1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu Cách sử dụng hình ảnh trong câu đố doc

7 700 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 237,5 KB

Nội dung

Cách sử dụng hình ảnh trong câu đố TRIỀU NGUYÊN I. Khái quát Xem xét cách sử dụng hình ảnh của một thể loại văn học là yêu cầu cần có khi tiếp cận thể loại ấy. Tình hình nghiên cứu thể loại câu đố có nhiều hạn chế so với các thể loại khác của văn học dân gian, trong đó, có vấn đề hình ảnh. Bài viết này tìm hiểu hình ảnh trong hai mối quan hệ: - Xét trong quan hệ với vật đố, tức cách biểu thị vật đố ra sao, hình ảnh ở lời đố thường được sử dụng theo lối lạ hoá (gọi là tính lạ hoá của hình ảnh). - Xét trong quan hệ với người sử dụng, một số hình ảnh được lặp đi lặp lại ở nhiều lời đố khác nhau, đã phần nào cho thấy sự nhìn nhận của dân gian về vấn đề. Hình ảnh, như vậy, đã thể hiện hay phản ánh quan niệm (gọi là tính quan niệm của hình ảnh). Vấn đề được trình bày qua việc khảo sát 2000 câu đố người Việt mà người viết sưu tập được. II. Miêu tả cách sử dụng hình ảnh trong câu đố 1. Tính lạ hoá của hình ảnh a. Ở mức độ chung, trên tổng thể văn bản lời đố, tính lạ hoá được thể hiện theo hai hướng: miêu tả một vật đố bằng nhiều dạng vẻ không giống nhau; và sự miêu tả khác thường một vật đố, tạo nên một thứ kì dị. Đọc các lời đố sau: -“Tám sào chống cạn, Hai nạng chống xiên, Con mắt láo liên; Cái đầu không có!”; -“Tám thằng dân vần cục đá tảng, Hai ông xã xách nạng chạy theo”; -“Trên chữ nhất, bình phong che kín, Dưới chữ thập, che kín bình phong; Trên chữ phi, pháo nổ đùng đùng, Dưới chữ tẩu, mưa bay lác đác”; -“Thiếp đà lỗi đạo chàng ơi, Sinh ra phận gái nằm côi bụng chồng. Mùa hè cho chí mùa đông, May được cái áo thì chồng mang đi. Nợ nần kẻ kéo người trì, Thân thiếp thiếp chịu, chẳng can chi đến chàng”. Hai lời đầu gồm các hình ảnh liên quan đến việc chèo chống, và sự nhộn nhịp của đám người khiêng vật nặng, đều cùng đố về con cua, con ghẹ. Hai lời tiếp theo có bóng dáng của chữ nghĩa, và chuyện lỗi đạo, việc hi sinh cho chồng của người vợ, đều cùng đố về cái cối xay. Những thứ khác biệt nhau được dùng để đố về cùng một vật, khi tập hợp lại, cho thấy chúng luôn mới lạ. Tất nhiên, không phải bất kì một sự vật, hiện tượng nào khi trở thành vật đố đều có nhiều lời đố, do vậy mà sự lạ hoá cần được xét từ cấu tạo của lời đố. Ở đó, không khó tìm thấy những miêu tả khác thường, chúng tạo nên những hình ảnh kì dị so với thế giới hiện thực. Thí dụ: - “Mình dà mặc áo cũng dà, Tay xách con gà, đầu đội thúng bông” (chim ó). -“Cái đầu một tấc, Cái đuôi một thước; Đi một bước, nhảy một cái” (cái cuốc). -“Cây khô mà nở được hoa, Đậu được một quả, khi già khi non” (cái cân xách). -“Hang sâu, đá chắn xung quanh, Có con cá quẫy loanh quanh giữa dòng” (răng và lưỡi - miệng). -“Mắt gì cách gối hai gang, Đem ra trình làng, chẳng biết chuyện chi; Sinh ra cái giống dị kì, Lưng nằm đằng trước, bụng thì phía sau?” (cẳng và mắt cá chân); -“Con chi: Đánh thắng ông vua, Đánh thua thầy chùa?” (con chấy) (Đầu vua có tóc như người bình thường, nên chấy bám được; đầu thầy chùa nhẵn bóng, chấy phải “thua”); Các thí dụ trên cho thấy, hình ảnh lạ được tạo nên bằng sự miêu tả, là sự miêu tả theo các góc nhìn bất thường, hoặc góc nhìn không cố định. Lời đố của bốn câu đố đầu được sáng tạo theo lối nhân hoá (con chim ó khoác vóc dáng, hoạt động của con người: “mặc áo”, “tay xách con gà”, “đầu đội thúng bông”), động vật hoá (cái cuốc khoác hình thể, hành động của một con vật: “đầu”, “đuôi”, “đi”, “nhảy”, ), thực vật hoá (cái cân xách khoác dáng dấp của cây cối: “cây”, “nở hoa”, “đậu quả”, “già non”), tự nhiên hoá (răng và lưỡi khoác hình dáng của tự nhiên: “hang sâu”, “đá”, “cá quẫy giữa dòng”). Lời đố của hai câu đố sau được sáng tạo theo cách tả thực. Bên cạnh đó, trong câu đố, hình ảnh lạ còn được tìm thấy bởi những kết hợp không bình thường về mặt ngữ pháp, thường gặp là sự đánh lẫn đối tượng ở vai chủ thể của một hành động. Thí dụ: -“Đi thì nằm, nằm thì đứng” (bàn chân) (Đã đi thì không thể nằm, cũng như đã nằm thì không thể đứng. Nhưng ở đây, chủ thể của “đi” và “nằm-2” là người, chủ thể của “nằm1” và “đứng” là bàn chân (và “nằm1” là có bề mặt tiếp xúc lớn nhất theo phương song song với mặt đất (“đứng” thì ngược lại, có bề mặt tiếp xúc bé theo phương thẳng góc với mặt đất), khác với “nằm2” là ngả thân mình trên một vật nào đó, thường để nghỉ), nên lại có thể. Điều tạo nên sự không thể lẫn có thể bất thường này, chính là kiểu câu: X thì Y, X' thì Y' - với chủ thể của X, X' khác với chủ thể của Y, Y', và X trái nghĩa (1) với X', Y trái nghĩa với Y'). -“Mặc áo xanh, đội nón xanh; Đi quanh một vòng, Mặc áo trắng, đội nón trắng!” (quả cau khi róc vỏ) (Chủ thể của “đi quanh một vòng” là kẻ “mặc áo xanh, đội nón xanh”, nhưng chủ yếu là người dùng dao để róc vỏ cau; vì bấy giờ, hành động của người là chủ động tạo kết quả còn sự vận động của kẻ “mặc áo xanh, đội nón xanh” chỉ là hình thức bị động nhận chịu. Chủ thể người (róc cau) bị ẩn đi, khiến lời đố trở nên kì lạ); b. Ở mức cụ thể, chi tiết, tính lạ hoá của hình ảnh có thể tìm thấy qua các kiểu dạng dưới đây. 1) Kiểu úm ba la: Kiểu úm ba la gồm những âm thanh, hình ảnh gây nhiễu. Là hình thức tung hoả mù. Những âm thanh, hình ảnh này có thể được bố trí ở đầu hay ở cuối lời đố, và có thể độc chiếm một, hai dòng. Thí dụ: - “Thiên bao lao, địa lao lao, Giếng không đào làm sao có nước, Cá không ở được, là tại làm sao?” (quả dừa); -“Chẩm chầm châm bốn dầm bơi cạn, Bản bàn ba hai bức màn treo; Trước cửa tiền, quân reo ra rả, Sau cửa hậu có ngọn cờ treo!” (con ngựa); - “Miệng ngang miệng dọc, Lo việc quốc gia; Hắn náu ta la, Ta la hắn náu! ” (người rao mõ) (2); 2) Kiểu phóng đại, lớn lối: Là cách làm cho sự vật được miêu tả không chỉ được phóng lớn mà còn bị làm cho biến dạng, méo mó đi. Thí dụ: -“Giữa cầu, hai đầu giếng” (gánh nước) (người gánh nước: cầu, thùng nước: giếng); -“Trên trời mang tơi mà xuống, Âm phủ đội mũ mà lên” (cây đậu nảy mầm) (cây đậu khi nảy mầm chỉ dài vài phân, lớn bằng mút đũa, vậy mà được miêu tả như một người khổng lồ); - “Lên trời xuống đất, Chớp giật, sấm ran, Sét đánh có ngần, So chi chẳng kém” (pháo thăng thiên) (miêu tả lớn lối sức của cây pháo); 3) Kiểu tráo hình ảnh muốn nói bằng hình ảnh cùng trường nghĩa, cùng hình dạng: + Hình ảnh muốn nói được thay bằng hình ảnh cùng trường nghĩa (thường là trường nghĩa rộng); thí dụ: - “Nhà đen đóng đố đen sì, Trên thì sấm động, dưới thì đèn chong” (nồi cơm đang sôi) (“đèn”: lửa); - “Con con hai mái chèo con, Chèo ra giữa biển, nước non dầm dề; Oai nghiêm điều khiển một khi, Cầm sào chỉ trỏ, bốn bề quân reo” (chăn vịt) (“biển”: sông, lạch, ruộng trũng); + Hình ảnh muốn nói được thay bằng hình ảnh cùng dạng (cùng có dáng vẻ, hình vóc giống nhau, hoặc là một hình ảnh có được bằng so sánh); thí dụ: -“Mình tròn đựng cháo bột huỳnh tinh, Gái xoan làm bạn với mình đẹp ra; Bao giờ tuổi tác về già, Cây đa bóng mát ngồi mà nghỉ ngơi” (bình vôi) (“bột huỳnh tinh” thay vôi ăn trầu do giống vôi - mịn hay sệt khi hoà với một ít nước và có màu trắng tinh); - “Có cây mà chẳng có cành, Có hai ông cụ dập dềnh hai bên” (cây ngô). (dòng bát, có người đọc: “Vài cô tóc xoã dập dềnh đôi bên”) (“ông cụ”, “cô tóc xoã”: hai hình ảnh so sánh với quả ngô, nhấn mạnh mặt râu ngô). 4) Kiểu dùng hình ảnh khác thường, có tác dụng như sự đánh dấu cho hình ảnh thật muốn nói đến: Hình ảnh được dùng tuy khác thường nhưng chúng vẫn tồn tại, để có thể thay thế cho hình ảnh thật muốn nói đến. Thí dụ: -“Cây minh kinh, lá minh kinh, Có bầy chim sẻ tụng kinh trên chùa” (cây cau); -“Trên đầu đội mũ lưu quy, Áo mặc trăm lớp như vào chùa; Có đôi gậy trúc lơ phơ, Dao găm cầm lấy dắt vô trong mình. Ngày thì lơ lửng giang đình, Có đôi o con gái hữu tình nguyệt hoa” (con gà trống); -“Trên đầu đội mũ giang sơn, Hình thì bận áo bách diệp. Ngày dạo chơi miền sơn lí, Đêm mến cảnh chùa vô tu” (sinh hoạt của kẻ ăn mày) (3); -“Cò quăm lấy ở dưới đầm, Đem về nấu nướng kì cầm cả đêm; Nước hết thì lại đổ thêm, Nấu đi nấu lại mới mềm cò quăm” (củ ấu); Không có cây, lá mang tên “minh kinh” hay có dáng “minh kinh”, không có loại mũ mang tên hay có dáng “lưu quy”, “giang sơn”, ; nhưng lời đố muốn nói đến một loại cây, loại lá, cái mũ (hay thứ được gọi là mũ) thật. Không có vật mang tên “cò quăm”, nhưng đó là vật “lấy ở dưới đầm”, có thể “kì cầm” (kì cọ), “nấu nướng”, nên là vật thật - đó là củ ấu. Các hình ảnh được sử dụng có tác dụng như sự đánh dấu cho hình ảnh thật muốn nói đến. 5) Kiểu tên riêng được dùng theo lối cùng âm: Nhiều tên riêng (tên người, tên đất) được dùng theo cách cùng âm, cùng nghĩa cũng có thể xem chúng thuộc lối lạ hoá hình ảnh. Thí dụ: -“Gia Cát đánh nhau với Đông Ngô, Đông Ngô thua, Đông Ngô bỏ chạy, Gia Cát dồn quân đánh lại trận sau” (rang ngô); -“Khi xưa ở huyện Hoang Toàng, Ở xã Bạch Bố, ở làng Cẩm Y; Ngày thì thủ thỉ nằm ỳ, Tối thì rủ rỉ rù rì ra ăn” (con rận); Các tên người, tên đất ở câu đố “rang ngô”, nhằm mượn các hình ảnh “cát”, “ngô” (theo cách cùng âm). Các tên đất ở câu đố “con rận”, nhằm mượn một vài yếu tố chỉ ra nơi ở của chúng: “bố”: vải; “y”: áo (theo cách cùng nghĩa). 6) Kiểu dùng lời Hán Việt: Dùng lời Hán Việt thay vì dùng lời thuần Việt để miêu tả vật đố, trong bối cảnh hầu hết người chơi câu đố chỉ biết bập bõm đôi tiếng Hán Việt, cũng nhằm thể hiện lối lạ hoá hình ảnh. Thí dụ: -“Thân trường xích thốn, Y phục thậm đa; Sinh vô ngôn ngữ, Tử động sơn hà”. (Mình dài một tấc, Quần áo quá nhiều; Sống chẳng biết nói, Chết la vang trời) (cái pháo); -“Thiên vô sinh, Địa vô sinh, Vô dạng vô hình; Đại nhân khai khẩu, Tiểu nhân kinh”. (Trời không sinh, Đất không sinh, Không dạng, không hình; Người lớn nhắc đến, Trẻ con kinh sợ) (ông Kẹ, ông Ọ) ( ); 2. Tính quan niệm của hình ảnh Có một số hình ảnh lặp đi lặp lại trong một số câu đố khác nhau. Chúng cho thấy việc dùng những hình ảnh này đã phản ánh một sự nhìn nhận, một quan niệm của cộng đồng về đối tượng được đề cập. Dưới đây là một số các hình ảnh này: a. Hình ảnh “mẹ - con” của vật không phải người hay động vật Hình ảnh “mẹ - con” khi đố về thực vật có thể được mở rộng thành “mẹ, cha - con”; ở đó, cây là “mẹ, cha”, quả (có khi là hoa) là “con”. Thí dụ: -“Cha thấp, mẹ thấp, Đẻ con trập tai” (cây và quả cà); -“Mẹ thì đứng ở ngoài sân, Sai con tiếp khách, đãi dân trong nhà” (cây và quả cau); -“Cha mẹ thì ở diêm vương, Sinh con lại ở tây phương Phật đài” (cây và hoa sen); -“Con nuôi giống mẹ, Con đẻ giống ai” (cây chuối) (“con nuôi”: chỉ cây chuối con; “con đẻ”: chỉ búp hoặc buồng chuối); -“Trên dương gian trăm ngàn đoạn khúc, Xuống dưới đất, mẹ đẻ con ra; Con thì quấn quýt mẹ cha, Mẹ tôi ốm yếu, đẻ tôi ra ù ì” (khoai lang); Khi đố về dụng cụ gồm hai loại bộ phận rời, thì bộ phận lớn là “mẹ”, bộ phận bé là “con”. Thí dụ: -“Con đánh mẹ, mẹ la làng, Làng ra, con lại nằm ngang trên đầu”(cái dùi và cái mõ); -“Một mẹ sinh được sáu con, Yêu thương mẹ sẻ nước non vơi đầy” (bộ ấm chén, loại sáu chén); -“Một mẹ sinh được trăm con, Con nào con nấy vuông tròn như nhau. Bởi con ăn ở qua cầu, Mẹ tức mẹ đánh cái đầu con văng” (hộp diêm); b. Hình ảnh “mình - đuôi” của vật không phải người hay động vật Một số vật có gắn dây, thì vật trở thành “thân mình”, dây trở thành “đuôi”. Thí dụ: -“Mình thì một tấc, Đuôi dài thước năm, Khi đi thì nằm, Khi ngồi thì đứng” (kim chỉ). -“Da đen, mặt rỗ, chân chì, Đuôi dài thườn thượt, mình thì đầy gai” (cái chài, lưới đánh cá); -“Mình dài một thước đâu sai, Thơ thẩn tháng ngày, thân lại xoè ba. Đêm khuya lặng lẽ sương sa, Mình nằm âm phủ, đuôi mà thượng thiên” (cái mỏ neo); c. Dùng thiên can để miêu tả vật có sử dụng lửa Một số vật có sử dụng lửa, thì hay dùng thiên can (giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỉ, canh, tân, nhâm, quý), có thể một số hay tất cả, để miêu tả. Thí dụ: -“Đầu đội giáp ất, Miệng ngậm bính đinh, Cổ đeo canh tân, Bụng mang nhâm quý, Thân là mậu kỉ” (cái ống điếu); -“Da trắng như màu thiếc, Ruột rối như rau câu; Bính đinh hoả đánh trên đầu, Nhâm quý thuỷ thân đằng đít” (điếu thuốc); -“Vai mang giáp ất, Đầu đội bính đinh, Ẩn quân tử chi hình, Tiễn thanh nhân chi khí” (cây hương); III. Nhận xét, kết luận Cách sử dụng hình ảnh trong câu đố cho thấy yêu cầu hàng đầu của thể loại này là sự mới mẻ, lạ thường. Những hình ảnh này chủ yếu được tạo nên bởi lối nhân hoá (hay động vật hoá, thực vật hoá, ), và cách tả thực. Do góc nhìn không bình thường, có khi dùng hình thức đánh tráo các quan hệ ngữ pháp, nên tạo ra những vật dị kì. Những cách miêu tả như vậy chỉ có và được chấp nhận trong câu đố, tạo cho thể loại này một phong cách rất riêng. Tính quan niệm của hình ảnh được nhận ra nhờ sự lặp đi lặp lại khi cùng miêu tả một đối tượng của chúng. Tính chất này có phần mâu thuẫn với yêu cầu lạ hoá đã nói (chẳng hạn, khi lời đố dùng “mình - đuôi”, thì vật đố là loại có kèm sợi dây, dùng thiên can, thì vật đốsử dụng lửa, ). Nhưng trong số 2000 câu đố mà chỉ nhận ra được có bấy nhiêu, thì chúng chỉ đủ để nói lên phần nào quan niệm của dân gian ở phạm vi thể loại mà không đến độ phương hại một thuộc tính của nó. Vả lại, các hình ảnh vừa nêu ở mức rất chung, vẫn còn một khoảng cách khá xa để có thể tìm thấy vật đố (nên nắm được các hình ảnh này cũng chỉ ngang mức “gợi ý”, “hạ bậc” mà câu đố thường dùng). T.N (nguồn: TCSH số 210 - 08 - 2006) (1) Trong trường hợp này, là trái nghĩa ngữ cảnh. (2) Dòng 1 lời đố có khả năng chỉ miệng người rao và miệng mõ, cũng có thể nhằm cười cợt người rao. (3) Người ăn mày thường đội mũ, nón rách, mặc áo chằm vá, ngày đi khắp nơi kiếm ăn, tối vào đình, chùa để ngủ. (4) Ông Kẹ, ông Ọ: Nhân vật tưởng tượng, có hình dạng gớm ghiếc, tính khí hung dữ, dùng để doạ trẻ con (có nơi gọi là ông Ba Bị). . Cách sử dụng hình ảnh trong câu đố TRIỀU NGUYÊN I. Khái quát Xem xét cách sử dụng hình ảnh của một thể loại văn học là. tìm hiểu hình ảnh trong hai mối quan hệ: - Xét trong quan hệ với vật đố, tức cách biểu thị vật đố ra sao, hình ảnh ở lời đố thường được sử dụng theo lối

Ngày đăng: 20/01/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w