Kết quả thực hiện: Trong suốt quá trình một năm tôi giảng dạy kiên trì và mạnh dạn vận dụng những biện pháp nêu ở trên, bản thân tôi đã đem lại hiệu quả trong việc rèn luyện cho học sinh[r]
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
***************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC MÔN TẬP VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 2
Thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt
Cấp học: Tiểu học
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÃ SKKN
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
2.Mục đích nghiên cứu
3.Đối tượng nghiên cứu
4.Nhiệm vụ nghiên cứu 5.Phương pháp nghiên cứu 6.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp về vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm:
1.1.Một số căn cứ khoa học của đề tài nghiên cứu:
1.2.Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 3 Phân tích mô tả các giải pháp:
3.1 Mục đích
3.2 Nội dung và cách tiến hành thực nghiệm khoa học 4.Kết quả thực hiện 5.Bài học kinh nghiệm
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHÞ
1.Kết luận chung
2.Khuyến nghị
3.Đề nghị:
Tài liệu tham khảo
1 1 3 3 3 3 3 5
5 5 5 5 7 7 7 19 20 22 22 22 23 24
Trang 3ý thức xây dựng những kiến thức cơ bản đạt yêu cầu cho từng môn học đượcquy định trong chương trình Trong đó môn Tiếng Việt là môn học có tầm quantrọng bậc nhất trong các môn học ở Tiểu học Và chữ viết được coi là phươngtiện ưu thế nhất trong giao tiếp, có vị trí quan trọng không thể thiếu được trongchương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học Có đọc thông viết thạo, hiểu đượcnội dung văn bản thì mới nắm được thông tin và giải quyết những vấn đề mà vănbản nêu ra Nghĩa là học tốt môn Tiếng Việt thì mới học tốt các môn học khác,
mà cần biết sử dụng Tiếng Việt với hoạt động giao tiếp, góp phần phát triển tưduy hình thành và phát triển nhân cách cho các em
Chữ viết đẹp của học sinh là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành
Giáo dục Đào tạo quan tâm Người xưa có đã nói: “nét chữ nết người” là hàm ý
hai vấn đề: Thứ nhất, nét chữ thể hiện tính cách con người; thông qua rèn luyệnchữ viết mà giáo dục nhân cách con người Vì vậy phong trào “giữ vở sạch –viết chữ đẹp” vừa là mục đích, vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện họcsinh viết đúng, dẫn tới việc viết đẹp cho học sinh, nó góp một phần vào việcgiáo dục toàn diện cho học sinh ngay từ ở lớp đàu cấp tiểu học
Ở bậc Tiểu học, phân môn Tập viết chiếm vị trí quan trọng Không phảingẫu nhiên mà ở Tiểu học Tập viết còn được bố trí thành một phân môn độc lập(thuộc môn Tiếng Việt) có tiết dạy riêng Giống như các phân môn khác, tínhnổi bật của phân môn Tập viết là tính thực hành, chỉ có hình thành kỹ năng, kỹxảo cho học sinh thông qua việc thực hành và luyện tập
Phân môn Tập viết trong nhà trường có nhiệm vụ giúp học sinh nắm
vững các quy tắc và hình thành kỹ năng viết, nói cách khác giúp học sinh hìnhthành năng lực và thói quen viết đúng, viết đẹp
Trước kia, chất lượng của học sinh còn yếu, tỉ lệ đỗ đại học còn thấp dokiến thức về tri thức, khả năng trình bày của các em trên bài thi còn hạn chế
Mục tiêu giáo dục đào tạo là đào tạo con người cẩn thận kiên trì cần cùchịu khó có lòng yêu nước, yêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa có phẩm chất đạo đức
Trang 4tốt để cống hiến cho đất nước với tất cả lòng nhiệt tình và trí óc thông minh sángtạo.
Chúng ta thấy các em rất thơ ngây trong trắng ngay thẳng xinh đẹp nhưngthực tế hiện nay chữ viết của các em bị mai một cẩu thả nếu không luyện chocác em thì các em trở thành thói quen khó mà sửa được nên chúng ta phải chocác em thấy được:
Người ngay thẳng sao chữ lại xiêu vẹo?
Người đẹp xinh sao chữ chẳng như người ?
Hãy luyện chữ như luyện hồn, luyện tính
Nét chữ - Nết người tâm hồn đẹp
Là người giáo viên được phân công dạy vùng nông thôn điều kiện nhậnthức của dân trí còn kém điều kiện giúp các em học tập còn hạn chế nên đòi hỏingười giáo viên phải có tính kiên trì nhẫn nại
Muốn đạt được mục tiêu ấy trước hết người giáo viên phải thực sự chú ýrèn cho học sinh một cách toàn diện ngay từ buổi đầu tiên cắp sách đến trường.Trong thực tế mỗi cấp học, lớp học có một chương trình giáo dục riêng nhưng tabiết rằng chiếc chìa khoá để giúp các em khám phá kho tàng tri thức của nhânloại là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Vì vậy người giáo viên phải giáo dục chocác em thấy được sự giàu đẹp cuả Tiếng Việt để từ đó tạo cho các em lòng tựhào về Tiếng Việt, chữ viết của nước mình Đặc biệt ở cấp tiểu học việc rèn đọc,rèn viết cho học sinh một cách thành thạo là một việc khá quan trọng Do ảnhhưởng của môi trường sống, của tập tục địa phương mà ngôn ngữ Tiếng Việt đã
có những biến đổi trong cách phát âm dẫn đến viết không đúng chuẩn mực làmảnh hưởng đến vẻ đẹp của Tiếng Việt
Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các emtính cẩn thận lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài
vở của mình
Trong những năm gần đây cùng với việc đổi mới về nội dung, chươngtrình và phương pháp dạy học các chuyên đề giới thiệu chữ mới được tổ chứcliên tiếp từ cấp cơ sở đến cấp huyện Trường tôi cũng đã tổ chức phong trào
“Vở sạch chữ đẹp” trong nhiều năm nhưng kết quả thu được không như mongmuốn Vẫn còn có em còn viết xấu, chưa đúng mẫu, còn thiếu dấu Nhất là đốivới học sinh từ lớp 1 đến lớp 2
Học sinh từ thời gian tập viết, bước sang thời kỳ tự viết, giai đoạn này hầunhư các em được thả nổi dẫn đến viết ẩu, viết cẩu thả, mất nét hoặc dính nét trở
Trang 5thành thói quen Là giáo viên giảng dạy lớp 2 tôi thiết nghĩ việc viết đúng, viếtđẹp trong giờ chính tả cho học sinh lớp 2 là thực sự cần thiết Đây chính là lý do
tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Tập
viết cho học sinh lớp 2”.
2 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chấtlượng dạy học môn Tập viết để tìm ra phương pháp giúp giáo viên rèn luyện chohọc sinh lớp 2 trường tôi viết đẹp hơn, đặc biệt viết chữ hoa tốt hơn
3 Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp nâng cao chất lượng môn Tập viết lớp 2
4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
Tìm hiểu đối tượng học sinh Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoànthành
Khảo sát chất lượng chữ viết Loại A ,B ,C
Biện pháp rèn chữ Rèn trong suốt năm học
Đánh giá kết quả.Theo từng tháng
5 Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm giúp học sinh học viết đẹp hơn, tôi thường sử dụng các phương phápsau:
Phương pháp nghiên cứu, lí luận:
Đọc các tài liệu cần thiết
Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình liệu bồi dưỡng giáoviên, sách tham khảo
Phương pháp điều tra quan sát
Truyền đạt, phỏng vấn giáo viên
Điều tra học sinh, các loại vở bài tập
Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả:
Kiểm tra chất lượng qua mỗi giai đoạn
Thống kê kết quả ở từng giai đoạn
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Giáo viên rút kinh nghiệm cho mình, tổng kết thành các bài học cơ bản
6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Năm học: 2015 – 2016
Trang 6Rèn học sinh viết bằng cách dạy từ đơn giản đến phức tạp, từ viết ít đếnviết nhiều, từ viết chậm đến viết nhanh, từ viết đúng đến viết đẹp.
Khi chữ xấu trở thành chữ đẹp
Ta thấy mình sang trọng hẳn lên
Khi chữ xấu trở thành chữ đẹp
Ta thấy mình hạnh phúc tự tin
Trang 7CHƯƠNG 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp về vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm:
1.1 Một số căn cứ khoa học của đề tài nghiên cứu:
Giáo dục tiểu học là môi trường đầu tiên hình thành thói quen chữ viết cho học sinh Việc dạy chữ viết đẹp ở bậc tiểu học được quan tâm đúng mức thì
sẽ tạo nên những thế hệ viết chữ đẹp
Rèn viết chữ đẹp trước hết học sinh phải viết đúng Học sinh tiểu học là nền tảng của nền giáo dục phổ thông, đọc thông viết thạo là cơ sở để tiếp thu kiến thức
Phong trào rèn chữ giữ vở cần được gìn giữ và phát huy thể hiện sáng tạo hơn trong cuộc sống
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu
Khả năng viết chữ và thực trạng dạy Tập viết của giáo viên Tiểu học hiệnnay: Về cơ bản, giáo viên Tiểu học chữ viết đạt chuẩn theo mẫu Tuy nhiên tỷ lệgiáo viên viết chữ đẹp chưa cao Có những giáo viên còn viết theo thói quen củamình Việc chuẩn bị cho một giờ dạy Tập viết của giáo viên cũng như việc chođiểm và nhận xét trong vở học sinh cũng chưa được chu đáo mà việc dạy Tậpviết của giáo viên ở các lớp Tiểu học phải được tiến hành theo hai khâu cơ bảnsau:
Soạn giáo án Tập viết:
Thực hiện giáo án trong giờ dạy trên lớp
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Tìm hiểu về đối tượng học sinh đầu năm học 2015 – 2016
Để nắm được thực trạng của việc dạy Tập viết và cụ thể hơn là phầnhướng dẫn áp dụng về phương pháp, luyện viết cho học sinh, tôi tự đánh giá lạiquá trình dạy học của mình kết hợp với việc dự giờ các giáo viên trong khối vàrút ra nhận xét sau:
Ưu điểm:
Trang 8Nhìn chung học sinh ngay từ lớp 1 đã nắm được quy định viết, biết cáchviết chữ ghi âm Tiếng Việt về cơ bản các em đã viết đúng mẫu, các chữ cái ghi
âm, vần tiếng, từ và đảm bảo đúng cỡ chữ qui định
Phần lớn học sinh nắm khá chắc luật chính tả và viết đúng chính tả Khiviết nhiều em thể hiện được tính thẩm mĩ biết cách trình bày một bài viết theoyêu cầu thể loại (văn xuôi, thơ) tốc độ viết cũng đã đạt được và vượt mức yêucầu qui định
Tồn tại:
Một bộ phận không nhỏ là học sinh viết chữ chưa đúng mẫu, không đúng
cỡ, ghi dấu thanh không đúng vị trí, sai lỗi chính tả do cách phát âm
Ví dụ: học sinh thường viết sai mẫu chữ nhất là những chữ dễ lẫn: n/l,tr/ch, s/x, r/d/gi
Dấu thanh không ghi đúng vị trí như: Trường Trưởng
Một vài học sinh chưa nắm chắc luật chính tả nên hay viết sai lỗi chính tảnhư c/k/q, g/gh, ng/ngh
Phần lớn học sinh viết chữ chưa đẹp, các nét chữ, con chữ chưa hài hoàmềm mại, chữ viết ngả nghiêng viết một cách tuỳ tiện
Một số học sinh chưa biết cách trình bày một bài viết vừa đảm bảo tínhkhoa học, vừa thể hiện tính thẩm mĩ chưa biết cách trình bày một bài văn xuôikhác với trình bày một bài thơ Thơ lục bát khác với thơ tự do
Nguyên nhân:
Một số bậc phụ huynh còn cho rằng chữ viết không cần thiết lắm chỉ cốtsao học sinh giỏi là được nên chưa thực sự quan tâm đến chữ viết của con emmình Ở lớp 1, 2 lỗi chính tả của học sinh hầu như do phát âm không đúng họcsinh còn phát âm lầm lẫn giữa các âm s/x, tr/ch dẫn đến viết sai chính tả
Do quên mặt chữ ghi âm, ghi tiếng, ghi từ
Do không nắm được nghĩa của từ
Do nghe hiểu còn hạn chế
Do chưa nắm thật chắc chính tả nên biết khi nào viết r, khi nào viết d, khinào viết gi, khi nào viết c, khi nào viết k, khi nào viết q
Chưa nắm được luật viết hoa và cách viết hoa
Do giáo viên quá tham cho nhiều bài tập mở rộng, nâng cao so với yêu cầucho nên buộc học sinh phải tăng tốc độ viết trong giờ học, giờ làm bài nên chữ
Trang 9viết của học sinh không được nắn nót không đúng qui định kích cỡ khoảng cáchgiữa các chữ không đều, viết sai nét, thiếu dấu, đánh sai vị trí dấu,
Chưa nghiêm khắc với học sinh, khi viết các em ngồi không đúng tư thế,cách để vở dẫn đến chữ viết cẩu thả, tuỳ tiện
Khảo sát chất lượng đầu năm học:
Đầu năm học Tổng số học sinh Xếp loại A Xếp loại B Xếp loại C
3 Phân tích, mô tả các giải pháp:
3.1 Mục đích:
Ở tiểu học các em được học 2 buổi trên ngày Trong những giờ tập viếtbuổi hai các tiết luyện chữ Tôi đã chia ra 5 phần , mỗi phần đều chia ra cácnhóm chữ đặt tên các nhóm các phần vào kế hoạch giảng dậy để ôn luyện đượctốt
3.2 Nội dung và cách tiến hành thực ghniệm khoa học:
Bước vào tiếp xúc với chương trình lớp 2, việc rèn luyện chữ cho các emviết phải thật cẩn thận, đúng và đẹp là điều mà tôi đã suy nghĩ rất nhiều Vì vậy,tôi đã nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp để đưa ra những biện pháp giúp học sinhviết chữ đẹp Sau đây là một số suy nghĩ và việc mà tôi đã làm:
Những điều kiện về cơ sở vật chất:
Ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế của học sinh:
Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khoẻcủa học sinh Hiện nay hầu hết các trường Tiểu học trong nội thành đều đảm bảocác yêu cầu cơ bản, nhất là đối với trường tôi – một trường tiên tiến xuất sắc cấpthành phố nhiều năm Anh sáng theo tiêu chuẩn học đường có bảng chống loá,
có dòng kẻ rõ ràng, bàn ghế đúng kích cỡ tiêu chuẩn đối với học sinh cấp lớp 2
Đồ dùng học tập của học sinh:
Từ loại bút và mực thích hợp đến cách chọn vở, chọn bảng và phấn viếtcũng được tôi lưu tâm đến Hướng dẫn học sinh, phụ huynh tìm mua cho các emnhững quyển vở có đường kẻ tin đều, rõ ràng và khi viết không bị nhoè mực.Được sự ủng hộ từ phía nhà trường, có vở của nhà trường được sản xuất với chấtlượng cao, giấy không bị thấm mực Đối với vở tập viết có nhãn vở, có tờ lót taykhi viết để thấm mồ hôi ở tay ra giấy trong mùa hè, mùa thu
Trang 10Thực tế dạy viết hiện nay cho thấy sử dụng bảng con trong việc rèn chữcho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1 vẫn là tối ưu nhất Có nhiều học sinhđược bố mẹ mua cho bảng làm chất liệu mêca màu trắng, dùng bút dạ viết bảng.Dùng loại bảng và bút này có nhiều hạn chế: bảng trơn, học sinh viết không chủđộng, mực ra đậm nhạt không đều, khi xoá dễ gây bẩn, mất vệ sinh Hơn nữa, dobút to quá cỡ tay cầm bút của học sinh khiến các em khó điều khiển ngòi bút khiviết chữ
Cho nên trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đưa ra những quyển vở,bút chì, bút mực để phụ huynh tham khảo Riêng bảng con thì tôi thống nhấttoàn lớp để tránh tình trạng của em này thì có ô to, bảng của em kia thì có ô nhỏ
sẽ gây khó khăn khi dạy Tập viết
Sử dụng các đồ dùng trực quan khi dạy học Tập viết:
Những đồ dùng dạy Tập viết hiện nay:
Trong luyện viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng khôngnhỏ, nó hỗ trợ và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh Những
đồ dùng này nhằm mục đích là giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữviết, có ý thức viết đúng mẫu và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quá trìnhdạy viết chữ theo hướng “Đổi mới phương pháp dạy học” Đồ dùng trực quan cóthể sử dụng trong quá trình dạy bài mới, luyện tập hoặc củng cố bài học
Mẫu chữ trong khung chữ phóng to theo bảng mẫu chữ hiện hành treotrên lớp Bảng mẫu chữ cần cố định thường xuyên để giáo viên có thể chủ động
sử dụng khi cần thiết không chỉ trong giờ Tập viết mà ngay trong cả những mônhọc khác khi có học sinh viết chưa đúng mẫu chữ
Bộ mẫu chữ in theo quy định cho giáo viên
Đồ dùng tự làm đạt hiệu quả trong việc dạy - học Tập viết:
Để việc dạy Tập viết có hiệu quả, giáo viên có thể nghiên cứu tự làm cácloại đồ dùng trực quan rất hữu ích cho việc dạy học Tập viết như: chữ mẫu phần
từ ứng dụng để học sinh nhìn rõ cách viết, điểm đặt bút từ đâu đến đâu để viếtcho liền mạch và giúp cho thao tác của giáo viên được nhanh hơn
Hay loại đồ dùng tự làm cũng rất tiện lợi cho các loại bảng con có đínhnam châm ở sau để viết trực tiếp lên bảng cho học sinh lên viết để học sinh ngồidưới dễ dàng nhận xét
Trang 11Đồ dùng lật từng trang hiện ra từng nét (dùng để phân tích chữ mẫu):
Mục đích sử dụng của đồ dùng: Giúp học sinh nắm rõ cấu tạo, kích thướccủa con chữ:
Cấu tạo gồm những nét nào?
Kích thước cao, rộng bao nhiêu ô?
Cách sử dụng: Dùng trong phần giảng bài mới: Viết chữ hoa, chữ thường:Giáo viên dùng que chỉ chỉ vào từng nét chữ trên trang nhựa cứng
Giáo viên nói đến nét nào thì lật từng nét ấy minh họa cho học sinh nhìn
rõ
Giáo viên giới thiệu xong nét nào, yêu cầu học sinh nhắc lại tên nét chữ
ấy và giáo viên chốt lại bằng câu hỏi: “Để hoàn thành một con chữ thì các concần viết mấy nét và đó là những nét nào?”
Tác dụng của đồ dùng:
Giúp giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách rõ ràng, dễhiểu, sinh động, hấp dẫn
Giúp học sinh nắm rõ cấu tạo, kích thước của con chữ cần viết
Giáo viên cũng có thể dùng đồ dùng này hướng dẫn học sinh cách viết mộtcon chữ hoàn chỉnh
Ví dụ: Trong bài Tập viết “Chữ hoa A” (lớp 2), giáo viên dùng que chỉ vàđưa ra hệ thống câu hỏi:
(?) Các con nhìn lên bảng và cho cô biết đây là chữ gì? (chữ A hoa)
(?) Chữ A hoa được cấu tạo bởi mấy nét? (gồm 3 nét)
(?) Cho cô biết nét thứ nhất của chữ A hoa là nét gì? (nét 1 gần giống nétmóc ngược (trái) và hơi lượn ở phía trên và nghiêng về phía bên phải)
(?) Nét thứ 2 là nét gì? (giáo viên lật trang thứ ba ra và yêu cầu học sinhnêu: nét 3 là nét lượn ngang)
Trang 12Giáo viên chốt lại bằng câu hỏi: “Chữ A hoa gồm mấy nét chữ ghép lại?”
Đồ dùng viết hoàn chỉnh một chữ cái bằng cách di chuyển nam châm (dùng đểhướng dẫn các nét tạo thành con chữ):
Mục đích sử dụng của đồ dùng: Giúp học sinh điều chỉnh 1 chữ cái đúngyêu cầu từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc
Ví dụ: Hướng dẫn bài Tập viết “Chữ A hoa”
Giáo viên giảng: Từ điểm đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 3, viết nét mócngược (trái) từ dưới lên, nghiêng về bên trái và lượn ở phía trên, dừng bút ởđường kẻ 6 Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngượcphải, dừng bút ở đường kẻ ngang 2, (vừa nói, giáo viên vừa di chuyển viên namchâm ở phía sau tờ bìa)
(?) Đến đây, cô đã viết xong chữ A chưa?
Giáo viên giảng tiếp: Cô lia bút lên khoảng giữa của thân chữ (trên đường
kẻ ngang thứ 3 một chút), viết nét lượn ngang mềm mại chia đôi con chữ