Sử dụng cấu trúc “ Nếu …thì” trong những câu văn “ Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố?. Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người[r]
Trang 1Phần 1 Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
… “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy Để trân trọng Không phải để mặc cảm Để bình thản tiến bước Không phải để tự ti Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn
vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất
cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”…
( Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn năm 2012)
1 Xác định câu chủ đề của đoạn văn?
2 Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu: “Để trân trọng Không phải để mặc cảm Để bình thản tiến bước Không phải để tự ti.” thuộc loại câu nào?
3 Sử dụng cấu trúc “Nếu …thì” trong những câu văn “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ
sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?” có tác dụng gì?
4 Theo em, tại sao“Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày”? Để vươn lên từng ngày em cần làm gì?
Phần 2 Tạo lập văn bản
Câu 1:
Em hãy viết bài văn nghị luận xã hội trả lời
cho câu hỏi: Những người trong mỗi hình vẽ
ĐỀ 321
Trang 2trên đang “gần” hay “xa” nhau?
Câu 2:
Nêu suy nghĩ của em về khát vọng của nhà thơ Thanh Hải trong đoạn thơ sau: " Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Trang 3Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế "
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Phần 1: Đọc – hiểu văn bản
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
a Đoạn thơ trên nói về những nhân vật nào? trong tác phẩm nào?
b Liệt kê những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn
c Những hình ảnh thiên nhiên nào được dùng để ví với vẻ đẹp của con người?
d Trong đoạn thơ, tác giả đã ngầm dự đoán số phận của các nhân vật, những câu thơ nào nói lên điều đó?
và số phận được dự đoán như thế nào?
Phần 2: Làm văn
Chọn 1 trong 2 đề sau:
Câu 1:
Duy Mạnh cắm cờ Tổ quốc trên tuyết tại sân vận động Thường Châu và cúi chào cổ động viên cùng lá cờ (Ảnh: Thể thao & Văn hóa)
Câu 2:
Suy nghĩ của em về vấn đề đặt ra trong câu chuyện sau:
Nơi khu vườn anh nhà văn nọ có một cây si rất rậm rạp, lá xanh quanh năm Từ phòng viết của mình, qua tấm cửa kính, anh có thể nhìn thấy cây si ấy Thói quen của anh là thức dậy sớm
Bức hình bên gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời câu hỏi trên bằng bài văn nghị
luận
Trang 4mỗi ngày để viết, và anh vô cùng ngạc nhiên khi có một dạo nọ, ngày nào cũng có một con chim tới đâm vào cửa phòng anh Nhiều ngày liên tục, sáng nào cũng vậy, anh đã có ý nghĩ: Phải chăng con chim đó bị mù? Hay bị một chứng bệnh nào đó?
Sự lí giải không được thoả mãn, lại nhiều ngày tiếp tục trôi qua Cho tới một hôm, anh quyết định bước ra khỏi cửa phòng mình Trước mắt anh là một cảnh tượng qúa đẹp đẽ: Một cây
si lung linh xanh thẫm in hình trên tấm kính, như thể ở một nơi nào đó thật xa, trong một không gian rộng hơn, sâu hơn Và anh biết con chim nhỏ bé kia đã “chán” cây si quen thuộc mỗi ngày của mình khi nó bất ngờ phất hiện ra một “cây si” khác Nó đã đâm đầu vào đó để mong tìm tới một nơi đẹp đẽ hơn, lung linh hơn…
( Theo Inernet)
Chọn 1 trong 2 đề sau:
Câu 1:
Vẻ đẹp của buổi chớm thu qua những câu thơ sau:
Thu ơi thu ta biết nói thế nào
Sương mỏng thế ai mà bình tĩnh được
Hứa hẹn bao nhiêu bầu trời trên giàn mướp
Lúc hoa vàng thu mới chập chờn thu…
(Trích “Bầu trời trên giàn mướp” – Hữu Thỉnh)
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu
( Sang thu – Hữu Thỉnh)
Câu 2:
Một số tác phẩm giai đoạn đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 đã phản ánh được nỗi khổ đau của những kiếp lầm than Đó là những cuộc đời đau thương và cùng khổ Cuộc đời ấy là xã hội
nửa thực dân nửa phong kiến ở nước ta, giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà “ hạnh phúc chỉ là một cái chăn quá hẹp Người này co thì người kia bị hở.”
Dựa vào những tác phẩm đã học và đọc thêm trong giai đoạn văn học này, em hãy làm rõ nhận xét trên