QUYHOẠCHXÂYDỰNG,QUẢNLÝĐÔTHỊTẠITP.HCM
HƯỚNG TỚIPHÁTTRIỂNĐÔTHỊBỀNVỮNG
Sở Quyhoạch – Kiến trúc TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh là đôthị lớn nhất nước ta về quy mô cũng như tiềm lực
kinh tế với vai trò trung tâm hạt nhân, động lực pháttriển kinh tế - xã hội trong vùng kinh
tế phía Nam và Nam bộ, với vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu
quốc tế; một trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực, khoa học công nghệ của khu
vực Đông Nam Á.
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế, sản lượng công nghiệp, nguồn
thu ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài luôn cao của thành phố đã góp phần tích cực vào
thành tựu chung của nền kinh tế đất nước, điều này khẳng định vị trí vai trò đầu tàu của
thành phố nhưng đồng thời cũng xuất hiện nguy cơ dẫn tới tốc độđôthị hóa quá nhanh,
tình trạng tập trung dân cư quá mức đã nảy sinh một số hậu quả như quá tải về cơ sở hạ
tầng đô thị, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái ngày càng tăng.
Với sự nhận biết đầy đủ hơn về viễn cảnh pháttriển thành phố trong mối quan hệ
khu vực với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Nam bộ và khu vực Đông Nam Á,
Thành phố đã chỉ đạo nghiên cứu Đồ án Quyhoạch chung xây dựng với tính định hướng
quan trọng nhằm hoàn chỉnh tiến trình pháttriển của TP.HCM đến năm 2025. Tiếp theo
là các đồ án quyhoạch chi tiết (QHCT), dự án đầu tư…. Đây là cơ sở cần thiết cho công
tác quảnlýđôthị nhằm đảm bảo cho thành phố pháttriển đúng định hướng, phù hợp với
chiến lược pháttriểnđôthị hóa của cả nước, tránh được những bế tắc mà nhiều thành phố
lớn trên thế giới đã và đang vấp phải, đồng thời đáp ứng được yêu cầu chỉnh trang xây
dựng trong giai đoạn trước mắt. Để giải quyết các vấn đề phức tạp nhằm xây dựng đôthị
hiện đại là phải đảm bảo việc thiết lập pháttriểnđôthị trên cơ sở tính toán toàn diện của
các nhân tố tạo lập đôthị về nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân; đồng thời phải
tính đến các yếu tố về kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai lâu
dài và phù hợp với sự đa dạng của điều kiện tự nhiên, khí hậu cho sự pháttriển không
ngừng của đô thị, quảnlýđôthị có hữu hiệu và phát huy hiệu quả thì phải có quyhoạch
xây dựng, vì quyhoạchxây dựng là tiền đề để quảnlýđô thị, dođó công tác quyhoạch
xây dựng đóng vai trò quan trọng, cần phải đi trước và nó được coi là chìa khóa đảm bảo
cho phát huy hiệu quả của các chương trình đầu tư xây dựng tại thành phố.
Thực tế tạiTP.HCM cho thấy, công tác quyhoạchxây dựng có vai trò quan trọng
cho định hướngpháttriển thành phố. Công tác lập quyhoạchxây dựng đã thực hiện được
khối lượng rất lớn. Về lập và điều chỉnh Quyhoạch chung xây dựng thành phố được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt các đợt năm 1993, 1998 và mới đây là tháng 01/2010. Tiếp
theo tiến hành nghiên cứu điều chỉnh và lập mới Quyhoạch chung cho 24 quận, huyện và
được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt. Đồng thời nghiên cứu lập
nhiều đồ án Quyhoạch chung, quyhoạch chi tiết cho các khu đôthị mới, khu công
nghiệp, khu trung tâm đôthị và nhiều khu chức năng đôthịquan trọng khác là cơ sở triển
khai đầu tư hiệu quả nhiều chương trình, dự án xây dựng tại thành phố.
Riêng khối lượng QHCT 1/2000 được lập và phê duyệt khoảng gần 400 khu với
diện tích 65.000 ha. Các khu vực đất đai được phủ QHCT 1/2000 đạt gần 90% diện tích
khu đôthị hóa của thành phố.
Chúng ta thấy sự thay đổi của bộ mặt đô thị, khu trung tâm thành phố ngày càng
khang trang đã có nhiều công trình kiến trúc đẹp. Các khu công nghiệp tập trung được
quy hoạch đã thu hút đầu tư và sản xuất có hiệu quả. Nhiều khu nhà ở, khu công viên cây
xanh, vui chơi giải trí, các tuyến đường giao thông, cầu cống, tuyến điện, nước được xây
dựng nhằm đáp ứng yêu cầu pháttriển thành phố. Bên cạnh ưu điểm của công tác quy
hoạch xây dựng còn có những bất cập, các đồ án quyhoạch chưa bám sát nhu cầu phát
triển, nội dung quy hoạchxây dựng đô thị còn mang nặng tính chuyên môn, thiếu tính
kinh tế, xã hội, cơ chế chính sách thực hiện, sản phẩm nghiên cứu còn quá tập trung vào
quy hoạch dài hạn, trong khi đóquyhoạch đợt đầu quan trọng và cấp thiết thì xem nhẹ,
nghiên cứu không sâu… vì vậy nói chung các đồ án quyhoạch chưa mang tính khả thi
cao. Các quyhoạch chuyên ngành, quyhoạch kinh tế - xã hội chưa được nghiên cứu
đồng bộ, chưa đảm bảo tính thống nhất đúng nghĩa là quyhoạch “hợp nhất đầu tư đa
ngành”.
Việc pháttriển không gian đôthị trong thời gian qua có tính đến sự kết nối các
tỉnh lân cận với sự pháttriển của vùng. Tuy nhiên, cấu trúc không gian đôthị chưa thật
hơp lý. Việc xây dựng mô hình “đa trung tâm” được xác định tại 04 cửa ngõ của thành
phố với mục tiêu là kéo dãn tập trung tại khu trung tâm thành phố đã quá tải chưa được
tập trung triển khai đúng mức (mới có khu A diện tích 110 ha khu đôthị Phú Mỹ Hưng
được xây dựng). Diện tích dành cho công trình công cộng chưa nhiều, trong 10 năm từ
1997 đến 2007 tăng được gần 500 ha (hiện có khoảng 2000 ha, bình quân trên
3m
2
/người). Về đất cho công viên cây xanh tăng được 490 ha, bình quân 1,5m
2
/người so
với qui định 5-8 m
2
/người trong Quy chuẩn xây dựng là thấp. Vẫn có tình trạng đôthị
phát triển theo xu hướng “vết dầu loang” trên những khu vực còn tiềm năng đất nông
nghiệp, dọc theo các trục giao thông. Số lượng dân nhập cư tăng nhanh, chiếm 30% dân
số thành phố, tập trung nhiều tại các quận ven, nhiều khu dân cư tự phátxây dựng không
theo quy hoạch. Yêu cầu đặt ra giải quyết hợp lý bài toán phân bố dân cư gắn với phát
triển đôthị là triển khai đầu tư tập trung theo định hướng mục tiêu đặt ra. Về mô hình
phát triểnđôthị đa tầm, gắn kết với các khu đôthị vệ tinh đôthị trực thuộc, đôthị đối
trọng dọc theo các trục động lực pháttriểntạivùng phụ cận của thành phố trong bán kính
30-50 km, định hướng trong quyhoạch từ đầu nhưng đề xuất triển khai thực hiện chưa
nhiều, còn phân tán, dàn trải, xuất hiện nhiều dự án khu nhà ở, đôthị nhỏ, lẻ tại khu vực
đô thị hóa ở thành phố (đã triển khai QHCT khu đôthị Tây Bắc 6000 ha, đôthị cảng
Hiệp Phước tại Nhà Bè 3000 ha, đôthị Sinh Việt tại huyện Bình Chánh 300 ha, đôthị
Phước Kiểng 350 ha, đôthị An Phú Hưng tại Hóc Môn 740 ha và nhiều khu đôthị mới
khác nhưng việc triển khai xây dựng chưa nhiều). Có thể thấy rằng, qua hệ thống các tiêu
chí kết hợp với kiểm nghiệm đánh giá thực tế, mô hình đôthị mới đã trở nên rõ nét hơn
và có xu hướng tiếp cận dần với các mô hình mới trên thế giới, trong đó việc xây dựng hạ
tầng kỷ thuật đồng bộ và hạ tầng xã hội đôthị đầy đủ, môi trường văn hóa đôthị lành
mạnh và thân thiện, quảnlý khai thác sử dụng khu đôthị mới vì lợi ích cộng đồng là
những tiêu chí cơ bản cho sự pháttriểnbềnvững của khu đôthị mới (khu đôthị mới Phú
Mỹ Hưng – Khu A được Bộ Xây dựng công nhận là khu đôthị kiểu mẫu đầu tiên của
Việt Nam là ví dụ).
Sự tăng dân số nhanh chóng ở TP.HCM đang làm tăng nhu cầu nhà ở, sự thiếu hụt
nguồn cung về nhà ở khiến cho môi trường sống bị xuống cấp, cụ thể là giảm diện tích
đối với không gian ở, nhiều khu vực cần chỉnh trang trên các khu nhà trên kênh rạch ô
nhiễm, khu nhà lụp xụp.… Do đó, pháttriển nhà ở có vai trò quan trọng trong thực hiện
mục tiêu pháttriểnđôthịbền vững. Việc tăng nguồn cung cho nhà ở là một yêu cầu cấp
thiết của xã hội. Đặc biệt, đối tượng nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp cần khối
lượng lớn với yêu cầu nhà giá rẻ, đòi hỏi có sự tham gia của các thành phần trong xã hội,
từ các doanh nghiệp bất động sản, nhưng vai trò chính quyết định từ cấp chính quyền qua
các giải pháp về chính sách khuyến khích, về quy hoạch, quỹ đất và vốn đầu tư. Thời
gian qua với nhiều dự án pháttriển các khu nhà ở với khoảng 900 dự án, diện tích khoảng
7500 ha. Qua số liệu thống kê tổng diện tích quỹ nhà ở thành phố là 99 triệu m2, tổng số
căn nhà 1.237.400 căn, bình quân diện tích 10,3 m2/người, đến tháng 04/2009 tăng lên
13,4 m2/người, dự kiến 2010 là 14 m2/người. TạiTP.HCM những năm gần đây đã triển
khai nhiều dự án như vậy: các khu tái định cư cho khu Công nghệ cao, khu đôthị Thủ
Thiêm…, khu ký túc xá sinh viên, nhiều khu lưu trú công nhân.
Về chỉnh trang khu đôthị hiện hữu là một trong những nội dung chính trong định
hướng pháttriển TP.HCM. Do dân cư tập trung quá đông tại khu vực nội thành (dân số
thành thị chiếm đến 85% dân số thành phố) đặc biệt tại khu nội thành hiện hữu mật độ
dân số cao gấp 40-50 lần so với khu vực ngoại thành. Định hướngpháttriển chủ yếu
chỉnh trang cải tạo nhằm cải thiện điều kiện ở, sinh hoạt, làm việc của người dân, chỉnh
trang theo hướng giảm mật độxâydựng, tăng tầng cao xâydựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng
đô thị, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, nạo vét các kênh rạch, sắp xếp xây dựng các
khu nhà ven kênh, khu nhà lụp xụp, di dời các cơ sở ô nhiễm, chú trọng tôn tạo gìn giữ
các di sản về văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc có giá trị. Trong quá trình triển
khai thực hiện quyhoạch chỉnh trang, cải tạo đã có bước điều chỉnh theo hướng khả thi
và thực tế hơn. Ví dụ trước đây quyhoạch phần lớn các khu đất di dời các cơ sở sản xuất
ô nhiễm đi để dành đất cho xây dựng các công trình công cộng và công viên cây xanh,
tuy nhiên thực tế là rất khó thực hiện, dođó trong các điều chỉnh quyhoạch và các giải
pháp thực hiện theo hướng tích cực hơn như cân đối tập hợp các khu đất có quy mô phù
hợp hoặc các cơ sở lớn dành khoảng 30-50% diện tích đất để xây dựng công trình công
cộng, công viên cây xanh, còn lại cho điều chỉnh chức năng, chỉ tiêu quyhoạch – kiến
trúc để có điều kiện cho các dự án khai thác hiệu quả, tạo nguồn kinh phí cho di dời
nhanh hơn. Các dự án chỉnh trang, cải tạo nâng cấp đôthị điển hình như khu vực Xóm
Cải Quận 5 từ khu nhà ở lụp xụp thấp tầng, xây dựng các chung cư cao tầng. Nâng cấp đô
thị tại khu vực Kênh Lò Gốm Quận 6, xây dựng thêm các công trình công cộng, mở rộng
các đường hẻm, cải tạo nâng cấp nhà ở hoặc tại một số dự án lớn, xây dựng các cụm
chung cư cao tầng, trung tâm thương mại ở Quận 4 đạt được kết quả cao, sắp tới khuyến
khích chỉnh trang triển khai các cụm khu phố lớn như khu Mả Lạng Quận 1, khu dân cư
Công viên Đầm Sen Quận 11…
Việc mở rộng, dự phóng các tuyến đường giao thông trong nội thành hiện hữu
cũng được xem xét toàn diện hơn, hạn chế triển khai các dự án mở đường mà phải chi phí
cho công tác giải tỏa đền bù quá cao. Ban hành quy định về quy trình, nội dung quy
hoạch, nâng cấp, mở rộng hẻm giới theo hướng khả thi.
Việc triển khai, xây dựng các dải, vườn hoa cây xanh trên các hè phố lớn tại khu
vực trung tâm thành phố đã mang lại nhiều lợi ích tích cực cho pháttriểnbềnvững của
đô thị, tăng được diện tích mảng xanh trong đôthị cũ, tạo được cảnh quan đẹp, cải thiện
môi trường đôthị đồng thời tạo được các khoảng hở xốp thấm nước hạn chế ngập lụt khi
có mưa lớn.
Với tốc độđôthị hóa cao như ở TP.HCM trong những năm qua thì công tác lập,
thẩm định, phê duyệt quyhoạch và quảnlýđôthị với các giải pháp phù hợp với thực tiễn
là vấn đề quan trọng. Chính quyền thành phố trong những năm gần đây tuy đã có nhiều
cố gắng trong việc đẩy mạnh công tác lập, thẩm định, phê duyệt quyhoạch chi tiết xây
dựng để làm cơ sở quảnlýxây dựng nhưng hiệu quả còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu
cầu của xã hội.
Việc phân cấp cho địa phương (quận, huyện) lập và phê duyệt quyhoạch chi tiết
xây dựng tuy đã thể hiện được chủ chương giao quyền chủ động cho chính quyền cơ sở
do điều kiện về lực lượng cán bộ có chuyên môn về quyhoạchđôthị còn thiếu, kinh
nghiệm và năng lực còn yếu nên cơ quanquảnlýđôthịtại các quận huyện chưa đảm
đương ngay được.
Do đó, để triển khai có hiệu quả công tác thẩm định, phê duyệt và quảnlý quy
hoạch xây dựng có hiệu quả tại địa phương thì công tác về đào tạo chuyên môn, nghiệp
vụ, nhân sự, tổ chức và kiện toàn Phòng quảnlýđôthị các quận huyện đủ năng lực là vấn
đề quan trọng cần quan tâm thực hiện trước.
Khi lực lượng đơn vị tư vấn thiết kế quyhoạch trong nước còn mỏng và yếu, đối
với các khu đôthị mới, các khu chức năng đôthị có vai trò quan trọng… thì công tác thi
tuyển – kể cả tổ chức thi tuyển quốc tế là một giải pháp hợp lý nhằm lựa chọn được các
đồ án quyhoạch có ý tưởng và chất lượng tốt, phù hợp với đặc thù của thành phố và tiếp
cận được phong cách quyhoạch kiến trúc hiện đại của thế giới để triển khai trong thực tế
là việc làm đạt hiệu quả cao trong thời gian qua. Có thể thấy rõ điều đó qua kết quả các
cuộc thi quốc tế về đồ án quyhoạch khu đôthị mới Nam Sài Gòn, khu đôthị mới Thủ
Thiêm, khu Trung tâm thành phố hiện hữu, khu đôthị Cảng Hiệp Phước…
Đối với các đồ án quyhoạch chi tiết xây dựng các khu dân cư đôthị trên địa bàn
thành phố khi triển khai theo chủ trương phủ kín quyhoạch chi tiết nhằm quảnlýđôthị
hiệu quả thì một số vấn đề chính cần quan tâm như:
- Cần xác định rõ mô hình ở phù hợp cho từng vùngđôthị của thành phố: khu
đô thị hiện hữu, khu vực pháttriển mới ở vùng ven và khu vực ngoại thành, nhằm xác
định hướng tổ chức không gian và sử dụng quỹ đất phù hợp, tránh tình trạng sử dụng quỹ
đất lãng phí làm hạn chế nhu cầu sử dụng đất cho tương lai.
- Trên cơ sở đó lập kế hoạch đầu tư pháttriển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội phù hợp trong từng giai đoạn phát triển.
- Cần xem xét vấn đề tác động môi trường đôthị tác động biến đổi khí hậu khi
lập quyhoạchxâydựng, đảm bảo yếu tố pháttriểnbềnvững phù hợp với đặc trưng đôthị
TP HCM.
Trong những năm gần đây, Sở Quyhoạch Kiến trúc đã chủ trì hoặc phối hợp với
các Sở ban ngành thành phố nghiên cứu, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các
quy định về quảnlýquyhoạch – kiến trúc như: quy định về hành lang bảo vệ sông - kênh
rạch, quy định về lộ giới hẻm trong khu dân cư hiện hữu, quy định về kiến trúc nhà liên
kế trong khu đôthị hiện hữu, quy định về san lấp kênh rạch, quy định về diện tích tối
thiểu sau khi tách thửa, quy trình điều chỉnh cục bộ quyhoạch chi tiết xây dựng đô thị…
đã góp phần phục vụ công tác quảnlýđôthị hiệu quả hơn. Tuy nhiên, theo nhu cầu thực
tế thì cần thiết có triển khai nghiên cứu tiếp các vấn đề về: kinh tế đô thị, tạo nguồn lực,
huy động vốn cho pháttriểnđôthị và nhà ở xã hội, chỉ tiêu đất nhóm nhà ở cho các vùng
trong đô thị, quy định về quảnlý nhà biệt thự hiện hữu trong khu vực trung tâm thành
phố, quy chế quảnlý kiến trúc (quy chế cấp II) cho đô thị, khu quyhoạch dọc các tuyến
đường giao thông lớn….
Việc hình thành và pháttriểnđôthị trong thời gian vừa qua còn quá ít các khu đô
thị mới như mô hình khu đôthị Phú Mỹ Hưng. Vào những năm trước đây, khi thị trường
địa ốc mới pháttriểnthì tình hình đầu tư các khu nhà ở - nhất là tình trạng phân lô hộ lẻ -
còn manh mún, quy mô nhỏ, chủ yếu theo ranh thửa đất… dẫn đến tình trạng khó kết nối
về hạ tầng kỹ thuật đô thị, không có các công trình công cộng phục vụ hoàn chỉnh, tình
trạng san lấp kênh rạch trái phép nhiều ở khu vực ngoại vi thành phố đã gây ngập úng,
dẫn đến tình trạng bộ mặt đôthịtại các khu vực đôthị hóa - nhất là tại các vùng ven –
không có gì đặc sắc, đặc trưng cho từng vùng mà chỉ là hình thức nhà cửa lan tỏa từ nội
thành ra. Do vậy, việc lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực thực hiện theo quyhoạch và
kết hợp với cơ chế giám sát, kiểm tra thường xuyên theo quy định sẽ góp phần chấn
chỉnh tình hình đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố.
Vấn đề có được quyhoạch tốt chưa đủ mà quan trọng là khả năng quảnlýđô thị,
nó quyết định mức độ thành công của sự pháttriểnđôthịbền vững, một nhiệm vụ quan
trọng và cần thiết bảo đảm cho sự phát triển. Bộ mặt xây dựng đôthị đặc biệt ở các đôthị
lớn là tấm gương phản chiếu trình độ tổ chức và điều hành của các cấp chính quyền và
trước hết của các tổ chức quảnlý chuyên ngành quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị.
Công tác quảnlýđôthị theo quy hoạchxây dựng tại thành phố đã có những chuyển biến
tích cực, nhưng nhìn chung tình trạng xây dựng lộn xộn, không theo quy hoạch, xây dựng
tự phát không phép còn phổ biến, quảnlýxây dựng chưa chủ động được tình hình phát
triển thành phố. Công tác quảnlýxây dựng theo quyhoạch được phê duyệt chưa chặt chẽ
và thiếu hệ thống các biện pháp đồng bộ, dẫn đến việc điều chỉnh quyhoạch được duyệt
còn tùy tiện. Các thủ tục hành chính trong quảnlý kiến trúc-quy hoạch, đầu tư xây dựng
còn phiền hà. Chủ trương pháttriểnđôthị tập trung theo dự án đã được quán triệt, song
nhận thức và cách làm còn thiếu thống nhất, nên chưa phát huy được hiệu quả, chất lượng
kiến trúc đôthị và trật tự xây dựng đôthị còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân là
khung pháp luật để quảnlýxây dựng còn thiếu, chưa đồng bộ, hệ thống văn bản pháp
quy trong lĩnh vực quảnlý quy hoạchxây dựng vẫn chưa đủ cơ sở hóa để hoàn chỉnh.
Thực tế này đặt ra nhu cầu phải tăng cường hơn nữa công tác quảnlý trật tự xây dựng đô
thị. Tổ chức lại cơ quan thanh tra, kiểm tra và xây dựng các qui định chế tài về xử phạt
thích đáng các vi phạm xây dựng. Việc nghiên cứu xây dựng hệ thống qui trình, quy
phạm tiêu chuẩn, cũng chưa được quan tâm một cách có hệ thống, những qui định hiện
lạc hậu không phù hợp. Do vậy, cần thiết ban hành sớm Thông tư hướng dẫn của ngành
nhằm thực hiện tốt Nghị định Chính phủ về quảnlýquyhoạchxây dựng và Luật quy
hoạch đô thị.
Công tác quảnlýquyhoạchxây dựng đôthị là quảnlý tương đối toàn diện các
mặt quy hoạch, kiến trúc, khảo sát kỹ thuật, thiết kế, cảnh quan môi trường, hạ tầng kỹ
thuật…. Dođó phải tổ chức khoa học, có bộ máy quản lý, có hệ thống phân cấp rõ ràng
ranh giới trách nhiệm giữa Trung ương, Thành phố , Quận - Huyện và phải đảm bảo điều
kiện hoạt động hiệu quả (chức năng, phương tiện, kinh phí…). Xây dựng chương trình
quản lýđôthị cho thành phố một cách bài bản toàn diện như:
- Lập và xét duyệt đảm bảo đầy đủ các bước quyhoạch chung, quyhoạch chi tiết,
quy hoạch ngành làm cơ sở các dự án đầu tư và quảnlýđô thị.
- Tăng cường quảnlýđôthị theo luật pháp, quyhoạch và kế hoạch hóa vĩ mô
phát triểnđô thị.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thích hợp về huy động vốn (kinh tế đô thị) về con
người.
- Cải tiến thủ tục hành chính và nâng cao năng lực cán bộ quảnlýđôthịtại các
cấp từ thành phố đến quận, huyện.
Các vấn đề trọng tâm và các giải pháp triển khai thời gian tới công tác quyhoạch
xây dựng và quảnlýđôthị nhằm đảm bảo sự pháttriểnđôthịtạiTP.HCM có tính bền
vững, hài hòa giữa pháttriển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi
trường, bảo vệ an ninh quốc phòng theo hướng liên kết vùng, cụ thể như sau:
- Định hướngpháttriển không gian đô thị, quyhoạchxây dựng gắn với dự báo
biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Ưu tiên pháttriển các khu đôthị mới theo hướngxây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hoàn chỉnh, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho
nhân dân, đặc biệt chú ý nhu cầu nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội.
- Pháttriển các dự án đầu tư xây dựng các khu cụm trường đại học – cao đẳng,
trung tâm y tế lớn, các khu công nghiệp tập trung ở ngoại vi thành phố vừa đảm bảo vệ
sinh môi trường đô thị, thuận lợi tổ chức giao thông đồng thời xây dựng các khu nhà ở
lưu trú công nhân, nhà ở ký túc xá sinh viên với đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và
kỹ thuật theo qui định, với cơ chế chính sách ưu cho phát triển.
- Đề xuất áp dụng giải pháp kiến trúc sinh thái trong kiến trúc đô thị.
- Nghiên cứu thực hiện việc quảnlý bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn trên các
vùng sông, hồ nhằm chống xói lở và giảm ngập úng cho vùng hạ lưu.
- Nghiên cứu thực hiện cơ chế liên kết Vùng trong pháttriển công nghiệp và đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở diện rộng.
- Nghiên cứu cơ chế phối hợp đầu tư xây dựng các mảng cây xanh lớn, các công
trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật lớn của đô thị, khu nghĩa trang, khu xử lý chất thải rắn đô
thị tập trung có tính liên Vùng nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm đôthị cho thành phố Hồ
Chí Minh.
- Ngiên cứu các giải pháp quảnlý khai thác nguồn nước ngầm tránh hiện tượng
lún sụt nền đất.
- Xây dựng mạng lưới giao thông đối ngoại và đô thị, triển khai các dự án giao
thông trọng điểm, tăng cường pháttriển giao thông vận tải hành khách công cộng khối
lượng lớn (xe bus, metro, monorail…).
- Triển khai nhanh việc di dời các cảng biển trong nội thành thành phố, nhằm
khắc phục tình trạng kẹt xe trong khu vực nội thành hiện hữu.
- Tập trung xây dựng và pháttriển 6 xã ngoại thành theo mô hình nông thôn mới.
- Tập trung nghiên cứu đề án ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật đôthị trên địa
bàn thành phố.
- Thời gian tới, chúng ta nhận thức luôn không ngừng hoàn thiện công tác lập, xét
duyệt và quảnlýxây dựng theo quyhoạch nhằm nâng cao chất lượng các đồ án quy
hoạch xâydựng, khắc phục được những nhược điểm, mặt trái của nền kinh tế thị trường
và đáp ứng yêu cầu quảnlýxây dựng và pháttriển thành phố Hồ Chí Minh theo mục tiêu
đã đề ra.
. QUY HOẠCH XÂY DỰNG, QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TẠI TP. HCM
HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị. hậu cho sự phát triển không
ngừng của đô thị, quản lý đô thị có hữu hiệu và phát huy hiệu quả thì phải có quy hoạch
xây dựng, vì quy hoạch xây dựng là