Tài liệu Phát triển thương hiệu nội bộ docx

5 328 1
Tài liệu Phát triển thương hiệu nội bộ docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển thương hiệu nội bộ Kinh doanh là hoạt động giữa con người với con người, không phải với máy móc. Một thương hiệu mạnh được hiểu rằng trong đó luôn có những giao tiếp nội bộ. Đó là các cuộc nói chuyện, giao tiếp giữa những nhân viên công ty, giữa nhân viên với bạn làm ăn, với khách hàng, những nhà đầu tư và những nhà quản lý. Có thể nói, thương hiệu công ty là giá trị kết nối những con người này, thông qua các cuộc hội thoại. - Một hội thoại được coi là một cuộc nói chuyện có người nói và người nghe. Tuy nhiên, hiệu quả trong một cuộc nói chuyện sẽ là thất bại nếu như bạn cố gắng đưa quá nhiều thông điệp tới các thành viên của công ty thông qua đoạn quảng cáo, thư điện tử, thư tay…Trong một cuộc nói chuyện với nhân viên công ty, bạn nên dành thời gian lắng nghe là chủ yếu. Vì trong những lúc như vậy, những đóng góp của nhân viên công ty sẽ giúp các nhà quản lý hiểu ra nhiều vấn đề và những cải tiến phù hợp trong tiến trình phát triển của công ty. HÃY NÓI CHUYỆN CHÂN THÀNH, CỞI MỞ VỚI CÁC NHÂN VIÊN Trong thực tế, nhân viên trong công ty lại là lực lượng ít được chú ý tới nhất khi tổ chức các buổi nói chuyên về phát triển thương hiệu. Đáng ra, họ phải là những người hiểu rất rõ và luôn là những người tiên phong trong công tác phát triển thương hiệu của công ty. Hãy nhìn vào những công ty mà trong đó, nhân viên của họ là những “tín đồ” của thương hiệu cho công ty. Nhân viên của Yahoo phủ lên trên chiếc xe họ đi lại những tấm quảng cáo Yahoo như là một biểu tượng của sự tự hào và sự tận tâm. Nhân viên của Apple thì sao ? Họ nói hàng ngày với bạn bè, gia đình của họ thậm chí là cả những người lạ, rằng họ tự hào và hãnh diện với những sản phẩm mà Apple làm ra. Những lợi thế của việc này là : Thứ nhất, những “tín đồ” này là những người am hiểu rõ ràng nhất và ở gần nhất với thương hiệu của công ty. Do vậy, bất kỳ khi nào họ trả lời điện thoại, thiết kế sản phẩm hoặc hỗ trợ khách hàng, họ điều truyền tải đi những thông điệp đúng đắn và hiệu quả nhất. Thứ hai, những “tín đồ” này xây dựng thương hiệu cho công ty không chỉ ở bên trong môi trường làm việc của công ty mà còn với tất cả với bạn bè tại bất kỳ nơi đâu và vào bất kỳ lúc nào. Một nhân viên yêu quý thương hiệu của công ty được xem là một “bảng điện tử” luôn luôn sẵn sàng cung cấp cho khách hàng và những người xung quanh những thông tin tốt đẹp về thương hiệu của công ty mà không có mục đích hám lợi nào, đơn thuần đó chỉ là niềm tự hào và sự yêu thích của chính bản thân. Đối với những nhân viên này, họ luôn làm việc hăng say, gắn và cùng với công ty trải qua những quảng thời gian khó khăn. Thậm chí ngay cả khi đã rời công ty, họ luôn tự hào vì đã từng được làm tại đó. Tuyệt đối không bỏ quên các buổi nói chuyện với đội ngũ bán hàng Đội ngũ bán hàng – một yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn phát triển thương hiệu của công ty. Chính lực lượng này thường xuyên có những cuộc nói chuyện, giao tiếp với khách hàng. Họ lắng nghe khách hàng bộc bạch, giãi bày tâm sự. Đặc biệt là họ có những kinh nghiệm xử lý khi gặp những khách hàng khó tính. Họ lắng nghe những ý kiến đóng góp về sự cải tiến sản phẩm của công ty, đôi khi là ý tưởng về những sản phẩm mới. Hiện nay, trong nhiều công ty, đội ngũ bán hàng phàn nàn rằng, họ không có cơ hội để nói lên những điều mà khách hàng nói với họ hay đơn giản là những suy nghĩ của họ về sản phẩm, dịch vụ đang bày bán của công ty. Chính trong những buổi nói chuyện như vậy, đội ngũ bán hàng sẽ giúp các nhà quản lý có được những ý tưởng và những đánh giá chính xác nhất về sản phẩm, dịch vụ của công ty. Muốn vậy, các nhà quản lý cần : - Tổ chức “ngày thương hiệu” : Tạo sự ghi nhớ đối với nhân viên trong công ty. - Tổ chức các cuộc thảo luận về thương hiệu : Bằng nhiều cách hãy hỏi nhân viên về những ý tưởng để có được những thông điệp thương hiệuhiệu quả. - Nói về thương hiệu trong các buổi họp : Chia sẻ với nhân viên những chính sách thương hiệu để họ luôn cảm thấy họ là những người quan trọng trong chiến lược phát triển công ty. -Đảm bảo rằng các trưởng nhóm luôn nắm vững thương hiệu của công ty : Điều này là rất quan trọng bởi vì nó giúp các trưởng nhóm dễ dàng thảo luận với các thành viên trong nhóm. - Thu thập đóng góp của những người bán hàng : Thay vì chỉ đào tạo các kỹ năng bán hàng đơn thuần cho nhân viên, hãy tạo cho họ những cuộc thảo luận , những forum để họ chia sẻ những gì họ biết về quan điểm của khách hàng. - Khen thưởng những nhà quản lý thương hiệu giỏi : Công nhận những đóng góp của những người có sáng kiến tốt, những ý tưởng hay cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Khen thưởng đúng người, đúng việc sẽ kích thích nhân viên làm việc hăng say và nhiệt tình hơn. Hy vọng những gợi ý nhỏ trên đây sẽ giúp bạn và nhân viên của bạn có ý thức hơn trong việc phát triển thương hiệu từ nội bộ công ty. . Phát triển thương hiệu nội bộ Kinh doanh là hoạt động giữa con người với con người, không phải với máy móc. Một thương hiệu mạnh được. chuyên về phát triển thương hiệu. Đáng ra, họ phải là những người hiểu rất rõ và luôn là những người tiên phong trong công tác phát triển thương hiệu của

Ngày đăng: 20/01/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan