Bài 1: Một khúc gỗ có thể tích là 0,05m3 được nhúng chìm trong nước. Tính lực đẩy Ácsimét lên khúc gỗ. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000Nm3. Bài 2: Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4dm3 được nhúng chìm hoàn toàn trong nước, biết khối lượng riêng của nước 1000kgm3. Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên quả cầu là bao nhiêu? Bài 3: Thể tích của một thỏi sắt là 0,1m3. Tính lực đẩy Ácsimét tác dụng lên thỏi sắt khi nó nhúng chìm trong nước và nhúng chìm trong dầu. Biết trọng lượng riêng của nước là dnước = 10000 Nm3 và trọng lượng riêng của dầu là ddầu = 8000 Nm3. Bài 4: Một vật làm bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Tính lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật. Cho trọng lượng riêng của nước là d = 10000 Nm3. Bài 5: Một quả cầu được móc vào lực kế theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí lực kế chỉ 7N. Khi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 4N. a) Tính lực đẩy Ácsimét của nước tác dụng lên quả cầu. b) Tính thể tích quả cầu. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000Nm3.