1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Tôn tạo “phần hồn doanh nghiệp” doc

4 258 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 58,51 KB

Nội dung

Tôn tạo “phần hồn doanh nghiệp” Nếu như giá trị sống và sức mạnh nội tâm làm nên phần hồn của mỗi cá nhân, thì "phần hồn doanh nghiệp" là những kết nối đặc biệt trong tâm thức các cá nhân có cùng sứ mệnh, dám dấn thân và chia sẻ chung những đam mê, hoài bão. Phần hồn của doanh nghiệp (DN) tạo nên những giá trị không nhìn thấy được như trụ sở công ty, tài sản, logo, hay thương hiệu, nhãn hàng, nhưng nó là sức mạnh trí tuệ tập thể kết tinh từ sự cộng hưởng các giá trị sáng tạo trong tiềm năng con người. Vì sao? Thực tế cho thấy, tiềm năng con người được khơi gợi và phát huy mạnh mẽ trong những điều kiện nhất định. Khi gặp bệnh tật, chiến tranh, sức chịu đựng của con người có thể vượt quá sự tưởng tượng của chính họ. Tôn tạo phần hồn DN là đạt đến sự đồng thuận, sự cộng hưởng của những con người thấu hiểu và chia sẻ một mục tiêu, gặp nhau ở những giá trị chung. Việc tạo dựng bầu không khí làm việc trong DN sao cho có thể khơi dậy tiềm năng con người để tạo ra sức mạnh mới, và sức mạnh này đảm bảo sự phát triển bền vững của DN. Cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, và những diễn biến phức tạp của nền tài chính tiền tệ hiện tại khiến rất nhiều DN khốn khó, nhưng có một câu hỏi đặt ra, vì sao trong cùng hoàn cảnh và điều kiện, vẫn có nhiều DN hoạt động bình thường, thậm chí còn tăng trưởng? Sự thành công đó không có gì huyền bí, nó thể hiện sự khác biệt giữa những DN đầu tư tôn tạo phần hồn của mình với những DN không quan tâm đến yếu tố này. Trong tình trạng kinh doanh khó khăn, việc thu nhập, tiền lương, thưởng và các chế độ khác bị cắt giảm, dễ tạo ra tiêu cực cho đội ngũ nhân sự. Nếu như lúc bình thường, lãnh đạo DN chủ trương tôn trọng các giá trị con người, hết lòng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhân sự, có được đội ngũ nhân sự đoàn kết, dấn thân, thì khi có biến, DN có thể kêu gọi sự chia sẻ và thấu cảm từ nhân sự. Trong mối tương giao đó, đội ngũ nhân sự sẽ đoàn kết, làm nên sức mạnh vượt qua mọi biến cố hay khó khăn. Và làm như thế nào? Cách thức nhận thức và thái độ đối với công việc và cuộc sống của mỗi người khác nhau. Đôi khi, sự sai lệch trong nhận thức tạo ra những khác biệt trong cách nghĩ, cách làm, từ đó xung đột nảy sinh. Theo nhà sư - TS. Phật học, doanh nhân Tập đoàn Kim cương Andin International Michel Roach, “một trong những lý do quan trọng khiến các công ty không thành công là sự thiếu hòa thuận nội bộ chứ không phải thiếu thị trường”. Làm cách nào để có hòa thuận nội bộ? Theo các nhà tâm lý, mỗi con người là duy nhất, với các đặc điểm tâm lý cá nhân độc đáo riêng biệt, vì vậy họ phải trải qua hành trình của chính mình. Nhưng nếu chỉ dừng ở đó, con người mới chỉ là các cá thể rời rạc, yếu đuối. Các nhà tâm lý còn khám phá ra rằng, con người có bản chất tâm lý luôn muốn thuộc về ai đó, thuộc về một tổ chức, đội nhóm nào đó. Khi có cùng một mục đích, chung một màu cờ sắc áo, làm việc với ý thức sứ mệnh, các cá nhân sẽ xuất phát từ nhận thức tích cực mà tạo nên sức bật nội lực, sức mạnh ý chí và niềm tin, sẽ làm nên chuyện lớn. Với đặc điểm tâm lý con người như thế, lãnh đạo DN phải tạo dựng một nền văn hóa DN sao cho mọi thành viên đều cảm thấy thuộc về DN. Lãnh đạo phải nhận thức rằng, đội ngũ nhân sự là tài sản của DN, không có họ, DN không thể hoàn thành sứ mệnh, các chiến lược kinh doanh không thể hiện thực hóa, DN không thể tồn tại Cần thay đổi ý nghĩ lãnh đạo DN là người ban phát và đòi hỏi, nhân sự là người đón nhận và tuân phục. Chừng nào suy nghĩ này được thay đổi, tạo lập được môi trường DN thân thiện, minh bạch, hỗ trợ và đoàn kết, khi đó DN mới có cơ hội tạo dựng được sức mạnh nội lực. Doanh nhân là những nhà lãnh đạo DN, với quá nhiều bận rộn của áp lực kinh doanh, phải có tầm nhìn và cái tâm thật lớn mới đủ sức theo đuổi công cuộc tôn tạo phần hồn DN, vì đây là công việc đòi hỏi thời gian và sự chính trực, nó không mang lại lợi ích nhanh chóng, trước mắt, nhưng lại có giá trị lâu dài. . Tôn tạo “phần hồn doanh nghiệp” Nếu như giá trị sống và sức mạnh nội tâm làm nên phần hồn của mỗi cá nhân, thì "phần hồn doanh nghiệp". những đam mê, hoài bão. Phần hồn của doanh nghiệp (DN) tạo nên những giá trị không nhìn thấy được như trụ sở công ty, tài sản, logo, hay thương hiệu,

Ngày đăng: 20/01/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w