hoá vai trò của giảng viên hay học viên đều là siêu hình, phiến diện, hạn chế kết quả và chất lượng dạy học

Hiện nay, trong lý luận cũng như thực tiễn dạy học, quan điểm dạy học

lấy người làm trung tâm là quan điểm chủ đạo Điều đó không có nghĩa là dé

cao, tuyệt đối hoá vai trò người học, đặt người học cao hơn người dạy Thực

chất quan điểm này là: Phải phát huy cao độ vai trò chủ thể nhận thức của

người học, làm cho người học tự lực chiếm lĩnh tri thức, mục tiêu và kết quả

dạy học thể hiện ở bản thân người học Sản phẩm của quá trình dạy học là ở

chính sự hình thành, phát triển, hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của

người học Người dạy có vai trò chủ đạo, là chủ thể tổ chức, điều khiển quá

trình nhận thức của người học Người dạy không áp đặt, bày sẵn, làm bộ, làm thay việc chiếm lĩnh tri thức của người học

- Sự thống nhất giữa trang bị kiến thúc lý luận chính trị với phát triển trí tuệ, nâng cao phẩm chất, năng lực hoạt động thực tiễn của học viên

Dạy học lý luận chính trị là để xây dựng con người, từ quan điểm nhận

thức lý luận, chính trị, đến tình cảm, niềm tin, thái độ, bản lĩnh chính trị và khả năng hoạt động thực tiễn Dạy học lý luận chính trị để tạo sự chuỷen biến, trưởng thành của học viên cả về trình độ nhận thức lý luận và phát triển các phẩm chất trí tuệ (tư duy biện chứng, khả năng phân tích, phán đoán, vận

dụng lý luận và phê phán các quan điểm sai trái )

- %W thống nhất biện chứng giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp đạy học

Mục tiêu dạy học chính là những phẩm chất nhân cách cần xây dựng, bồi đưỡng cho học viên Mục tiêu đạy học có nhiều cấp độ, được xác định và

biểu hiện ở nội đung dạy học cụ thể cho từng đối tượng Mục tiêu, một mặt,

phản ánh trình độ đầu vào, mặt khác, phản ánh trình độ đầu ra, mức độ trưởng thành về mặt xã hội, chính trị của học viên Có mục tiêu chung cho cả

Trang 30

hình thức day học Thông thường, mục tiêu dạy học thể hiện trong mục tiêu, yêu cầu, nội dung dạy học của từng bài, từng chuyên đề và môn học cụ thể

Nội dung dạy học lý luận chính trị bao gồm hệ thống tri thức khoa học

Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước đó là một nội dung cơ bản Bên cạnh đó, nội

dung dạy học lý luận chính trị còn bao gồm những kinh nghiệm thực tiễn

chính trị, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của các lớp cán bộ đã qua rèn luyện và đấu tranh cách mạng; những quy phạm về thái độ, xúc cảm đối với tự nhiên, xã hội và con người; bao gồm những chuẩn mực về thái độ: thái độ đánh giá, thái độ ứng xử, thái độ xúc cảm đối với thế giới quan, con người và hoạt động Những quy phạm này là cơ sở của niềm tin, lý tưởng chính trị,

phẩm chất đạo đức cần có của học viên

Phương pháp day hoc 1a thành tố cấu trúc năng động nhất, linh hoạt nhất của quá trình dạy học, có vai trò quan trọng và tính chất quyết định đối với chất lượng, hiệu quả dạy học Trong lý luận dạy học, có nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp đạy học, theo nghĩa chung nhất, đó là những cách thức hoạt động tương tác được điều chỉnh của giảng viên và học viên, hướng vào việc giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học Phương pháp day hoc gắn liền với nội dung, mục tiêu dạy học, nhằm thực hiện mục tiêu và nội dung một cách tối ưu và có hiệu quả

—2.23.2 Các nguyên tắc và phương pháp dạy học lý luận chính trị - * Nguyên tắc bảo đẩm sự-thống nhất giữa tính khoa học, tính giáo dục và định hướng Chính trị trong dạy học lý luận chính tri

Quá trình dạy học lý luận chính trị là quá trình học viên tiếp thu tri thức lý luận khoa học và các quan điểm, kinh nghiệm thực tiễn lầm cơ sở dé hình thành, phát triển những phẩm chất nhân cách của người cán bộ, đẳng _ Viên, đoàn viên ưu tú Quá trình đó đòi hỏi giảng viên phải làm rõ cơ sở khoa

học và thực tiễn các nội dung giảng dạy, trên cơ sở đó giáo dục quan điểm _ soem _ nhận: thức đúng đắn cho học viên, làm cho họ thấm nhuần các quan điểm lý Si

Trang 31

luận chính trị, có niềm tin khoa học, tự giác Tính khoa học của nội dung giảng dạy, học tập là cơ sở để giáo dục, thuyết phục tư tưởng người học, đồng thời trang bị cho họ tri thức lý luận khoa học để tự giáo dục, tự vận dụng, để

phê phán, khắc phục nhận thức sai trái, lạc hậu, khắc phục lối tư duy siêu

hình, phiến diện Nguyên tắc này đòi hỏi giảng viên phải luôn kiên định mục tiêu dạy học, kiên định các yêu cầu đề ra với học viên là xây dựng và hình thành các phẩm chất nhân cách cần thiết cho họ; giảng dạy lý luận chính trị

là để xây dựng con người theo tiêu chí con người Việt Nam trong thời kỳ

mới Đó chính là giữ vững định hướng chính trị trong giảng dạy để điều khiến quá trình tư duy, quá trình hình thành nhận thức và tình cảm chính tr,

đạo đức đúng đắn cho người học

Để thực hiện nguyên tắc này, cần phải đảm bảo các phương pháp sau

đây:

+ Dam bao tinh hiện đại của noi dung dạy học, phải thường xuyên cập

nhật những vấn để mới nhất của sự phát triển lý luận và thực tiễn Nấm bắt các xu hướng nhận thức của học viên, dự đoán được những khó khăn, vướng

mắc của họ trong học tập để hướng dẫn họ tự giải quyết Có như vậy, học

viên mới hoàn thiện thế giới quan khoa học và niềm tin, nâng cao nhận thứ và

tình cảm chính trị của họ

+ Tăng cường liên hệ, vận dụng thực tiễn, phê phán tác quan điểm sai

trái, các phương-pháp nhận thức siêu hình, phiến điện, xơ cứng, để định

hướng sự phát triển tư đuy và quan điểm chính trị đúng đắn cho học viên Hướng dẫn học viên tận dụng lý luận đã học vào giải quyết những tình huống tư tưởng, nhận thúc, lý giải những vấn đề thực tiễn đang đặt ra để giáo duc, nâng cao trình độ và bản lĩnh chính trị cho họ

+ Bảo đảm cho người học nắm được những tri thức khoa học chân _chính, chính xác, phù hợp với trình độ nhận thức của họ, bằng cách trình bày ngắn gọn, Tð Tàng, có sức thuyết phục, kết hợp giảng giải với hướng dẫn tư

_ duy; tự nghiên cứu của học viên Động viên khuyến khích học viên tìm ra

Trang 32

những khía cạnh mới về lý luận, những vấn đẻ thực tiễn có liên quan với nội

dung học tập để cho họ có thói quen tự lực nghiên cứu và vận dụng lý luận + Bảo đảm tính hệ thống của cả quá trình day hoc nhu tinh logic, chat chế của nội dung, sự kết hợp nhịp nhàng giữa dạy và học, giữa nội dung và

phương pháp, tổ chức giao tiếp sư phạm hợp lý, * Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Nguyên tắc này coi lý luận và thực tiễn là một khối thống nhất không chia cắt trong quá trình dạy học, trong tiếp thu tri thức, kỹ năng của học viên Lý luận chính trị, kinh nghiệm thực tiễn và sự kiện thực tiễn trong đời sống xã hội là các nội dung không tách rời nhau trong từng bài giảng, từng nội

dung giảng dạy

Để thực hiện nguyên tắc này, giảng viên cần:

+ Giúp học viên hiểu rõ quá trình ra đời, phát triển của các luận điểm

lý luận, mối quan hệ giữa các luận điểm lý luận với đời sống, thực tiễn xã hội và chức trách, nhiệm vụ của học viên, từ đó làm nảy sinh ý thức tham gia

nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận với sự chú ý và hứng thú cao của

`

học viên

+ Giảng viên cần hiểu rõ và nắm chắc nhu cầu nhận thức của người học và mối quan hệ giữa nội dung học tập với chức trách, nhiệm vụ của người học

và thực tiễn địa phương, đơn vị công tác của họ Từ đó định hướng và hướng

dan hoc viên tự liên hệ thực tiễn, vận dụng lý luận vào thực tiễn để nâng cao

nhận thức và kỹ năng vận dụng lý luận

+ Dưới sự điều khiển của giảng viên, học viên tham gia tích cực vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn theo yêu cầu của giảng viên Học ` viên tự rèn luyện phương pháp tư duy, phương pháp diễn đạt tư tưởng, nhận

thức, phương pháp trình bày, lý giải các vấn đề lý luận để nâng cao trình độ |

'

Trang 33

lý luận và kỹ năng tiến hành công tác tư tưởng trong quá trình học tập Làm cho học viên trưởng thành một cách toàn điện

* Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng

trong dạy học lý luận chính trị

Những vấn đề lý luận, chính trị là sự phản ánh bản chất, quy luật của

thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, song là sự phản ánh khái quát hoá, trừu tượng hoá cao Quá trình học tập lý luận chính trị đòi hỏi học viên phải có trình độ tư duy trừu tượng nhất định mới có thể thực hiện được nhiệm vụ học tập Đây là khó khăn không nhỏ đối với học viên, nhất là đối với những học - viên còn hạn chế về vốn kiến thức và thực tiễn công tác Vì vậy, để học viên

tiếp thu một cách thuận lợi các vấn đề lý luận trừu tượng, giảng viên cần sử

dụng cái cụ thể, cái có quan hệ bản chất với cái trừu tượng Từ hơn 2000 năm trước, Khổng Tử đã nêu ra nguyên tắc “Dụ, đạo, khải, phát” “Dụ” là lấy ví dụ, so sánh; “đao ” là dẫn dắt, hướng dẫn; “khđi ” là gợi mở; “phát” là khích

thích Quan niệm của Khổng Tử rất gần với nguyên tắc trên và rất đáng để _ chúng ta suy nghĩ, vận dụng

Để thực hiện nguyên tắc này, giảng viên cần phải:

+ Dự đoán được khó khăn của học viên khi tiếp thu các vấn đẻ lý luận

trừu tượng, phức tạp, để chuẩn bị các phương tiện trực quan hoặc các ví dụ_ thực tế sát hợp với nội dung lý luận trùu tượng Cái cụ thể có thể bao gồm nhiều loại: sự vật, hiện tượng, mô hình trực quan, ký hiệu, sơ đồ, biểu đồ mô tả đối tượng nhận thức, các ví dụ dẫn chứng, số liệu cụ thể, phản ánh bản chất của đối tượng nhận thức (cái trờu tượng)

+ Sử dụng một cách hợp lý những phương tiện đạy học hiện đại, những tài liệu học tập, giảng dạy có tính trực quan Tuy nhiên; khi sử dụng phương

tiện không lạm dụng một cách thiên lệch cái cụ thể

+ Coi trọng đúng mức việc bồi đưỡng lý thuyết trừu tượng và à khả năng “đức duy trừu tượng , khái quất của học viên, khuyến khích và hướng dẫn học

Trang 34

viên nâng cao trình độ và hình thành thói quen nâng cao tư duy trừu tượng,

khắc phục lối tư duy trực quan, máy móc, siêu hình

* Nguyên tắc bảo đảm tính vững chắc của trì thức ly luận và tính mềm

deo của tư duy

Nguyên này yêu cầu những tri thức lý luận chính trị mà học viên tiếp

thu được trong quá trình dạy học phải trở thành tri thức của chính họ, phải

được củng cố vững chắc, phải được ghi nhớ chắc, bền, sâu sắc cả về số lượng

và chất lượng

Muốn thực hiện tốt công tác này, giảng viên cần:

.+ Nắm chắc trình độ nhận thức của học viên để điều khiển quá trình

nhận thức của họ từ thấp đến cao, dần đạt tới mức độ sâu sắc; Từ trình độ nhận biết lên trình độ tái tạo, sáng tạo và biến hóa Nghĩa là, từ nắm khái

niệm, kiến thức cơ bản, đến biết phân tích, lý giải, biết vận dụng, liên hệ và

diễn đạt lại theo kiểu tư duy và cách diễn đạt của từng cá nhân

+ Khuyến khích học viên ghi chép theo khả năng hiểu biết của mình, biết tóm tắt nội dung và trình bày các bài tập, bài phát biểu thảo luận (Xêmina) theo khả năng sáng tạo của mình Hạn chế tới mức thấp nhất việc đọc cho học viên ghi chép kể cả với các đối tượng có trình độ nhận thức thấp nhất

+ Coi trong ca viéc day ly luan va day phương pháp TƯ TT + Tôn trọng và khuyến khích học viên phát huy sáng kiến, tự do tư

tưởng trong học tập, rèn luyện, nhất là các sáng kiến hay, các ý kiến mới la;

cần tránh sự độc đoán, độc quyền chân lý trong giảng day

* Nguyên tắc bảo đẩm sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức riêng trong quá trình dạy học lý luận chính trị

Dạy học bảo đảm tính vừa sức là dạy học phù hợp với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất của học viên mà họ có thể hoàn thành

được nhiệm vụ học tập với sự nỗ lực cao nhất về trí tuệ và thể lực Nếu yêu

Trang 35

cầu nhiệm vụ học tập, nội dung và phương pháp dạy học thấp dưới mức giới hạn phấn đấu nỗ lực của học viên, sẽ không tạo được mâu thuẫn trong nhận thức, nghĩa là sẽ triệt tiêu động lực nhận thức Ngược lại yêu cầu, nhiệm vụ dạy học vượt quá giới hạn cao của sự nỗ lực nhận thức, sẽ dẫn đến su qua tai

trong nhận thức, làm nản lòng người học Vì vay tính: vừa sức biểu hiện ở

việc đặt yêu cầu cao để người học phấn đấu hoàn thành được với sự nỗ lực

nhất định, không quá dễ hoặc quá khó

Để thực hiện tốt nguyên tắc này người giảng viên cần phải thực hiện

các yêu cầu sau:

+ Giảng viên cần nắm vững đặc điểm của đối tượng học viên về: năng © lực nhận thức, năng lực tự nghiên cứu học tập, động cơ, hứng thú học tập, khả năng ghi chép và trình bày ý kiến của học viên

+ Trong quá trình giảng dạy, giảng viên dẫn đất học viên từ đễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ nắm tri thức cục bộ, từng phần đến nắm hệ

thống, toàn vẹn, từ nắm tri thức đến rèn luyện kỹ năng, từ vận dụng tri thức trong tình huống quen thuộc, bình thường đén vận dung tri thức trong tính huống mới, phức tạp hơn, từ tiếp thu kiến thức, tiếp nhận thông tĩn với tốc độ chậm hơn đến tốc độ cao, nén thông tin với dung lượng cao hơn

+ Khi lên lớp, giảng viên phải thường xuyên theo dõi tình hình và khả năng lĩnh hội tri thức của học viên, kịp thời điều chỉnh hoạt động học tập của

Họ cũng nhữ hoạt động giảng dạy của chính mình

+ Cần cá biệt hoá hoạt động đạy học, lựa chọn nội dung phương pháp phù hợp với trình độ chung của lớp học, đồng thời có nội dung, phương pháp hình thức kích thích các đối tượng cá biệt (người học giỏi và người học yếu) Cần nâng dần mức độ khó khăn trong học tập để tạo ra nhịp độ dạy học hợp ~~~ lý, tạo bầu không khí thi đua trong học tập

* Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giảng viên với vai trò tự giác, tích c cực, độc lập của học viên, sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể học viên

Trang 36

Nguyên tắc này đồi hỏi giải quyết tốt quan hé thay — trò — tập thể Thực hiện nguyên tác này đồi hỏi giảng viên phải:

+ Xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học viên

+ Động viên, khuyến khích học viên tự học tập, nghiên cứu, mạnh đạn tranh luận, thảo luận và tham gia tìm kiếm tri thức mới, giải quyết những tình huống có vấn đề trong học tập Trước khi lên lớp nghe giảng viên yêu cầu học viên phải nghiên cứu, tiếp xúc trước với tài liệu học tập, hiểu rõ mục đích, yêu cầu của bài học

+ Giảng viên luôn yêu cầu cao, kết hợp tổ chức, động viên, điều khiển

quá trình học tập của học viên Khi giảng bài cần đi sâu vào trọng tâm, trọng

điểm, có gợi mở hướng dẫn học viên cùng tham gia nghiên cứu Tích cực đổi

mới phương pháp, tạo ra các tình huống có vấn đề để học viên tự lực tìm kiếm tri thức

+ Thực hiện giao tiếp sư phạm khoa học, hợp lý, đân chủ, cởi mở trong

glao tiếp, đồng thời duy trì kỷ luật học tập nghiêm túc

+ Coi trọng đúng mức và nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình đạy học, với nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp

+ Dành thời gian nhất định cho thảo luận tập thể ở tổ, nhóm, lớp

Trên đây là các nguyên tắc trong day hoc lý luận chính trl phải tuân theo Việc vận dụng các nguyên tắc trên trong quá trình day hoc doi hoi người giảng viên phải nghiên cứu kỹ từng nguyên tắc và thực hiện nghiêm túc yêu cầu của các nguyên tắc trong mọi hoạt động, từ chuẩn bị giảng dạy,

đến tổ chức, quản lý học viên, giảng bài, tổ chức thảo luận, tổ chức ôn tập,

thi, kiểm tra

2.2.4 Thực trạng và phương hướng

2.2.4.1 Thực trang công tác giáo dục lý luận chính trị trong Đảng - Thực trạng: Trong những năm qua, cong t tác giáo lý luận trong Dang

_ đã đạt được những thành tựu chính sau đây:

Trang 37

Một là, đã triển khai thực hiện hệ thống chương trình học tập đa dạng,

phong phú cho nhiều đối tượng, cán bộ, đẳng viên và nhận dân như chương trình bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng; chương trình bồi dưỡng đảng viên

mới; chương trình bồi dưỡng bí thư chỉ bộ và cấp uỷ viên cơ sở; chương trình

bồi dưỡng trưởng thôn, trưởng bản, chương trình bồi dưỡng cựu chiến binh,

giáo dục thanh miên, chương trình lý luận chính trị sơ cấp, trung cấp, cao cấp,

Các chương trình giáo dục lý luận chính trị trong mấy năm qua đã thu hút được hàng triệu lượt người học

Việc nghiên cứu, học tập các Nghị quyết của Đảng đã thành nền nếp,

có chương trình hành động cụ thể, đạt hiệu quả ngày càng thiết thực hơn Hai là, công tác giáo dục lý luận chính trị đã góp phần thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ chính trị cơ bản của địa phương, của ngành, của đất

nước

Nội dung có tính định hướng chính trị trong các loại chương trình có tác dụng củng cố niềm tin cho cán bộ, đảng viên, uốn nắn những lệch lạc, chống các luận điệu thù địch, tạo cơ sở cho sự thống nhất về tư tưởng trong toàn Đảng, giúb cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở có tầm nhìn, có năng lực tự đánh giá, tự lý giải các vấn đề phức tạp đang đặt ra trong cuộc sống

Góp phần xây dựng tư duy mới cho cần bộ, đẳng viên, giúp họ thay đổi _ cách làm ăn, nâng chất lượng và hiệu quả công tác: Các chương trình giáo dục giúp cán bộ, đảng viên xây dựng cho mình một tư duy mới có hệ thống

và cụ thể để vận dụng vào công tác, vào cuộc sống; cung cấp cho cán bộ,

dang viên những kiến thức lý luận và thực tiễn để họ đổi mới suy nghĩ và hành động trong cơ chế mới, phấn đấu cho mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã

hội công bằng, dân chủ, văn minh

đa dạng đã góp phần thúc đẩy tinh thân dám nghĩ, dám làm để thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo thành nghề mới, hình thành và củng cố ý thức coi -

Trang 38

trọng công nghệ, kỹ thuật canh tác mới, ý thức tìm kiếm thị trường, tuân thủ luật pháp, trong sản xuất, kinh doanh

Góp phần vào kết quả chỉnh đón, đổi mới tổ chúc cơ sở Đảng và nâng

cao chất lượng đảng viên, nâng cao trình độ và phương thức lãnh đạo của cấp uỷ, chấn chỉnh và cải tiến sinh hoạt đẳng, chăm lo việc nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên

Ba là, công tác giáo dục lý luận chính trị đã có bước chuyển biến tốt trong tổ chức và chỉ đạo Nhìn chung, cấp ủy các cấp đã có chuyển biến rõ rệt trong nhận thức về vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị, có

chương trình kế hoạch cụ thể để thực hiện nhuệm vụ công tác lý luận chính

trị của địa phương

Đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục lý luận chính trị các cấp đã nhận thức và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị Đã có những đổi mới về phương pháp công tác, chất lượng và hiệu quả hoạt động được

nâng lên một bước

- Những yếu kém, bất cập:

Một là, hiệu quả và chất lượng học tập lý luận chính trị chưa cao, chưa

tương xứng với yêu cầu Cụ thể là:

+ Việc tổ chức mở lớp còn mang tính đại trà, học viên quá đông nên

Tỉ _ khó kiểm tra, kiểm soát Khâu kiểm tra, thu hoạch chỉ làm hình thức nên chất lượng học tập còn hạn chế, thiếu chủ động, sáng tạo trong vận dụng giải quyết những vấn đề thực tiễn, tính chiến đấu chưa cao, phương pháp tiến hành chưa linh hoạt, chưa tạo được nhận thức thống nhất và thông suốt đối với một số vấn đề đường lối, quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng

ne==e====. - Hai là, chế độ chính sách đối với người dạy, người học còn chưa phù

hợp, cơ sở vật chất, trang thiết bị ở nhiều cơ sở giáo dục lý luận chính trị còn

quá nghèo nan Cu thé 1a:

Trang 39

Tỷ lệ ngân sách dành cho công tác giáo dục lý luận chính trị có nơi còn

quá ít, chưa được quy định cụ thể, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển

Đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác giáo dục lý luận chính

trị còn giản đơn, chưa đổi mới, chưa quán triệt quan điểm đầu tư cho đào tao cán bộ lý luận chính trị là đầu tư phát triển

Ba là, sự chỉ đạo, quan tâm của cấp uỷ các cấp đối với công tác giáo dục lý luận chính ở một số nơi chưa tốt Cu thể là:

Một số cấp uỷ còn buông lỏng trong việc chỉ đạo, lãnh đạo; chưa giải

quyết được chính sách bồi dưỡng tối thiểu cho người dạy, người học Nhiều

nơi chưa dành được tỷ lệ ngân sách cần thiết trong điều kiện có thể cho công tác nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị ở địa phương

Từ nhữg thành tựu và tồn tại nêu trên, chúng ta thay 16 hon thực chất

của lĩnh vực công tác giáo dục lý luận chính trị trong những năm qua Có thể nói, việc học lý luận chính trị đang khởi sắc, tạo được phong trào, góp phần xứng đáng trong việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ công tác tư tưởng, đóng Øóp vào thành tựu của công cuộc đổi mới, tạo đà cho sự phát triển hơn nữa công tác giáo dục lý luận chính trị trong giai đoạn mới của cách mạng Mặt khác, những tồn tại và yếu kém là không nhỏ, đã làm giảm sút tác dụng và: hiệu quả Nếu không có sự nỗ lực khắc phục kịp thời những tồn tại và yếu kém đó sẽ là trở ngại cho việc thực hiện nhiệm vụ của công tác giáo dục lý

luận chính trị trong những nămttới: ————

2.2.4.2 Yêu cầu, nhiệm vụ của công tác giáo đục lý luận chính trị

trong những năm tới

- Phương hướng, nhiệm vụ:

mạng r mới là đầy mạnh sự rnghiệp cí cơng \g nghiệp hi hố, hiện đại hóa, xây dựng và

bao vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Đây là nhiệm vụ rất to lớn và Tất nặng né Bén cạnh thuận lợi, chúng ta phải đương đầu với không ít khó khăn số và thách thức Cuộc đấu tranh dân tộc, đấu u tranh giai cấp đang diễn ra sâu

Trang 40

sắc, quyết liệt Cách mạng khoa học, công nghệ đang phát triển như vũ bão Trong khi đó trình độ nhận thức, trình độ trí tuệ của chúng ta còn nhiều hạnh

chế Không ít vấn đề lý luận và thực tiễn chưa được tổng kết hoặc chưa đủ

sáng tỏ, cho nên còn những ý kiến khác nhau, cả trên vấn đề cụ thể cũng như

trên một số vấn đề cơ bản Đó là chưa kể các thế lực thù địch đang tìm mọi

cách tấn công phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân, ra sức xuyên tạc

lịch sử, vu cáo Đảng và Nhà nước cách mạng, đánh thẳng vào hệ tư tưởng,

cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng và của cách mạng nước ta

Tình hình đó đòi hỏi công tác giáo dục lý luận chính trị phải được tăng cường và đổi mới mạnh mẽ để đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vu trong giai

đoạn phát triển mới |

- Phương hướng chung của công tác giáo dục lý luận chính trị trong

những năm sắp tới là:

“Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt vững đường

lối đổi mới, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, từ Trung

ương đến cớ sở Đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp công tác tư

tưởng; đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, góp phần làm rõ hơn nữa con đường ởi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời triển khai liên tục

và đi sâu rộng công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm phát huy chủ nghĩa yêu

Ngày đăng: 24/11/2021, 15:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w